Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trung Quốc lên án sự can thiệp sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón đức Đạt Lai Lạt Ma

10/02/201506:10(Xem: 6565)
Trung Quốc lên án sự can thiệp sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón đức Đạt Lai Lạt Ma

Dalai lama - Obama (1)
 Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chắp tay cung kính tán thán tinh thần Từ bi của đức Đạt Lai Lạt Ma, Buổi Điểm tâm Cầu Nguyện Quốc Gia (National Prayer Breakfast) tại Washington, Hoa Kỳ. 05/02/2015. (Ảnh: Saul Loeb)

Dalai lama - Obama (2)

Đức Đạt Lai Lạt Ma tham dự Buổi Điểm tâm Cầu Nguyện Quốc Gia (National Prayer Breakfast) tại Washington, Hoa Kỳ. 05/02/2015. (Ảnh: Saul Loeb (AFP)

Dalai lama - Obama (3)

Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong Buổi Điểm tâm Cầu Nguyện Quốc Gia (National Prayer Breakfast) tại Washington, Hoa Kỳ. 05/02/2015. (Ảnh: Saul Loeb (AFP)


Buổi Điểm tâm Cầu Nguyện Quốc Gia (National Prayer Breakfast) tại Washington, Hoa Kỳ ngày 05/02/2015. Tổng thống Mỹ Barack Obama kính chào đón đức Đạt Lai Lạt Ma trong phòng Khách sạn sang trọng, Tổng thống Hoa Kỳ bất ngờ dành lời ca ngợi về người đoạt giải Nobel Hòa bình,  người đang  bị bị chỉ trích bởi Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đức Đạt Lai Lạt Ma người đoạt giải “Nobel Hòa bình”, một “Người bạn quý mến” luôn thể hiện “tinh thần Từ bi” đối với mọi người, một vị khách quý đặc biệt của Mỹ, Tổng thống Obama nói.

Đây là lần lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Barack Obama và nhà lãnh đạo Tây Tạng đã xuất hiện cùng nhau trước công chúng, sau ba cuộc họp kín trong vòng năm năm qua và bên ngoài phòng Bầu dục để tránh rủi ro trong quan hệ với Trung Quốc.

Sau cuộc nổi dậy đối kháng với Bành trướng Bắc Kinh bất thành, Trung Quốc bắn hai phát súng cối vào cung điện vào ngày 17/03/1959 (09/02/Ky Hợi), đức Đạt Lai Lạt Ma và đoàn tuỳ tùng của Ngài đã tỵ nạn sang Thành phố Mussoorie - một vùng đồi của dãy Hy Mã Lạp Sơn, phía tây nam New Delhi. Họ đã lưu lại đó khoảng 1 năm trước khi dời đến định cư chính thức ở Dharamsala (Nhà nghỉ, có tên là Trống Nguyện cầu, một Thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ).

Ngay từ đầu đức Đạt Lai Lạt Ma đã phác thảo Bản nghị quyết để thế giới gây sức ép đối với tội phạm tàn sát của Bành trướng Bắc Kinh đối với Tây Tạng, vạch trần những thái độ hung tợn của Trung Quốc. Ngài Tuyên bố rằng Chính phủ lâm thời của Tây Tạng lưu vong đang được thiết lập và phát biểu rằng: “Bất cứ tôi ở đâu cũng đều được Chính phủ của tôi hộ tống, và dân tộc Tây Tạng sẽ luôn thừa nhận chúng tôi như là Chính phủ của Tây Tạng”.

Chính quyền Ấn Độ vẫn còn kết hợp chính sách của “Lập trường không liên minh” để duy trì trạng thái hòa bình với Trung Quốc nên họ không thừa nhận Chính quyền Tây Tạng lưu vong, tuy nhiên, họ vẫn hỗ trợ hết mình về cả vật chất lẫn tinh thần. Trong năm đầu tiên của cuộc sống lưu vong, đức Đạt Lai Lạt Ma đã biên soạn một Nghị quyết lên án những hành động bất lương vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng để thông qua Hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Điều mà Ngài quan tâm hơn đó là hàng nghìn người tị nạn đã chống đối hết sức mạnh mẽ và vẫn còn sống sót trong cuộc hành trình đến Ấn Độ. Và dĩ nhiên là Ngài cũng nhận ra rằng mình vẫn luôn là Trung tâm của cuộc đấu tranh cho sự tồn tại của văn hóa Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, lưu vong từ năm 1959, là người luôn đấu tranh vì truyền thống văn hóa và Tôn giáo Tây Tạng. Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn xem Ngài như một kẻ thù và phản đối gay gắt mỗi khi có quan chức nước ngoài nào đó tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Bắc Kinh cáo buộc Ngài tìm cách tách Tây Tạng khỏi phần còn lại của Trung Quốc và đã gọi Ngài là một “Con Sói trong lốt Cừu”.

