Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Góc nhìn của Buddhistdoor: Tài liệu Phát hiện những Sứ giả Hoà bình trong Thế giới mới, Khủng khiếp

24/10/202310:48(Xem: 2429)
Góc nhìn của Buddhistdoor: Tài liệu Phát hiện những Sứ giả Hoà bình trong Thế giới mới, Khủng khiếp

Góc nhìn của Buddhistdoor:
Tài liệu Phát hiện những Sứ giả
Hoà bình trong Thế giới mới
, Khủng khiếp

(Buddhistdoor View: Finding the Peacemakers in a New, Terrible)

 

Bởi đây đều là con cái của chúng ta, tất cả chúng ta sẽ cho những gì chúng trở nên gạt hái những gì là lợi nhuận hoặc đóng góp”.

- James Baldwin

 

Năm 1966 (Bính Ngọ), Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến viếng thăm trường Đại học Harvard, thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Hoa Kỳ, để lên tiếng với người Mỹ rằng, cuộc chiến của họ tại Việt Nam phải chấm dứt. Ngài từ tốn nói với giọng ái ngữ nhưng rõ ràng, nói với khán thính giả rằng nếu người Mỹ ngưng ném bom và bắt đầu xây dựng, sự đồng tình của người dân cả nước sẽ chuyển sang ủng hộ hộ mạnh mẽ hơn. Mặt khác, với mỗi cuộc tấn công mới của người Mỹ giết chết và làm cho những người Việt Nam vô tội bị thương tật hoặc mất mạng, sẽ có thêm một số dân làng gia nhập Việt Cộng, và sự đồng tình ủng hộ chống đế quốc Mỹ ngày càng mạnh mẽ hơn.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói với những người hiện diện tại Hội trường: “Chiến tranh không chỉ gây tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người mà còn đến đạo đức của chúng ta”.

 

“Chúng tôi trông cậy vào cộng đồng trí thức và tôn giáo ở Hoa Kỳ để thấu hiểu được những nỗi khổ niềm đau của chúng tôi và giúp chúng tôi thoát khỏi tình thế tuyệt vọng.” (Harvard Crimson)

 

Trong chuyến du thuyết năm 1966 (Bính Ngọ), với  tư cách là một Sứ giả Hoà bình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chu du khắp 19 quốc gia, kêu gọi hoà bình và chia sẻ với thế giới nguyện vộng và nỗi thống khổ của đại đa số người dân Việt Nam – những người không được lên tiếng nói của mình. Một ký giả của tờ New York Post đã diễn tả lại ấn tượng mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng, khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh mới đến Hoa Kỳ chỉ một vài hôm như sau:

 

Với hình dáng một nhà sư nhỏ thó, mảnh mai trong chiếc áo tu hành; có đôi mắt khi thì đượm buồn, khi thì rất linh động; giọng nói dịu dàng và truyền cảm. Nói theo kiểu bình dân của Mỹ thì có lẽ chiếc đầu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đang được Tướng Nguyễn Cao Kỳ treo giá ở Sài Gòn. . . Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói bằng một ngôn ngữ quốc tế của một học giả bị lôi cuốn vào bi kịch của lịch sử, khao khát chấm dứt sự điên rồ của chiến tranh, chứ không phải tìm kiếm một nền hoà bình có được bằng mọi giá . . . Khi được hỏi về ‘Tự do’ và Dân chủ’, Thiền sư Thích Nhất Hạnh hỏi lại bạn: “Tự do và Dân chủ để làm gì nếu bạn không còn sống?”. . . Lắng lòng nghe người với vóc dáng nhỏ nhắn, mảnh khảnh nhưng chân thành và đầy nhiệt tâm như thế, người ta tự hỏi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ có nên cho phép Ngài trực tiếp hội kiến Tổng thống Mỹ Johnson hay không.

