Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

06/01/202509:14(Xem: 111)
Tuần 3
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 3 THÁNG 12, 2024)
 
                            
Diệu Âm lược dịch

 

 

NHẬT BẢN: 1,200 tượng La Hán tại ngôi chùa Otagi Nenbutsuji ở Kyoto thu hút nhiều du khách

Kyoto, Nhật Bản - Ngôi chùa cổ Otagi Nenbutsuji của Phật phái Tendai có niên đại từ Thời kỳ Nara (710-784) được di dời đến Phường Ukyo của thành phố Kyoto vào năm 1922.

Chùa này đã bị hư hại nghiêm trọng trong một cơn bão năm 1950 đến nỗi được gọi là “ngôi chùa hoang vắng nhất ở Kyoto”. Nhà điêu khắc Phật giáo Kocho Nishimura (1915-2003) đã phụ trách xây dựng lại chùa với tư cách là trụ trì của ngôi đền.

Vào những năm 1980, sư Nishimura đã mời công chúng đến để tạc tượng la hán phản ảnh mong ước cá nhân của họ.

Ban đầu sư Nishimura dự định giới thiệu 500 tác phẩm điêu khắc la hán để tưởng nhớ 500 đệ tử của Đức Phật đã xuất gia sau khi Ngài nhập diệt.

Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 1,200 tượng trong vòng 10 năm, khi chùa Otagi Nenbutsuji tràn ngập những người từ khắp Nhật Bản háo hức cống hiến các tác phẩm điêu khắc của họ.

Điểm du lịch ít được biết đến này trước đây chỉ thu hút khoảng 100 du khách mỗi ngày. Nhưng sự nổi tiếng của nó đã tăng vọt vào mùa xuân năm ngoái sau khi chùa Otagi Nenbutsuji được viết trên một trang web đánh giá du lịch nước ngoài. Hiện nay, hầu hết trong số 900 du khách mỗi ngày đến từ bên ngoài Nhật Bản.

(asahi.com – December 18, 2024)

 

  TinTuc_PGTG_2024-12-3-000
TinTuc_PGTG_2024-12-3-001 
Tượng La hán tại chùa Otagi Nenbutsuji ở Kyoto
TinTuc_PGTG_2024-12-3-002TinTuc_PGTG_2024-12-3-003TinTuc_PGTG_2024-12-3-004
 
Du khách viếng ngôi chùa Otagi Nenbutsuji 1,200 La hán
  Photos: Yoshiaki Arai

 

 

HÀN QUỐC: Hội Jungto công bố tuyển sinh năm 2025 cho Trường Phật học Jungto trực tuyến với Hòa thượng Pomnyun Sunim

  Hội Jungto - cộng đồng Phật giáo quốc tế do Pháp sư Hàn Quốc và là nhà hoạt động xã hội đáng kính, Hòa thượng Pomnyun Sunim thành lập - đã thông báo rằng khóa học thực hành và nghiên cứu trực tuyến phổ biến dành cho các học viên Phật giáo - có tên là Trường Phật học Jungto - sẽ trở lại vào năm 2025, với việc đăng ký trực tuyến hiện đã mở.

  “Học những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng Pomnyun Sunim,” Hội Jungto  công bố trong một thông báo. “Bạn sẽ học cách tâm trí hoạt động và sẽ trải nghiệm những thay đổi trong quan điểm của mình về cuộc sống. Là học viên của Trường Phật học Jungto, bạn không chỉ học giáo lý Phật giáo - những lời dạy cốt lõi của Đức Phật - mà còn đạt được trí tuệ thực tế vốn có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Ngoài ra, bạn sẽ thực hành áp dụng những lời dạy đó vào cuộc sống hàng ngày của mình.”

  “Trong suốt 32 năm lịch sử của mình, Trường Phật học Jungto đã giúp vô số người thay đổi cuộc sống của họ,” Hội Jungto lưu ý. “Chương trình kéo dài 20 tuần này sẽ giúp những người tham gia học cách sống tự do và hạnh phúc hơn theo giáo lý Phật giáo.”

(Buddhistdoor Global – December 18, 2024)

 TinTuc_PGTG_2024-12-3-005

Hòa thượng Pomnyun Sunim
Photo: Jungto Society
 

 

THÁI LAN: Tòa nhà của chùa Wat Pa Rien ở tỉnh Nakhon Si Thammarat sụp đổ sau trận mưa lớn và lũ lụt

Mưa lớn và lũ lụt ở miền Nam Thái Lan đã khiến một tòa nhà tại Wat Pa Rien, một ngôi chùa Phật giáo ở tỉnh Nakhon Si Thammarat sụp đổ vào ngày 16-12-2024. Chính quyền địa phương báo cáo rằng công trình này - vốn là nơi ở của các nhà sư - đã rơi xuống một khe núi gần đó sau khi nền móng của tòa nhà bị suy yếu do mưa lớn liên tục và lũ quét. Không có báo cáo thương vong nào vì các nhà sư đã di tản khỏi tòa nhà ngay trước khi xảy ra sụp đổ.