Hơn 130 người Tây Tạng đã tự thiêu kể từ năm 2009 để phản đối sự đàn áp về Tôn giáo và Văn hoá từ Bắc Kinh, Theo báo cáo phương tiện truyền thông, hồi tháng 10 năm ngoái.

Trung Quốc cáo buộc Đức Đạt lai Lạt Ma là ủng hộ việc Tây Tạng tách ra khỏi Trung Quốc.

Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói trong nhiều thập niên rằng ngài chỉ ủng hộ tự trị chính trị cho Tây Tạng, chứ không đòi độc lập tách khỏi Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi lên tiếng chỉ trích: “Chúng tôi phản đối bất cứ quốc gia nào cho phép Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm và chúng tôi phản đối bất kỳ nước nào dùng hình ảnh của Tây Tạng để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.

Tân Hoa xã bình luận về việc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và đức Đạt Lai Lạt Ma trong Buổi Điểm tâm Cầu Nguyện Quốc Gia (National Prayer Breakfast) tại Washington, Hoa Kỳ rằng: “Mỹ là kẻ phá rối, và kết tội Hoa Kỳ dùng Đạt Lai Lạt Ma như là một công cụ để can thiệp vào vấn đề Tây Tạng từ 60 năm qua.

Hành động của Tổng thống Mỹ Barack Obama như một cái đinh đâm vào trái tim người Trung Quốc, làm tổn hại đến niềm tin chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường áp lực lên các nước, yêu cầu không tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma; Trong năm năm qua, Nam Phi đã ba lần từ chối một visa cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, gần đây nhất là trước một cuộc họp của những người đoạt giải Nobel cuối tháng chín năm ngoái, Nam Phi và Na Uy từ chối cấp visa cho đức Đạt Lai Lạt Ma. Các nhà Tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh cuối cùng chuyển đến Romer, Ý sau một làn sóng từ những người đoạt giải khác.

Mùa xuân vừa qua, Chính phủ Na Uy tuyên bố sẽ không tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma trong chuyến thăm của Ngài ở Oslo, trong một quyết định gây tranh cãi của Bà Thủ tướng Erna Solberg mô tả như là một “sự hy sinh cần thiết” để cải thiện mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc.

Bắc Kinh vẫn tiếp tục đoạn giao với Oslo trong một đóng băng ngoại giao kể từ khi giải Nobel Hòa bình năm 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đang còn bị giam giữ trong ngục thất.

Thích Vân Phong
(Theo F . world)











lotus_3

Tổng Thống Obama “Sỉ Nhục” Đạo Kitô ?
Lý Nguyên Diệu
 08-Feb-2015
Dalai lama - Obama (1) 
TT Barack Obama chắp tay chào vị Phật sống 
 tại National Breakfast Prayer, Washington DC, 5-2-2015

