Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

11/08/201918:08(Xem: 10326)
Tuần 1
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THÊ GIỚI
 (TUẦN THỨ 1 THÁNG 8, 2019)
 
 
  Diệu Âm lược dịch  

 

 

HOA KỲ: Được truyền cảm hứng bởi Đức Đạt lai Lạt ma, Tỷ phú T. Denny Sanford tặng 100 triệu đô la cho nghiên cứu về lòng từ bi

Được truyền cảm hứng bởi một cuộc trò chuyện với Đức Đạt lai Lạt ma về triết lý từ bi là nguồn hạnh phúc, Tỷ phú Mỹ Thomas Denny Sanford đã tặng 100 triệu đô la cho trường Đại học California San Diego để tài trợ cho nghiên cứu về sự đồng cảm và lòng từ bi, và tìm cách để trau dồi những phẩm chất này giữa các chuyên gia chăm sức  khỏe vì lợi ích của bản thân và bệnh nhân.

Là nhà tài phiệt ngân hàng và là nhà từ thiện, ông Sanford đã có một cuộc gặp riêng với Đức Đạt lai Lạt ma vào năm 2017, khi vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng này viếng trường Đại học California San Diego trong chuyến hoằng pháp “Lòng từ bi không biên giới” của ngài tại Hoa Kỳ.

“Tôi đã được truyền cảm hứng từ công việc và giáo lý của Đức Đạt lai Lạt ma, người có mối quan tâm về giao lộ nơi gặp nhau sâu sắc của khoa học và đức tin,” ông Sanford nói. 

(buddhistdoor.net – August 2, 2019)

2019-08-1-000

Tỷ phú T. Denny Sanford
Photo: sandiegouniontribune.com
 

 

HÀN QUỐC: Tu viện Phật giáo được xây bằng 300.000 viên gạch

Một tu viện Phật giáo mới hoàn thành ở Hàn Quốc nhằm mục đích cung cấp một nơi cư trú và tĩnh tâm cho các tu sĩ Phật giáo và các hành giả cư sĩ tu tập đạo pháp. Là một hiện thân kiến ​​trúc của giáo lý Phật giáo thể hiện cho thời hiện đại, khu tu viện có tên là Trung tâm Jetavana Seon này được xây dựng bằng 300.000 viên gạch riêng lẻ.

Hoàn thành vào đầu năm nay, Trung tâm Jetavana Seon - nằm giữa những ngọn núi gần thị trấn Gangchon ở tỉnh Gangwon, phía đông bắc Hàn Quốc - là công trình của Công ty Kiến ​​trúc studio_GAON có trụ sở tại Seoul.

Tu viện tạo thành một phần của một khu phức hợp lớn hơn vốn đóng vai trò là trung tâm của Phật giáo Seon Hàn Quốc (Zen), bao gồm các tòa nhà riêng biệt bao gồm chỗ ở cho thiền định và tĩnh tâm khổ hạnh.

(Buddhistdoor Global – August 5, 2019)

 

 

2019-08-1-001
 2019-08-1-002
Tu viện Jetavana ở Gangchon, Hàn Quốc
Photos: studio-gaon.com
 

 

HOA KỲ: Thư viện Quốc hội công bố một cuộn sách Phật giáo 2,000 năm tuổi

Thư viện Quốc hội đã công bố một văn bản Phật giáo 2,000 năm tuổi hiếm có vào ngày 29-7-2019.

Cuộn sách này  có nguồn gốc ở Gandhara, một khu vực Phật giáo cổ ở miền bắc Afghanistan và Pakistan. Chỉ có vài trăm bản thảo Gandhara được các học giả trên toàn thế giới biết đến, và mỗi bản đều quan trọng vì giúp hiểu được sự phát triển ban đầu của văn học Phật giáo. Ví dụ, bằng cách sử dụng phân tích ngôn ngữ, các học giả nghiên cứu các bản thảo này để lập biểu đồ cho sự truyền bá của Phật giáo khắp châu Á.

