Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)

24/04/201311:17(Xem: 15404)
1. Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)
33 Vị Tổ Ấn Hoa


1. Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)

Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Nguồn: Tu Viện Chơn Không 1971 Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh.Ấn Hành - PL. 2534 - 1990


Đồng thời đức Phật

Ngài dòng Bà-la-môn (Brahmana) ở nước Ma-Kiệt-Đà, cha tên Ẩm-Trạch, mẹ tên Hương-Chí. Thưở bé, Ngài dung nghi trang nhã, toàn thân màu vàng, ánh sáng chiếu rất xa. Thầy tướng xem tướng ngài nói:

─ Đứa bé nầy đời trước có phước đức thù thắng, lẽ ưng xuất gia

Cha mẹ Ngài nghe nói lo sợ,cùng nhau thầm bàn (sẽ cưới vợ đẹp để làm nhụt chí của nó). Vừa lớn lên, cha mẹ liền lo chọn người lập gia thất cho ngài, nhưng ngài một bề từ chối, sau cùng bất đắc dĩ ngài phải nói:

─ Có người con gái nào thân đồng màu sắc như con, con mới ưng cưới.

Cha mẹ ngài bèn đúc một tượng vàng, đẩy đi khắp trong nước, tìm người nữ nào giống màu sắc ấy, cưới cho ngài. Quả nhiên, gặp được một cô con gái giống hệt như ngài, thế là ngài phải lập gia đình

Bởi đời đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipasyin), sau khi Phật Niết-bàn, chúng xây tháp thờ Xá-lợi, trong tháp có an trí một pho tượng Phật phết vàng. Lâu ngày pho tượng trên mặt bị lở khuyết. Khi ấy, ngài ca-diếp là thợ đúc vàng, có cô gái nhà nghèo, vì thấy mặt Phật hư khuyết, cô còn một đồng tiền vàng đem đến nhờ Ngài ca-diếp nấu ra để phết lại tượng Phật.Thấy cô phát tâm tu bổ tượng Phật, ngài rất hoan hỷ đứng ra làm chu tất việc nầy, nhơn đó, hai người cùng nguyện đời đời sẽ làm vợ chồng, mà coi như đôi tri-kỷ, chớ không vì tình dục.

Do phước báo đó nên 91 kiếp thân thể hai vị đều toàn một màu vàng. Sau sanh cõi Phạm-thiên, hết phước cõi Phạm-thiên chết, sanh về cõi nầy trong nhà Bà-là-môn giàu có hiện tại. Tuy hiện nay hai vị làm vợ chồng, mà sống như tình tri-kỷ, không có ý dâm dục.

Đến sau, cả hai đều xin cha mẹ xuất gia. Cha mẹ bằng lòng,ngài liền xuất gia làm Sa-môn vào núi tu hạnh Đầu-đà (Dhuta). Một hôm,nhơn nghe trong hư không có tiếng bảo:

─ Phật đã ra đời, nên đến đó thọ giáo.

Ngài liền tìm đến tịnh-xá Trúc-Lâm, chí thành đảnh lễ Phật.

Phật bảo:

─ Lành thay Tỳ-kheo đến đây, hãy cạo bỏ râu tóc đi.

Ngài liền cạo bỏ râu tóc, thọ giới Tỳ-kheo, mặc y cà-sa. Từ đây, ngài theo Phật hiểu sâu giáo Pháp, tinh tấn tu hành không lúc nào lơi lỏng, cho đến chứng quả A-La-Hán. Có lần ngài từ xa đến ra mắt Phật. Các chúng Tỳ kheo ngồi vây quanh Phật, trông thấy ngài mặc y bằng vải rách, thân hình tiều tụy, có ý thầm khi. Phật biết, bèn bảo:

─ Ca-Diếp đến đây! Ta nhường nửa tòa cho ngồi.

Ngài vẫn không dám ngồi. Phật bảo các Tỳ-kheo:

Ta có đại từ đại bi, các thiền-định tam-muội và vô lượng công đức để tự trang nghiêm. Tỳ-kheo Ca-Diếp cũng như thế. Do đó,ta nhường nửa tòa cho Ca-Diếp ngồi. Chúng Tỳ-kheo đều dứt tâm ngạo mạn, lại thầm cung kính ngài.

Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu ). Phật bảo :

─ Ta có chánh Pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu-tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn-tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ chánh pháp nầy, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến sau sẽ truyền cho A-Nan. Thế-Tôn đến trước tháp Đa-Tử gọi Ma-Ha-Ca-Diếp đến chia nửa tòa cho ngồi, lấy y Tăng-Già-Lê quấn vào mình Ca-Diếp, rồi nói kệ phó pháp :

Pháp bổn pháp vô pháp
vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp.
Dịch:
Pháp gốc pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay khi trao không pháp
Mỗi pháp đâu từng pháp.

