Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 8, 9, 10

02/05/201319:20(Xem: 9557)
Phần 8, 9, 10
Bàn Về Tư Tưởng Phật Học Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung


Phần 8, 9, 10

Thích Chơn Thiện
Nguồn: Thích Chơn Thiện


Phần 8

Hồi 7: Tuyết Sơn kiếm pháp

A. Tóm tắt hồi 7

- Bạch Vạn Kiếm yêu cầu Thạch Phá Thiên ra khỏi sảnh đường Mãnh Hổ để đấu kiếm nhằm thanh lý môn hộ. Nhóm Trường Lạc, Đinh Bất Tam và Đinh Đang đều giục Cẩu Tạc Chủng nhận lời, bởi tin rằng với nội lực quá hùng hậu của chàng thì chỉ trong vài chiêu đã có thể đánh gục Bạch Vạn Kiếm.

- Ngoài sảnh đường, với bản tánh hồn hậu, Cẩu Tạp Chủng cầm thanh kiếm do Trần hương chủ trao mà tần ngần chưa biết xử lý ra sao (chàng chưa hề học kiếm pháp) thì Bạch Vạn Kiếm đã lẹ tay xuất kiếm áp đảo, điểm huyệt chàng và uy hiếp bang Trường Lạc. Bạch Vạn Kiếm kẹp Cẩu Tạp Chủng phi hành về phía thành Lăng Tiêu. Uông Vạn Dựt và tám tay cao thủ Tuyết Sơn đều bị Bối Hải Thạch khống chế, điểm huyệt, bắt giữ. Do huyệt đạo bị phong tỏa nhẹ, Uông Vạn Dựt tự giải huyệt và phi hành theo Bạch Vạn Kiếm để hỗ trợ.

- Một nhóm, gần 20 kiếm sĩ, của Tuyết Sơn đang đóng quân ở một thảo am giọc đường chờ Bạch Vạn Kiếm trở về.

Nhóm nầy đã luyện kiếm qua đêm để gia tăng khả năng đối phó khi hữu sự. Cẩu Tạp Chủng, rất thông tuệ, chỉ quan sát mà đã làu 72 kiếm chiêu của Tuyết Sơn, dù trước đó chưa từng tập luyện.

- Bấy giờ Thạch Thanh-Mẫn Nhu xuất hiện dòi lại hai thanh bão kiếm mà nhóm Tuyết Sơn đã đánh mất. Cuộc đọ kiếm bắt đầu. Bạch Vạn Kiếm không địch lại song kiếm của Thạch Thanh-Mẫn Nhu. Cẩu Tạp Chủng tự giải khai huyệt đạo và đòi đứng về phía Bạch Vạn Kiếm để hai đấu hai cho cân. Cuộc đấu giữa Thạch Thanh và Bạch Vạn Kiếm thì cân tài, càng đấu càng nể vì nhau. Mẫn Nhu và Cẩu Tạp Chủng thì so kiếm như là cảnh mẹ dạy kiếm cho con đầy tình cảm chan chứa.

- Lúc ngọn đèn cầy chợt tắt (cạn), Cẩu Tạp Chủng vô ý sấn người tới lúc bà Mẫn Nhu chưa kịp rút nhanh kiến về, nên bị thương nhẹ ở ngực. Bấy giờ, Đinh Bất Tam và Đinh Đang đang phục ở gầm bàn chờ cứu Cẩu Tạp Chủng.

Đèn tắt là thời điểm thuận lợi để Đinh Bất Tam hành sự.
Cẩu Tạp Chủng bắt đầu một bước " nổi trôi " mới.

B. Ý kiến

1. Điều nghich lý:

- Từ thái độ sàm sỡ của thiếu niên Thạch Trung Ngọc dẫn đến việc cô A-Tú (13 tuổi) tự vẫn để bảo toàn danh tiết người con gái; thân mẫu A-Tú trở nên cuồng trí; Bạch Phu nhân giận lẫy chồng bỏ nhà ra đi bbiệt tích;
Bạch Tự Tại tức bực lấy đứt một cánh tay của người đệ tử giỏi nhất của mình (thầy dạy kiếm cho Thạch Trung Ngọc); Bạch Vạn Kiếm dẫn nhiều kiếm sĩ Tuyết Sơn đi đốt phá Thạch gia trang (nhà của bố mẹ Thạch Trung Ngọc) và lùng kiếm Thạch Trung Ngọc để thanh lý môn hộ đã hy sinh mất thêm nhiều cao thủ huynh đệ...
Hầu như con người phải chết và phải khổ vì một giá trị ước lệ rất mơ hồ của văn hoá Tuyết Sơn. Thật là điều nghịch lý!

