Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10: Miệng lưỡi thế gian

03/04/201312:47(Xem: 9285)
Chương 10: Miệng lưỡi thế gian
Vụ Án Một Người Tu

Chương 10: Miệng Lưỡi Thế Gian

Hòa Thượng Thích Như Điển
Nguồn: Hòa Thượng Thích Như Điển

Đúng là: "lưỡi không xương nhiều đường lắt léo". Ai biết cho đâu là sự thật và đâu là mặt trái của vấn đề. Thường thì vấn đề đôi khi nó có cả ba hay bốn mặt chứ không phải chỉ trắng hoặc đen, có hoặc không như bao nhiêu người tưởng. Còn ở đây, vụ tiệm vàng bà Bảy Diệu Đạo bị mất cắp, thanh toán giữa ban ngày, mà kẻ giết người không ai khác hơn là một nhà Sư. Nghe rùng rợn quá, khủng khiếp quá! Tại sao nhà Sư lại đi làm việc đó? Sư đi tu rồi cần vàng bạc để làm gì? v.v… và v.v…

Báo chí lúc bấy giờ ở xứ tự do nầy thôi thì tha hồ thêu dệt gấm hoa, tờ nào bán cũng chạy còn hơn tôm tươi nữa, vì vụ án ly kỳ và hấp dẫn quá. Chắc trong lịch sử chưa bao giờ có sự kiện như vậy.

Có nhiều tờ báo diễn tả lại hết tất cả những sự kiện đã xảy ra và đi đến hiện trường để quan sát, tìm thân nhân để phỏng vấn và đi đến kết luận xác thực rằng. Chính Sư là người đã ăn cướp và giết người, vì hai lý do sơ khởi đã được tìm thấy. Đó là vàng bạc và hột xoàn đã tìm thấy trong đãy đựng y áo của Sư. Nếu không phải Sư lấy của tiệm, vừa định bỏ chạy thì bị một toán cướp khác vào ăn thua đủ với Sư, nên Sư mới để lại hiện vật nầy và điều thứ hai làm cho chứng cớ càng rõ rệt hơn là: cả chiếc áo nhựt bình của Sư đều dính máu và dấu tay của Sư in đầy dẫy khắp mình của nạn nhân. Ngoài ra máu cũng đã dính trên cặp kính trắng của Sư. Chứng tỏ Sư là một tay lực sĩ đắc lực, nên mới có thể hành hung bà chủ tiệm vàng đến thế.

Họ đi đến kết luận là Sư đã giết người. Thế là họ tiếp tục khai thác, họ tìm đến chùa, tìm đến thân nhân để tiếp tục tìm thêu dấu vết thuộc về sự kiện nầy.

Khi đến Tịnh Xá phỏng vấn, các Sư đều có ý e dè, không muốn trả lời; nhưng Sư Chơn Nghĩa thì sẵn sàng lên tiếng, dẫn nhà báo vào phòng của Sư ở, chụp hình, tra cứu lung tung và lục lọi trên giường dưới gầm tủ v.v… chẳng lục lọi được gì cả, ngoại trừ một chiếc búa. Thế là báo chí lại có đề tài để tiếp tục phanh phui sự việc ra to lớn hơn nữa.

Những câu hỏi được đặt ra là: Nhà Sư tu hành nhưng cất búa dưới gầm giường để làm gì? Để thanh toán đồng bọn? Họ có hiềm khích nhau trong một ngôi chùa? Hay chính Sư đã chuẩn bị một màn kịch lâm ly bi đát, mà đạo diễn chính, ấy là Sư? Không biết cái búa tạ đập vào đầu bà Bảy Diệu Đạo có liên quan gì với cái búa nầy không? v.v… và v.v…

Cũng có nhà báo tò mò tìm đến phỏng vấn các vị Sư trưởng thượng của môn phái mà Sư đang phụng thờ; nhưng quý vị nầy cũng có hai, ba khuynh hướng khác nhau. Có người bênh vực Sư; nhưng đa số vì sợ liên quan đế pháp luật; nên lại rụt rè không trả lời. Có nhiều nhà Sư hung hăng hơn, nói với báo chí rằng: Chính Sư Tịnh Thường là thủ phạm. Vì tu hành gì mà giữ dao búa để làm gì? Vả lại trong thời gian ở chùa lúc nào Sư cũng nói đến chuyện tiền bạc và luôn luôn khoe khoang là người có của. Đúng là vàng bạc nó đã hại Sư rồi. Ai bảo đi tu mà còn ham của quý. Phật đã chẳng dạy rằng: Vàng bạc là con rắn độc sao?

