Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổng thống Putin Viếng thăm Sberia để Đón chào Phật giáo và Lịch sử đạo Phật với Vai trò Quan trọng tại Nga

26/08/202113:18(Xem: 3564)
Tổng thống Putin Viếng thăm Sberia để Đón chào Phật giáo và Lịch sử đạo Phật với Vai trò Quan trọng tại Nga

Tổng thống Putin Viếng thăm Sberia để Đón chào Phật giáo
và Lịch sử đạo Phật với Vai trò Quan trọng tại Nga
(Putin in Siberia to salute Buddhism
and the religion's important role in Russian history)

Tổng thống Putin Viếng thăm Sberia để Đón chào Phật giáo và Lịch sử đạo Phật với Vai trò Quan trọng tại Nga 2

Vào sau tuần lễ đầu tháng 4 năm 2013, chuyến công du của ngài Tổng thống Vladimir Putin đến Cộng hòa Buryatia là một chủ thể liên bang của Nga, viếng thăm Tu viện Ivilga Datsan, tu viện chính của Tăng đoàn Truyền thống Phật giáo tại Nga. Ảnh: kremlin.ru

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu bật lịch sử lâu dài và vai trò quan trọng của Đạo Phật tại Cộng hòa Buryatia, và nói về cách Ngài coi trọng mối quan hệ của mình với vị lãnh đạo tối cao của Phật giáo Nga, Pandito Khambo-lama Damba Ayusheyev.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu rằng:

"Có lẽ Nga là một quốc gia duy nhất ở châu Âu mà Đạo Phật là một tôn giáo chính thức. Ánh sáng từ bi, trí tuệ Đạo Phật bắt đầu tỏa chiếu đến với Nữ hoàng Elizabeth con gái của Peter Đại Đế và Hoàng hậu Yekaterina, người là nguyên thủ quốc gia Nga đầu tiên công nhận Đạo Phật và trở thành vị Quốc vương Phật tử. Kể từ đó Phật giáo đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của các dân tộc trên khắp lãnh thổ nước Nga, giúp đỡ mọi người trong lúc hoạn nạn, thắp sáng niềm tin chánh tín, chánh kiến để soi sáng cho dân trí phát triển, xây dựng cuộc sống an lạc hạnh phúc hơn. Nó đã được như vậy trong mọi lúc mọi nơi. 

 

Ai cũng biết rằng, các Phật tử đã hành xử anh dũng trong những năm tháng gian khổ vào Thế chiến thứ nhất, và Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941-1945, bất chấp thực tế là họ đã phải chịu đựng rất nhiều trong những thập niên 1930, cùng với đại diện của tất cả các tín ngưỡng khác ở Nga. 

Hôm nay các đạo hữu có một sứ mệnh vô cùng cao cả: luôn ủng hộ nhân dân thắm tình đời ý đạo.

Tôi vừa tận mắt thấy những tu viện Phật giáo quan trọng nhất, được tôn kính nhất của các đạo hữu, được các đạo hữu chăm sóc rất cẩn thận, gìn giữ chúng cho người dân. 

Quan trọng nhất là các đạo hữu đang quảng bá giáo lý từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng Đạo Phật, cách giảng dạy rất nhân văn tử tế dựa trên tình yêu thương giữa mọi người với nhau, và đối với đất nước của họ. Các đạo hữu tiếp tục truyền thống hòa hợp giữa các mối quan hệ, giữa các dân tộc và giữa các tôn giáo, điều này cực kỳ quan trọng, và bởi điều này, một lần nữa tôi muốn bày tỏ lòng tri ân của mình đến các đạo hữu.

Trong nhiều năm, cá nhân tôi có một mối quan hệ rất thân thiết với Ngài Pandito Khambo-lama. Tôi chân thành tri ân Ngài vì mối quan hệ này, và thắm tình đời ý đạo giữa đạo hữu với nhau. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Chính phủ Nga, các cơ quan chức năng khu vực, và tôi luôn sẵn sàng phục vụ các đạo hữu, luôn sẵn sàng hỗ trợ các đạo hữu"

Tổng thống Putin Viếng thăm Sberia để Đón chào Phật giáo và Lịch sử đạo Phật với Vai trò Quan trọng tại Nga 1

Hình 2: Tổng thống Nga Vladimir Putin với cư sĩ Sergey Kukhtin doanh nhân Phật tử địa phương tại làng Bada, Buryatia. Ảnh: kremlin.ru

Nhà lãnh đạo Phật giáo kêu gọi Tổng thống Butin thay đổi hệ thống mà các trường đại học Phật giáo chưa được sự công nhận của Nhà nước, có nghĩa là sinh viên của họ có thể được gọi nhập ngũ trong các lực lượng vũ trang. 