Đoạn video từ hiện trường cho thấy tòa nhà tại chùa Wat Pa Rien lúc đầu bị võng ở giữa, với các cửa sổ bị cong vênh và một số tấm ốp cong ra ngoài. Chẳng bao lâu, toàn bộ tòa nhà dường như bị trượt đi vì phần lớn nền móng bị nước lũ nhấn chìm. Cả tòa nhà sau đó rơi xuống vùng nước sâu, chỉ còn lại lối vào và cầu thang bên ngoài. Nhận thấy sự rung chuyển trong cấu trúc này, các nhà sư đã quyết định rời đi ngay lập tức.

Chính phủ và các tăng đoàn Phật giáo địa phương đã bắt đầu đánh giá thiệt hại và xem xét các kế hoạch tái thiết.

(NewsNow - December 20, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-12-3-006TinTuc_PGTG_2024-12-3-007

 

TinTuc_PGTG_2024-12-3-008

Tòa nhà tại chùa Wat Pa Rien sụp đổ do mưa lớn và lũ lụt
Photo: msn.com

 

ẤN ĐỘ: Học giả Phật giáo và là Giáo sư Ấn Độ học Suniti Kumar Pathak từ trần ở tuổi 101

Tây Bengal, Ấn Độ - Học giả Phật giáo và là giáo sư Ấn Độ học nổi tiếng Suniti Kumar Pathak đã qua đời tại nhà riêng của ông ở Avanpalli, Shantiniketan (bang Tây Bengal) vào ngày 5-12-2924, hưởng thọ 101 tuổi.

Giáo sư Pathak nổi tiếng với những nghiên cứu sâu rộng về Phật giáo và văn hóa. Năm 1954, cùng với Giáo sư C. R. Lama, ông đã đồng thành lập Khoa Nghiên cứu Ấn Độ-Tây Tạng tại Đại học Visva-Bharati ở Shantiniketan.  Năm 1984, ông nghỉ hưu và sống tại Bolpur, Santiniketan cho đến khi qua đời.

Giáo sư Pathak đã có những đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu các ngôn ngữ Ấn Độ, và văn hóa Phật giáo. Ông thông thạo nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Bengal, tiếng Hán, tiếng Pali, tiếng Prakrit, tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng, và là tác giả của một số bài báo bằng các ngôn ngữ này.

(NewsNow – December 18, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-12-3-009

 Giáo sư Suniti Kumar Pathak
Photo: ommcomnews.com

ẤN ĐỘ: Kỷ niệm 35 năm ngày trao Giải Nobel Hòa bình cho Đức Đạt Lai Lạt Ma

Dharamshala, Ấn Độ - Các cộng đồng người Tây Tạng trên toàn thế giới đã kỷ niệm 35 năm ngày Đức Đạt lai Lạt ma nhận Giải Nobel Hòa bình với các sự kiện và lễ hội bắt đầu vào ngày 8-12-2024.

Lễ kỷ niệm diễn ra ở nhiều quốc gia, phản ảnh di sản lâu dài và tác động toàn cầu của Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14, người đã được trao Giải Nobel Hòa bình vào ngày 10-12-1989 vì “ủng hộ các giải pháp hòa bình dựa trên sự khoan dung và tôn trọng lẫn nhau để bảo tồn di sản lịch sử và văn hóa của người Tây Tạng”.

Kashag, văn phòng điều hành của Chính quyền Trung ương Tây Tạng tại McLeod Ganj, Dharamshala (Ấn Độ), đã ban hành một tuyên bố cho ngày này, trong đó có đoạn:

“Hôm nay, khi chúng ta kỷ niệm cả lễ trao Giải Nobel Hòa bình cho Đức Đạt lai Lạt ma và Ngày Nhân quyền Quốc tế, thật thích hợp khi chúng ta nói về những nỗ lực không mệt mỏi của Đức Đạt Lai Lạt Ma bất chấp mọi khó khăn trong việc bảo tồn ngôn ngữ Tây Tạng, cũng như quảng bá trí tuệ Phật giáo cổ xưa phong phú và các giá trị văn hóa của nó. Và cả về vai trò của Ngài như một người tố giác để bảo vệ hệ sinh thái và môi trường toàn cầu.”