 

Chuyến đi năm 1966 là một chuyến đi khá căng thẳng. Sau buổi hội thảo với người lãnh đạo phong trào dân quyền bất bạo động, Mục sư Martin Luther King ở Chicago, ngày hôm hôm sau Thiền sư Thích Nhất Hạnh bay về Washington D.C. Tại đây, trong cuộc họp báo vào ngày 1 tháng 6, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa ra một bản Kiến nghị gồm 5 điểm nhằm chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, trong đó có đề nghị Hoa Kỳ ngưng bắn ngay lập tức và có lịch trình rút quân khỏi Việt Nam. Ngay ngày hôm ấy, giới truyền thanh, báo chí và chính quyền miền nam Việt Nam (chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ và Quốc trưởng Nguyễn Văn Thiệu) đã tố cáo Thiền sư Thích Nhất Hạnh tội phản quốc. Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị tước quyền được trở về nước và bắt đầu cuộc sống lưu vong với thời gian trong 39 năm. Thiền Thích Nhất Hạnh nói: “Tội của tôi là đã dám lên tiếng kêu gọi hoà bình”.

 

Ngày nay chúng ta chứng kiến một siêu cường quân sự khác ném bom và giết hại thường dân, khiến địa phương – và có lẽ cả toàn cầu – đều đồng tình chống lại họ.

 

Trong những tuần gần đây, một lần nữa thế giới đã chứng kiến tình trạng bạo lực đau lòng đã nhấn chìm Israel và Palestine, một chu kỳ đau khổ và mất mát dường như không bao giời kết thúc, ảnh hưởng đến cuộc sống của vô số người dân. Những nỗi khổ niềm đau và sợ hãi của cả hai phía trong cuộc xung đột nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết về một con đường hướng tới hoà bình, bắt nguồn từ lòng từ bi và sự thừa nhận phẩm giá  phổ quát của mỗi con người.

 

Trước khi đi sâu vào chi tiết cụ thể của cuộc xung đột đang diễn ra, chúng ta phải thừa nhận những đau khổ to lớn mà các cá nhân và cộng đồng ở hai bên biên giới Gaza-Israel phải trải qua. Những hình ảnh đau thương về sự huỷ diệt, tiếng kêu than của những người cha mẹ thân bằng quyến thuộc chia lìa âm dương cách biệt, và sự tuyệt vọng của những đứa trẻ vô tội đã nhắc nhở chúng ta về nhu cầu cấp thiết phải có một giải pháp công bằng và lâu dài.

 

Hôm thứ Bảy, ngày 7 tháng 10 vừa qua, lực lượng vũ trang mạnh nhất Trung Đông đã bị đánh úp và tỏ ra phản ứng bị động, các máy bay chiến đấu của Hamas và các nhóm chiến binh Palestine khác đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel, bắn hàng nghìn quả tên lửa, đột kích vào các đồn biên phòng và tràn vào các khu định cư chỉ cách Gaza vài km. Các chiến binh đã giết chết ít nhất 1.400 người Israel, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và người già cũng như 260 người thiệt mạng tại một lễ hội nghệ thuật âm nhạc, vụ tấn công đơn lẽ nguy hiểm nhất trong lịch sử Nhà nước Israel. Bằng phản ứng nhanh chóng của mình, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã đẩy lùi và tiêu diệt tất cả các chiến binh đã tiến quân vào Israel và sau đó bắt đầu một cuộc oanh tạc bằng máy bay lớn vào Gaza, những hành động tương tự chưa từng thấy trên lãnh thổ này. Theo Liên Hợp Quốc, Israel đã phá hủy gần 1/4 phía bắc Dải Gaza, giết chết hơn 4.000 người Palestine, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. (ReliefWeb)

 

Là Phật tử, chúng ta được hướng dẫn bởi những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật về từ bi tâm, bất bạo động và mối liên hệ cơ bản giữa tất cả chúng sinh. Với tinh thần này, chúng ta phải lên án bạo lực bởi các nhà lãnh đạo cấp cao của Hamas đã mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Israel, nguyên nhân gây ra làn sóng bạo lực mới nhất này. Chúng ta lên án Chủ nghĩa bài Do Thái (Antisemitism) dưới mọi hình thức. Và chúng ta cũng phải lên án hành động trả đũa quá mức của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã cướp đi rất nhiều sinh mạng vô tội. Chúng ta lên án Bài Hồi giáo (Islamophobia) và hình phạt tập thể.