Trong các trường đại học chính thống, trong quá trình học, sinh viên toàn thời gian được miễn nghĩa vụ quân sự.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị rằng, chúng chỉ có thể được ôn luyện trong học tập trong những tháng mùa hè, để không làm gián đoạn việc học của chúng. Ngài Pandito Khambo-lama nói rằng, điều này sẽ 'dễ chấp nhận hơn'.

Có đến 1,5 triệu Phật tử ở Nga, chủ yếu ở các nước như Cộng hòa Siberia, Buryatia, Tyva và Kalmykia. 

Trong chuyến thăm Ulan-Ude, thủ đô Buryatia, Tổng thống Butin đã tổ chức Hội đồng Nhà nước, nhằm thúc đẩy hiệu quả  ngành công nghiệp gỗ của Nga. 

Ngài cũng đã đi tham quan hai nhà máy gỗ. Rừng chiếm 69% lãnh thổ Nga, với khoảng 60.000 doanh nghiệp khai thác chế biến gỗ quy mô lớn, vừa và nhỏ đang hoạt động trong lĩnh vực này. 


Tổng thống Putin Viếng thăm Sberia để Đón chào Phật giáo và Lịch sử đạo Phật với Vai trò Quan trọng tại Nga 3

Bình luận tin này của cư sĩ Phật tử Kalden yungdrung, Hà Lan. 19/11/2015:

"Đối với cá nhân tôi nhận xét, Tổng thống Nga Vladimir Putin là một người rất thẳng thắn, và biết mình đang làm gì trên cương vị Nguyên thủ quốc gia Nga.

Tôi là một Phật tử và đánh giá rất cao việc ông đã công nhận Đạo Phật trong lòng dân tộc và được bảo vệ đạo pháp vì đây là một tôn giáo hòa bình. 

Không còn nghi ngờ vì nữa, ông không muốn mọi thứ thuộc quyền của mình. Dù sao thì ông cũng đã luôn đề phòng những kẻ ngu dốt nhân rộng tại đất nước của mình, và điều đó không thể so sánh được với các nhà lãnh đạo châu Âu khác, những người không nhìn thấy một số điều rất lớn. Điều đó có nghĩa là họ bị mù hoặc bị chột một mắt, trong khi Tổng thống Butin có thể nhìn thấy nó bằng cái nhìn sâu sắc, điều này cần thiết cho một nhà lãnh đạo thế giới. 

Vì vậy chúng ta nên quên hoặc rũ bỏ nó để đánh giá Tổng thống Butin bằng một nửa con mắt, cách nhìn của phương Tây= thiển cận. 

Những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi đến với Ngài Tổng thống Nga Vladimir Putin, và nếu tôi phải di cư với tư cách là một Phật tử, tôi sẽ đến đất nước của Ngài. 

Có, các nhà lãnh đạo châu Âu khác không thể/không bao giờ tạo ra hài hòa tôn giáo, hòa bình này ở quốc gia của họ mà Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể".

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Siberian Times)