- Cẩu Tạp chủng, một thiếu niên thuần lương, nhân ái và thông sáng, vô cớ trở thành nạn nhân của các thái độ hành xử nghịch lý trên.

Hầu như niềm tin của tác giả để hoá giải điều nghịch lý ấy còn dấu kín ở mười tám tượng La hán phục ma?

2. Tám cơn gió lay động tâm thức:

- Các cao thủ võ lâm trên giang hồ thường giáp mặt với tám cuồng phong ở đời là: phải, trái; được, mất; khen chê, khổ, lạc. Tám ngọn cuồng phong ấy đã dấy lên ở kiếm phái Tuyết Sơn, Ttrường Lạc Bang và nhiều vùng liên hệ như ở thị trấn Hầu Giám Tập, tạo nên các rối ren dây chuyền. Chỉ duy có một thiếu hiệp thành tựu " La hán phục ma thần công " là có tâm hồn phẳng lặng để lại một ấn tượng sâu sắc nhất.

Thuật ngữ nhà Phật gọi tám cơn cuồng phong ấy là " Bát phong " và " Bát phong xuy động ", hẳn là có mối liên hệ cảm xúc của tác giả lúc xây dựng các hồi truyện Hiệp Khách Hành!

3. Nghìn năm tay trắng hay Bài học về gốc gác của Cẩu Tạp Chủng:

- Cẩu Tạp Chủng vốn là bé Thạch Trung Kiên, con đẻ của Thạch Thanh và Mẫn Nhu; bị người hận tình Mai Phương Cô trên núi Hùng Nhĩ bắt đi từ năm một tuổi, và tráo vào xác chết bầy nhầy của một em bé khác. Điều nầy khiến Thạch Anh và Mẫn Nhu đinh ninh rằng Thạch Trung Kiên đã chết.

- Cẩu Tạp Chủng có thân tướng hao hao giống Thạch Trung Ngọc. Trong thời gian Thạch Trung Ngọc bị Bối Hải Thạch bắt và dựng lên làm bang chủ Trường Lạc Bang để đi dự hội yến Lạp Bát ở Hiệp Khách đảo, rồi trốn biệt tích ở một lầu xanh, Cẩu Tạp Chủng đã bị nhiều phái nhận lầm là Thạch Trung Ngọc (hay Thạch Phá Thiên, bang chủ Trường Lạc). Các cuộc tranh cải và tranh giành Cẩu Tạp Chủng xẩy ra với các nhân chứng, vật chứng, luận chứng có vẻ hợp lý đến độ Cẩu Tạp Chủng cũng mơ hồ về gốc gác của chính mình, nghĩ rằng " má má " của mình là Mai Phương Cô ở Hùng Nhĩ.

Với một con người cụ thể như thế mà qua vài sự " tráo trở, lằng nhằng " giang hồ đã khó xác định gốc gác, huống nữa là cuộc đi tìm " hạt nguyên sơ " giữa một vũ trụ mênh mang qua một hệ thống máy móc và tư duy phức tạp? (!) Cuộc đi tìm ấy sẽ mãi là nghìn năm tay trắng!

Thế giới vốn là một trường tương quan của nhân duyên. Đây là bài học kinh nghiệm của tập truyện, và của Phật giáo.

Phần 9

Hồi 8: Thằng Ngốc

A. Tóm tắt Hồi 8

- Đinh Bất Tam cứu Cẩu Tạp Chủng khỏi tay Bạch Vạn Kiếm, nhưng lòng đầy thất vọng về võ công và cách xử sự quá hiền lành, chân chất của chàng, mà ông gọi là quá ngốc nghếch, định sẽ giết chàng nếu trong vòng 10 ngày mà không đánh bại được Bạch Vạn Kiếm.

- Đinh đinh Đang đang cầu xin ông tha mạng cho chàng không được, bèn dạy cho chàng 18 đường cẩm nã thủ gia truyền của dòng họ Đinh để phòng thân, và hi vọng là Đinh Bất Tam đổi ý.