Thôi thì đủ loại, đủ kiểu, miệng lưỡi của thế gian mà, một thêm mười. Mười thành trăm. Cứ thế mà câu chuyện càng hấp dẫn, đi vào chỗ lâm ly bi đát.

Khuynh hướng bênh vực cho Sư cũng có nhưng yếu lắm. Đại thể có vài tờ báo đạo và có vài người Phật Tử thuần thành bênh vực cho lý lẽ nầy.

Họ nói rằng:

Không thể nào có được việc ấy. Một nhà tu nhất là đã tu hành mấy mươi năm, con kiến còn không muốn giết, đi khất htực tiền bạc không lấy và gặp thịt thà không ăn. Một người tu có lòng thương đến chúng sanh như thế, làm sao có thể giết được một mạng người, mà người ấy chính là tín chủ của mình. Còn cái búa ư? Đó chưa phải là một tang chứng cụ thể. Biết đâu trong chùa có ai ganh ghét với Sư nên mới bày ra diệu kế đó?

Có người bảo rằng: Đi tu đâu có cần tiền bạc để làm gì? Nếu có cũng chỉ để xây chùa cho Phật Tử lễ bái mà thôi. Nếu lỡ Sư có chuyện nào đó thì mình cũng phải minh oan cho Sư chứ? Đây là khuynh hướng thứ ba.

Còn có một khuynh hướng khác mạnh dạn hơn, đi vận động chữ ký để tranh thủ nhân tâm thế sự về cho Sư, chứng minh rằng Sư hoàn toàn vô tội và đóng tiến bạc để cho Sư được tại ngoại hầu tra. Đề xướng thì như vậy; Nhưng người làm thì không ai dám hy sinh. Vì sợ miệng đời, mà cũng sợ gia đình nạn nhân nữa.

Còn phía gia đình nạn nhân thì sao?

Sau khi bà cụ bị chết oan uổng như thế, dĩ nhiên là con cái pảhi buồn rầu rồi. Nhưng đa số, ai trong gia đình cũng đều kết tội cho Sư Tịnh Thường chính là nguyên nhân của thủ phạm và đã dẫn đến cái chết tai hại cho bà, cho mẹ của gia đình họ, mặc dầu trước đây không lâu, trong đám dâu con họ đã có cảm tình với Sư. Đúng là "lòng người đen bạc, thế sự nhiễu nhương". Nào ai biết được lòng người! "Ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê".

Một hôm nọ có hai bà Phật Tử đi chùa và xì xầm với nhau rằng:

- Chị có biết không? Cái ông Sư Chơn Nghĩa ấy ác lắm! Người ta đã thọ nạn, mà còn thêm mắm giặm muối nữa, để cho Sư Tịnh Thường không có ngày ra.

- Nhưng tại sao vậy chị?

- Nghe đâu chuyện tình, chuyện tiền gì đó?

- Mình đi chùa, nghe quý Thầy giảng về chuyện nầy rất nhiều. Bây giờ chính quý Thầy là những người bị mắc mạn đó.

- Thì quý Thầy, quý Sư cũng người vậy thôi, chứ bộ là Thánh đâu mà không bị nạn.

- Đúng thế! Phật ngày xưa còn phải bị nạn, và Tam Tạng đi thỉnh kinh còn phải bị thất điên, bát đảo vì yêu nghiệt trong đời. Nhưng nếu không có ma vương, làm gì ý nghĩa thành đạo của Đức Phật được chói lọi như thế? Nếu không có yêu quái và mỹ nữ, ý nghĩa thỉnh kinh của Đường Tăng đi sang Thiên Trúc đâu còn có giá trị gì?

- Chị nói cũng phải; nhưng nói gần là chuyện của Sư nhà mình đây, theo ý chị thì sao?

- Ừ! Thì cũng khó thiệt; nhưng theo tôi nghĩ sự thật bao giờ cũng là sự thật.

- Nhưng bao giờ sự thật mới được phô bày?

- Chị thấy đó, Quan Âm Thị Kính cứ giữ nỗi hàm oan, cho đến cuối đời thì người đời đã rõ đâu là tà, đâu là chánh.

- Nhưng đó là Bồ Tát tái sanh để độ người, còn đây là Sư. Sư nhà mình mà chị?

- Thực là khó xử quá! Phải chi lúc đó có người thứ 3 nữa thì nội vụ đã được sáng sủa rồi.

