Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 11: Om

13/05/201312:02(Xem: 10318)
Chương 11: Om
Câu Chuyện Của Dòng Sông


Chương 11: Om

Phùng Khánh & Phùng Thăng
Nguồn: Nguyên tác: Hermann Hesse Việt dịch: Phùng Khánh & Phùng Thăng


Vết thương làm đau nhói tâm can chàng khá lâu, Tất Đạt đón nhiều hành khách sang sông, có con cái đi theo, và chàng không thể nhìn ai mà không sinh lòng ganh tị với họ, không nghĩ rằng: biết bao nhiêu người có được cái hạnh phúc lớn lao đó - tại sao ta lại không? Cả đến những người ác tâm, trộm cướp, cũng có con cái, thương yêu chúng và được chúng thương yêu, chỉ trừ ta. Chàng lý luận một cách vô lý và trẻ con như thế, giống như những người thường tình như thế.

Bây giờ chàng nhìn đời một cách khác trước: không quá khôn ngoan, không quá kiêu hãnh và vì thế tò mò, thân mật hơn. Khi chàng đưa qua sông những nhân vật thường ngày, thương gia, lính tráng và các bà, họ không còn có vẻ xa lạ đối với chàng như trước. Chàng hiểu họ, và tuy chàng không cùng chia xẻ những ý nghĩ và quan niệm của họ, chàng cũng cảm thấy như họ những ước muốn và rạo rực của sự sống. Mặc dù chàng đã đạt đến một mức độ cao về tự giác, và chịu đựng nỗi ung nhọt cuối cùng của mình, bây giờ chàng nhận thấy những người thường tình ấy đều là huynh đệ của chàng. Những điều phù phiếm, những ước muốn của họ, những sự tầm thường nơi họ không còn phi lý đối với chàng, chúng đã trở nên dễ hiểu, đáng thương và còn đáng phục là khác. Có tình yêu mù quáng của người mẹ đối với con, lòng kiêu hãnh điên rồ mù quáng của người cha đối với đứa con một, những nỗ lực mù quáng của một người đàn bà trẻ trong sự ăn diện để được ngợi ca nhan sắc, tất cả những dục vọng và thèm muốn đơn sơ, điên rồ nhưng mãnh liệt, say mê, đầy sức sống ấy không còn vụn vặt, nhỏ nhen đối với chàng nữa. Vì chúng, Tất Đạt thấy người ta sống và làm việc lớn, du ngoạn, chiến tranh, đau khổ và chịu đựng một cách bao la, và chính vì thế chàng yêu họ. Chàng thấy cuộc đời, sức sống, Đại ngã bất khả huỷ diệt ở trong mọi dục vọng và yêu cầu đó. Những người đó xứng đáng được yêu thương kính phục trong sự trung thành mù quáng của họ, trong sức mạnh và lòng kiên tâm mù quáng. Trừ một điều nhỏ ra, một điều rất nhỏ, thì họ không thiếu cái gì mà bậc hiền triết hay tư tưởng gia có, và điều ấy là sự ý thức về sự Nhất thể của mọi cuộc đời. Nhiều lúc Tất Đạt đâm ra nghi ngờ cả kiến thức đó, ý tưởng đó, chẳng hiểu nó có quan trọng đến thế hay không, hay có lẽ nó lại cũng chỉ là điều tự phụ trẻ con của những nhà tư tưởng, mà có lẽ chỉ là những đứa trẻ suy tư. Những người trần tục ngang với những người tư tưởng trong mọi phương diện và thường lại còn hơn họ, hệt như những loài vật trong lúc cần thiết, có thể vượt hơn loài người nhờ những động tác của chúng kiên trì không xoay hướng.

Trong tâm hồn Tất Đạt dần dần mọc lên và chín mùi sự hiểu biết về khôn ngoan thực sự ra sao, và mục đích sự tìm tòi dài lâu của chàng. Đó không phải là cái gì khác hơn một sự chuẩn bị của linh hồn, một khả năng, một bí thuật suy tư cảm nhận và hô hấp những ý nghĩ về nhất tính trong mọi lúc của cuộc sống. Ý nghĩ này từ từ trưởng thành trong tâm chàng, và nó được phản chiếu trên nét mặt hồn nhiên già cỗi của Vệ Sử, ý tưởng về sự hoà điệu, tính cách hoàn bị của thế giới ở mọi lúc, và sự Nhất thể của vạn vật.

