Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực hành Duy thức

13/03/201200:07(Xem: 401)
Thực hành Duy thức
THỰC HÀNH DUY THỨC
Nguyễn Thế Đăng


1. Mục tiêu chiến lược

Duy thức, như tất cả các con đường khác của Phật giáo, nhằm đến mục tiêu chiến lược là thấy được “hai vô ngã: nhân vô ngã và pháp vô ngã”. Nhân vô ngã là con người vô ngã. Pháp vô ngã là mọi hiện tượng đều vô ngã. Thấy được hai vô ngã là thấy thực tại tối hậu, gọi là tánh Không, Niết-bàn, Pháp thân, Chân Như… Nói theo hệ thống Duy thức, thấy hai vô ngã là giải tan Biến kế sở chấp tánh để Viên thành thật tánh hiển bày.

Sanh tử là do không biết rằng tất cả đều do thức biến hiện. Kinh Lăng Già đời Tống, Cầu-na Bạt-đà-la dịch:

“Thế nào người trí ở ngay nơi lầm loạn này mà khởi chủng tánh Phật thừa? Nghĩa là giác tự tâm hiện lượng, ở bên ngoài đều vô tự tánh nên chẳng có tướng vọng tưởng”.

D.T. Suzuki dịch từ bản Sanskrit (1932): “Đại Huệ, gia tộc Phật thừa khởi ra như thế nào khi sự lầm lẫn này được người trí phân biệt? Này Đại Huệ, khi thế giới được thấu hiểu không là gì cả ngoài chính tâm thức, bấy giờ dừng dứt những phân biệt có hiện hữu và không hiện hữu của những đối tượng bên ngoài, lúc ấy có gia tộc Phật thừa”.

Tu hành Duy thức là đạt đến hai vô ngã bằng cách biết ngã và pháp không là gì ngoài sự biến hiện của tâm thức. Nói cách khác, ngã và pháp chỉ là vọng tưởng không thật.

Không biết (vô minh) ngã và pháp là không thật, chấp vào chúng là sanh tử. Càng chấp vào chúng thì sanh tử càng nặng nề, như một ví dụ trong Kinh Lăng-giàlà con tằm nhả tơ thành tổ kén để càng lúc càng trói buộc mình. Biết ngã và pháp chỉ là vọng tưởng, càng biết rõ thì càng thoát khỏi sanh tử vọng tưởng.

Kinh Lăng-giànói: “Biết tự tâm hiện lượng thì vọng tưởng chẳng sanh”, và: “Ta nói rằng, thức vọng tưởng diệt gọi là Niết-bàn”.

2. Sự thực hành của ý thức

Trong tám thức, cái chúng ta có thể chủ động làm cho nó hoạt động nhiều nhất là ý thức. Cái tích tập nhiều mê lầm, nhiều nhiểm ô nhất cũng là ý thức. Nên mọi sự thực hành, mọi sự chuyển thức đều bắt đầu nơi ý thức. Câu nói “như lý tác ý” cho thấy rõ điều này.

Người ta đi đến sự thật bằng Văn, Tư, Tu.

Văn: là nghe. Trước hết là nghe những lời chỉ dạy từ những bậc giác ngộ. Nghe để mà tin, nhìn ra hướng đi, để thấy việc gì cần làm, điều gì cần bỏ. Nhưng sự tin này vẫn chưa rõ ràng, cần phải trải qua suy nghĩ, phân tích, thẩm định.

: là tư duy. Bằng tư duy niềm tin sẽ trở nên vững vàng. Niềm tin được thanh lọc, được trui rèn qua tìm hiểu bằng lý trí sẽ đưa đến tin chắc, không thể khác được.

Tu:là thực hành. Khi đã tin, đã thấy rằng sự thực không thể nào khác, con đường không thể nào khác, người ta dấn thân vào thực hành.

Sự thực hành của chúng ta do ý thức đảm nhiệm, vì chúng ta chưa có cái gì cả ngoài ý thức có mặt lúc này. Hai khả năng chính của ý thức là:

1. Sự tập trung , chuyên chú, sự an định, an trụ nơi một đối tượng, một chủ đề. Cái này Phật giáo gọi là Chỉ, hay Định.

2. Sự quan sát, sự quán tưởng (nhìn thấy bằng tưởng tượng), sự nhìn thấy. Cái này Phật giáo gọi là Quán.

3. Hai cái này vận hành cùng lúc thì gọi là Chỉ Quán song tu hay Chỉ Quán đồng thời. Những phương pháp Phật giáo để chuyển hóa tâm thức đều nằm trong ba cái này.

