Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 17: Câu chuyện giữa đường

03/04/201313:25(Xem: 9068)
Chương 17: Câu chuyện giữa đường
Vụ Án Một Người Tu

Chương 17: Câu Chuyện Giữa Đường

Hòa Thượng Thích Như Điển
Nguồn: Hòa Thượng Thích Như Điển

Sư Chơn Nghĩa đọc mấy câu chú trước khi cạo tóc cho Phật Tử Trần Thị Diệu Duyên có pháp danh là Ngọc Chánh, như sau:

"Thế trừ tu phát
Đương nguyện chúng sanh
Viễn ly phiền não
Cứu cánh tịch diệt"
Nghĩa là:
"Cạo bỏ râu tóc
Cầu cho chúng sanh
Xa rời phiền não
Đến chỗ an vui"

Người đi tu ai cũng phải cạo tóc hết, vì râu tóc tượng trưng cho phiền não; nhưng cạo tóc mới chỉ là hình thức thôi, cạo tâm mới là vấn đề quan trọng; ngày nay cũng có nhiều tông phái không cạo tóc như Tịnh Độ tông ở Nhựt và một số chư tăng Việt Nam theo tân học ở ngoại quốc. Họ ăn vận áo quần tây, viện dẫn lý do là đi học có nhiều người chú ý. Đầu họ không cạo nhẵn, bảo rằng chúng bạn hay xoa đầu mình vì không có tóc. Nhưng hôm nay cô Ngọc Chánh chính thức phát nguyện xuất gia và chính thức trở thành một người nữ tu, đã để cho Sư Chơn Nghĩa cắt trọn mái tóc dài gần một thước mà cô đã dưỡng nuôi lâu nay, quả là điều hy hữu.

Đoạn Sư đọc tiếp:

"Hủy hình thủ chí tiết
Cắt ái từ sở thân
Xuất gia hoằng thánh đạo
Thế độ nhất thế nhân"
Nghĩa là:
"Bỏ mình giữ chí tiết
Cắt ái xa người thân
Xuất gia làm việc thánh
Hay độ tất cả người"

Đúng là ý chí của kẻ trượng phu. Cứ mỗi một chữ, một câu mà Sư Chơn Nghĩa đọc lên là cô Ngọc Chánh cảm động đến rơi nước mắt. Cô biết rằng cái khí tiết của người đi tu trong hiện tại là phải bỏ sự giàu có tạm bợ của thế gian. Xa rời tất cả tình yêu thương vị kỷ kể cả tình thương của gia đình và bè bạn và việc xuất gia hôm nay của mình đây có một ý nghĩa rất cao đẹp là trên đền ơn Tam Bảo, dưới cứu độ quần sanh. Ngay từ bây giờ Phật Tử Diệu Duyên hay cô Ngọc Chánh cảm thấy mình như có một trách nhiệm lớn lao đối với bản thân mình cũng như đối với xã hội.

Đoạn Sư đọc tiếp:

"Thiện tai thiện nữ nhơn
Năng liễu thế vô thường
Khí tục thú nê hoàn
Công đức nan tư nghì"

Nghĩa là:

"Này cô tín nữ kia
Hay hiễu đời vô thường
Xa tục vui Niết Bàn
Công đức khó nghĩ lường"

Đúng là tuyệt diệu. Khi Sư Chơn Nghĩa vừa buông cành dương rảy mấy giọt nước vào đầu của cô Ngọc Chánh và trong giờ phút nầy cô đã ngộ được cái tánh vô thường ấy. Mới ngày nào đó mái tóc mình còn đẹp, còn xinh, duyên dáng mặn mà, bây giờ đây không còn nữa. Niềm vui duy nhất của người tu là cảnh giải thoát và đó mới chính là một công đức to lớn vậy.

Nếu trước kia nàng nghĩ và biết được tất cả những điều như vừa cảm nhận được thì nàng đâu có làm cho Sư Tịnh Thường khổ tâm đến thế. Bây giờ Sư đã chết rồi, và ni cô Ngọc Chánh phải làm sao đây. Cô ân hận lắm và cúi sầm mặt xuống.

Buổi lễ xuất gia cảm động lắm. Tuy không có đông người đến dự nhưng cũng nói lên được ý nghĩa cao thượng của một việc làm. Một người con gái tầm thường yếu đuối, biết hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình để quyết chí tu hành và cứu độ quần sanh.