Nhưng vết thương vẫn đau nhói. Tất Đạt nhớ đến đứa con trai, đầy cuồng vọng và chua chát, nuôi dưỡng lòng yêu thương và cảm giác âu yếm đối với nó, để mặc cho niềm đau ray rứt, chàng quằn quại trong tất cả cuồng nhiệt của tình yêu. Ngọn lửa trong lòng chàng vẫn chưa chịu tắt.

Một ngày, khi vết thương đang đau nhói nơi chàng, Tất Đạt chèo đò qua sông, tâm can tê tái vì nỗi nhớ. Chàng lên bờ với mục đích xuống phố tìm con. Sông vẫn chảy nhẹ nhàng, thoải mái. Đấy là mùa khô ráo nhưng tiếng nước reo lên một cách kỳ dị. Con sông đang cười lớn, rõ ràng đang cười lớn! Con sông đang reo vui trong trẻo để cười người lái đò lẩm cẩm. Tất Đạt đứng lặng; chàng nghiêng mình trên làn nước để nghe rõ hơn. Chàng thấy mặt mình phản chiếu trong làn nước lặng lờ trôi, và có cái gì trong hình ảnh nhắc chàng nhớ đến một cái gì đã quên và khi chàng soi mình, chàng nhớ lại. Nét mặt chàng giống hệt nét mặt người khác, người mà chàng đã từng biết, yêu thương và sợ hãi nữa. Nét mặt giống hệt cha chàng, người Bà La Môn. Chàng nhớ khi chàng còn là một thanh niên, nào một lần chàng đã khiến cha buộc lòng phải để cho chàng đi theo những người khổ hạnh, nào chàng đã bỏ đi và không bao giờ quay trở lại. Cha chàng há đã không chịu đựng cùng một nỗi đau đớn mà giờ đây chàng đang gánh chịu vì đứa con chàng hay sao?
Cha chàng há lại không chết từ lâu trong cô quạnh mà không thấy lại con mình? Chàng há không chờ đợi số phận tương tự hay sao? Đó phải chăng là một hài kịch, một điều quái gở, ngu si - sự tái diễn ấy, sự tiến hành của mọi việc trong một vòng tròn định mệnh?

Con sông cười lớn. Phải, như thế đấy. Mọi sự nếu không được chịu đựng cho đến cùng để cuối cùng kết thúc, sẽ trở lại, và những buồn khổ tương tự lại phải tiếp diễn. Tất Đạt xuống thuyền và chèo lui về chòi, nghĩ đến cha chàng, trong khi dòng sông vẫn cười chàng, và chàng thì tranh chấp với chính mình, đứng trên bờ tuyệt vọng mà không khỏi muốn cười lớn để chế nhạo mình và cả loài người. Vết thương vẫn đau nhói; chàng vẫn kháng cự lại định mệnh, vẫn chưa đạt đến bình an và chiến thắng khổ đau. Tuy thế chàng đầy hy vọng và khi trở về chòi, lòng chàng tràn ngập một ước muốn thú thật với Vệ Sử, tiết lộ mọi sự, kể hết mọi sự cho con người biết nghệ thuật nghe ấy.

Vệ Sử ngồi trong chòi đan giỏ. Ông không làm việc trên thuyền nữa, mắt ông yếu dần cũng như cánh tay và bàn tay, nhưng vẻ hồn nhiên trong sáng vẫn không đổi, vẫn chói ngời trên mặt ông ta.

