Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma cầu nguyện tại Thượng Viện Hoa Kỳ

08/03/201408:09(Xem: 10532)
Đức Đạt Lai Lạt Ma cầu nguyện tại Thượng Viện Hoa Kỳ
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
HƯỚNG DẪN
LỄ CẦU NGUYỆN TẠI THƯỢNG VIỆN HOA KỲ

Dalai Lama cau nguyen tai thuong vien Hoa Ky

WASHINGTON - Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hướng dẫn lễ cầu nguyện truyền thống tại Thượng viện Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng hướng dẫn buổi lễ cầu nguyện, tuy ngài đã nhiều lần tới thăm Điện Capitol. Ngài đã mở đầu phiên họp Thượng Viện vào hôm thứ Năm với lời cầu nguyện đến Đức Phật và tất cả mọi người. Ngài gợi ý rằng tâm ý trong sạch sẽ hướng dẫn hành động của con người. Với áo cà sa mầu vàng nghệ của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bước lên lễ đài Thượng viện và khởi đầu cầu nguyện, đầu tiên bằng ngôn ngữ Tây Tạng, sau đó bằng tiếng Anh. Ngài cười khúc khích và xin lỗi việc phát âm tiếng Anh không được chuẩn của mình trên hệ thống phát âm.

“Tâm của chúng ta sẽ tạo nên thế giới”, ngài nói tiếp "Xin cầu nguyện cho thế giới an lạc. Mọi điều may mắn sẽ đến và tất cả ước muốn của chúng ta được thành tựu.” Tâm của chúng ta hướng dẫn hành động của chúng ta. Lời nói hay hành động với một tâm ý trong sạch sẽ đem đến hạnh phúc và sẽ theo chúng ta mãi mãi như bóng theo hình.”

Trung Quốc đã kêu gọi Tổng thống Obama hủy bỏ cuộc họp với Đức Đạt Lai Lạt Ma – Khôi nguyên Nobel Hòa bình – người “kích động một chiến dịch độc lập cho Tây Tạng tách ra khỏi Trung Quốc.” Tuy nhiên, ông Obama vẫn tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi tháng trước tại tòa Bạch Ốc bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Tại hội đàm này, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ đối với việc bảo vệ ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa đặc thù của người Tây Tạng, đặc biệt là việc bảo vệ nhân quyền đối với người Tây Tạng trong Trung Quốc.
Trong những dịp trước đây Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ngài không hề đòi cho Tây Tạng tách khỏi Trung Quốc để độc lập mà chỉ muốn tự trị trong Trung Quốc và Ngài cũng muốn thực hiện lại một cuộc đối thoại với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Lễ cầu nguyện đã trở thành hoạt động thường xuyên tại Thượng viện Mỹ kể từ năm 1789 , khi Thượng viện đầu tiên bầu Mục sư Samuel Provost Giám Mục New York, như là tuyên úy đầu tiên của mình. Thỉnh thoảng các vị Tuyên Úy khách cũng được thỉnh mời nhưng hôm thứ năm vừa qua đã đánh dấu lần đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma (Tuyên Uý khách Phật Giáo) đã mở đầu tại đây, theo Văn phòng Lịch sử Thượng viện cho biết.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời bởi Lãnh tụ khối đa số Thượng viện Harry Reid (D-Nev.) và được chào đón trên sàn Thượng viện bởi một vị Phật tử duy nhất trong Thượng Viện, Thượng nghị sĩ Mazie Hirono (D- Hawaii), và Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (D- Calif.), một đồng minh lâu năm của nhà sư nổi tiếng thế giới và vô địch về nhân quyền ở Tây Tạng.

"Đây là lời cầu nguyện yêu thích của tôi ", Ngài nói khi duyệt đến dòng cuối cùng, chỉ vào sổ tay ghi chép của mình. “Tôi cầu nguyện hàng ngày. Nó mang lại cho tôi sức mạnh nội tâm. Vì vậy, tôi được yêu cầu để phục vụ nhân loại cho đến khi không gian vẫn còn và nhân loại vẫn còn, cho đến khi đó, có thể tôi cũng vẫn còn và tôi vẫn giúp xóa tan nỗi khổ đau trên thế gian này.”