Theo một thông lệ đã 62 năm, Quốc Hội Mỹ tổ chức một Buổi Ăn Sáng Cầu Nguyện Của Cả Nước Mỹ (National Breakfast Prayer) vào mỗi đầu tháng Hai. Năm nay, ngày 5 tháng 2, 2015, hai người tổ chức Buổi Ăn Sáng là hai Thượng Nghị sĩ thuộc hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Và Buổi Ăn Sáng có hai điều đặc biệt.
Thứ nhất là một vị khách quan trọng: Phật sống Đạt Lai Lạt Ma. Mặc dù Trung Cộng phản đối quyết liệt, Quốc Hội Mỹ vẫn mời vị khách quý nầy.  Hong Lei, phát ngôn viên của Bộ  Ngoại Giao Tàu tuyên bố : “Chúng tôi chống lại bất cứ quốc gia nào cho phép Đạt Lai Lạt Ma đến thăm viếng, hoặc dùng vấn đề  Tây Tạng để can thiệp vào nội tình nước Tàu.” (“We oppose any foreign country allowing the Dalai Lama to visit, and oppose any country using the issue of Tibet to interfere in China’s internal affairs,”).
Obama at National Prayer Event
Ngay phần đầu bài diễn văn, Tổng Thống Obama đã gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma là “một người bạn tốt” và xưng tụng Ngài “là một tấm gương sáng chói về ý nghĩa của việc thực hành hạnh từ bi để truyền cảm hứng cho chúng ta xiển dương nhân phẩm và tự do của con người” ("a powerful example of what it means to practice compassion who inspires us to speak up for the dignity and freedom of all"). Tuy vậy Ngài Đạt Lai Lạt Ma đã được sắp đặt để ngồi một bàn khác với bàn của Tổng thống Obama. Ông nầy chỉ chắp tay vái chào vị Phật sống chứ không bước qua bắt tay như thông lệ.
Chính trị và kinh tế đã tạo ra những biểu hiện thật bi hài mà người Việt chống Cộng nên ghi nhớ khi toan tính cầu viện “đồng minh” Mỹ giúp họ chống chính quyền Hà Nội.
Dalai lama - valerie
Bà Valerie Jarrett, Cố vấn Cao cấp của TT Obama,
chào mừng Đức Dalai Lama trong buổi National Breakfast Prayer tại Washington DC hôm 5 tháng 2 năm 2015 – Hình AP