Tất Đạt ngồi xuống cạnh ông già và bắt đầu kể dần dần. Chàng kể cho ông nghe hết những gì trước kia chàng chưa hề nói đến, nào chàng đã đi xuống phố, nào vết thương lòng đau nhức, nào nỗi thèm khát của chàng khi thấy những người cha hạnh phúc, nào chàng vẫn ý thức về sự điên rồ của những cảm giác như thế, của sự tranh chấp vô vọng với chính mình. Chàng nói mọi sự, chàng có thể kể hết mọi sự cho Vệ Sử, cả đến những điều đau xót nhất, chàng có thể thổ lộ tất cả. Chàng trình bày vết thương, kể cho Vệ Sử nghe về sự lẻn đi của chàng hồi đó, khi chàng chèo qua sông với mục đích lang thang trong thành phố thế nào, và thế nào con sông đã cười nhạo chàng. Khi chàng tiếp tục kể và Vệ Sử lắng nghe với một nét mặt trầm tĩnh. Tất Đạt nhận rõ hơn bao giờ hết, vẻ chú ý của Vệ Sử. Chàng cảm thấy nỗi lo âu hoảng hốt và những hy vọng thầm kín của chàng tuôn tràn qua Vệ Sử và trở về. Bày tỏ vết thương của chàng cho người nghe này chẳng khác nào tắm vết thương ấy trong dòng sông, đến khi nó trở nên mát rượi và nhập với dòng sông làm một. Khi chàng tiếp tục kể, Tất Đạt càng lúc càng cảm nhận thêm rằng đấy không còn là Vệ Sử, không còn là một người đang lắng nghe chàng nói. Chàng cảm thấy người nghe bất động này đang uống lấy những lời tự thú của chàng như một thân cây ngấm nước mưa, chàng cảm thấy con người bất động kia chính là dòng sông, là Thượng đế, là chính sự Vĩnh cữu. Khi Tất Đạt thôi nghĩ đến chính mình và vết thương, sự nhận biết về đổi thay trong Vệ Sử xâm chiếm lấy chàng, và càng nhận rõ điều này, chàng thấy nó càng ít xa lạ, càng nhận chân được rằng mọi sự đều an bài một cách tất nhiên. Vệ Sử đã từ lâu vẫn như vậy, chỉ có chàng không nhận ra đấy thôi; và kỳ thực chính chàng cũng không khác gì ông ta cả. Chàng cảm thấy chàng đang nhìn Vệ Sử như người ta nhìn Thượng đế và điều này không bền lâu. Trong thâm tâm, chàng bắt đầu từ giã Vệ Sử, trong lúc đó chàng vẫn tiếp tục nói. Khi chàng chấm dứt, Vệ Sử hướng cái nhìn yếu ớt của ông ta về phía chàng. Ông không nói, nhưng gương mặt ông lặng lẽ chiếu ra tình thương và bình an, hiểu biết và trí tuệ. Ông cầm tay Tất Đạt, dẫn chàng đến chỗ ngồi bên bờ sông, ngồi xuống cạnh chàng và mỉm cười nhìn dòng sông.

- Bạn đã nghe nó cười, ông nói. Nhưng bạn đã không nghe cho hết mọi sự. Bây giờ ta hãy lắng nghe, bạn sẽ nghe thêm nữa.

Và họ lắng nghe. Tiếng hát nhiều giọng của con sông nhẹ nhàng âm hưởng. Tất Đạt nhìn vào dòng sông và thấy nhiều hình bóng trong dòng nước trôi. Chàng thấy cha chàng, cô đơn, đang khóc lóc vì chàng; chàng thấy chính chàng, cô độc, và cũng quằn quại nhớ nhung đứa con chàng đã bỏ đi; chàng thấy con chàng cũng đơn độc, đứa con trai tiến lên dọc con đường bốc cháy vì những dục vọng của đời, mỗi người đều chú tâm vào mục đích của mình, bị ám ảnh bởi mục đích ấy, và khổ đau. Tiếng con sông thật buồn thảm. Nó hát lên với vẻ khát vọng buồn rầu, chảy về phía mục đích của nó.

- Bạn có nghe không? Cái nhìn câm lặng của Vệ Sử chợt hỏi. Tất Đạt khẽ gật.

- Lắng nghe nữa đi! – Vệ Sử thì thầm.

