Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chia cắt tại Sudan: Thêm một bài học!

07/11/201204:34(Xem: 4347)
Chia cắt tại Sudan: Thêm một bài học!
CHIA CẮT TẠI SUDAN
Thêm một bài học!

Minh Thạnh


chiacattaiSudan-minhthanhMới cách đây mấy ngày, các đài nước ngoài lại đưa tin Bắc và Nam Sudan lại đánh nhau. Lần này thì phi pháo được sử dụng.

Người ta nghĩ rằng khi đã đạt được sự chia cắt, Giáo hội Ca tô La Mã thực sự chấp chính trên lãnh địa tôn giáo riêng cho họ, có đường biên giới rõ ràng, được quốc tế công nhận, thì xung đột do các tôn giáo tạo ra, trong đó có phía Giáo hội Ca tô La Mã Sudan, sẽ chấm dứt.

Cái gì khơi nguồn từ bạo lực, chia rẽ thì sẽ không kết thúc dễ dàng bằng hòa bình, hòa hợp một cách dễ dàng, dù có sự bảo đảm của quốc tế, sự can thiệp của các siêu cường.
Giáo hội Ca tô La Mã ở Sudan đã lợi dụng tình huống mâu thuẫn dẫn đến xung đột bạo lực, để cuối cùng dẫn đến sự chia cắt nước Sudan theo đường ranh giới tôn giáo. Trong quá trình đó, Giáo hội trở thành lực lượng cầm quyền ở miền Nam.

Trang Dũng Lạc có đăng bài “Vai trò của Giáo hội Công giáo trong cuộc trưng cầu dân ý ở miền Nam Sudan” của tác giả Trần Mạnh Trác.

Bài viết dẫn lại nhiều ý từ một nhân vật có tên là Dan Griffin, với chức danh “cố vấn Sudan Catholic Relief Services, điều hợp viên giữa Hoa Kỳ và các nhân viên ở Sudan”. Phần lớn các ý kiến dẫn lại đều hướng đến việc xem hoạt động chia cắt Nam Sudan, đưa Giáo hội Ca tô La Mã lên nắm quyền chính trị ở Nam Sudan là điều cần thiết cho hòa bình.
Bài viết đưa ra lời Dan Griffin, quan chức một tổ chức Catholic, nói không dấu giếm: “Đây là trường hợp mà Giáo hội đã cung cấp một viễn kiến rất hữu hiệu”, “Giáo hội đang dẫn đầu, đưa ra viễn tượng của một nước Sudan chưa tồn tại kêu gọi người dân tham gia và đóng góp vào việc xây dựng quốc gia”.

Một vị trí quyền lực được chuẩn bị cho Giáo hội từ sự mâu thuẫn, bất ổn tranh chấp, xung đột rồi chiến tranh. Không có những cái đó thì Giáo hội Ca tô La Mã không có cái để nắm lấy quyền ảnh hưởng chính trị ở bên trong đường ranh giới tạo ra dành cho họ.

Chính Giáo hội, từ xung đột, đã vẽ nên và thúc đẩy xu hướng chia cắt. Bài viết đã dẫn cho biết rõ: “Một số nhà quan sát cho rằng miền Nam đã không xử lý tốt việc chuyển tiếp này cho nên không nên triệt để tiến tới độc lập. Nhưng các nhà lãnh đạo Giáo hội [Ca tô La Mã – chú thích của người viết bài này], là những người hiểu biết tường tận những thiếu sót của chính quyền miền Nam qua kinh nghiệm, đã đánh giá rằng cuộc bỏ phiếu độc lập cần được thực hiện”.

Sự loạn lạc, bất ổn đã tạo nên tình huống thuận lợi để Giáo hội Ca tô La Mã nắm lấy quyền “bảo đảm an ninh”, tức là chính quyền, chứ không gì khác. Bài báo viết “Qua con đường ngoại giao và các cơ quan quốc tế, các giám mục Sudan đã tìm cách “bảo đảm an ninh…”.

Trước đó, bài viết dẫn trên cũng đã nhấn mạnh tới yếu tố bất ổn tạo ra trách nhiệm lãnh đạo [tức nắm chính quyền] của Giáo hội [Ca tô La Mã, trong ngoặc vuông là chú thích của người viết bài này]. Một kết luận của bài viết đang được trích dẫn không ngần ngại nói rõ “Các điều kiện này [tức sự bất ổn], đã buộc Giáo hội [Ca tô La Mã] vào vai trò lãnh đạo”.

Như vậy, một công thức đã hiện hình:

Bất ổn -> nhu cầu bảo đảm an ninh của Giáo hội [La Mã] + chia cắt + chiếm chính quyền.

Người ta nói đến hòa bình, vãn hồi trật tự như là kết quả của công thức đó. Nhưng thực tế cho thấy, khi sự thù hận, chia rẽ được kích thích để có xung đột, rồi lại tìm kiếm hòa bình bằng sự chia cắt, thì không có hòa bình căn bản và bền vững. Ở Sudan, bây giờ không đánh nhau bằng súng trường, đại bác trên mặt đất, thì người ta dùng máy bay vượt qua biên giới.