Thứ nhì là bài diễn văn của Tổng thống Obama, vốn cũng là một vị khách quan trọng khác. Dĩ nhiên là ông nói về tôn giáo trong buổi vừa  ăn sáng vừa cầu nguyện nầy. Nhưng ông đã đi xa hơn. Xa đến làm rúng động các nhà tôn giáo bảo thủ cánh hữu đang chiếm đa số trong Quốc Hội Mỹ và còn xa hơn nữa, qua bên kia bờ Đại Tây Dương, để làm nhức nhối Toà thánh Vatican. Bài diễn văn có đoạn tuy ngắn mà chính xác một cách khủng khiếp như vầy:
Chúng ta đã phải loay hoay với vấn đề này (cái thiện và cái ác bắt nguồn từ những tôn giáo  – LND)trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Và chúng ta cũng không nên cao ngạo mà nghĩ rằng đó chỉ là vấn đề của những dân tộc khác. Hãy nhớ là trong cuộc thánh chiến Thập Tự Chinh và thời kỳ Toà Án Dị Giáo, người ta cũng đã nhân danh Chúa Kitô mà vi phạm những tội ác khủng khiếp. Ngay trên quê hương chúng ta, chế đô nô lệ và luật Jim Crow cũng rất thường được biện minh bằng cách nhân danh Chúa Kitô. (Humanity has been grappling with these questions throughout human history.  And lest we get on our high horse and think this is unique to some other place, remember that during the Crusades and the Inquisition, people committed terrible deeds in the name of Christ.  In our home country, slavery and Jim Crow all too often was justified in the name of Christ.)
Như một sự tình cờ (do“Thượng Đế” an bài?) cùng một lần với Tổng Thống Obama, tác giả Trần Quốc Hoàn, một cộng tác viên của Trang nhà Sách Hiếm (http://www.sachhiem.net) đã viết như để bênh vực cho vị Tổng Thống can đảm và đầy trí tuệ nầy:
Nên nhớ rằng người Islamic cũng vốn đã tàn bạo, nhưng có lẽ chưa đến mức thiêu sống con người như các tòa án dị giáo ở Âu Châu trước khi bị người Kitô giáo phát khởi cuộc Thánh Chiến đầu tiên để tiêu diệt Hồi giáo do giáo hoàng Urban II khởi xướng … Nhà bác học lừng danh Bruno Giordano đã bị bọn quỷ ba màu này (màu đỏ áo Hồng Y, màu đen áo Linh Mục và màu vàng cờ Vatican – LND) giết chết bằng cách thiêu sống khi ông theo Copernic chủ trương quả  đất hình tròn và quay chung quanh mặt trời, trái với cuốn quỷ kinh mà bọn chúng luôn tôn thờ.”
Nhưng Tổng Thống Obama có cần tác giả Trần Quốc Hoàn bênh vực không?
Cũng có thể cần nếu ta phối kiểm phản ứng của phe bảo thủ với niềm tin mù quáng vào Chúa Kitô sau khi nghe bài diễn văn của Tổng Thống Obama:
■ Bình luận gia Tucker Carlson, học Trung học trường Dòng St George và Đại học Trinity College:
Sáng nay, vị Tổng Thống Chưa Bao Giờ Thông Minh Thế  đã chỉ  trích các tham dự  viên của Buổi Ăn Sáng Cầu Nguyện là đã coi khủng bố Hồi giáo như một vấn đề.” (“Here’s the Smartest President Ever, scolding the attendees of the National Prayer Breakfast this morning for thinking Islamic terrorism is a problem.”)
Hôm nay, ông đến dự Buổi Ăn Sáng Cầu Nguyện Của Cả Nước và ông là Tổng Thống nước Mỹ - Đó là Buổi Ăn Sáng Cầu Nguyện Của Cả Nước! Tham dự viên gồm cả ngàn tín đồ Kitô giáo thuộc nhiều giáo phái. Nào là Chính thống, Phúc Âm, Tin Lành, Công giáo, không thiếu một ai. Vậy mà sao ông lại sỉ nhục họ? Sao ông lại cố châm chế cho các chiến binh đạo Hồi?
(“You go to the National Prayer Breakfast, and you're president of the United States. You go to the National Prayer Breakfast, today -- the National Prayer Breakfast!  There are, in attendance, thousands of Christians of one denomination or another.  Fundamentalists, evangelicals, Protestants, Catholics, the whole gamut.  Why would you insult them?  Why would you attempt to downplay militant Islam.”)
■ Nhà báo bảo thủ, đã bênh vực lý do tưởng tượng “Võ khí giết người hàng loạt ở Iraq” của Tổng Thống Bush, Charles Krauthammer:
Tôi đã choáng váng khi nghe ông Tổng Thống có thể nói những điều mà  tôi nghĩ quá  sức vô vị lẫn sỉ nhục như vậy” (“I was stunned that the president could say something so, I mean, at once, banal and offensive.”)
■ Cựu Thống đốc Jim Gilmore bang Virginia (đảng Cộng Hoà ) tuyên bố : 
“Một đoạn trong diễn văn của TT Obama sáng nay tại Buổi Ăn Sáng Cầu Nguyện là những lời sỉ nhục nặng nề nhất mà cả đời tôi chưa bao giờ được nghe từ một vị Tổng thống. Ông đã sỉ nhục tất cả những nguời theo đạo Kitô trong nước Mỹ nầy. (“The president’s comments this morning at the prayer breakfast are the most offensive I’ve ever heard a president make in my lifetime,” said former Virginia governor Jim Gilmore (R). “He has offended every believing Christian in the United States.”)
Điểm rất quan trọng mà các ông trí thức Kitô nầy không thấy hay cố ý lờ đi là sự so sánh của Tổng thống Obama về sự tàn bạo của hai tôn giáo Kitô và Hồi giáo nằm trong vấn đề tổ chức: Trong khi sự tàn bạo của Hồi Giáo là do những phần tử quá khích đơn lẻ thì sự tàn bạo của Kitô giáo (rõ hơn nữa là của Công giáo) được bắt nguồn một cách có hệ thống và khởi xướng dưới sự lãnh đạo của Giáo hoàng Urban II. 
Độc giả muốn rõ hơn vì sao chỉ cần nhắc đến những sự thật như cuộc chiến Thập Tự Chinh và những Toà Án Dị Giáo thì giáo dân Kitô lại coi như “bị sỉ nhục” rồi phản ứng thiếu thông minh như vậy thì xin chịu khó đọc giáo sư Trần Chung Ngọc trong tác phẩm “Vatican: Thú Tội và Xin Lỗi” hoặc hai bài “Công Giáo Hắc Sử (2) & (3)” 
 (http://giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=361,http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGHS/NCGHS0.php)
thanh chien 1095
Chín cuộc Thánh chiến (1095-1272) của các Giáo hoàng Công giáo La Mã, 
thanh chien 2015
và các chiến binh ISIS (đầu thế kỷ thứ 21)