Tất Đạt cố gắng nghe thêm. Hình ảnh cha chàng, hình ảnh chính chàng, và hình ảnh con chàng chạy loạn xạ vào nhau. Hình ảnh Kiều Lan cũng xuất hiện và trôi đi, và hình ảnh Thiện Hữu cùng bao người khác cũng hiện lên rồi đi qua. Họ đều trở thành một phần của con sông kia. Đấy là mục đích của tất cả những người kia khao khát, thèm thuồng, đau khổ; và tiếng con sông cũng đầy cả khát vọng, đầy buồn đau ray rứt, đầy những ước muốn không được thoả lòng. Con sông tiếp tục chảy về mục đích của nó. Tất Đạt thấy con sông hấp tấp vội vàng, con sông bao gồm cả chính chàng và những người quyến thuộc cùng bao kẻ đã đi qua trong đời chàng. Tất cả những làn sóng và nước đều vội vã, khổ đau, đi về mục đích, chảy về nguồn thác, về biển, về đồng, về đại dương, và khi mỗi mục đích đạt rồi nó lại được tiếp theo mục đích khác. Nước trở thành hơi và bốc lên, trở thành mưa rồi lại rơi xuống, thành suối, nguồn, sông, lạch, và lại đổi thay, lại tuôn chảy. Nhưng tiếng của cuồng vọng đã đổi thay. Nó vẫn còn âm hưởng buồn sầu, tìm kiếm, nhưng có nhiều tiếng khác hoà theo nó, tiếng của hoan lạc, bi ai, tiếng dữ và lành, tiếng cười và tiếng khóc, hàng trăm tiếng, hàng nghìn tiếng.

Tất Đạt lắng nghe. Bây giờ chàng thật chú ý lắng nghe, hoàn toàn đăm chiêu, tâm hồn vắng lặng trống trải hoàn toàn, thu vào hết mọi sự. Chàng đã cảm thấy chàng hoàn toàn học được nghệ thuật lắng nghe. Chàng đã thường nghe tất cả những điều này trước kia, bao nhiêu âm thanh xô bồ này của con sông, nhưng hôm nay chàng nghe chúng khác lạ. Chàng không còn có thể phân biệt những thứ tiếng khác nhau nữa - tiếng vui mừng với tiếng khóc than, tiếng trẻ con với tiếng người lớn. Tất cả những thứ tiếng ấy đều thuộc vào nhau: tiếng kêu than của người khát vọng, tiếng cười của người khôn ngoan, tiếng kêu bất bình và tiếng rên la của người sắp chết. Chúng đều quyện lấy nhau, những tiếng ấy, tất cả những mục đích, tất cả những khát vọng thảm sầu, khoái lạc, lành và dữ, tất cả những thứ ấy kết thành thế nhân vũ trụ. Tất cả chúng đều là dòng biến chuyển, là khúc sinh ca. Khi Tất Đạt chú ý lắng nghe dòng sông, lắng nghe cung đàn muôn điệu ấy, khi chàng không nghe riêng rẽ nỗi buồn thảm hay tiếng cười, khi chàng không ràng buộc hồn mình với tiếng nào riêng biệt và để nó thâm nhập vào Tiểu ngã của chàng, mà trái lại, nghe tất cả những tiếng ấy, cái toàn diện, cái Nhất thể, thì lúc ấy cung đàn vĩ đại có muôn ngàn âm thanh kia chỉ bao hàm có một tiếng “Om” - tức là Toàn Thiện.

- Bạn có nghe không? Vệ Sử một lần nữa đưa mắt hỏi chàng.

Nụ cười của Vệ Sử sáng ngời, phảng phất trên khắp những làn nhăn của khuôn mặt già nua, những tiếng “Om” bàng bạc trên khắp những tiếng hát của dòng sông. Nụ cười của ông ta sáng lên khi nhìn bạn, và bây giờ nụ cười tương tự cũng xuất hiện trên gương mặt Tất Đạt. Vết thương đang lành, niềm đau đang tan biến; Tiểu ngã chàng đã hoà vào Nhất thể.

Từ phút ấy Tất Đạt thôi còn chiến đấu với định mệnh. Mặt chàng sáng ngời vẻ của hiểu biết, của một người không còn va chạm với tranh chấp của những dục vọng; của người đã đi tìm thấy giải thoát, của người đã hoà đồng với dòng biến chuyển, với dòng Sống, đầy thông cảm và yêu thương, thể nhập vào dòng Sống ấy, thuộc vào cái Nhất thể của mọi sự vật.

Khi Vệ Sử đứng dậy từ chỗ ngồi trên bờ sông, khi ông nhìn vào mặt Tất Đạt và trông thấy vẻ bình an của sự liễu ngộ chiếu ngời trong mắt bạn, ông nhẹ đặt tay lên vai chàng đầy vẻ yêu thương nâng đỡ:

- Tôi đã chờ đợi giây phút này đây, bạn. Bây giờ nó đã đến, hãy để tôi đi. Tôi là Vệ Sử người chèo đò, trong một thời gian khá lâu. Giờ đây thế là xong. Tôi muốn từ biệt mái chòi, từ biệt dòng sông. Và Tất Đạt, xin từ biệt.