Ngài già yếu, Phật nhiều lần khuyên:

─ Ca-Diếp tuổi đã già, nên ở một chổ nhận những thức cúng dường của thí chủ, chớ đi khất thực nhọc nhằn.

Ngài bạch Phật :

─ Con tuy già yếu, song không dám ở một chổ thọ sự cúng dường của thí chủ. Vì sợ e sau này, các Tỳ kheo đời sau sẽ nói :

─ Đệ tử lớn của Phật trước kia vẫn ở một chỗ thọ sự cúng dường, rồi họ sanh phóng túng.

Lúc Phật Niết-bàn tại thành Câu-Thi-Na trong rừng Sa-La, thì ngài đang ở trong động Tất-Bát-La (SthaviRa) trên núi Kỳ-Xà-Quật. Nghe tin Phật Niết-bàn, ngài và 500 đệ tử vội vã hướng về thành Câu-Thi-Na. Đến nơi, đã đễ Phật vào kim-quan, ngài buồn bã. Thầy trò đi nhiễu kim-quan ba vòng, rồi đảnh lễ Phật. Khi ấy, hai bàn chân Phật duỗi ra ngoài kim-quan để an ủi ngài. Ngài vuốt ve hai bàn chân Phật, lòng rất bi thảm.

Sau khi thiêu thân Phật xong,ngài tuyên bố với chúng Tỳ-kheo:

─ Xá-lợi của Phật giao cho trời, người xây tháp thờ làm ruộng phước, còn trách nhiệm Tỳ-kheo chúng ta phải lo kết tập kinh điển để lưu lại đời sau.

Ngài bèn nói kệ :

Như-Lai đệ tử
Thả mạc Niết-bàn
Đắc thần thông giả
Đương phó kiết tập
Dịch:
Đệ tử Như-Lai
Chớ vội Niết-bàn
Người được thần thông
Nên đến kiết tập .

Thế là, sau Phật Niết-bàn 7 ngày, Ngài triệu tập 500 vị đại A-La-Hán tụ hợp tại núi Kỳ-Xà-Quật, trong động Tất-Bát-La kiết tập.nChỉ có tôn giả A-Nan không được dự hội, vì chưa sạch các lậu, Tôn-giả A-Nan buồn bả, suốt đêm chuyên tâm thiền-định, đến gần sáng liền chứng ngộ, các lậu dứt sạch được quả A-La-Hán .

Sau đó,tôn giả được mời dự hội. Ngài thưa toàn chúng:

─ Tỳ-kheo A-Nan nhớ giỏi bậc nhất, thường theo hầu hạ Như-Lai, nghe pháp Phật nói ghi nhớ không sót, như nước rót vào bình không rơi ngoài một giọt, nên mời kiết-tập tạng Kinh và tạng Luận . Mời Tỳ-kheo Ưu-Ba Ly kiết tập tạng Luật. Toàn chúng đều hoan-hỷ chấp thuận.

Hội kiết-tập nầy, Ngài là chủ-tịch. Sau cuộc kiết tập đã viên mãn,nhơn duyên độ sanh đã xong xuôi, Ngài thấy tuổi đã già yếu lắm, bèn gọi tôn giả A-Nan đến bảo:

─ Khi Như-Lai sắp vào Niết-bàn có dặn ta đem chánh pháp nhãn tạng giao phó cho ông. Nay ta sắp ẩn, đúng lúc giao phó cho ông, ông phải khéo gìn giữ chớ để đoạn dứt.