Điều đáng chú ý về khả năng tẩy não của đạo Kitô là khi đạo Kitô bị phê bình trực diện và đích danh như trong trường hợp nầy, trí thức Kitô Mỹ phản ứng cũng thiếu sáng suốt y hệt như trí thức Kitô Việt Nam. Điều bi thảm là dù sao thì đa số trí thức Mỹ không có cái cơ duyên được học hỏi về đạo Phật. Trong khi trí thức Kitô Việt Nam (từ ông Bộ trưởng Lâm Lễ Trinh đến ông chánh án Lữ Giang) đã sống và lớn lên trong một xã hội có đạo Phật đầy trí tuệ như vậy mà vẫn không thấy không nghe gì cả thì thật là đáng tội nghiệp, trong cái ý nghĩa thâm sâu nhất của chữ tội nghiệp của nhà Phật.
Ông Obama được mời dự Buổi Ăn Sáng Cầu Nguyện từ khi bắt đầu làm Tổng thống. Và ngay từ năm 2009, ông đã đề cập thoáng qua về mặt trái của tôn giáo: “Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều trường hợp tôn giáo bị sử dụng như một khí cụ chia rẽ chúng ta, và như một lời bào chữa cho óc định kiến và tính bất khoan dung.” ("far too often, we have seen faith wielded as a tool to divide us from one another – as an excuse for prejudice and intolerance.")
obama
Qua bài diễn văn nầy, tài hùng biện và lòng can đảm của Tổng Thống Obama lại thể hiện ra rõ rệt hơn. Trong gần 10 phút mà ông đã đưa ra những sự thật cần thiết làm rúng động ba thế lực hùng hậu trên thế giới:
- Phe bảo thủ của Mỹ (mang thái độ cao ngạo của một đế quốc), 
- Vatican (với một quá khứ đầy tội lỗi và hiện nay đang tiến hành một "mùa gặt mới" tại Á châu) và 
- Trung Cộng (đang tìm cách tiêu diệt Phật Giáo Tây Tạng).
Trong sự vận hành của guồng máy chính phủ Mỹ, vị Tổng Thống thường bị khá nhiều áp lực trong nhiệm kỳ đầu tiên. Nếu xuất sắc được tái cử, nhiệm kỳ thứ hai sẽ bớt áp lực vì không còn lo chuyện ứng cử nữa. Và như vậy, càng về cuối nhiệm kỳ hai, vị Tổng Thống càng có nhiều tự do hành xử. Bằng chứng là ông Obama đã thoải mái tuyên bố trước một Quốc Hội với đa số đảng viên Cộng Hoà là ông sẽ sử dụng tối đa Quyền Phủ quyết của Tổng thống (Presidential Veto Power) để qua mặt Quốc Hội.
obama 2
Phải chăng với tâm cảnh tự do khai phóng đó mà cuối tháng Giêng năm 2015, Tổng Thống Obama đã qua xứ Phật  Ấn Độ trồng cây Bồ Đề và hai tuần sau ông lại đăng đàn công khai chỉ trích Thập Tự Chinh, Toà Án Dị Giáo và chế độ nô lệ của đạo Kitô? Trả lời được câu hỏi đơn giản nầy, người ta có thể đoán mò là trong những ngày về hưu, cựu Tổng Thống Obama sẽ có bài viết đóng góp cho trang nhà Giao Điểm và Sách Hiếm để khởi động Ý Thức Văn Thân Thế Kỷ 21 Bình nô, Tẩy tả” (Bài Tinh thần Nô lệ Vatican, Làm sạch Tà đạo).