Tuyên bố cũng lưu ý rằng 12 tháng kể từ ngày 6-7-2025 đến ngày 6-7-2026 sẽ được chỉ định là “Năm Từ bi” để tôn vinh sinh nhật lần thứ 90 của Đức Đạt lai Lạt ma.

(Buddhistdoor Global – December 17, 2024)

 

TinTuc_PGTG_2024-12-3-010

Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: wikipedia.org
Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2018(Xem: 8532)
Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà San Suu Kyi. "Aung San Suu Kyi’ s Buddhism Problem” Tại sao biểu tượng dân chủ của Miến Điện lại không lên tiếng bênh vực các sắc dân thiểu số và chống lại chủ nghĩa quốc gia, tinh thần kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và thỉnh thoảng bạo động của tín đồ Phật Giáo chiếm đa số trên đất nước Miến Điện? (Bài viết của William McGowan đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 17/9/2012) Suốt đoạn đường đấu tranh lâu dài chống lại các ông tướng của Miến Điện, Bà Aung San Suy Kyi – biểu tượng của nền dân chủ- phần lớn dựa vào tinh thần Phật Giáo. Bà đã tán dương một tôn giáo đã giúp bà tìm thấy tự do ở trong tâm tưởng suốt 15 năm bị quản thúc tại gia và nói rằng giáo lý, chẳng hạn như “bao dung” (loving kindness) có thể giúp
01/01/2018(Xem: 42172)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/12/2017(Xem: 136290)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/11/2017(Xem: 17128)
Nói về thiên tai nhân họa trên thế giới thì gần như xảy ra liên tục hết năm này tới năm khác, không nơi này thì nơi kia, gây thảm hại khi nặng khi nhẹ lúc ít lúc nhiều. Đất nước Việt Nam mình lại càng lắm nỗi, nhất là mưa gió bão lụt, Miền Trung bão lụt hàng năm, Khổ đau đày đọa nặng oằn Miền Trung. Hễ bão nổi lên, tiến vào Biển Đông, vượt Hoàng Sa Trường Sa, đổ bộ vào ven biển đất liền là Việt Nam hứng chịu.
11/06/2017(Xem: 5277)
HT Phương Trượng Thích Như Điển đọc Discours tại thành phố Strassbourg nhân lễ fête du Bouddha do Hội Phật Giáo Pháp tổ chức, Buổi giảng nầy được giảng tại một thính phòng lớn gần trụ sở Quốc Hội Âu Châu của thành phố Strassbourg do Hội Phật Giáo d Alsa mượn để tổ chức trong hai ngày 3 và 4.6.2017
01/06/2017(Xem: 5397)
Công chúa Mako là cháu gái của Hoàng đế Akihito và hoàng hậu Michiko, đã tham dự lễ Khai mạc Triển lãm Bảo tàng Hoàng gia Bhutan ở Thủ đô Thimphu hôm Chủ nhật, ngày 04/06/2017.
07/05/2017(Xem: 17542)
Lễ Phật Dản 2641 (2017) tại Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
04/05/2017(Xem: 5517)
Sau tác phẩm “Hành Trình Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới Tại Việt Nam”, còn có tác phẩm “Dấu Ấn Hành Trình Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới Tại Hoa Kỳ” được phát hành phi lợi nhuận vào năm 2012, tính đến nay sau khoảng thời gian 5 năm, Lâm Ánh Ngọc (L.A.N) đã hội ngộ ông bà Ian Green tại Hàn Quốc nhân sự kiện Phật Ngọc được triển lãm tại xứ sở kim chi để mọi người cùng đến chiêm ngưỡng tượng Phật quý được tạc từ khối ngọc bích.
01/05/2017(Xem: 8766)
Hòa thượng Viên Minh Sư trưởng Tổ đình Bửu Long sẽ có chuyến hoằng pháp tại Hoa Kỳ và Canada từ 21 tháng 4 đến ngày 20 tháng 6 năm 2017. Dưới đây là lịch trình chi tiết: Lịch trình dự kiến chuyến đi Mỹ và Canada trong năm 2017 của Thầy Viên Minh
06/04/2017(Xem: 13689)
Họp Mặt Thân Hữu Già Lam lần thứ 14 tại Chùa Vạn Hạnh Hằng năm Quý Thầy cùng Chư Huynh Đệ họp mặt trao đổi chí nguyện hoằng pháp và tưởng niệm tri ân đến các bậc Tiền bối Thầy - Tổ. Nhân dịp nầy kính mời Quý Phật tử cùng hoà chung với tất cả niềm hỷ lạc cung nghinh về đạo tràng Vạn Hạnh đồng hành và thính Pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]