Không có mặt nhiều Thượng nghị sĩ – chỉ có một số Nghị Sĩ đảng Dân chủ và một ít nghị sĩ đảng Cộng hòa trên sàn Thượng viện trong dịp này. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng có kế hoạch viếng thăm và làm việc với các nhà lãnh đạo Quốc hội vào ngày hôm thứ Năm tại điện Capitol Hill.


blankTheo AFP, sau cuộc hội kiến với tổng thống Obama vào ngày 21/02/2014 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại Washington và vào thứ năm hôm nay, khai mạc một phiên họp Thượng viện Mỹ bằng một đoạn kinh cầu nguyện. Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong tuyên bố là Hoa Kỳ là « nhà vô địch bảo vệ tự do và dân chủ , là lãnh đạo của thế giới tự do ». Với tư cách là « người bạn cố tri » của Mỹ, Ngài kêu gọi Washington cần phải « bảo vệ giá trị phổ quát của nhân loại một cách tự tin ».

(Hình bên phải: Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ Robert Menendez (phải) gặp Đức Đạt Lai Lạt trước cuộc họp tại điện Capitol, Washington, 06/03/2014. (ảnh: REUTERS/Yuri Gripas)

Trong cuộc gặp gỡ sau đó, chủ tịch Hạ viện Mỹ, dân biểu đảng Cộng hòa John Boehner cam kết với Đức Đạt Lai Lạt Ma sự ủng hộ của cả hai đảng chính trị tại Mỹ, trong khi lãnh đạo khối Dân chủ tại Hạ viện, bà dân biểu Nancy Pelosi thẩm định những áp bức ở Tây Tạng là « một thách thức đối với lương tâm nhân loại ».

Trong phái đoàn Tây Tạng còn có thủ tướng chính phủ lưu vong Lobsang Sangay, được bầu vào năm 2011.

Tịnh Thủy
(Theo ABC News, La Time & AFP)





Dưới đây là một số ảnh của
AFP, AP, Reuters và Cspan:

blank

blank
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với lãnh đạo khối đa số Thượng Viện Harry Reid (D-NV) and Sen. Patrick Leahey (D-VT) (L) trong buổi tiệc trưa tại điện Capitol Hill on March 6 (Ảnh AP)
blankblank
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với ông chủ tịch Hạ Viện và bà lãnh đạo khối thiểu số Hạ Viện Nancy Pelosi tại điện Capitol Hill in Washington, Thursday, March 6, 2014. (AP Photo/Charles Dharapak)
blank
Đức Đạt Lai Lạt Ma chụp hình với bà Nancy Pelosi (D-CA) và Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong Sikyong Dr Lobsang Sangay tại điện Capitol Hill in Washington DC on March 6, 2014. Photo/Sonam Zoksang

Trung Quốc giận dữ vì Dalai Lama làm lễ ở Thượng viện Mỹ

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ thái độ tức giận trước việc Dalai Lama thực hiện nghi lễ tại Thượng viện Mỹ, đồng thời kêu gọi Washington chấm dứt điều mà Bắc Kinh gọi là "hành vi thông đồng" với lãnh tụ tinh thần Tây Tạng.

dalai-lama-8651-1394187804.jpg

Dalai Lama gặp gỡ lãnh đạo Quốc hội Mỹ. Ảnh: AFP

"Trung Quốc bày tỏ thái độ phản đối mạnh mẽ và kiên quyết trước cuộc gặp mặt trên", AFPdẫn lời ông Tần Cương, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốcphst biểu hôm nay. "Ông ấy (Dalai Lama) là một người lưu vong chính trị, nhiều năm theo đuổi các hoạt động ly khai chống Trung Quốc, dưới lớp áo choàng tôn giáo".

Ông Tần cũng kêu gọi "Quốc hội Mỹ cần tôn trọng cam kết công nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc, không ủng hộ cho một Tây Tạng độc lập, chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, chấm dứt thông đồng và hỗ trợ các phần tử ly khai".

Hôm qua, Dalai Lama (Đạt Lai Lạt Ma) chủ trì nghi lễ khởi động hội nghị truyền thống của Thượng viện Mỹ. "Nói và hành động với một trái tim thuần khiết, niềm hân hoan sẽ đến với bạn, tựa như lá cây và bóng không bao giờ rời xa nhau", BBCdẫn lời ông.

Dalai Lama cũng có cuộc gặp gỡ với giới lãnh đạo Hạ viện Mỹ, với sự xuất hiện của Chủ tịch John Boehner và bà Nancy Pelosi, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện.

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng hội đàm với Dalai Lama tại Nhà Trắng. Động thái này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Bắc Kinh.