Lý Nguyên Diệu
Cuối năm Giáp Ngọ 2015 ở Mỹ
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/07/2015(Xem: 22117)
Chùa Trúc Lâm do Sa Môn Thích Tâm Minh, một hậu duệ truyền thừa Trúc Lâm Thiền phái tại Huế. Sau khi vượt biển và định cư tại Úc, tạo lập từ năm 1993 tại thành phố Sydney, Úc Đại Lợi. Sau hai đợt di dời vì hoàn cảnh thuê nhà làm Chùa, năm 1995 di chuyển đế tụ điểm thứ ba cho tới nay. Hiện toạ lạc tại só 13 Winspear Ave, Bankstown, NSW 2200. Thời điểm 1995-1997 suốt hai năm trường, Chùa đã trải qua bao cuộc tang thương nghiệt ngã bởi nhân tình thế thái, lòng người khó lường vì từ hai chữ Danh và Lợi (đại nạn lần thứ nhất).
08/07/2015(Xem: 5233)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thăm Garden Grove hôm Chủ Nhật 5-7-2015, chia sẻ thông điệp về hòa bình, cảm thông, trách nhiệm và từ bi với cộng đồng. Ngài nói trước cử tọa hơn 1,100 người tới dự “Lễ hội Từ Bi” tại hội trường khách sạn Garden Grove Hyatt Regency.
28/06/2015(Xem: 4296)
Giáo hoàng Francis gặp gỡ các nhà lãnh đạo Phật giáo: “những hành động này là hạt giống của hòa bình” Một cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo hoạt động xã hội và Phật giáo, Thiên Chúa Giáo đã bắt đầu từ hôm nay (24/06/2015) tại Vatican. Giáo hoàng Francis ghé thăm buổi họp và Hồng y Jean-Louis Tauran chào đón bằng một bài phát biểu. "Chúng tôi đã và đang cùng nhau thảo luận cách thức hợp tác với nhau trong một thế giới bị chia cắt.” Giáo hoàng cũng nói một vài lời để chia sẽ: "Đây là một chuyến viếng thăm của tình huynh đệ, của sự đối thoại và tình bằng hữu. Điều này rất tốt. Điều này rất hữu ích. Và trong những thời điểm như thế này, khi chúng ta bị tổn thương bởi chiến tranh và thù hận, những việc làm nhỏ này chính là những hạt giống cho hòa bình và tình hữu nghị. Xin cám ơn các bạn vì điều này và mong Chúa phù hộ các bạn.” Và Ngài đi chào mọi người. Giáo hoàng Francis được tặng vô số quà: từ các món quà nghệ thuật cho đến sách. 46 thành viên tham dự đều sống ở Mỹ. H
19/06/2015(Xem: 4324)
GIÁO ĐIỆP TẤN PHONG: Điều 1: Cung thỉnh Chư Thượng Tọa: Thượng tọa Thích Nhựt Huệ Thượng tọa Thích Minh Dung Đăng lâm phẩm vị Hòa Thượng. Cung thỉnh Đại Đức: Đại đức Thích Minh Quang Đăng lâm phẩm vị Thượng Tọa. Cung thỉnh Chư Sư Cô: Sư cô Thích nữ Tâm Nhựt Sư cô Thích nữ Giới Định Sư cô Thích nữ Chơn Viên Sư cô Thích nữ Huệ Chiếu Sư cô Thích nữ Như Thủy Sư cô Thích nữ Diệu Phước Sư cô Thích nữ Tịnh Hòa Sư cô Thích nữ Thiền Tuệ Sư cô Thích nữ Chúc Hà Đăng lâm phẩm vị Ni Sư
15/06/2015(Xem: 20741)
Một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter xảy ra ở Nepal hôm nay khiến 1.130 người thiệt mạng và gây tàn phá rộng khắp. Động đất xảy ra vào 11h56 giờ địa phương (GMT+5:45) tại Lamjung, Nepal. Nhiều tòa nhà bị sập, gồm tháp cổ Dharhara nổi tiếng Kathmandu. Nhiều người kẹt trong đống đổ nát. Lở tuyết ở núi cao nhất thế giới Everest, 18 người leo núi chết. Nepal ban bố tình trạng khẩn cấp, kêu gọi quốc tế hỗ trợ. Đây là trận động đất nghiêm trọng nhất ở Nepal trong hơn 80 năm qua.
09/06/2015(Xem: 4925)
Vào ngày 02-03/06/2015 – Dịp Phật đản PL. 2559, Đoàn Tăng sĩ Phật giáo Hàn Quốc 51 vị cùng hành cước tham học tại Đại Phật Cổ Tự, Thành phố Quảng Châu, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, được chư tôn đức Tăng già Bản tự tiếp đón nồng nhiệt trong tình Linh Sơn pháp lữ. Trong đoàn 51 vị hành cước tham học, có 20 vị Tỳ khưu, 03 vị Tỳ Khưu Ni, 23 vị Cư sĩ Hộ pháp. Do Pháp sư Weon Deok làm Trưởng đoàn, buổi trưa ngày 02/06 đến Thành phố Quảng Châu, 04:00 giờ đoàn đến Đại Phật Cổ Tự tham quan cầu học.
