Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

30/10/201720:49(Xem: 10230)
Tuần 4
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 4 THÁNG 10, 2017)
Diệu Âm lược dịch  

 


Ngày 23-10-2017, các khoản tài trợ đã được đóng góp cho Quỹ Phục hưng Phật giáo do Ban Thư ký của Tổng thống thành lập dưới sự điều hành của Tổng thống Maithripala Sirisena. Quỹ dành cho sự phát triển của các chùa nghèo vùng nông thôn đang cần sự tài trợ.

Trong sự kiện diễn ra tại văn phòng Ban Thư ký của Tổng thống nói trên, những khoản đóng góp tài chính từ các tổ chức - bao gồm các vị cao tăng, các tổ chức Nhà nước và phi chính phủ - đã được chính thức bàn giao cho Tổng thống.

Tổng thống phát biểu rằng các quỹ này sẽ được quản lý đúng đắn vì sự phát triển của những chùa chiền bị thiệt thòi ở các vùng nông thôn, bao gồm cả miền Bắc và miền Đông.

Ý nghĩa của Quỹ Phục hưng Phật giáo là ở điểm nó hoạt động với sự trợ giúp của các nhà hảo tâm, chứ không phụ thuộc vào Ngân quỹ Nhà nước.

(NEW.LK – October 24, 2017)

2017-10-04-0000

Tổng thống Tích Lan nhận ngân khoản đóng góp cho Quỹ Phục hung Phật giáo từ một vị cao tăng
Photo: News Lanka

 

 

TRUNG QUỐC: Đánh giá hư hại tại khu Hang động Phật giáo Mạch Tích Sơn (Cam Túc)

Tại hang động Mạch Tích Sơn ở tỉnh Cam Túc - một trong 4 khu hang động Phật giáo lớn nhất của Trung Quốc - các vết nứt đã xuất hiện trên một số hang, và một số tác phẩm điêu khắc và bích họa đang trong tình trạng phân rã do độ ẩm và sự xói mòn tự nhiên.

Một đánh giá có hệ thống đối với sự hư hại của các hang động Mạch Tích Sơn đã được tiến hành cho công việc phục chế.

Hang động Mạch Tích Sơn 1,600 năm tuổi là một Di sản Thế giới UNESCO, gồm khoảng 200 hang và hơn 10,000 tác phẩm điêu khắc Phật giáo.

Việc đánh giá đã phân loại 221 hang của Mạch Tích Sơn thành 3 mức độ nguy hiểm, với khoảng 32 hang trong số đó có mức rủi ro nghiêm trọng nhất như sụp đổ và các bích họa bị rơi. 

(NewsNow – October 23, 2017)

 2017-10-04-0001

Hang động Phật giáo Mạch Tích Sơn (Cam Túc)
Photo: unsualtraveler.com

 

 

ẤN ĐỘ: Thư viện Tác phẩm và Lưu trữ Tây Tạng (LTWA) sẽ chuyển hàng nghìn bản thảo Phật giáo cổ đến trung tâm bảo tồn mới

Để bảo đảm việc bảo quản tốt hơn cho các thế hệ tương lai, Thư viện Tác phẩm và Lưu trữ Tây Tạng (LTWA) tại Dharamsala dự định di chuyển khoảng 80,000 bản thảo cổ và các tài liệu hiếm có khác đến một trung tâm bảo tồn mới tại thành phố Bengaluru, bang Karnataka ở nam Ấn Độ.

Trung tâm bảo tồn mới có tên là Trung tâm Nghiên cứu Tây Tạng, sẽ tọa lạc tại khu vực 1.5 hecta của Viện Đại học Đạt lai Lạt ma ở nam Ấn Độ, nơi đã được Đức Đạt lai Lạt ma chính thức khánh thành vào tháng 12-2016.

Nằm tại bang Himachal Pradesh ở bắc Ấn Độ, LTWA hiện đang là một viện nghiên cứu hàng đầu về Phật giáo và Tây Tạng học, thu hút các học giả, các nhà nghiên cứu và sinh viên đến từ khắp thế giới.

(Buddhistdoor Global – October 23, 2017)

2017-10-04-0002

Trụ sở của LTWA tại Dharamsala

2017-10-04-0003
Bộ sưu tập của LTWA
2017-10-04-0004
Triển lãm tranh thangka tại LTWA (Dharamsala, Ấn Độ)
Photos: buddhistdoor.com

 

 

HÀN QUỐC: Lễ hội Tam Tạng Kinh điển Cao Ly  lần thứ 3 (2017)

Có niên đại từ thế kỷ 13, Tam Tạng Kinh Cao Ly là bộ giáo lý và giáo luật Phật giáo khắc trên hơn 80,000 mộc bản, được tạo ra trong một nỗ lực bảo vệ đất nước chống lại sự xâm lăng của Mông Cổ.