- Đến ngày thứ 10, Đinh Đang bày mưu thuê một đám dân dã lên thuyền đòi yểm trừ ma quỷ Đinh Bất Tam. Giận quá ông ra cước giết liền một hơi ba người, rồi chợt biết mình mắc vào quỷ kế của đứa cháu gái. Ông bèn chờ đến thời điểm cuối ngày sẽ móc mắt, bẻ tay Cẩu Tạp Chủng, thay vì giết chàng.

- Đinh Đang thoáng thấy xa xa một chiếc thuyền nhỏ ngược chiều đi lại, bèn làm ra vẻ thất vọng đòi tự mình giết Cẩu Tạp Chủng cho xong chuyện, hơn là có một người chồng tàn tật; nàng điểm huyệt chàng, quấn chăng quanh mình chàng và trói gô lại; khi chiếc thuyền nhỏ đến gần, nàng múa dao đâm chàng-thật ra là giả bộ che mắt Đinh Bất Tam -, vừa lẹ tay ném chàng sang thuyền nọ để giúp chàng thoát nạn.

- Đinh Bất Tam hậm hực, giận dữ đứa cháu gái, thất vọng nhìn chiếc thuyền đi!

Thế là, Cẩu Tạp Chủng lại đi vào một rắc rối khác của cuộc sống!

B. Ý Kiến

1. Cái ngốc của Cẩu Tạp Chủng:

- Đinh Bất Tam gọi Cẩu Tạp Chủng là thằng ngốc do các hành xử dưới đây của chàng:
- Không giỏi võ công...
- Không đủ tàn nhẫn để thắng người...
- Không giỏi đao kiếm đủ để ông ta tự hào...
- Không biết " trăng hoa " với Đinh Đang...
- Có lương tâm tốt, chân chất là kẻ ngu dại!
- Suy nghĩ huyễn hoặc, không thiết thực như khi chàng nói:
-" Tốt hơn hết là Đinh Đang dạy ta thứ công phu không thể đả thương hoặc đánh chết người ta, đồng thời đừng để đối phương đánh mình chết hay bị thương, mọi người đều hoan hỷ kết bạn với nhau, đừng oán thù gì nữa " (tập 2, tr.127)
- Đinh Đang chán ngán chàng vì bởi:
- Không láu lỉnh, trêu ghẹo con gái...
- Không biết tỏ tình với nàng...
-Không biết sống vị kỷ cho mình...
- Không biết dối gạt, quyền biến...

2. Tâm lý Đinh Bất Tam và Đinh Đang

- Đinh Bất Tam sống chẳng lao động, nghề ngỗng gì, hẳn là tiền của chi tiêu lấy của thiên hạ?
Tánh hiếu thắng, kiêu mạn, ngông cuồng, những điều gọi là danh dự, thủ tín, tiếng tăm của nhà họ Đinh đều là những tư duy nửa vời, điên đảo.

Giá trị tốt nhất cần bảo giữ là tình người, lòng nhân ái, tôn trọng sự sống, thì Đinh Bất Tam lại chà đạp, coi nhẹ, giết người một cách lạnh lùng tùy hứng. Ông xây dựng một tự ngã Đinh Bất Tam rất kỳ quái!

- Đinh Đang, cháu gái Đinh Bất Tam, thì nhan sắc, thông minh, nhanh nhẹn quyền biến, nhưng cũng chỉ là một loại tâm lý bệnh hoạn, vị kỷ: chỉ biết sống thỏa mãn các dục vọng của bản thân, mà không cần biết đến khổ đau của người khác, xem việc giết người như trò đùa, không đau xót.

3. Chọn lựa

Tác giả vẽ ra hai mẫu hình tâm lý tương phản giữa Cẩu Tạp Chủng và Đinh Bất Tam, Đinh Đang để độc giả thấy rõ những giá trị tâm lý nào là cần thiết cho xã hội, văn hoá nhân văn và trí tuệ? Hỏi ở đây có nghĩa là trả lời vậy.

