Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Thánh Địa, Pháp Môn Tự

03/11/201418:36(Xem: 6151)
Phật Giáo Thánh Địa, Pháp Môn Tự


phap mon tu-1

PHẬT GIÁO THÁNH ĐỊA – PHÁP MÔN TỰ

-          Thích Giải Hiền  -

Hội trưởng Hội Sự Nghiệp Từ Thiện Minh Đức

(Dịch từ tài liệu đại hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới lần thứ 27)

 

Chùa Pháp Môn nằm ở thị trấn Pháp Môn huyện Phù Phong, TP Bảo Kê, Tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Được xây dựng vào năm Hằng Linh đời Đông Hán cách đây đã hơn 1.800 năm, được xưng là “ Quan Trung Tháp Miếu Thủy Tổ”

Năm 268-232 trước công nguyên, sau khi Vua A Dục thống nhất Ấn Độ để truyền bá chánh pháp Đức Vua đã cử nhiều phái đoàn đem xá lợi Đức Phật đến các nước để xây tháp tôn thờ. Tại Trung Quốc có 19 nơi đón nhận tôn thờ xá lợi Phật, Chùa Pháp Môn là nơi thứ 5 trong 19 nơi đó. Chùa Pháp Môn vốn có tên là A Dục Vương Tự, vì có xá lợi nên xây tháp tôn thờ, vì có tháp xá lợi nên mới xây chùa. Năm 558 Đời Bắc Ngụy con cháu Hoàng thất Thát Bạc Dục đã mở rộng quy mô của chùa hơn nữa, đến đời Tùy Văn Đế Khai Hoàng năm thứ 3 (năm 583) đổi tên A Dục Vương Tự thành “Thành Thật Đạo Tràng”. Năm 625 Đường Cao Tổ Lý Uyên ra sắc phong trùng kiến và đổi tên thành “ Pháp Môn Tự ”. Năm Trinh Quán đời Đường Thái Tông đã ba lần mở tháp chiêm lễ xá lợi xương ngón tay Phật, đồng thời xây dựng lại thành tòa tháp bốn tầng bằng gỗ. Thời Đường Cao Tông chùa Pháp môn đã có được qui mô xây dựng to lớn đến 24 cung viện. Trong thời nhà Đường đã có 8 vị Hoàng đế với 8 lần cung nghinh đảnh lễ cúng dường xá lợi với qui mô to lớn, chấn động cả nước. Sử sách ghi chép Địa cung chùa Pháp Môn mỗi 30 năm mở cửa một lần thì “ Tuế phong nhân hòa, Thái Bình Thịnh Trị.“ Năm 874 Vua Đường Hy Tông Lý Huyên lần cuối cùng sau khi nghinh rước Xá Lợi ngón tay Phật về Kinh đô chiêm bái xong đã cử hành nghi thức Phật Giáo đưa xá lợi cùng mấy nghìn văn vật quí giá tôn trí dưới lòng địa cung của Bảo tháp chùa Pháp Môn.

Đời nhà Tống, chùa Pháp Môn phát triển đến qui mô to lớn nhất, theo ghi chép “ Dục Thất Viện” một trong 24 viện của chùa Pháp Môn mỗi ngày có đến nghìn người tắm. Vua Tống Huy Tông từng viết bốn chữ ngoài cổng chùa là “ Hoàng đế Phật Quốc”. Đời nhà Minh Chu Nguyên Chương không tin Phật pháp nên chùa Pháp Môn bị suy vi. Năm 1569 tháp gỗ được xây dựng vào đời nhà Đường bị hư đổ. Năm Vạn Lịch thứ 7 Đời Minh Thần Tông ( 1579 ) Thân sĩ Dương Vũ Thần, Đảng Vạn Lượng… đã vận động khuyên góp tiền tài trùng tu bảo tháp trong suốt thời gian dài 30 năm xây dựng tòa tháp Bảo Bát Giác mười tầng bằng gạch cao 47 mét trang nghiêm. Năm Thuận Trị thứ 11 đời nhà Thanh (1654) vì động đất nên bảo tháp bị nghiêng nứt. Năm 1939 nhà Ái Quốc Chu Tử Kiều đứng ra vận động hoàn thành việc trùng tu to lớn kể từ cuối đời Minh Trở lại.

Vào mùa hè ngày 8/4/1987 khi ban nền trùng tu Bảo tháp đã phát hiện ra địa cung dưới lòng đất Bảo tháp và thế là Xá Lợi Ngón tay Phật cùng 2499 văn vật hy hữu của Phật Giáo lại được xuất hiện lại trên thế gian. Ngày 9 tháng 11 năm 1988 Chùa Pháp Môn long trọng tổ chức nghi lễ Quốc Tế chiêm bái Xá Lợi ngón tay Đức Phật, cư sĩ Triệu Phát Sơ Chủ tịch hiệp hội Phật Giáo Trung Quốc cắt băng khánh thành. Từ đó đến nay xá lợi ngón tay Phật đã được rước đến Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Hàn Quốc để cho hàng vạn Phật tử các nơi chiêm bái là biểu trương của sự giao lưu văn hóa Phật Giáo trên thế giới.