 
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2022(Xem: 2133)
Hàn Quốc là một xã hội có nhiều mâu thuẫn giữa các tác nhân khác nhau. Thuật ngữ "Cộng hòa Xung đột" (갈등공화국) không chỉ là một cách diễn đạt của ngày hôm qua và ngày nay. Tháng 6 năm 2021, Công ty Nghiên cứu thị trường Ipsos là một trong những công ty hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực Nghiên cứu thị trường, đã khảo sát 28 quốc gia với chủ đề "Cuộc chiến văn hóa"
19/03/2022(Xem: 2054)
Đường vào Đại Tạng Kinh mênh mông bát ngát như một đại dương rộng lớn, nhưng nếu người lữ hành có tấm bản đồ mang theo bên mình thì chúng ta sẽ không bị lạc lối giữa cảnh trời cao bể rộng ấy. Nếu người ra đi mà không biết phương hướng thì sẽ dễ bị lầm đường lạc lối. Nay chúng ta đã có Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng; có giới, định, tuệ thì lo gì khó khăn trở ngại khi chúng ta lặn ngụp vào đại dương Kinh, Luật, Luận ấy? Nói rộng thì mênh mông, không gì có thể đo lường, nhưng nếu nói gọn thì tinh yếu chỉ dạy trong Tam tạng Thánh giáo của Đức Phật chỉ nằm gọn trong những câu sau:
22/02/2022(Xem: 3386)
Trong lịch sử, các đại dịch đã buộc nhân loại phải đoạn tuyệt với quá khứ và hy vọng ở tương lai thế giới mới của họ. Điều này không có gì khác lạ. Nó là một cổng thông tin, một cửa ngõ, giữa thế giới đương đại và thế giới tương lai. Nhà văn, nhà tiểu luận, nhà hoạt động người Ấn Độ Arundhati Roy, Đại dịch là một cổng thông tin
22/02/2022(Xem: 2306)
Nguy cơ khủng hoảng vì thiếu hiểu biết xảy ra, do khối lượng năng lượng xấu đã bao trùm thế giới, từ sự phát triển của hệ thống điện tử cho đến hệ thống Internet. Đó là cuộc khủng hoảng của sự hấp dẫn mà con người không thể nhận ra bởi họ rất "dày" với những ảo tưởng gắn liền với những nút thắt cảm xúc; do sở hữu cái Tôi (bản ngã) quá lớn khó buông xả.
08/01/2022(Xem: 6580)
Thừa tiếp sứ mệnh phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam còn dang dở của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng được Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương của Viện Tăng Thống GHPGVNTN thành lập vào tháng 10 năm 1973, và được sự tán trợ của chư tôn đức Tăng, Ni và Cư sĩ trong Hội Đồng Hoằng Pháp, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ nhận lãnh di chúc từ đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, nguyên Tổng Thư Ký Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng 1973, đã công bố việc thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời trong Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp lần thứ nhất vào ngày 28 tháng 11 năm 2021 để tiếp tục công tác Phật sự phiên dịch Tam Tạng Thánh Điển. Vào ngày 27 tháng 12 năm 2021, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời đã có cuộc họp đầu tiên dưới sự chứng minh của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời và được điều hợp bởi Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký HĐPDLT, cùng chư tôn đức Tăng, Ni và Cư sĩ trong Hội Đồng. Cuộc họp đã thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến việc phân công tiế
25/12/2021(Xem: 1961)
Thể hiện tình đoàn kết hòa hợp và hài hòa giữa các tôn giáo khác nhau, Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc đã thắp sáng đèn lồng trước Nhất trụ môn (일주문, 一柱門) Tổ đình Tào Khê, Trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê (45 phường Gyeonji-dong, quận Jongno-gu, thủ đô Seoul), để mừng Chúa giáng sinh - bắt đầu từ 18 giờ ngày 17/12/2021. Những chiếc lồng đèn tỏa chiếu lung linh đến hết ngày 28/12. Lễ thắp sáng Giáng sinh thường niên của Thiền phái Tào Khê bắt đầu từ năm 2010, mời các nhà lãnh đạo tôn giáo địa phương suy ngẫm về ý nghĩa của sự đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo. Năm nay, do ảnh hưởng tình hình dịch Covid-19, giống như năm ngoái, những chiếc đèn lồng mừng Chúa ra đời nhưng không có sự kiện mời riêng.
15/12/2021(Xem: 3513)
Cư sĩ Kim Chung Khuê (김종규, 金鐘奎), Cục trưởng Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc chia sẻ rằng: "Những cơ sở tự viện và bảo tàng Phật giáo sẽ là những kháng thể mạnh mẽ để giúp chiến thắng bệnh tâm thần".
23/11/2021(Xem: 3429)
Buổi sáng ngày 17 tháng 11 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma là khách mời online của Cục Quản lý thảm họa quốc gia (NDMA) Ấn Độ, được chào đón bởi Giám đốc Điều hành Thiếu tướng Manoj Kumar Bindal. Ông đã cung thỉnh Ngài đăng lâm Bảo tọa chia sẻ pháp thoại với chủ đề "sự Thấu cảm và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai" (Love and Compassion in the Context of Disaster Management).
16/11/2021(Xem: 5088)
Triển lãm Phật giáo Quốc tế Seoul 2021 từ Phật giáo Truyền thống với Chủ đề "Trí tuệ cho Cuộc sống Bền vững" (2021 Seoul International Buddhism Expo to Be Held Under the Theme of ‘Wisdom for a Sustainable Life’ From Buddhism and Tradition)
29/10/2021(Xem: 3309)
Tại sao con người là không phải vượn người hay các loài khác đang quản lý thế giới? Nhà sử học, triết học người Israel, Thiền giả Yuval Noah Harari giải thích rằng, điều này là do con người duy nhất có khả năng để tạo ra, và thực tế tập thể tin vào chuyện hư cấu. Nói cách khác, Thiền giả Yuval Noah Harari cho rằng, con người là một loài biết kể chuyện, đó là cách con người hợp tác và kiểm soát lẫn nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567