- Nhưng chị có nghĩ rằng đàng sau đó, nếu chị nghĩ là có nhân chứng thứ 3 đi chăng nữa, có chuyện gì mờ ám chăng?

- Có ai tham khó phụ bần? Có ai dửng dưng trước sắc đẹp không chị?

- Không lẽ chị muốn nói đến việc con cái chúng muốn thanh tón nhau để chia của cải à?

- Nhưng tại sao không? Chị thấy đó. Ở xứ nầy nó xảy ra nhan nhản hằng ngày. Con giết cha, vợ giết chồng, anh em bè bạn thủ tiêu với nhau; nhưng phải qua một bàn tay thứ 3 để tránh tiếng dị nghị với đời.

- Vậy theo chị, chắc có gia đình nhúng tay?

- Điều ấy chưa hẳn thế! Nhưng nghi thì cứ nghi.

- Chị không thấy nghi là một cái tội không?

- Nhưng nghi ai bây giờ, nghi để làm gì?

- Còn Sư, lâu nay Sư có biện bạch gì không chị?

- Tôi thấy êm ru, chẳng có tin tức gì hết. Sư qua đây tứ cố vô thân, không nơi nương nhờ, mới tìm cách ở chung với quý Sư đó cho đỡ tốn kém, rồi bây giờ tìm cách ở riêng nên mới ra nông nỗi nầy.

- Theo chị thì chị em mình nên tính sao đây?

- Tìm cách đi thăm Sư chứ làm sao nữa!

- Nhưng ai là người vận động việc ấy đây?

- Cũng khó thật; nhưng không lẽ để Sư như vậy à?

Người nầy nói qua, người kia bàn lại; nhưng rốt cuộc rồi đâu cũng vào đó cả. Bỗng một hôm có một tờ báo loan tin rằng: Vụ án nầy, phía sau có nhiều nghi vấn. Người ta cố đọc cho hết bài, mà cũng đúng là nghi vấn thật.

Chẳng có câu giải đáp nào cả. Nếu có, cũng chỉ nằm trong vấn đề nghi vấn mà thôi.

Trong khi đó tiệm vàng của bà Diệu Đạo sau khi đã niêm phong điều tra, bây giờ luật sư đã giao lại cho con cái của bà cái trách nhiệm thừa kế. Vì lẽ bà Diệu Đạo chưa có di chúc cho đứa con nào cả; nên theo lời đề nghị của luật sư, tài sản đều được chia đều cho con cái trong gia đình; nhưng việc ấy đâu có đơn giản, trong khi người con cả dành phần nhiều về mình và đứa con gái cũng đòi hỏi nam nữ bình quyền, nên trai gái phải chia đều nhau. Từ đó có màn tranh cãi nhau và đây cũng chính là cơ hội để luật sư ăn tiền của thân chủ mình mà thôi. Cuối cùng rồi ngư ông đắc lợi thôi, chỉ có ngao sò là bị thiệt. Điều ấy hẳn đúng, gia phong của bà Diệu Đạo giờ đây sa sút lắm, nhất là khi bà mất đi, anh em tranh giành của cải với nhau, bạn bè đàm tiếu, người đời chê cười, chỉ có lợi cho thị phi nhơn nghĩa mà thôi.

Còn Sư? Sư cô đơn lắm, kể từ ngày vào nhà thương ấy, bà Diệu Đạo đi vào cõi chết, Sư vẫn còn sống đây; nhưng sao như kẻ không hồn. Theo Sư, vụ án sẽ được sáng tỏ, chỉ cần một điều duy nhất là bà Diệu Đạo còn sống; nhưng chuyện ấy thì vô lý quá. Người chết đâu có bao giờ sống dậy được? Đặt giả thiết như vậy cũng như là việc đã rồi. Vả lại chẳng giải quyết được chuyện gì cả?

Riêng Sư, Sư chỉ mong thế thôi. Sư mong rằng bà Diệu Đạo sẽ về báo mộng cho con mình là đã chết oan và người giết ấy không phải là Sư. Chỉ thế đó là đủ. Còn luật pháp, nếu có kết tội Sư cũng không sao! Vì tang chứng vẫn còn đó làm sao chối cãi được theo sự biện hộ của công lý bây giờ.

Có nhiều bà Phật Tử đề nghị với Sư, hay là bây giờ mình nên cầu cơ, để nhờ cơ giáng bút và mời luật sư tới để cho họ chứng kiến.