Năm 2001 Khu văn hóa Phật Giáo Pháp Môn tự được xây dựng với quy mô to lớn gồm hai bộ phận là khu triển lãm văn hóa Phật Giáo và khu phục vụ tổng hợp. Trong đó khu triển lãm văn hóa Phật Giáo chia thành ba khu nhỏ là Phật, Pháp, Tăng theo bố cục hình chữ Phẩm “品” lấy tháp Hiệp Chưởng nơi thờ xá lợi Ngón tay Phật cao 148 mét làm trung tâm.

Ngày 9 tháng 5 năm 2009 Đại lễ khánh thành Bảo tháp Hiệp Chưởng và an vị xá lợi Ngón tay Phật tại chùa Pháp Môn được long trọng tổ chức, khu văn hóa triển lãm Phật Giáo được chính thức mở cửa đón Phật tử thập phương đến chiêm bái tham quan và Xá Lợi Ngón tay Đức Phật Thích Ca từ đây được an vị vĩnh viễn trong Bảo tháp Hiệp Chưởng.

Ngày 16 tháng 10 năm 2014 lễ Khai mạc Đại hội Liên hữu Phật Giáo Thế giới lần thứ 27 đã được trọng thể khai mạc tại chùa Pháp Môn.

Một số hình ảnh về chùa Pháp Môn

 

phap mon tu-6Lãnh tụ Phật Giáo các nước tham dự Đại hội Liên Hữu Phật Giáo Thế giới lần thứ 27

 

phap mon tu-1

Toàn cảnh tháp Hiệp Chưởng vào ban đêm

 
phap mon tu-5

Quảng trường Vạn Phúc

 phap mon tu-4

Toàn cảnh tháp Hiệp Chưởng và Quảng trường Vạn Phước

phap mon tu-7
phap mon tu-8

Chùa Pháp Môn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2013(Xem: 3536)
Cali Today News – Vào tối ngày 30 tháng 3, Pháp Duyên Tịnh Xá cùng một số Phật tử đã tổ chức Đêm Thắp Nến Nguyện Cầu cho Tây Tạng, đang bị Trung Cộng đàn áp dã man trong mấy tuần qua. Rất nhiều chư tăng Tây Tạng, Ban đại diện Cộng đồng Tây Tạng miền Bắc Cali, hàng chục đại diện của Tu viện Land of Medicine Buddha (Chùa Dược Sư) tại Santa Cruz,… đã đến tham dự.
10/01/2013(Xem: 5639)
Chương trình Radio tiếng Việt khắp nơi trên thế giới
09/01/2013(Xem: 19587)
Trang Trevolta đã xếp hạng những hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới, tính theo số quốc gia chấp nhận hộ chiếu đó mà không cần xin visa. Mặc dù người Mỹ có thể thoải mái du lịch đến nhiều nơi trên thế giới, nhưng hộ chiếu Mỹ chưa phải là loại có quyền lực lớn nhất. Những tấm hộ chiếu quyền năng nhất thế giới năm 2015 đã thuộc về Vương Quốc Anh, Phần Lan và Thụy Điển, và đang khiến những những du khách yêu thích du lịch trên toàn thế giới phải “ghen tị”, bởi những người sở hữu chúng được chấp nhận thông hành tại 173 quốc gia mà không cần đến visa.
07/01/2013(Xem: 2820)
Niềm ưu tư của người Tăng Sĩ là: “Đem thân tâm phụng sự chúng sanh, ấy là báo đáp hồng ân chư Phật”. Tăng Đoàn chúng ta là Trưởng Tử của Đức Như Lai, đã và đang thực hành lẽ “sống chung tu học”, thể hiện tinh thần Lục Hoà của Phật dạy.
04/01/2013(Xem: 3170)
Thư Kính gửi Đức Dalai Lama và Chính Phủ Lưu Vong Tây Tạng.
07/11/2012(Xem: 3825)
Những đường ranh giới tôn giáo, mà một phần đáng kể hình thành từ đạo Ca tô La Mã, ở nước nào cũng có, kể cả nước ta.
25/10/2012(Xem: 6353)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
25/10/2012(Xem: 6951)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
15/10/2012(Xem: 4279)
Sáng nay, 11-10-2012, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (China Central Television’s – CCTV) thông báo tin nhà văn Mạc Ngôn (Mo Yan) đang sinh sống ở Bắc Kinh được giải thưởng Nobel Văn chương năm 2012 chỉ cách 10 phút sau khi Hàn Lâm Viện Thụy Điển thông báo tin trúng giải. Tiếp theo là báo chí toàn quốc Trung Hoa đã rộn ràng thi nhau không tiếc lời ca tụng “vinh dự nước nhà”.
12/10/2012(Xem: 6055)
Tham quan Trung tâm Thiền Dhamma Siri (SVC) thứ Bảy, ngày 13/10/2012 từ 1:00g chiều – 5:00g chiều
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567