09/06/2015(Xem: 8082)
Đông đảo dân địa phương và du khách đã đến tham quan tu viện Takht-i-Bhai, di tích cổ xưa có niên đại từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Được liệt kê trong danh sách Di sản Thế giới, nó được xem là một trong những tu viện Phật giáo có cầu trúc tốt nhất tại huyện Gandhara. Tu viện Takht-i-Bhai tọa lạc cách phía đông của khu chợ Takht Bhai ở quận Mardan thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa. Nằm ở độ cao khoảng 500 feet trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ, tu viện từng được biết đến như là trung tâm của nền văn minh Gandhara vốn thu hút du khách, các sử gia, các nhà khảo cổ và Phật tử khắp thế giới. Theo lời người dân địa phương, khu tu viện và ngôi làng được đặt tên theo 2 cái giếng được tìm thấy trên đỉnh ngọn đồi gần tu viện. Tuy nhiên, đa số tin rằng “takht” nghĩa là ngai vàng, và “bhai” nghĩa là nước theo tiếng Ba Tư. “Chúng tôi tin rằng nó được đặt tên theo dòng suối ở bên trái của di tích Phật giáo này”, một cư dân địa phương nói.
29/05/2015(Xem: 8206)
Seoul, Hàn quốc – Để tôn vinh lễ Phật Đản, trẻ em ở Seoul đã được tìm hiểu qua về cuộc sống của một tăng sĩ. Các bé đã cạo đầu, mặc áo tràng và nhận tràng hạt trong một buổi lễ gọi là “Trẻ em trở thành tăng sĩ”, được tổ chức vào ngày 11-5-2015. Lễ diễn ra tại chùa Chogye (Jogyesa) ở Seoul, thánh địa chính của tông phái Tào Khê. Các em sẽ ở tại chùa tổng cộng 14 ngày để tìm hiểu về Phật giáo. Phật tử Hàn quốc mừng lễ Phật Đản, được gọi là Seokga tansinil, vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Mặc dù chỉ có 23% người Hàn quốc nhận mình là Phật tử, lễ Phật Đản vẫn được cử hành như một ngày công lễ. Mọi người kỷ niệm ngày này với lễ hội đèn lồng, trong khi các đền chùa cung cấp miễn phí trà và một bữa ăn chay ngon gọi là “bibimbab” cho tất cả khách viếng.
24/05/2015(Xem: 7334)
125 nhà lãnh đạo Phật giáo Mỹ tập họp tại Thủ đô Washington cùng dự Hội nghị, nhằm tập trung vào việc đưa các cộng đồng đức tin của họ vào công chúng, đời sống dân sự. Sau buổi họp, đoàn Đại biểu Phật giáo Mỹ sẽ gặp gỡ các quan chức Chính phủ Mỹ tại tòa Bạch Ốc. Buổi chiều ngày 14/05/2015 tại Tòa Bạch Ốc, các nhà lãnh đạo Phật giáo bao gồm Chư tôn đức Tăng già - Hòa thượng Bhikku Bodhi, Phật giáo Nguyên thủy Mỹ, sẽ cùng tham gia vào việc trình bày giáo lý đạo Phật tại Hội nghị US Buddhist Leadership Conference. Các khóa họp cho Hội nghị được tổ chức tại Viện Đại học George Washington, sau đó di chuyển đến tòa Bạch Ốc – phòng Hiệp Ước (Treaty Room) của tòa nhà Hành pháp cũ, nhìn xuống cánh Tây tòa Bạch Ốc.
22/05/2015(Xem: 6105)
Là nơi có nhiều hiện vật có niên đại từ thời kỳ đầu của Phật giáo, Phòng Triển lãm Nghệ thuật của Greater Victoria (AGGV) ở tỉnh British Columbia sẽ triển lãm về nền nghệ thuật Phật giáo 2,000 năm, tạo nên một bức chân dung tuyệt đẹp của Phật giáo, một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Triển lãm mang tên “Nghệ thuật Phật giáo của Á châu”, diễn ra từ ngày 22-5 đến 30-8-2015, giới thiệu các phong cách và ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo qua hơn 100 bức tranh, tác phẩm điêu khắc và vật dụng nghi lễ từ bộ sưu tập nghệ thuật châu Á nổi tiếng của AGGV, bao gồm cả nhiều hiện vật được mua gần đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567