 

Các Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW). Bao gồm cả Liên Hợp Quốc, đã liên tục báo cáo về các hành vi vi phạm, lạm dụng và hậu quả tàn khốc của bạo lực. Những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết của việc ưu tiên hoà bình và nhân quyền hơn là xung đột kéo dài.

 

Tuy nhiên, vào thời điểm bài viết này, quân đội Israel đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza, một phản ứng mà các nhà phân tích lo ngại có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng và khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Trong khi đó, người Palestine ở Bờ Tây, nơi Hamas không có quyền kiểm soát và không có bắt nguồn cuộc tấn công nào, sống trong nỗi lo sợ bởi không thể kiềm chế bạo lực. Ngày 21 vừa qua, Tờ Times của Israel đưa tin rằng ở đó ba người Palestine đã bị trói, lột quần áo, đánh đập, đốt cháy “sau khi bị binh lính của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) và những người định cư (Israel) bắt giữ.” (The Times of Israel)

 

Đạo Phật dạy chúng ta rằng từ bi tâm không chỉ là con đường đạo đức mà còn là nền tảng của sự hiểu biết và chữa lành. Chắc chắn, trong thời kỳ bạo lực, từ bi tâm có thể trông dữ dội và mạnh mẽ - tước bỏ vũ khí trước khi nó có thể gây thiệt hại, bắt giữ những kẻ có ý định gây thiệt hại trước khi chúng kịp thực hiện kế hoạch của mình, bắt giữ những kẻ đã gây tổn hại để họ có thể hầu toà.v.v. . .

 

Từ bi tâm đòi hỏi chúng ta phải thừa nhận những nỗi khổ niềm đau và nỗi sợ hãi của những người bị tổn hại. Ngày nay, trong đó bao gồm gia đình và bạn bè của hơn 1.400 người Israel cũng như hơn 4.000 người Palestine. Nếu quay ngược thời gian, chúng ta sẽ tìm thấy những trường hợp tổn hại và dẫn đến đau đớn trong quá khứ - nỗi đau của Nakba, khi hơn 700.000 người Ả Rập Palestine bị đuổi khỏi nhà của họ ở Palestine, nỗi đau của Holocaust, khi ước tính có khoảng 6 triệu người Do Thái bị sát hại bởi chế độ Đức Quốc xã và các đồng minh của họ. Và những nỗi khổ niềm đau cứ tiếp diễn. Chu kỳ chấn thương khó lường.

 

Nhưng ngày nay, từ bi tâm buộc chúng ta phải tìm kiếm giải pháp hoà bình và công lý cho tất cả mọi người, chứ không chỉ cho một phía. Từ bi tâm mời gọi chúng ta nhìn nhận tình nhân loại được chia sẻ vượt qua rào cản tôn giáo, sắc tộc và quốc gia.

 

Ngày nay, chúng ta phải kêu gọi cam kết tuân thủ Pháp luật quốc tế và Nhân quyền. Trước mắt, điều đó có nghĩa là hãy cùng hàng triệu người trên khắp thế giới yêu cầu Israel ngừng kế hoạch tấn công trên bộ ở Gaza. Cộng đồng quốc tế bày đã bày tỏ quan ngại rõ ràng về cái giá phải trả của một cuộc xâm lược như thế, trước hết là đối với những người Palestine vô tội bị mắc kẹt trong nhà, trong nhà thờ và bệnh viện – tất cả đều đã bị hư hại hoặc phá huỷ bởi các cuộc tấn  công của Israel – cũng như đối với binh lính Israel chắc chắn sẽ mất mạng.

 

Nhưng ngoài những nỗi kinh hoàng trước mắt, các cuộc tấn công tiếp theo ở Gaza sẽ tiếp tục chu kỳ chấn thương, tạo ra một thế hệ khác của những người cảm thấy cần phải gây ra nỗi đau đó cho những người Israel hoặc người Do Thái vô tội hoặc ở những nơi khác trên thế giới. Hành động ngu xuẩn mong muốn trả thù – tất cả quá con người – này đã xuất hiện khi Chính phủ Israel gây ra nỗi đau cho người dân Gaza.