Bà khác lại chen vào:

- Chị thấy đó, nội cái vụ cạo gió khi có bệnh của người Việt Nam mình, mà Bác sĩ ở đây còn đòi làm "ăng kết". Còn cái vụ cầu cơ, xin cho em nhờ thôi.

- Chị nói vậy chớ Phật Giáo Tây Tạng, nhất là khi có quốc sự nhiễu nhương, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn hỏi người cốt đó sao! Người cốt cũng là loại gần giống như đồng bóng ở mình vậy!

- Nhưng ở Tây Tạng và ở Việt Nam hay Trung Hoa khác, còn ở đây là xứ văn minh Âu Mỹ mà! Ai đi tin mấy loại đó?

- Chị nói vậy chứ mấy người Tây, người Mỹ vẫn tin xem bói, tướng như thường.

- Chị thấy không? nội cái chuyện châm cứu đó đã thấy khó rồi.

- Ở mình, nếu có đau đầu nhức óc gì đó thì uống thuốc Bắc hoặc đến chùa nhờ Thầy châm cứu là hết ngay. Còn ở đây châm chứu cũng phải có bằng cấp. Thậm chí mấy người hốt rác, mấy người lái Taxi cũng phải có bằng mới làm được những công việc ấy mà.

- Đã đành là vậy, còn nước còn tát. Chứ không lẽ để Sư nằm trong khám hoài như vậy?

- Thiệt là tức, mình thấp cổ bé họng. Tiền đã không có mà thế lực cũng không! bây giờ phải biết làm sao đây? Một bà thốt lên như vậy.

- Người khác bảo, thì mình cứ chấp nhận cho nghiệp lực đã an bày!

- Nhưng thưa bà, mình có thể tự chuyển nghiệp của mình được mà bà?

- Nhưng oan ức không cần biện bạch, cũng là hành động tốt cho đời noi theo thôi.

- Nhưng ở đây chúng ta không muốn thấy Sư khổ!