Chúng ta xem xét ba cái ấy được áp dụng trong thực hành Duy thức như thế nào.

1. Chỉ. Trong bối cảnh Duy thức, Chỉ là sự tập trung, sự an trụ vào cái bản tâm thanh tịnh, cái tâm khi chưa nhiễm ô, cái tâm khi chưa biến động. Kinh Lăng-già nói là an trụ như như:

“Bồ tát do chánh trí này chẳng lập danh tướng, chẳng phải không lập danh tướng, lìa bỏ vọng kiến dựng lập và phá hủy, biết danh tướng chẳng sanh, ấy gọi là Như Như. Bồ tát trụ Như Như ấy đạt cảnh giới không thật có nên được Hoan Hỷ địa của Bồ-tát”.

Chỉ là an trụ trong tánh Như:

“Con đường Nhất thừa này được nhận biết và chứng ngộ như thế nào? Sự nhận biết Nhất thừa có được khi không có sự khởi sanh của phân biệt bằng cách an trụ trong thực tại của tánh Như (LV1. Suzuki)”.

“Hiểu ba cõi như huyễn, phân biệt quan sát sẽ được như huyễn tam muội. Đến chỗ tự tâm hiện lượng không chỗ có, được trụ Bát-nhã-ba-la-mật”.

Lấy vài thí dụ được lập đi lập lại trong kinh Lăng-già, thì chỉ hay an trụ là:

Trụ vào đại dương, không trụ vào sóng.

Trụ vào tấm gương, không trụ vào bóng.

Trụ vào bầu trời, không trụ vào mây nổi.

Trụ vào hư không, không trụ vào hoa đốm…

Tóm lại, trụ vào “cái chẳng sanh chẳng diệt là trí”, không trụ vào “cái sanh diệt là thức”.

Thiền chỉ là an trụ vào Chân Như, mặc dù ở những giai đoạn đầu, Chân Như là chỉ khái niệm, chưa phái là thực tại.

“Này Đại Huệ, cái gì là Thiền có đối tượng là tánh Như? Khi thiền giả nhận biết rằng sự phân biệt ra hai hình thức của vô ngã chỉ thuần là tưởng tượng, và hễ chỗ nào thiền giả an trụ trong thật tánh Như Như (Yathabhuta) thì chỗ ấy không có sự sanh khởi của phân biệt. Ta gọi đấy là Thiền có đối tượng là tánh Như (Tathata).

2. Quán

Thiền quán là “quán sát nghĩa”:

“Này Đại Huệ, cái gì là thiền quán sát nghĩa? Đó là thiền vượt khỏi các tướng nhân và pháp, tướng riêng và tướng chung, các ý niệm ta người và cả hai… của các nhà triết học chấp thủ, những cái đó điều không thể nắm bắt. Các thiền giả tiến hành việc quán sát và thuận theo nghĩa vô ngã của các pháp và tiến bộ lên các địa Bồ-tát. Đây là thiền quán sát nghĩa”.

Quán là quán sát, phân tích tìm hiểu, để thấy được hai vô ngã, thấy ra tất cả các pháp là Không, như huyễn:

“Bồ-tát thành tựu bốn điều thì được đại phương tiện tu hành:

a. Khéo phân biệt tự tâm hiện: Bồ-tát đi đến chỗ thấu hiểu rõ ràng rằng ba cõi này không là gì ngoài chính cái tâm, không có ngã và cái thuộc về ngã, không dao động, lìa đến và đi. Do tập khí huân tập từ vô thủy, các thứ hình tướng và hành động tương tác, và từ các vọng tưởng phân biệt mà có ra thân thể, tài sản, thế giới…

b. Quán tất cả bên ngoài là không có tự tánh. Nghĩa là tất cả sự vật đều như ảo ảnh, như mộng, như tóc rủ… Mọi sự đang có mặt là do vọng tưởng chấp trước từ vô thủy huân tập mà thành, quán sát tất cả sự vật bên ngoài là vô tự tánh.