 

Các nhà lãnh đạo quốc tế cũng đã đề ra một khuôn khổ để giải quyết hoà bình cuộc xung đột này thông qua Liên Hợp Quốc và các Hiệp địnnh quốc tế. Chúng ta phải nhắc lại tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc này, bao gồm quyền tự quyết, chấm dứt các khu định cư bất hợp pháp và sự cần thiết phải có giải pháp hai nhà nước qua đàm phán, cùng nhiều giải pháp khác.

 

Nhưng trước hết, con đường dẫn đến hoà bình nằm ở đối thoại và hiểu biết lẫn nhau. Bằng cách mở các kênh liên lạc và thừa nhận quan điểm của nhau, cả người Israel và người Palestine đều có thể hướng đến sự hoà giải lâu dài. Trao đổi giữa người với người, đối thoại liên tôn giáo và các sáng kiến cấp cơ sở có thể thúc đẩy sự tôn trọng và đồng cảm lẫn nhau. Nhiều trong số này đã tồn tại nhưng ít được giới truyền thông chú ý. Giống như mỗi chúng ta có thể tham gia kiến tạo hoà bình, chúng ta hãy chung tay góp sức những người xây dựng hoà bình xung quanh chúng ta.

 

Hôm thứ Tư ngày 18 tháng 10 vừa qua, hàng nghìn nhà hoạt động chủ yếu là người Do Thái đã đến toà nhà Quốc hội Mỹ tại Đồi Capitol để yêu cầu hoà bình và hỗ trợ người Palestine. Khoảng 300 người bước vào toà nhà – như những người biểu tình ôn hoà thường làm – và bị bắt trong một cuộc biểu tình bất bạo động thể hiện sự bất tuân dân sự.

 

Các cuộc biểu tình khác kêu gọi ngừng bắn đã diễn ra trong tuần này ở những nơi khác như Mỹ, Luân Đôn, Vương quốc Anh và trên toàn thế giới, bao gồm cả Sri Lanka và Nhật Bản.

 

Tất cả những người khác được truyền cảm hứng từ các nguyên tắc bất bạo động đều có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nỗ lực hoà bình. Chúng ta có thể tham gia và hướng dẫn các cuộc đối thoại liên tôn giáo, hỗ trợ các tổ chức hoạt động về hoà giải và thúc đẩy giáo dục hoà bình để thay đổi câu chuyện cho các thế hệ tương lai.

 

Người Phật tử thấu hiểu được những nỗi khổ niềm đau và chuyển hoá đau khổ thành trí tuệ và từ bi. Bằng cách đáp trả bạo lực ở Israel và Palestine bằng từ bi tâm, cam kết về nhân quyền và quyết tâm kiên định tìm kiếm một giải pháp công bằng và hoà bình, chúng ta tin rằng một ngày nào đó, cuộc xung đột lâu dài này có thể nhường chỗ cho hoà bình và hoà giải đã có từ lâu đời.

 

Khi đối mặt với bóng tối, mong rằng tất cả chúng ta đều cố gắng trở thành ngọn hải đăng rạng người ánh quang minh chính đại và là chất xúc tác cho sự thay đổi tích cực, thể hiện đại hùng đại lực chuyển hoá của từ bi tâm và trí tuệ.

 

Lip video

 

Hãy "Dừng ngay nạn diệt chủng": Người biểu tình ủng hộ Palestine biểu tình khắp nước Mỹ, những người theo chủ nghĩa hòa bình Do Thái bị bắt tại Điện Capitol (Tòa Quốc hội Hoa Kỳ)

https://www.youtube.com/watch?v=eJJCdoQ6HYY

 

 

Hàng nghìn người tham dự cuộc biểu tình ủng hộ Palestine ở Luân Đôn, Vương quốc Anh

https://www.youtube.com/watch?v=AFr2M0qgXxg

 

 

Biểu tình ủng hộ Palestine diễn ra khắp thế giới

https://www.youtube.com/watch?v=aoslnJOPmps

 