Trong khi đó, nếu giáo hội Ca tô La Mã giữ quyền “bảo đảm an ninh” cho một phía, thì tất yếu cũng phải sử dụng đến súng phòng không hay không chiến. Và thế là quốc gia đó, khu vực đó lại quay về lại thời trung cổ, với các cuộc chiến có liên hệ đến các cha cố.

Đây không phải là chuyện Sudan xa xôi, để chúng ta có thể bị phê bình là không cần thiết khi bàn luận. Những đường ranh giới tôn giáo, mà một phần đáng kể hình thành từ đạo Ca tô La Mã, ở nước nào cũng có, kể cả nước ta. Rồi những mâu thuẫn dẫn tới bất ổn, điều đó không lạ, cũng kể cả ở ta, mà phần lớn từ những vụ “đòi đất”. Nếu cường độ lên đến mức nào đó, thì họ có thể áp dụng công thức ở trên.

Nghiệm bài học như thế vào hoàn cảnh nước ta, thì trách nhiệm của Phật giáo, tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam, là phải đẩy mạnh hoạt động của mình khắp mọi miền đất nước, sao cho những nỗ lực hoằng hóa có thể đưa đạo Phật hiện diện ở khắp cả mọi nơi, từ miền đồng bằng ven biển đến vùng rừng sâu núi thẳm, không để hình thành các đường ranh giới tôn giáo, một yếu tố trong công thức Sudan, hay công thức Đông Timor, công thức Croatia…

Từ Sudan bài học lớn trong việc bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn ổn định xã hội, cũng cố hòa bình, là không để định hình các đường ranh giới tôn giáo. Để làm được điều này, thì phương thức cụ thể tùy theo hoàn cảnh từng nước. Còn riêng ở Việt Nam, thì trước hết là sự thúc đẩy Đạo Phật phát triển ở những vùng manh nha các đường ranh giới tôn giáo như vậy. Đạo Phật tại Việt Nam trong sự phát triển của mình, không hướng tới việc thiết lập các lãnh địa tôn giáo, kẽ vạch các đường ranh giới tôn giáo, mà ngược lại, đạo Phật là yếu tố hóa giải các xu hướng tiêu cực đó.

Minh Thạnh


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/02/2013(Xem: 7802)
Thông Tin Y Học Thông Tin Y Học Về Vitamin D Thông Tin Y Học Về Vitamin C Thông Tin Y Học Về Vitamin B Thông Tin Y Học Về Bệnh Đái Đường (Diabetes) Thông Tin Y Học Về Bệnh Mất Trí Nhớ (Alzheimer) Thông Tin Y Học Về Giấc Ngủ Thông Tin Y Học Về Bệnh Trầm Cảm
07/02/2013(Xem: 15862)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn Hoằng Pháp HT Thích Như Ðiển tại Âu Châu từ ngày 27-3-2013 đến 21-05-2013
21/01/2013(Xem: 3849)
Chúng tôi chư Tăng Khất Sĩ vốn có truyền thống thực hành hạnh du tăng, nên việc đi hành đạo là điều cần thiết cho sự tu học và hoằng pháp lợi sanh, chúng tôi đã thành lập “Đoàn Du Tăng Thế Giới” vào ngày 28tháng 4 năm 2009 tại Bắc California
16/01/2013(Xem: 3898)
Cali Today News – Vào tối ngày 30 tháng 3, Pháp Duyên Tịnh Xá cùng một số Phật tử đã tổ chức Đêm Thắp Nến Nguyện Cầu cho Tây Tạng, đang bị Trung Cộng đàn áp dã man trong mấy tuần qua. Rất nhiều chư tăng Tây Tạng, Ban đại diện Cộng đồng Tây Tạng miền Bắc Cali, hàng chục đại diện của Tu viện Land of Medicine Buddha (Chùa Dược Sư) tại Santa Cruz,… đã đến tham dự.
10/01/2013(Xem: 6182)
Chương trình Radio tiếng Việt khắp nơi trên thế giới
09/01/2013(Xem: 20333)
Trang Trevolta đã xếp hạng những hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới, tính theo số quốc gia chấp nhận hộ chiếu đó mà không cần xin visa. Mặc dù người Mỹ có thể thoải mái du lịch đến nhiều nơi trên thế giới, nhưng hộ chiếu Mỹ chưa phải là loại có quyền lực lớn nhất. Những tấm hộ chiếu quyền năng nhất thế giới năm 2015 đã thuộc về Vương Quốc Anh, Phần Lan và Thụy Điển, và đang khiến những những du khách yêu thích du lịch trên toàn thế giới phải “ghen tị”, bởi những người sở hữu chúng được chấp nhận thông hành tại 173 quốc gia mà không cần đến visa.
07/01/2013(Xem: 3129)
Niềm ưu tư của người Tăng Sĩ là: “Đem thân tâm phụng sự chúng sanh, ấy là báo đáp hồng ân chư Phật”. Tăng Đoàn chúng ta là Trưởng Tử của Đức Như Lai, đã và đang thực hành lẽ “sống chung tu học”, thể hiện tinh thần Lục Hoà của Phật dạy.
04/01/2013(Xem: 3564)
Thư Kính gửi Đức Dalai Lama và Chính Phủ Lưu Vong Tây Tạng.
25/10/2012(Xem: 8487)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
25/10/2012(Xem: 8516)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]