Cuộn sách nói trên của thư viện còn được gần 80% văn bản gốc, chỉ thiếu phần đầu và phần cuối. Hầu hết các cuộn Gandhara khác được các học giả biết đến đều rời rạc hơn.

Được mua vào năm 2003 từ một nhà sưu tập tư nhân, cuộn sách là một trong những mảnh phức tạp và dễ vỡ nhất mà Thư viện Quốc hội đã từng xử lý.

Mặc dù bản thảo quá mỏng manh để trưng bày công khai, nhưng bằng cách số hóa văn bản, thư viện có thể chia sẻ phần lịch sử quan trọng này với công chúng.

(tipitaka.net – August 6, 2019)

2019-08-1-003

 2019-08-1-004
2019-08-1-005

Cuộn sách Phật giáo Gandhara 2000 năm tuổi thuộc Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ

 

 

THÁI LAN: Ngôi ngôi chùa Wat Nong Bua Yai xuất hiện trở lại khi hạn hán

Đám đông đổ xô đi xem một ngôi chùa Phật giáo - vốn bị ngập nước trong một hồ đập ở miền trung Thái Lan - nay đang bị lộ ra sau khi hạn hán đã đẩy mực nước xuống mức thấp.

Wat Nong Bua Yai là một ngôi chùa hiện đại đã bị nhấn chìm trong quá trình xây dựng con đập cách đây 20 năm.

Khi dung tích hồ chứa chỉ còn ở mức dưới 3% , di tích chùa đã được nhìn thấy ở giữa mặt đất khô.

Một số nhà sư Phật giáo cùng hàng trăm người khác đã đi qua các cấu trúc gãy vỡ của ngôi chùa trên mặt đất nứt nẻ vào tuần trước để tỏ lòng thành kính với bức tượng Phật cao bốn mét không đầu.

"Ngôi chùa thường bị nước bao phủ . Vào mùa mưa, bạn không nhìn thấy được gì", một trong những du khách nói.

(RTÉ NEWS – Agust 6, 2019)

2019-08-1-0062019-08-1-007

Di tích chùa Wat Nong Bua Yai
Photos: reuters.com

 

HOA KỲ: Tổ chức Phật giáo tặng chăn cho cảnh sát Cedar Grove

CEDAR GROVE, NJ – Gần đây,  Tổ chức Phật giáo Từ Tế đã tặng chăn cho sở cảnh sát thị trấn Cedar Grove .

Cảnh sát sẽ giữ chăn trong xe của họ và đưa cho nạn nhân trong các trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn và tai nạn xe máy.

Hội Từ Tế sử dụng chăn, được làm bằng chai nhựa tái chế, trong các hoạt động cứu trợ thiên tai trên toàn thế giới. Hội đã quyên góp hơn 100.000 chiếc chăn để cứu trợ nạn nhân của thảm họa ở 37 quốc gia.

"Mặc dù ở quy mô nhỏ hơn nhiều tại đây - tại Cedar Grove này, nhưng những chiếc chăn sẽ mang lại sự cứu trợ cần thiết tương tự", Chánh sở cảnh sát Joseph Cirasa nói.

Hội Từ Tế cũng điều hành một phòng đựng thức ăn cộng đồng. Nó mở cửa từ 11:30 sáng đến 2 giờ chiều. vào thứ Sáu, và vào thứ Bảy tuần thứ hai và thứ tư trong tháng.