 

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: Buddhistdoor Global

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2015(Xem: 14086)
" Phật về mở cửa vô minh Khơi dòng suối mát nối tình chúng sanh Phật về cho đất thêm lành Cho cây thêm nhụy, cho cành trổ bông." Nhờ Phật lực gia hộ, nhờ năng lực chú nguyện của chư Tăng và sự ủng hộ của Phật tử xa gần, Chùa Hội PhướC tọa lạc tại địa chỉ : 8624 Zuni Rd SE, Albuquerque, NM 87108 đã được Tiểu Bang và Liên Bang cấp giấy phép Nonprofit. Chùa được Thành Phố chính thức cấp giấy phép xây dựng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh và các khóa tu học Phật Pháp. Hòa trong không khí hân hoan của người con Phật, Bổn tự sẽ long trong tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật Lịch 2559 vào Chủ Nhật ngày 24 tháng 05 năm 2015: Dưới sự chứng minh và chủ lễ của HT Thích Nguyên Trực, HT Thích Nguyên Trí, HT Thích Nhuận Hải cùng chư tôn đức Tăng Ni, quý Cư Sĩ Phật tử Thành Viên GHPGVNTNHK với chương trình như sau:
22/04/2015(Xem: 5981)
Năm Mới Phật giáo đã bắt đầu tại các nước trên khắp Đông Nam Á, với các lễ hội té nước thật sôi nổi. Người dân địa phương tin rằng nước tượng trưng cho sự xóa sạch vận rủi của năm cũ, và là sự khởi đầu tươi sáng trong năm mới. Tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, cả người dân địa phương lẫn du khách ngoại quốc cùng tự trang bị cho mình những sung bắn nước đồ chơi để bắn nước vào nhau theo lễ hội truyền thống gọi là Songkran. Mỗi năm trong mùa lễ này, người Thái cầu nguyện và làm công đức qua việc cúng dường chư tăng. Một số người cũng rưới nước thơm truyền thống lên các tượng Phật để tỏ lòng tôn kính. (NewsNow – April 14, 2015)
22/04/2015(Xem: 5854)
Tháng trước, ngành Bưu điện Thụy Điển đã phát hành một con tem miêu tả Đức Phật ngồi trên tòa sen như một phần của loạt kỷ niệm Kỷ nguyên của người Viking. Đây là hình minh họa của một tượng Phật nhỏ bằng đồng, được các nhà khảo cổ học tìm thấy tại một thị trấn nhỏ của Thụy Điển vào năm 1954. Họ đã xác định tượng này có niên đại thế kỷ thứ 5, nhiều khả năng đến từ Kashmir, bắc Ấn Độ. Các dây da trên tượng chứng tỏ tượng được đeo như một bùa hộ thân bởi các thương nhân. Các sử gia đưa ra giả thuyết rằng tượng Phật này được mang theo qua hàng nghìn dặm, ngược xuôi các dòng sông và các thảo nguyên Âu Á, trước khi đến một ngôi nhà người Viking ở Thụy Điển, có lẽ là sau hai hoặc ba trăm năm du hành.
08/04/2015(Xem: 8740)
Ngày 2-4-2015, một lễ tưởng niệm lớn đã diễn ra trên núi Koya ở tỉnh Wakayama để đánh dấu 1,200 năm khánh thành một học viện được thành lập bởi Kukai (774-835), nhà sư sáng lập Phật phái Koyasan Shingonshu (Chơn Ngôn tông). Sau khi viên tịch ngài được tôn xưng là Kobo Đại sư. Một lễ mừng sự hoàn thành cổng Chumon, vốn được xây dựng lại lần đầu tiên trong 172 năm, cũng đã được tổ chức tại chùa Kongobuji, trụ sở của phái Koyasan Shingonshu tọa lạc trên núi này. Chùa lên kế hoạch tổ chức các sự kiện kỷ niệm cho đến ngày 21-5 và các bảo vật văn hóa tại chùa sẽ được trưng bày trước công chúng.
08/04/2015(Xem: 6083)