Sau mỗi thời kinh sáng, chiều cô Ngọc Chánh đều hồi hướng Tây Phương trang nghiêm Tịnh Độ; nhưng cô thấy hình như sức mình không đủ để cầu nguyện cho bà Bảy Diệu Đạo và Sư Tịnh Thường; nên một hôm cô Ngọc Chánh đã bàn với Sư Chơn Nghĩa rằng:

- Trước khi đi xuất gia, con có đi làm và để dành được một số tiền. Bây giờ con muốn dùng số tiền ấy để xây mồ mả cho Sư Tịnh Thường và nhất là làm sao phải làm cho được một đàng tràng chiêu mộ cho linh hồn của Sư và của bà Bảy Diệu Đạo.

- Việc ấy đâu có khó khăn gì. Sư sẽ đi cung thỉnh chư Tăng làm lễ đăng đàn chẩn tế và Sư cũng sẽ cho gia đình của Bà Bảy hay luôn. Nếu họ cùng đến đây để cúng thì hay biết mấy.

Đến ngày rằm tháng bảy năm ấy nhân lễ Vu Lan, Tịnh Xá Ngọc Châu đã làm lễ Chẩn tế cô hồn để cầu siêu độ cho các oan hồn uổng tử, nam nữ thương vong, nhất là hai vong linh của hai người xấu số. Tuy không cùng một cảnh ngộ; nhưng có lẽ họ đã có một nghiệp duyên. Nên cầu nguyện cho họ để biết đâu họ sẽ có cơ hội gặp nhau và giãi bày nỗi uẩn khúc.

Cả gia đình bà Diệu Đạo, con dâu rể, cháu chắt hôm đó đều đủ mặt nơi Tịnh Xá Ngọc Châu để cầu nguyện cho hương linh của bà Bảy. Khi nhìn vị sám chủ tự nhiên người con cả của bà Bảy nhốn nháo lên và quay cuồng trước bàn thờ Tiêu Diện Đại Sĩ và hô hoán lên rằng:

"Má ơi! Thôi để con khai! Má đừng hành hạ con nữa. Kể từ ngày má mất đến nay con ăn không ngon, ngủ không yên cũng chính vì công việc của con đã làm. Tuy con không trực tiếp giết má để chia gia tài; nhưng con đã sai người thủ tiêu má. Xin má sống khôn thác thiêng chứng kiến cho lòng con và kể từ nay con xin chừa bỏ và sám hối tội lỗi của mình. Số tiền của ấy con xin dâng cúng và chùa và làm những công việc từ thiện để chuộc lại lỗi lầm xưa".

Đèn nhang trên bàn Phật như rung đổ. Những vị kinh sư, gia trì đều như nín thở để lắng nghe những lời thổn thức của người con trưởng và khiến cho bao nhiêu người dự lễ hôm đó cũng rất ngỡ ngàng. Họ ngỡ ngàng vì gia đình anh cả con bà Bảy lâu nay sống đầm ấm hạnh phúc, đạo đức như vậy, tại sao lại ra nông nổi ấy. Họ đâm ra thương hại nhà Sư Tịnh Thường và không ngớt lời nguyền rủa thế nhân.

Bây giờ nhà Sư Tịnh Thường cũng đã chết. Nếu Sư còn sống, không biết Sư xử trí như thế nào trong hoàn cảnh nầy đây.

Sau buổi lễ Chẩn tế hôm đó, cô Ngọc Chánh đã xây bia làm mả cho Sư Tịnh Thường một cách tươm tất và cô đã tìm về lại Việt Nam để thăm quê hương xứ sở cũng như để báo tin cho gia đình của Sư Tịnh Thường về sự kiện đã qua.

Khi về đến Sóc Trăng, cô Ngọc Chánh không biết phải đi tìm ai để báo tin cả. Vì cảnh cũ giờ đây đã thay đổi hẳn, khác xưa rất nhiều. Khi hỏi thăm đến ba mẹ của Sư Tịnh Thường thì mới hay ông bà cũng đã ra người thiên cổ.

Cuối cùng cô Ngọc Chánh quyết định tìm đến Tịnh Xá nơi Sư Tịnh Đạo, huynh đệ của Sư Tịnh Thường để báo tin.

Mới gặp Sư Tịnh Đạo, cô Ngọc Chánh đã nức nở:

- Bạch Sư! Thế là hết! Không còn gì nữa đâu để mà nói.