Bộ mộc bản Tam Tạng Kinh hiện đang được lưu giữ tại chùa Haein ở tỉnh Gyeongsangnam-do và sẽ được trưng bày trong lễ hội Tam Tạng Kinh toàn cầu năm nay.

Lễ hội cũng trình bày cách cấu tạo của các mộc bản, và khán giả có thể dễ dàng tiếp cận với bộ sưu tập lịch sử này.

Lễ hội Tam Tạng Kinh Cao Ly lần đầu tiên diễn ra vào năm 2011 để chào mừng kỷ niệm 1,000 năm của bản khắc đầu tiên có từ thế kỷ 11.

Lễ hội năm nay - lần thứ 3 - sẽ được tổ chức cho đến ngày 5-11 tại công viên Chủ đề Văn hóa Nguyên bản ở quận Hapcheon, tỉnh Gyeongsangnam-do.

(Arirang News – October 24, 2017)

2017-10-04-0005

2017-10-04-0006

Mộc bản và ấn bản Tam Tạng Kinh của Hàn Quốc
Photos: wikipedia.org

 

TÍCH LAN: Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ 7 tại Colombo

Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ 7 sẽ được tổ chức từ ngày 2 đến 7-11-2017 tại Chùa Cây ở Colombo, Tích Lan.

Hội nghị năm nay có chủ đề “Phật giáo vì Hòa bình Thế giới”, với sự tham dự của khoảng  300 Giáo hội, tăng sĩ, cư sĩ từ 49 quốc gia tham dự.

Lễ Khai mạc của hội nghị vào ngày 2-11 sẽ có sự tham gia của Tổng thống và Thủ tướng Tích Lan, trong khi các cuộc họp bàn tròn sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4-11 theo lịch trình.

Lễ Bế mạc sẽ được tổ chức vào ngày 5-11, và ngoài ra còn có 2 tour tham quan lần lượt  đến Anuradhapura và Kandy vào ngày 3 và 4-11-2017.

(News Lanka – October 27, 2017)

 2017-10-04-0007

Biểu trưng của  Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ 7
Photo: News Lanka

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2012(Xem: 4541)
Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (The World Fellowship of Buddhists) trong Tuyên bố cuối cùng của mình đọc tại lễ bế mạc Đại hội WFB lần thứ 26 được tổ chức tại Yeosu, Hàn Quốc, từ ngày 11 đến 16-6-2012, đã kêu gọi nhân loại hãy mở rộng lòng từ bi và nhân hậu đối với tất cả chúng sinh theo chủ trương của Đức Phật.
08/02/2012(Xem: 8170)
Dân số Việt Nam sống ở hải ngoại và Hoa Kỳ
22/01/2011(Xem: 13209)
Kỷ yếu Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan tại Chùa Pháp Bảo, Sydney 11/09/1999.
22/01/2011(Xem: 11704)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ 02 tại Chùa Pháp Quang, Queensland
22/01/2011(Xem: 14675)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ 04 được tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc
10/01/2011(Xem: 52068)
Website Liên Kết từ Trang Nhà Quảng Đức
01/11/2010(Xem: 941)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 33932)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
07/10/2010(Xem: 5634)
Thiền viện Chanmyay (Chanmyay Yeikthā Meditation Centre), nằm ngay trong lòng thủ đô Yangon, trên trục lộ chính của thành phố. Chanmyay là tên của HT thiền chủ. Người viết chưa đủ duyên tu ở thiền viện này, vì trong những ngày đầu ấy, người viết muốn tìm một nơi yên tịnh vắng vẻ để dễ bề tu tập hơn. Nhưng thật ra, thiền sinh sau khi vào thiền viện này rồi, dầu không muốn rời thiền viện đi nữa, thì Thiền Sư vẫn cho vào rừng thiền - một chi nhánh của thiền viện Chanmyay để tu tập.
30/08/2010(Xem: 6061)
Được mệnh danh là “chúa tể bầu trời”, đại bàng là loài chim săn mồi cỡ lớn, sinh sống ở nơi núi cao, rừng nguyên sinh. Sức mạnh của chúng khiến các loài động vật khác cũng phải e dè.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567