Phần 10

Hồi 9: Đòn bánh tét

A. Tóm tắt Hồi 9

- Để cứu Cẩu Tạp Chủng khỏi bị Đinh Bất Tam hại, Đinh đinh Đang đang trói gô chàng sau khi đã điểm huyệt, và ném chàng vào thuyền chở Sử bà bà cùng A Tú đang lướt ngược chiều. Bấy giờ, hai bà cháu Sử bà bà nằm yên bất động do bị " tẩu hoả " vì luyện công lạc đạo.

- Sử bà bà bảo A Tú lấy đao giết chàng ngay, ném xuống sông để tránh tiếng " xì xào " về sau. A Tú không thể hành sự do bản tính hiền hậu, phần khác là do hai cánh tay không thể cử động...

- Lát sau, thuyền của Đinh Bất Tứ áp tới. Ông ta vốn thầm yêu trộm nhớ Sử bà bà từ tuổi thanh xuân mà ở goá. Lẹ như tên bắn, ông phóng qua thuyền Sử bà bà, lên giọng lè nhè. Hai bên đang khẩu chiến thì Cẩu Tạp Chủng, vốn đã nghe Sử bà bà bảo A Tú cùng nhảy sông tự vẫn nếu bị Đinh Bất Tứ xúc phạm, lên tiếng kêu cứu Đinh Bất Tứ ngăn cản.

- Nhận ra dấu tay cẩm nã thủ " Thiết sa chưởng " của cô cháu gái A Đang còn để lại trên mặt chàng thiếu hiệp, Đinh bất Tứ bật cười đắc chí, bứt giây trói cho chàng; rồi thử vài chiêu cẩm nã thủ và kinh ngạc về nội lực kỳ đặc của chàng...

- Sử bà bà nói khích khiến Đinh Bất Tứ động thủ đánh Cẩu Tạp Chủng. Đinh Bất Tứ bị phản lực mạnh, nghe mình mẩy tê buốt đến kỳ lạ, bèn biến chiêu đánh vào huyệt Đại truy để hạ gục chàng; không ngờ chính ông ta bị run bắn toàn thân, và bị hất văng qua một bên, rất chi bẽ bàng...

- Để gỡ gạc, Đinh Bất Tứ, cũng do Sử bà bà khích bác, chỉ cho Cẩu Tạp Chủng vài đường võ của mình để tái đấu trên thuyền. Ông ta lại bại cuộc...

- Cẩu Tạp Chủng giúp Sử bà bà và A Tú điều hoà kinh mạch cho đến khi toàn thân cử động được. Bấy giờ, do Đinh Bất Tứ ép Sử bà bà lên đảo của ông ta để dưỡng thương, bà liềân ôm A Tú nhảy tỏm xuống nước để chết. Cẩu Tạp Chủng phóng theo để cứu...

- Cả ba giạt vào bờ đảo Tử Yên gần đó. Cẩu Tạp Chủng giúp hai bà cháu điều thương và lánh trú trong một hang động...

B. Ý kiến

1. Các ý tưởng điên đảo:

- Tâm lý chân chất, thuần thiện của Cẩu Tạp Chủng như một tấm gương soi rõ tâm lý của những người tiếp cận chàng. Các tâm lý tương ưng, đồng điệu với chàng như tâm lý Mẫn Nhu, A Tú là thiện; các tâm lý chỏi lại chàng, từ khước chàng, đều là bất thiện, điên đảo.

Tại Hồi 9, Sử bà bà nghĩ rằng giết chàng để tiết hạnh của cháu gái A Tú khỏi bị tổn thương là một suy nghĩ kỳ quái, điên đảo!

Sử bà bà dự tính cùng A Tú nhảy sông tự vẫn nếu Đinh Bất Tứ xúc phạm. Làm thế để biểu lộ lòng thanh bạch chung thủy của bà đối với Bạch Tự Tại. Đây là một suy nghĩ điên đảo khác. Chính các ý tưởng điên đảo về giá trị ấy là nhân tố chính gây ra các rối rắm trong kiếm phái Tuyết Sơn và lây can vào chốn giang hồ.

- Các suy nghĩ lẩm cẩm đầy kiêu mạn, hiếu thắng, si ái của Đinh Bất Tứ là một loại tâm lý điên đảo khác

Giáo lý nhà Phật dạy đó là các tà tưởng, tà tư duy dẫn đến khổ đau.