Trung Quốc coi Dalai Lama là một người ly khai. Mỹ cũng như phần lớn các nước khác thừa nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ vẫn luôn bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền ở Tây Tạng và tuyên bố ủng hộ duy trì truyền thống cũng như bản sắc của khu trự trị này.

Đức Dương




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2015(Xem: 7066)
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lo sợ rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ không tái sinh nữa sau khi ngài qua đời. Họ lo lắng suốt tuần này, các quan chức liên tục cảnh báo rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma phải tái sinh, ngài không có quyền quyết định tái sinh hay không tái sinh. Căng thẳng đã bốc cháy nghị trường tại cuộc họp thường niên của các nhà lập pháp của Trung Quốc ở Bắc Kinh về những gì sẽ xảy ra khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, hiện nay 79 tuổi sẽ qua đời, và đặc biệt là đối với những người lập quyết định ai sẽ kế nhiệm ngài - nhà lãnh đạo nổi bật nhất của Phật giáo Tây Tạng.
15/03/2015(Xem: 5166)
Người sáng lập Phật phái Phật Quang Sơn, Đại sư Hsing Yun (Tinh Vân) người Đài Loan, đã chính thức khánh thành khu đại học Wollongong của học viện Nam Thi trong chuyến thăm Úc một tuầncủa mình . Đến Úc vào ngày 28-2 và lưu trú cho đến ngày 4-3, ông khánh thành khu đại học này vào ngày 1-3. Chương trình sự kiện gồm lễ khánh thành chính thức, các cuộc tham quan khu đại học, hội chợ thực phẩm, các buổi trình diễn và hoạt động văn hóa, và các buổi nói chuyện về học viện. Khu đại học này bao gồm các cơ sở giảng dạy và cộng đồng, một bảo tàng và phòng triển lãm, quán ăn, cửa hàng quà lưu niệm và các giảng đường. Hơn 5.000 người đã dự lễ khánh thành, trong số đó có các quan chức như thủ tướng Úc Tony Abbott, thị trưởng Gordoan Bradbery của Wollongong và nhiều vị cao tăng từ các truyền thống Phật giáo khác nhau, cũng như các vị lãnh đạo liên tôn giáo và cộng đồng. Đại sư Hsing Yun, 87 tuổi, là một nhân vật quan trọng của Phật giáo Đại thừa trong các cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới
11/03/2015(Xem: 4997)
Dưới đây là một bài báo phân tích tình hình chính trị liên quan đến Phật Giáo hiện nay tại Trung Quốc. Bài báo này được đăng tải ngày 06 tháng 2 năm 2015 trên trang mạng của một tổ chức tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo rất uy tín gồm các Giáo Hội các nước Á Châu (Eglises d'Asie - EDA), và các giáo hội này lại trực thuộc vào một tổ chức mang một tầm cỡ to lớn hơn gọi là "Hội Thừa Sai Paris" (Sociétés des Missions Etrangères de Paris - MEP), được thành lập từ thế kỷ XIII.
11/03/2015(Xem: 4819)
Ngày 1-3 2-15, Hiệp hội Phật giáo Penang đã tặng 15,000 RM cho Quỹ Thiên tại NSTP – Madia Prima. Chủ tịch hiệp hội Datuk Seri Khoo Keat Siew đã trao ngân phiếu cho Melissa Darlyne Chow, người đại diện báo New Straits Times. Lễ trao tặng được tổ chức tại trụ sở hiệp hội bên lề 4 dịp đặc biệt , cụ thể là sự ra mắt của lễ kỷ niệm lần thứ 90 của hiệp hội, ra mắt Hội trường tịnh xá Brahma, cầu phúc cho công trình Hội trường Tưởng niệm Cha Sumangalo đang xây dựng cũng như lễ Đại Tăng đoàn Thường niên của Truyền thống Nguyên thủy. Hơn 500 tín đồ đã tập trung tại sự kiên từ thiện hàng năm này, cùng với sự hiện diện của 110 tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy. (Big News Network – March 3, 2015)
03/03/2015(Xem: 8864)