Ngày 2-4-2015, một lễ tưởng niệm lớn đã diễn ra trên núi Koya ở tỉnh Wakayama để đánh dấu 1,200 năm khánh thành một học viện được thành lập bởi Kukai (774-835), nhà sư sáng lập Phật phái Koyasan Shingonshu (Chơn Ngôn tông). Sau khi viên tịch ngài được tôn xưng là Kobo Đại sư. Một lễ mừng sự hoàn thành cổng Chumon, vốn được xây dựng lại lần đầu tiên trong 172 năm, cũng đã được tổ chức tại chùa Kongobuji, trụ sở của phái Koyasan Shingonshu tọa lạc trên núi này. Chùa lên kế hoạch tổ chức các sự kiện kỷ niệm cho đến ngày 21-5 và các bảo vật văn hóa tại chùa sẽ được trưng bày trước công chúng.
26/03/2015(Xem: 10855)
Khẩn bạch Tang Lễ Đại Đức Nhuận Thư, trụ trì chùa Từ Nghiêm
21/03/2015(Xem: 4620)
MIẾN ĐIỆN: Các tác phẩm Phật giáo khắc đá cần sự phục chế Các tác phẩm Phật giáo khắc đá nổi tiếng hơn 150 năm tuổi trên vách núi Akauktaung ở Khu Pegu rất cần được phục chế, các ủy viên quản trị của khu hành hương và du lịch này cho biết. Nhận định rằng những tượng Phật khắc đá tại đây đang hỏng dần mà không được bảo quản hoặc giữ gìn, Ye Myint Thein, một thành viên của ban quản trị Akauktaung, nói, “Di tích này từng nổi tiếng là ‘Một nghìn tượng Phật của Akauktaung’, nhưng ngày nay chỉ còn khoảng 370 tượng. Một số đang trong tình trạng tốt nhưng những tượng khác đã quá xuống cấp. Mong ước của chúng tôi là thấy di tích này được bảo tồn. Việc phục chế là rất cần thiết”. Akauktaung nghĩa là “Ngọn núi Thử thách”, được đặt tên theo truyền thuyết rằng một chiếc thuyền với các thủy thủ bị mắc kẹt gần vách núi và phải chống chọi một trận bão và lốc kéo dài một tuần. Các thuyền viên đã cầu nguyện cho sinh mạng của mình và khắc những tượng Phật vào vách núi trong khi họ chịu đựng trận bão n
21/03/2015(Xem: 9787)
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Từ Bi nhằm tôn vinh Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã cống hiến suốt đời mình truyền bá thông điệp hòa bình, lòng nhân ái và từ bi phổ quát trên toàn thế giới. Hòa thượng Lama Tenzin Dhonden, Sứ giả Hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 và người sáng lập tổ chứcNhững Người bạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, phối hợp cùng với trường đại học Univeristy of California, Irvine vàTrung tâm Sống Hòa bình sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Từ bi và lễ kỷ niệm sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 lần thứ 80.
17/03/2015(Xem: 7486)
Chuyến Hoằng Pháp đầu năm Ất Mùi 2015 của HT Thích Như Điển ( Phương Trượng Chùa Viên Giác) & HT Thích Minh Tuyền (Chùa Việt Nam, Nhật Bản) tại Đan Mạch qua các Chùa Giác Hãi, Quảng Hương và Vạn Hạnh, quốc gia Đan Mạch
15/03/2015(Xem: 7039)
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lo sợ rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ không tái sinh nữa sau khi ngài qua đời. Họ lo lắng suốt tuần này, các quan chức liên tục cảnh báo rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma phải tái sinh, ngài không có quyền quyết định tái sinh hay không tái sinh. Căng thẳng đã bốc cháy nghị trường tại cuộc họp thường niên của các nhà lập pháp của Trung Quốc ở Bắc Kinh về những gì sẽ xảy ra khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, hiện nay 79 tuổi sẽ qua đời, và đặc biệt là đối với những người lập quyết định ai sẽ kế nhiệm ngài - nhà lãnh đạo nổi bật nhất của Phật giáo Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]