2. Thực tại không có chủ trương:

- Khi chủ ý của đời sống là quá rõ ràng: sống là sống hạnh phúc, cho cá nhân và tập thể, thì mọi hành động, xử sự đều vì mục đích đó, mà không vì một chủ trương nào khác, bởi vì các chủ trương là vì sự sống, mà không phải sự sống vì chủ trương.

" Hiệp Khách Hành " đã diễn đạt ý tưởng đó qua các " xen " (scène) đấu võ khá lý thú:

- Khi Cẩu Tạp Chủng đang ở tận cuối mui thuyền, Đinh Bất Tử liền ra chiêu Chung cổ tề minh nhằm để giục chàng xuất chiêu Xung Văn Tác Triển ứng phó: trước khi xuất chiêu nầy thì phải lùi lại vài bước. Biết vậy, Cẩu Tạp Chủng không theo bài bản nữa, mà biến chiêu qua Cẩm nã thủ pháp: lạng người ra sau lưng Đinh Bất Tứ ra chiêu Hổ trảo thủ và Ngọc nữ niêm châm khiến Đinh Bất Tứ bất ngờ bị ngã lăn quay xuống mạn thuyền, thua trận, xấu hổ.

- Khi Đinh Bất Tứ ra hư chiêu khi tả, khi hữu khiến Cẩu Tạp Chủng phân vân không biết vận kình lực thủ về phía nào, chàng liền bỏ bài bản, dồn nội lực vào cả hai tay, phòng sẵn cả tả lẫn hữu, khiến Đinh Bất Tứ kinh hải thu chiêu!

- Giữa cuộc sống đầy biến động nhiều hướng, thái độ sống tốt đẹp cho con người cũng thế: nắm lấy mục tiêu hạnh phúc, an lạc cho cá nhân và tập thể mà hành xử, mà không nhất thiết phải nắm lấy chủ trương!