Ngài nhớ lời Phật dặn giữ gìn y bát của Phật đợi đến Phật Di-Lặc ra đời sẽ trao lại, nên dự bị vào núi Kê-Túc nhập định. Liền đó, Ngài đi từ giả vua A-Xà-Thế và những người thân thuộc, rồi vào núi Kê-Túc trải tòa cỏ ngồi an nhiên nhập định
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2018(Xem: 62053)
Audio mp3: Đường Xưa Mây Trắng Tác giả: Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Diễn đọc: Phật tử Chiếu Thành
14/06/2018(Xem: 10726)
Khoảng tháng 3 vừa rồi, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác (Đức Quốc) gởi cho chúng tôi bản final cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa với lời dặn dò: viết Lời cuối sách. Đọc thư Thầy, chúng tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng và hơi bị “ngộp” dưới cái bóng quá lớn và ảnh hưởng rộng khắp của Thầy. Chúng tôi “ngại” vì biết Thầy có nhiều mối quan hệ thân thiết với các bậc tài danh khắp nơi. Ngược lại, chúng tôi chỉ là kẻ sơ học nhiều mặt mà lại dám chắp bút viết Lời cuối sách này? Chúng tôi rất đắn đo trước cái vinh dự to lớn ấy, trước cái trách nhiệm nặng nề này. Nhưng rồi anh Văn Công Tuấn nhiều lần “trấn an”, khích lệ. Và rồi, lại nghĩ rằng, Thầy Như Điển có lòng ưu ái, thương tưởng và muốn tạo điều kiện cho chúng tôi trong bước đầu tập tễnh học Phật. Xin cung kính niệm ân Thầy; và cũng qua đây kính mong quý vị độc giả thông cảm và lượng thứ cho những thiếu sót và non nớt không sao tránh khỏi, dù đã có nhiều
03/06/2018(Xem: 5903)
Thật thú vị, và cũng thật hạnh phúc, khi được ngồi hầu dưới chân Mẹ, được Mẹ kể cho nghe những câu chuyện ngày xưa đẫm vị Đạo mà Mẹ vẫn còn nhớ như in, kể vanh vách, đọc lưu loát ở độ tuổi sắp thượng thọ bach tuế.
17/05/2018(Xem: 5320)
Tù binh bị đồng đội căm hận và báo thù đến chết, 60 năm sau, phát hiện từ một gốc cây gây chấn động nước Anh! Đi qua những tình tiết bất ngờ, câu chuyện về người tù binh chiến tranh dưới đây đã khiến người đọc thực sự hồi hộp. Mất 60 năm để mọi người biết sự thật, quãng thời gian thật dài!
12/05/2018(Xem: 3697)
Đường Lên Trại 6 Trần Thị Nhật Hưng Khi nhận lá thư của Hữu từ trại cải tạo miền Bắc, tôi chết sững như nhận tin tử trận của chàng. "Hoàng Liên Sơn, ngày …tháng… năm… Em yêu, Anh đã ra Bắc từ 3 tháng nay. Hiện nơi đây trời đã chuyển sang đông, khá lạnh. Nhưng em yên tâm, anh đủ ấm nhờ người bạn ở trại Suối Máu, Biên Hòa, đã cho anh một chiếc mền cũ, một áo len dày trước khi đi. Trại mới, chưa có lệnh thăm nuôi, khi nào có phiếu gửi quà, gửi cho anh ít mứt gừng thật cay và hủ mắm ruốc xào sả ớt là đủ. Ngoài ra còn tùy khả năng của gia đình gửi thêm các thứ khác… Nơi xa, anh chỉ mong mỏi một điều là em hãy cố gắng chờ anh, chu toàn mọi trách nhiệm và bổn phận trong gia đình, săn sóc Bố thay anh. Đó là thể hiện tình em yêu anh vậy.
09/05/2018(Xem: 12481)
Ở Ba La Nại thuở xưa Vua và hoàng hậu rất ư vui mừng Vừa sinh hoàng tử đầu lòng Đã bao ngày tháng cầu mong chuyện này. Thế rồi sau một ít ngày Vua mời thầy tướng đến ngay cung vàng Năm trăm vị đều giỏi giang Cùng nhau xem tướng cho hoàng tử con Xem tương lai khi lớn khôn Có thường tốt đẹp, có luôn an bình.
30/04/2018(Xem: 10602)
(Vần thơ đưa tiễn Phật tử Nguyễn Hướng Dương về cảnh giới an lành) Hôm nay ngày giỗ Tổ Hùng Vương Chợt nghe tin tức thật bi thương Một người giã biệt, đi theo Tổ Thôi, đã thôi rồi, Nguyễn Hướng Dương! Tôi nhớ khi xưa, em đến đây Trong một Khóa Tu để giải bày Kinh nghiệm trải qua bao sóng gió Gương sáng đời em, mấy ai tày?
29/04/2018(Xem: 9602)
Ngày xưa ở tại nước kia Có bà goá phụ Đề Vi rất giàu Chồng thời chết đã từ lâu Lại không con cái, u sầu mãi thôi Một thân goá bụa đơn côi Không người che chở, chẳng ai nương nhờ. Đúng theo phép thời bấy giờ Vì bà dòng dõi là Bà La Môn Nên khi cuộc sống u buồn Không như ý nguyện, lại luôn não phiền
21/04/2018(Xem: 6583)
Nhớ Thầy Là Nhớ Pháp, Kính dâng Hòa Thượng Thích Phước Đường, ( Bài của Nhật Duyệt Lê Khắc Thanh Hoài, do PT Diệu Danh diễn đọc)
21/04/2018(Xem: 10035)
Ngày xưa có một nhà buôn Dẫn đoàn xe nọ lên đường đi xa Đem theo hàng hóa bán ra Lời nhiều muốn kiếm phải qua nước ngoài, Hành trình gian khổ kéo dài Một ngày đoàn tới ven nơi hiểm nghèo Bãi sa mạc nóng như thiêu Ban ngày cát mịn nóng nhiều như nung Đi ngang qua khó vô cùng Xe bò kéo nặng càng không dễ dàng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]