Tất Đạt cúi thấp mình trước người ra đi.

- Tôi hiểu – chàng đáp khẽ - bây giờ người đi vào rừng đó chăng?

- Phải, tôi sẽ vào rừng. Tôi sẽ đi vào thể Như nhất của mọi sự vật – Vệ Sử nói, mắt sáng như hào quang.

Và ông lão ra đi. Tất Đạt ngắm nhìn bạn. Lòng hân hoan, kính cẩn, chàng nhìn ông ta, thấy từ những bước đi toả ra đầy vẻ thanh tịnh bình an, gương mặt chói ngời, hình hài đầy ánh sáng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2015(Xem: 4709)
Một trong tôn giáo cổ xưa Có thầy tu nọ rất ưa tế thần Tuy ông nổi tiếng xa gần Nhưng mà mê muội tâm thần nhiều thay. Một hôm ông chọn dê này Cho rằng thích hợp, giết ngay tế thần Nghĩ suy lầm lạc vô ngần:
25/01/2015(Xem: 6647)
Tác phẩm Một Đóa Sen, được diễn nói về vận hành tầm sư học đạo của Sư bà Thích Nữ Diệu Từ, thật là gian truân trăm bề, được thấy từ khi mới vào “Thiền Môn Ni Tự” ở các cấp Khu Ô Sa Di, Hình Đồng Sa Di, ứng Pháp Sa Di và Tỳ Kheo Ni ở tuổi thanh niên mười (10) hạ lạp rồi, mà vẫn còn gian nan trên bước đường hành hoạt đạo Pháp. Nhưng Sư bà vẫn định tâm, nhẫn nhục , tinh tấn Ba la mật mà tiến bước lên ngôi vị Tăng Tài PGVN ở hai lãnh vực văn hóa quốc gia và Phật Giáo Việt Nam một cách khoa bảng. Nếu không nói rằng; tác phẩm “Một Đóa Sen và Pháp thân” của Sư bà Diệu Từ, là cái gương soi cho giới Ni PGVN VN hiện tại và hậu lai noi theo…
24/01/2015(Xem: 4869)
Mỗi sáng sớm khi sương còn mù mịt trên sông, chiếc thuyền con của lão già đã là đà rẽ nước, hướng về bờ – lúc thì bờ đông, lúc thì bờ tây, nơi những ngôi nhà tranh và những chiếc ghe nhỏ tụ tập. Mái chèo khua nhè nhẹ như thể sợ động giấc ngủ của thế nhân. Chẳng ai biết chắc lão có gia đình, nhà cửa ở đâu hay không. Nhưng người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó. Trên thuyền không còn ai khác. Ban đêm, thuyền của lão neo ở đâu không ai biết, nhưng sáng sớm thì thấy lù lù xuất hiện trên sông hoặc nơi bờ cát. Lão già đến và đi, một mình. Mỗi ngày xách cái túi nhỏ rời thuyền, thường là đi hái thuốc trên núi, ven rừng, bờ suối, có khi vào làng chữa bệnh cho bá tánh rồi ghé chợ mua vài thứ lĩnh kĩnh.
21/01/2015(Xem: 10113)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
16/01/2015(Xem: 3632)
Sau 30-4-75, tất cả giáo chức chúng tôi đều phải đi học tập chính trị trong suốt 3 tháng hè mà họ gọi nôm na là "bồi dưỡng nghiệp vụ". Một buổi chiều sau mấy ngày "bồi dưỡng", tôi đạp xe lang thang qua vùng Trương minh Giảng, tình cờ gặp Báu - một người học trò năm xưa, rất xưa, đang ngơ ngẩn đứng trước cửa nhà. Dừng xe đạp, tôi chào: - Báu hả? Phải em là Trương thị Báu không? Có nhớ ra cô không? Báu giương mắt nhìn tôi, nhìn đi nhìn lại rồi nghiêng đầu lại nhìn...Em không nhớ nổi... Tôi đã thoáng thấy được một tâm thần bất thường qua thần sắc cũng như qua đôi mắt trống rỗng vô hồn!
16/01/2015(Xem: 4829)