Đây là tinh thần không chấp thủ và " tùy duyên mà bất biến " của nhà Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2017(Xem: 8250)
Mỗi sáng Chủ Nhật , quý Sư ở tu viện Santi Forest Monastery thường chuẩn bị rời chùa, đi xuống phố hoặc vào làng khất thực. Gọi là “đi khất thực”, nhưng thực sự nên gọi là “đi gieo duyên” với quần chúng địa phương thì đúng hơn, cư dân nơi đây, họ là những người Úc thuần túy, Phật giáo đối với họ là một tôn giáo hoàn toàn xa lạ, có thể họ chỉ nghe qua cái tên “ Buddhism “ mà không hề biết đó là gì ?
21/03/2017(Xem: 5615)
Đây là một tập bút ký, ghi lại cảm nghĩ của tác giả từ các nơi chốn tùng lâm ở Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam. Không hề có một so sánh hay đánh giá ở đây, tất cả đều trình hiện như nó chính là nó. Chúng ta cũng vui đọc theo chân người đi, đôi lúc mình cũng là người đang đi như thế. Chiều thu muộn hay sáng hồng rực rỡ, một viên sỏi trong vườn thiền cũng chiếu rọi ánh tuyết lấp lánh. Tách trà xưa và nay cùng nâng lên để kỷ niệm giây phút tao phùng.
20/03/2017(Xem: 5212)
Đặt chân xuống phi trường Bordeaux, tôi thấy một cảm giác nao nao vui mừng và hối hộp. Tôi sắp đựơc gặp các huynh đệ và Thầy, tôi sắp đựơc trở về Làng Mai, nơi Thầy và Tăng Thân đã sinh ra tôi, đã cho tôi một hình tứơng sư cô trong tinh thần giải thóat. Nhìn ra ngòai cửa, các Thầy các sư cô đang vẫy tay chào đón chúng tôi, rồi quí‎ vị vào trong khu vực chuyển hành lí tiếp chúng tôi vận chuyển lên xe, về Làng.
20/03/2017(Xem: 5388)
Cuộc sống của chúng ta có những lúc cần phải suy gẫm về ý nghĩa về đạo lý làm người. Ngày xưa có một người gánh nước, mang trên vai hai chiếc bình. Trong hai bình ấy có một bình bị vết nứt, còn bình kia thì nguyên vẹn. Suốt một chặng đường dài từ nơi mé sông về nhà, chiếc bình nứt chỉ còn một nửa. Thời gian đã tròn ba năm, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về đến nhà chỉ có một bình rưỡi nước.
28/02/2017(Xem: 12818)
Đó là câu chuyện về Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche qua đời năm 2001. Có nhiều chuyện kỳ lạ trở thành mầu nhiệm sau khi Ngài ra đi.
24/02/2017(Xem: 4015)
Một buổi xế trưa nắng hơi nghiêng về chiều, cái sân nhỏ trước hiên, nhờ bóng nhà đầy râm mát. Đàn gà ri -một mẹ, một bố và tám con- đang líu ríu bươi đất cát nơi chân hàng rào. Công việc thật thừa thãi, nhàm chán, tôi chắc chắn chúng chả tìm thấy gì trong đám cát khô cằn không một ngọn cỏ một bóng cây. Thế mà đã nhiều ngày, cứ giờ này, chúng lại luẩn quẩn quanh đấy, bươi đất cát, nô giỡn ra điều thích thú lắm. Không ai đoán được chúng rất tinh khôn. Vì vào giờ này, sau khi đánh một giấc ngủ trưa, tôi vẫn có thói quen mở nắp lon guigoz vốc một nắm gạo nàng hương mà tôi đã xay nhỏ bằng cối xay tiêu, một ít thóc, rồi thong thả ra sân chưa kịp cất tiếng…cộc...cộc…cộc…để gọi đàn gà ri, chúng đã ùa chạy tới, như một thói quen, đợi tôi cho ăn. Tôi rải gạo, thóc trên khoảng sân nhỏ bằng xi măng bên hông cửa ra vào. Những con gà ri con chỉ mới nở hơn tuần nay, lông trắng ngần, lăng xăng chạy theo bố mẹ, như những trái ping pong. Chúng vươn cánh và dù cố gắng nhiều lần để nhảy lên thềm nhà như
23/02/2017(Xem: 4604)
Họ đã kết hôn được 78 năm, người chồng 103 tuổi, người vợ 100 tuổi, họ vẫn ở bên nhau suốt ngần ấy năm tháng, mạnh khỏe và hạnh phúc. Trong ngày Valentine năm nay, câu chuyện về họ được biết tới, chia sẻ và gây cảm động.
22/02/2017(Xem: 36904)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CON TRAI CỦA TÔI (DALAI LAMA, MY SON) Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tác giả: Diki Tsering Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup Việt dịch: Thích Nguyên Tạng Diễn đọc: Quảng Thiện Duyên
05/02/2017(Xem: 4114)
Khi tôi lên giường, kim đồng hồ chỉ 23 giờ 30. Thông thường vào giờ này, vốn dễ ngủ, không mộng mị, nếu có, chỉ toàn giấc mơ hoa, không bao giờ gặp ác mộng, tôi đã ngáy khò khò; thế mà hôm nay, tôi trằn trọc mãi không ngủ được. Nằm trăn trở trong đêm, tôi lắng nghe âm thanh của đêm. Sài Gòn giờ này đã trả lại sự yên vắng cho nó. Không còn tiếng rao hàng, không còn tiếng người qua lại, không còn tiếng xe cộ? Lâu lắm mới có chiếc Honda xẹt ngang của vị nào đi chơi khuya về.
03/02/2017(Xem: 3833)
Thời gian đã vẽ thêm một vòng hào quang cho quá khứ thêm lộng lẫy đẩy lùi tất cả vào dĩ vãng trong một ngăn nào đó của bộ nhớ, và tuổi già thường hay hoài niệm những ngày cũ mà ngậm ngùi nuối tiếc. Tuổi già đối với những người khác không biết thế nào nhưng riêng tôi lại thích tham dự những buổi họp mặt với bạn bè cũ, gặp lại nhau biết bao mừng vui tràn ngập cả tâm tư. Tôi lại định cư tại một nước xa xôi lạnh lẽo, bạn bè ngày xưa không có, thành ra tôi cứ ao ước được bay đến những vùng trời khác. Nơi đó có những người bạn thời trung học thật tuyệt vời, là niềm an ủi cho mái tóc đã điểm bạc trong cuộc sống cách biệt quê người vạn dặm này. Tôi nhớ lại lần tôi qua Cali dự lễ kỷ niệm 50 năm xa trường. Đêm Đại hội đã để lại trong tôi quá nhiều cảm xúc, suy nghĩ; sự suy nghĩ với nhiều thứ pha trộn nhau. Với tôi, đó cũng là một sự hạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]