(Patch – August 6, 2019) 

2019-08-1-008

Chăn do Hội Từ Tế tặng được cảnh sát Cedar Grove đặt vào xe tuần tra
Photo: Cedar Grove PD
 
Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2018(Xem: 8706)
Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà San Suu Kyi. "Aung San Suu Kyi’ s Buddhism Problem” Tại sao biểu tượng dân chủ của Miến Điện lại không lên tiếng bênh vực các sắc dân thiểu số và chống lại chủ nghĩa quốc gia, tinh thần kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và thỉnh thoảng bạo động của tín đồ Phật Giáo chiếm đa số trên đất nước Miến Điện? (Bài viết của William McGowan đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 17/9/2012) Suốt đoạn đường đấu tranh lâu dài chống lại các ông tướng của Miến Điện, Bà Aung San Suy Kyi – biểu tượng của nền dân chủ- phần lớn dựa vào tinh thần Phật Giáo. Bà đã tán dương một tôn giáo đã giúp bà tìm thấy tự do ở trong tâm tưởng suốt 15 năm bị quản thúc tại gia và nói rằng giáo lý, chẳng hạn như “bao dung” (loving kindness) có thể giúp
01/01/2018(Xem: 42390)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/12/2017(Xem: 138153)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/11/2017(Xem: 17342)
Nói về thiên tai nhân họa trên thế giới thì gần như xảy ra liên tục hết năm này tới năm khác, không nơi này thì nơi kia, gây thảm hại khi nặng khi nhẹ lúc ít lúc nhiều. Đất nước Việt Nam mình lại càng lắm nỗi, nhất là mưa gió bão lụt, Miền Trung bão lụt hàng năm, Khổ đau đày đọa nặng oằn Miền Trung. Hễ bão nổi lên, tiến vào Biển Đông, vượt Hoàng Sa Trường Sa, đổ bộ vào ven biển đất liền là Việt Nam hứng chịu.
11/06/2017(Xem: 5308)
HT Phương Trượng Thích Như Điển đọc Discours tại thành phố Strassbourg nhân lễ fête du Bouddha do Hội Phật Giáo Pháp tổ chức, Buổi giảng nầy được giảng tại một thính phòng lớn gần trụ sở Quốc Hội Âu Châu của thành phố Strassbourg do Hội Phật Giáo d Alsa mượn để tổ chức trong hai ngày 3 và 4.6.2017
01/06/2017(Xem: 5438)
Công chúa Mako là cháu gái của Hoàng đế Akihito và hoàng hậu Michiko, đã tham dự lễ Khai mạc Triển lãm Bảo tàng Hoàng gia Bhutan ở Thủ đô Thimphu hôm Chủ nhật, ngày 04/06/2017.
07/05/2017(Xem: 17804)
Lễ Phật Dản 2641 (2017) tại Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
04/05/2017(Xem: 5581)
Sau tác phẩm “Hành Trình Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới Tại Việt Nam”, còn có tác phẩm “Dấu Ấn Hành Trình Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới Tại Hoa Kỳ” được phát hành phi lợi nhuận vào năm 2012, tính đến nay sau khoảng thời gian 5 năm, Lâm Ánh Ngọc (L.A.N) đã hội ngộ ông bà Ian Green tại Hàn Quốc nhân sự kiện Phật Ngọc được triển lãm tại xứ sở kim chi để mọi người cùng đến chiêm ngưỡng tượng Phật quý được tạc từ khối ngọc bích.
01/05/2017(Xem: 8826)
Hòa thượng Viên Minh Sư trưởng Tổ đình Bửu Long sẽ có chuyến hoằng pháp tại Hoa Kỳ và Canada từ 21 tháng 4 đến ngày 20 tháng 6 năm 2017. Dưới đây là lịch trình chi tiết: Lịch trình dự kiến chuyến đi Mỹ và Canada trong năm 2017 của Thầy Viên Minh
06/04/2017(Xem: 13865)
Họp Mặt Thân Hữu Già Lam lần thứ 14 tại Chùa Vạn Hạnh Hằng năm Quý Thầy cùng Chư Huynh Đệ họp mặt trao đổi chí nguyện hoằng pháp và tưởng niệm tri ân đến các bậc Tiền bối Thầy - Tổ. Nhân dịp nầy kính mời Quý Phật tử cùng hoà chung với tất cả niềm hỷ lạc cung nghinh về đạo tràng Vạn Hạnh đồng hành và thính Pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]