Năm 1954 ông Thiện khăn gói đùm đề đưa mẹ, vợ và hai đứa con gái xuống con tàu há mồm vào Nam.Trên bờ, Thụ, người em trai của ông còn đưa tay vẫy vẫy. Đêm hôm qua, ông và người em trai bàn rất nhiều về chuyến ra đi này.Người em nói: - Đất nước đã hòa bình, độc lập, anh nên ở lại, dù gì cũng là nơi chôn nhau cắt rốn.Vào Nam xứ lạ quê người, chân ướt chân ráo trăm bề khổ sở... Ông Thiện đã trả lời em:
15/01/2015(Xem: 5057)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui. Hôm nay là sinh nhật của thằng Alexander con một của anh chị.
14/01/2015(Xem: 7559)
Tiếng Hồng chung Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang nói riêng và các chùa trong thành phố Nha trang nói chung, sớm khuya ai cũng có thể nghe được, nhưng nghe để “Trí tuệ lớn” và “Bồ-đề sinh” thì tùy theo “phiền não” của đối tượng nghe có vơi nhẹ hay không? Riêng với nhà văn Võ Hồng, qua tác phẩm “Tiếng chuông triêu mộ” cho thấy Trí tuệ và Bồ đề của ông sanh trưởng tốt. Nhưng nhân duyên như thế cũng chưa đủ, ông là giáo sư của PHV, của trường Bồ Đề, là thiện tri thức của các bậc cao Tăng ở đồi Đông và đồi Tây non Trại Thủy. Có thế mới có truyện ngắn “Cây khế lưng đồi”, có tùy bút “Con đường thanh tịnh”. Thưa thầy Võ Hồng, chừng ấy đủ rồi, đủ cho PHV đi vào lịch sử văn học, đủ cho 100 năm sau, 1000 năm sau hay nhiều hơn thế nữa, nhìn thấy PHV uy nghi như một Linh Thứu thời Phật và cũng cho thấy các bậc cao Tăng Miền Trung nói riêng xứng đáng là những Sứ giả Như Lai đầy trách nhiệm đối với sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam.
09/01/2015(Xem: 4237)
Tháng 10 năm 1962, TT Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái… nhờ Tôi đi công tác Vũng Tàu, Tôi đi chuyến xe đò lúc 8g30 sáng, xe chạy vừa khỏi hãng xi-man Hà Tiên, thì có 3 người đón xe. Anh tài xế nói với tôi : “Thầy vui lòng xuống hàng ghế phía dưới để cho “mấy cha”ngồi, vui nghen Thầy”! Tôi lách mình qua khoản trống thì có 2 vị đưa tay đón và đở nhường chỗ ngồi còn nói lớn: “Ngộ ha, cha quí hơn Thầy “! Tôi sợ gây chuyện không vui, nên đưa tay và lắc đầu xin yên lặng. Vì đương thời bấy giờ bóng dáng của các áo đen có nhiều sát khí thế lực! Nhưng, Mộc dục tịnh, nhi phong bất đình 木欲淨而風不亭.Xe chạy êm ả, gió lùa mát rượi.
26/12/2014(Xem: 13473)
Phât tử Chơn Huy ở Hoa Kỳ về có đem theo tập tự truyện dày của Tỳ Kheo Yogavacara Rahula. Cô nói truyện rất hay, khuyên tôi đọc và nhờ tôi dịch ra Việt ngữ để phổ biến trong giới Phật tử Việt Nam. Câu chuyện rất lý thú, nói về đời của một chàng trai Mỹ đi từ chỗ lang bạt giang hồ đến thiền môn. Truyện tựa đề "ONE NIGHT'S SHELTER (From Home to Homelessness)--The Autobiography of an American Buddhist Monk". Tôi đọc đi rồi muốn đọc lại để thấu đáo chi tiết trung thực của một đoạn đời, đời Thầy Yogavacara Rahula. Nhưng thay vì đọc lại, tôi quyết định dịch vì biết rằng dịch thuật là phương pháp hay nhứt để hiểu tác giả một cách trọn vẹn. Vả lại, nếu dịch được ra tiếng Việt, nhiều Phật tử Việt Nam sẽ có cơ duyên chia sẻ kinh nghiệm quý báu của Thầy Rahula hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]