- À ! Té ra là Diệu Duyên con đã xuất gia? Và nay pháp danh của con được gọi là gì?

- Bạch Sư! Ngọc Chánh.

- Ai cho con thế phác và ai đã đặt pháp danh cho con?

- Người thế phác cho con chính là Sư Chơn Nghĩa và pháp danh nầy cũng do người đặt cho.

- Còn Sư Tịnh Thường đâu?

- Cô Ngọc Chánh trả lời: Bạch Sư câu chuyện dài lắm.

Thế rồi cô Ngọc Chánh bù lu bù loa kể hết đầu đuôi câu chuyện cho Sư Tịnh Đạo nghe. Người rất mủi lòng và sai đệ tử lên chánh điện để làm lễ cầu siêu cho Sư đệ của mình.

Bây giờ giữa chốn phồn hoa đô hội, biết ai là người chân thật, ai là kẻ giả dối đây? mỗi người hãy tự tu tỉnh bởi chính mình. Hôm nay đốt mấy nén hương nầy để khấn Sư và cầu nguyện cho Sư đệ của ta được tiêu diêu nơi miền lạc cảnh. Ta không ngờ ngày trùng phùng tao ngộ lại là ngày chảy nước mắt bi thương để nghe qua một tấn thảm kịch hơn là một cuộc gặp mặt huy hoàng.

Đêm đó Sư Tịnh Đạo mơ màng nhớ lại tất cả mọi câu chuyện từ xưa đến nay, nhất là từ khi huynh đệ tu hành. Rồi ngày đó Sư Tịnh Thường ra đi mang một lý tưởng, đồng thời cũng đi trốn chạy một vấn đề, không ngờ vấn đề hôm nay lại có một đáp số như thế. Nghĩa là Sư đã chết, cô Diệu Duyên đã đi tu. Sư Chơn Nghĩa là một tình địch của Sư, bây giờ lại là người thế độ Bổn Sư của cô Ngọc Chánh.

Sư Tịnh Đạo nhắm mắt lim dim chuẩn bị ngủ thì thấy hình ảnh Sư Tịnh Thường lại hiện về trước mặt mình và gọi:

- Sư huynh ơi! Sư đệ Tịnh Thường đây. Đợi đệ với!

- Huynh đang ở đây, chứ có đi đâu mà đợi!

- Huynh lầm rồi. Huynh đang ở trong cõi vô hình với đệ đây mà.

Sư Tịnh Đạo nhìn kỹ lên tường thấy hình ảnh của Sư Tịnh Thường đang tọa vị trên một toà sen, mặt mày sáng rỡ và có nụ cười thật tươi. Sư Tịnh Đạo choàng mình ngồi dậy, hai tay chắp lại và niệm lớn lên rằng:

"Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2014(Xem: 4782)
Hai kẻ thù đã lâu đời, hai chàng trai trẻ nhất thuộc hai dòng tộc võ sĩ đạo lâm chiến, đang rình rập nhau trong vùng hẻm núi dưới mé sông trong lúc bà con dòng họ đôi bên đang chém giết lẫn nhau trên phía đồng bằng. Mối hận thù nẩy sinh giữa hai chàng sâu đậm đến độ như muốn lộn mửa, và khi trông thấy nhau, mỗi chàng đều nguyện cầu: “Lạy Trời nếu con phải chết, xin cho con gây ra tử thương cho kẻ oán thù trước khi con lìa đời.”
18/10/2014(Xem: 43887)
Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm“Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.
10/10/2014(Xem: 4455)
Từ lâu, người ta tin rằng có một cái “bản ngã” thường hằng, bất biến, tồn tại độc lập trong vạn pháp. Trước sự nhầm lẫn tai hại đó, Phật Thích Ca bèn nói thuyết “Vô ngã” để chúng sinh phá chấp. “Vô ngã” không phải không có gì hết mà là không có tự tánh, không có tự thể riêng biệt. Đây là một trong ba Pháp ấn trong hệ thống giáo lý của Phật giáo (hai pháp ấn kia là Khổ và Vô thường). Gọi là Pháp ấn có nghĩa là trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đạo Phật nếu có pháp môn nào không có một trong ba khái niệm Khổ, Vô thường và Vô ngã thì không phải giáo lý đạo Phật.
03/10/2014(Xem: 4395)
Học sinh thường cho rằng, các thầy cô chỉ nhớ tên học sinh giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn... Cho nên mỗi lần nếu tôi gặp lại một em học sinh không có gì xuất sắc ngày xưa mà tôi còn nhớ tên, thì đó là một niềm vui to lớn của em là được thầy cô còn nhớ mặt và nhớ tên của mình. Sau khi cuộc chiến lan tràn trên quê hương thầy trò phân tán, tôi đi cùng nam cực bắc, đi xa nửa trái địa cầu, rải rác khắp nơi, tôi vẫn gặp lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng nhớ mặt, nhớ tên các em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho những người đang phập phồng chờ được gọi đích danh sau một câu mở đầu công thức: „Cô còn nhớ em không?“. Những con người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương - xa trường, xa thầy bạn cũ đã xưa rất xưa, mà chính bản thân khi soi gương cũng không còn bắt được hình bóng mình ngày ấy..., bất giác còn được gọi tên, còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ niệm của một thời. Ôi! Vui biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao nhiêu
02/10/2014(Xem: 4311)
Ra đến bến xe trời hãy còn khuya khoắt, trông cảnh nhộn nhịp ì xèo rộn lên từ những gian hàng ăn uống ở một góc gần bên, và tiếng nói cười lăng xăng của hành khách đi lại lẫn với tiếng những người bán hàng rong mời mọc. Nhìn sang quầy bán vé bây giờ không giống như những ngày tháng sau năm 1975, bề mặt thoáng mát rộng rãi trang trí bởi những bảng quảng cáo, những hoa văn sắc màu, những hàng ghế để khách ngồi chờ trông lịch sự. Khách mua vé rất nhanh khỏe hơn xưa, không còn cảnh chen lấn xếp hàng cả buổi trời như trước đây, lại có thêm nhiều loại xe phục vụ trên các tuyến, việc nầy còn tùy thuộc vào túi tiền của hành khách, ai có tiền nhiều thì đi loại xe chất lượng cao, còn ai ít tiền thì đi loại xe bình dân hơn. Nói vậy chứ còn khá hơn trước Đây, bởi ba chiếc xe car cũ kỹ hoặc xe chạy bằng than đá trên những tuyến Miền Đông, Miền Tây vào những năm 1975 - 1990.
24/09/2014(Xem: 6422)
Xưa có một người quyết tâm học đạo, theo một vị thiền sư sống trong một cái cốc nhỏ, sống đạm bạc, quyết chí tu hành. Một này kia, có công việc, vị thiền sư phải đi xa, dặn đệ tử ở lại phải lo chăm chỉ tu hành, luôn luôn giữ lối sống đạm bạc và tâm hồn thanh tịnh. Người đệ tử này chỉ có một chiếc khố che thân. Đêm tới khi ngủ, máng khố trên vách, thường bị chuột chui ra cắn rách, phải xin bá tánh chút vải thừa thay khố nhiều lần.
03/09/2014(Xem: 4717)
Lúc đó tôi được 13 tuổi. Trước đó một năm gia đình tôi đã chuyển từ Bắc Florida đến miền Nam California. Tôi dễ hận thù khi vừa đến tuổi vị thành niên. Tôi rất nóng nảy và hay cãi lại đối với bất cứ chuyện gì dù nhỏ mà ba mẹ đề cập tới, đặc biệt là nếu nó liên quan đến tôi. Cũng giống như nhiều đứa trẻ lứa tuổi thiếu niên, tôi khó chấp nhận bất cứ điều gì đi ngược lại với quan điểm của mình về thế giới chung quanh. Một đứa bé “thông minh không cần dạy bảo”. Tôi phản đối bất cứ biểu lộ nào của tình thương. Thật sự, tôi dễ giận dữ khi đề cập đến cái từ “thương yêu”.
26/08/2014(Xem: 4122)
Ở ven bờ bể Mễ Tây Cơ, có một làng nhỏ chuyên sống nghề đánh cá, một chiếc thuyền con lướt sóng nhẹ vào bờ, đem về vài con cá khá to. Một ông khách Mỹ đứng trên bờ, khen ngợi nghề đánh cá tài giỏi của anh chàng Mễ Tây Cơ và hỏi anh ta mất bao nhiêu thì giờ mới được chừng đó cá. _ “ Không lâu lắm đâu !” anh Mễ Tây Cơ trả lời.
17/08/2014(Xem: 25484)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
17/08/2014(Xem: 24286)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]