Với mục tiêu giúp mọi người hướng đến đời sống tâm linh, tổ chức Dhammakaya đã thiết lập nhiều hoạt động nhằm tác động đến đời sống đạo đức tâm linh xã hội hiện đại, nâng cao phẩm giá của con người, hướng đến một nền hòa bình, hòa hợp cho thế giới mà mọi người chúng ta đang tìm cầu. Thời gian gần đây, hoạt động của Dhammakaya đã thu hút người mộ đạo từ Thái lan đến khắp nơi trên thế giới.Trung tâm luôn duy trì những hoạt động này, vì nó đã đem lại thiết thực cho con người tăng trưởng nhân tâm và phát triển xã hội.
01/03/2015(Xem: 4499)
Các bản in mộc bản Kinh Đà La Ni, được cho là có từ thời nhà Đường, sẽ được trưng bày cho công chúng. Kinh Đà La Ni được in lên một tờ giấy với nhiều câu thần chú Phật giáo được viết bằng chữ Phạn. Giám đốc Han Seon-hak của Bảo tàng Bản in Cổ tại chùa Myeongju ở thành phố Wonju, tỉnh Gangwon, nói, “Một cuộc triển lãm trưng bày hơn 100 tờ, bao gồm 40 tờ in bùa và sách từ các nước khác nhau ở châu Á, chẳng hạn như các bản in Kinh Đà La Ni, sẽ diễn ra cho đến ngày 10-5”. Các bản in mộc bản Kinh Đà La Ni nói trên không cho biết năm in ấn, nhưng nhiều chuyên gia thư mục học ước tính rằng chúng được sản xuất vào thời nhà Đường. Giám đốc Han nói, “Kinh Đà La Ni sẽ triển lãm này đã được phát hiện trong vòng đeo tay vốn được tìm thấy cùng với một tượng Phật ở Thanh Hải, Trung quốc. Vào thời nhà Đường, có truyền thống theo đó kinh Đà La Ni - dành cho việc cầu mong một nhà sư hoặc Phật tử được nhập Niết Bàn sau khi từ trần – được đặt trong vòng đeo tay và chôn cùng với xác”. (The Dong-a Ilbo
16/02/2015(Xem: 3831)
Những nhà làm phim tài liệu về Ruth Denison, một trong những phụ nữ đầu tiên giảng dạy về Phật giáo tại Tây phương, đang kêu gọi sự giúp đỡ để đưa bộ phim của họ đến rạp. Nhà làm phim Aleksandra Kumorek đã đầu tư tiền của cô vào dự án và đã nhận được sự tài trợ của Viện Phim Đức Nordmedia. Bây giờ, để bộ phim về giáo viên Phật giáo lão thành Ruth Denison này ra rạp vào mùa xuân năm 2016, Aleksandra cần sự giúp đỡ qua quyên góp cho việc chỉnh sửa cuối cùng và sản xuất phim.
15/02/2015(Xem: 4918)
Kakre Bihar là một phế tích chùa cổ Ấn giáo-Phật giáo tọa lạc trên một đỉnh đồi nhỏ ở Thung lũng Surkhet. Chính phủ Nepal đã bắt đầu các việc chuẩn bị với một dự án kéo dài nhiều năm để trùng tu ngôi chùa Kakre Bihar ‘Shikhar Saili’ này, vốn được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ 12. Được xem là đứng thứ 2 chỉ sau Lâm Tì Ni về mặt ý nghĩa khảo cổ học và lịch sử, chùa Kakre Bihar xây bằng đá rắn với những tượng Đức Phật bằng đồng cùng với rất nhiều tượng thần Ấn giáo là một bi
13/02/2015(Xem: 7304)
Tp. Trondheim, Na Uy, ngày 09/02/2015 - Tại Trung tâm của châu Âu, các quốc gia Pháp, Thụy Sĩ và Đức hội tụ, sáng nay đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên chuyến chuyên cơ nhắm hướng Bắc gần thềm Lục địa, bay từ bang Basel, Thụy Sĩ sang Thành phố Trondheim, Na Uy.
10/02/2015(Xem: 7015)
Buổi Điểm tâm Cầu Nguyện Quốc Gia (National Prayer Breakfast) tại Washington, Hoa Kỳ ngày 05/02/2015. Tổng thống Mỹ Barack Obama kính chào đón đức Đạt Lai Lạt Ma trong phòng Khách sạn sang trọng, Tổng thống Hoa Kỳ bất ngờ dành lời ca ngợi về người đoạt giải Nobel Hòa bình, người đang bị bị chỉ trích bởi Bắc Kinh, Trung Quốc. Đức Đạt Lai Lạt Ma người đoạt giải “Nobel Hòa bình”, một “Người bạn quý mến” luôn thể hiện “tinh thần Từ bi” đối với mọi người, một vị khách quý đặc biệt của Mỹ, Tổng thống Obama nói.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]