Bao nhiêu câu hỏi, bây nhiêu câu trả lời; nhưng tất cả đều im lặng, chờ đợi pháp luật phân minh. Đó cũng là cách làm việc tại xứ nầy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2020(Xem: 11985)
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
20/04/2020(Xem: 2786)
Thắp xong mấy nén hương trầm, lâm râm khấn vái, dâng lên bàn thờ Phật, rồi bàn thờ gia tiên, dì Thêm thở dài, bước từng bước năng nề xuống bậc cấp cầu thang lát đá nhám màu đen sậm, mắt dõi theo hai bàn chân của mình đổi phiên nhau đặt từng bước xuống lần bên dưới. Cũng là những bước đó trước giờ, nhưng sao tối nay tự dưng dì cảm thấy như mình đang bước dần xuống hố sâu u ám đang chứa đầy nỗi thất vọng, buồn tênh… Hết bậc cấp, dì lê gót đến ngồi phịch xuống ghế sofa êm ái, nhìn bâng quơ qua cửa kính ra ngoài sân, cổng trước… Dì Thêm đang nghĩ về đứa con gái của mình.
16/04/2020(Xem: 4626)
Đường phố vắng hoe. Quán xá đều đã đóng cửa. Chỉ những khu vực chợ búa mới thấy có người tập trung qua lại với biểu hiện vội vội vàng vàng, Đã bước sang ngày thứ mười một của đợt giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19.
13/04/2020(Xem: 3271)
Mỗi người trong chúng ta ít nhiều đều có những kỷ niệm lần đầu tiên mà mình nhớ mãi và chắc rằng Đại dịch năm nay cũng sẽ là kỷ niệm lần đầu tiên mà cả thề giới sẽ không bao giờ quên khi trận dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến mọi mặt trong xã hội và làm đảo lộn mọi thứ… Trong những ngày này, mọi người bị bắt buộc ở nhà và hạn chế đi lại, mỗi người chọn cho mình một cái gì đó để giải trí, để thư giản, để học hỏi, v.v… QT thỉnh thoảng tìm đọc những quyển sách tiếng Anh có những câu chuyện để chia sẻ trong Ngày Nhớ Ơn Mẹ, Ngày Nhớ Ơn Cha, Mùa Vu Lan… Những con số người chết hằng ngày mỗi gia tăng làm mình cũng xúc động… và QT tìm thấy câu chuyện này xin chia sẻ với cả nhà như là một kỷ niệm của riêng mình… Nguyện cầu Chư Phật gia hộ cho tất cả được nhiều bình an và đại dịch sớm qua mau. Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
01/04/2020(Xem: 4199)
Có một thứ được cất giấu, nếu nói là bí mật thì hơi quá, chỉ là hơi kín đáo trong cốp chiếc xe Future còn mới cáu xèng của anh. Anh lẳng lặng ghé chỗ cửa hàng bán vật liệu ống nước và sắt thép để mua nó, cất kỹ, lấy chiếc khăn lông dùng để lau bụi xe mà phủ úp lên che lại. Vợ con của anh chắc là không biết, vì xe là xe riêng của anh, không ai tò mò táy máy mở cốp ra làm gì. Vậy nên, người ngoài càng không hề biết.
01/04/2020(Xem: 5381)
Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên Thư Viện Hoa Sen vào ngày 16/02/2020, có đoạn: ... "Anh chú tâm niệm Phật, đúng ra là niệm Chuẩn Đề đà-la-ni, chỉ để thêm đạo lực, thêm ý chí mà vượt qua thời khắc khó khăn thử thách, quên đi mệt nhọc thân xác..." Tác giả chỉ nhắc qua việc "niệm chú" thật ngắn, không diễn bày hay kể lể gì thêm, lướt qua thật nhanh để trở về với mạch truyện. Chắc rất ít người lưu tâm để ý đến chi tiết vô cùng huyền diệu này, vì đang bị cuốn hút theo dòng trôi của câu chuyện "hết xăng, dắt xe đi bộ".
20/03/2020(Xem: 2946)
Tình yêu không chỉ là cảm xúc của con người, nó còn là cội nguồn của sức mạnh, của tinh thần lạc quan, của lòng dũng cảm và sự kiên cường. Tình yêu giúp chúng ta giải quyết rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, giúp ta dễ dàng tha thứ cho những sai lầm và dẫn dắt ta tới những bến bờ hạnh phúc. Đó là buổi tối tháng 6 lộng gió, chàng trai gặp cô gái tại một bữa tiệc ở một nhà hàng gần biển. Cô là người xinh đẹp, dịu dàng và phần lớn khách trong buổi tiệc đều chú ý đến cô. Trong khi đó, chàng trai lại là một người rất bình thường, không có gì đặc biệt, cũng chẳng ai để ý tới anh. Anh cũng dõi theo cô ngay từ khi cô bước vào.
20/03/2020(Xem: 4450)
Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Chiều về trên sông vắng, Chàng ngồi trầm ngâm ngắm cảnh sông nước của Sài Gòn. Tức cảnh sinh tình Chàng nhẹ nhàng lôi máy điện thoại iPhone vẫn luôn nhét trong túi ra nhắm một pô thật tình cảm, rồi trong ký ức thời còn đi học luôn bị ông Thầy dạy văn bắt học thuộc lòng các bài thơ Đường hay "Kẻ sĩ" trẹo vần của Nguyễn Công Trứ, Chàng liền xuất khẩu thành thơ ra ngay một câu đã chứa sẵn trong đầu "Bên sông khói sóng cho buồn lòng ai". Trước là để giải tỏa nỗi buồn cho quê hương đất nước đang điêu linh, sau là xả stress với các tin tức thế giới về con vi-rút độc hại, lỡ mang cái tên mỹ miều là Corona. Tên cúng cơm đầy đủ phải là Covid-19 nghe như mật mã của một điệp viên nổi tiếng cỡ 007 không bằng. Đại để chỉ nêu rõ xuất xứ của cô nàng vi-rút xuất hiện tại Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.
17/03/2020(Xem: 9620)
Nước kia có một ông vua Nghe lời đồn đãi khó ưa về mình Ngoài đời có kẻ phê bình Rằng mình bạo ngược, tính tình tàn hung Còn về chính trị chẳng thông, Vua nghe tức bực trong lòng lắm thay
17/03/2020(Xem: 12990)
Ngày nay, Sự hiện hữu lạ lùng của mấy con trùng nhỏ nhoi codv19 lại có một sức tấn công vô hình mà mãnh liệt làm các nhà chánh trị gia hùng cường nhất thế giới khi đưa tay để bắt tay nhau trong một tư thế quen thuộc của nền văn hóa âu tây lại vội vả rút tay về rồi họ cùng chấp hai bàn tay lên ngực để chào nhau và cùng rộ lên cười những tiếng cười hoan lạc, mỹ miều, khoan khoái, từ xưa nay chưa từng có ! Hay thay, Một khoản khắc trở về chân lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]