c. Lìa kiến chấp sanh trụ diệt. Tất cả như huyễn mộng, mọi đặc tính ta và cái khác, chung cả hai, đều chẳng sanh. Thấy rằng thế giới bên ngoài chỉ hiện hữu tùy thuộc vào tâm, vốn không có tự tánh. Thấy thức chẳng sanh, các duyên không hợp tụ, tất cả là vọng tưởng duyên sanh. Ba cõi, tất cả các pháp trong ngoài đều bất khả đắc. Thấy mọi sự lìa tự tánh thì chấp có sanh bèn dứt. Biết tất cả các pháp tự tánh như huyễn, không từng sanh ra… bèn được Vô sanh pháp nhẫn. Được Vô sanh pháp nhẫn thì tự nhiên lìa kiến chấp sanh trụ diệt.

d. Tự giác thánh trí thiện lạc. Nghĩa là được vô sanh phấp nhẫn, trụ địa thứ tám của Bồ-tát, được lìa tâm, ý, ý thức, năm pháp, ba tự tánh, hai tướng vô ngã, được ý sanh thân”.

Lấy những ví dụ trong kinh Lăng-già, quán là quán thấy sóng là không thật, vô tự tánh và như huyễn. Xa lìa tướng sóng thì sóng chính là đại dương toàn nước. Tất cả các tướng thế gian chính là thật tánh, là tánh Không, là tánh Như. Nói theo thuật ngữ Duy thức, Biến kế sở chấp tánh chính là Viên thành thật tánh.

Các ví dụ khác cũng đều như vậy.

3. Chỉ Quán song tu: Là ở nơi tánh (chỉ) mà thấy các tướng (quán) là Không, như huyễn. Và ở nơi tướng thì thấy tướng chẳng lìa tánh, tướng chính là tánh. Chỉ quán song tu là tánh tướng đều Như Như.

III. Đi vào con đường Duy thức

Với sự miệt mài làm việc trên ý thức, với công phu miên mật Chỉ, Quán, và Chỉ Quán song tu, tới một lúc nào, khi những vọng tưởng tập khí mỏng dần, người ta đạt được sự thật về duy tâm duy thức.

Dùng chữ của kinh Lăng-già, người ta có một “chuyển y” lần đầu tiên. Nhờ cái chuyển y này người ta mới thực biết tâm là gì, thức biến là gì, vọng tưởng là gì, tánh Không là gì, chỉ là an trụ vào cái gì, quán thấy như huyễn là gì… Người ta đạt đến căn bản trí, mà hệ thống Duy thức gọi là Thông Đạt vị hay còn gọi là Kiến Đạo vị chung cho tất cả Phật giáo.

Thông Đạt vị là giai đoạn thứ ba trong năm giai đoạn: Tư Lương vị, Gia Hạnh vị, Thông Đạt vị, Tu Tập vị, và Cứu Cánh vị. Năm giai đoạn này là chung cho tất cả các con đường, tất cả các tông phái của Đại thừa.

Hai giai đoạn đầu Tư Lương vị và Gia Hạnh vị chưa thật sự “an trụ Duy thức”, chưa thật sự biết “tánh Duy thức”:

“Cho đến khi chưa biết rõ xác quyết, dù cầu an trụ trong tánh Duy thức, đối với hai thủ ngầm ẩn, còn chưa thể hàng phục tiêu diệt” (Tư Lương vị, Luận Thành Duy Thức).

Thông Đạt vị là đã thực sự biết “tánh Duy thức” là gì và an trụ được trong thực tại đó:

Nếu khi trong cảnh duyên

Biết đều không chỗ đắc

Bấy giờ trụ (trong tánh) Duy thức

Vì lìa tướng hai thủ.

Đây là thực sự thông hiểu tánh Không, tánh Như, tánh Duy thức, lìa được chủ thể và đối tượng ở mức độ thô để an trụ vào thực tại tánh Không.

Từ đây mới có sự tu hành thực sự (Tu Tập vị), có con mắt thanh tịnh để thấy rõ con đường (Pháp), cái gì là tánh Như, tánh Không và những cái gì là chướng ngại ngăn che tánh Như, tánh Không. Hành giả đích thực là người thấy phiền não chướng và sở tri chướng cụ thể như những tảng đá chắn đường trước mặt. Từ đây sự thực hành trở nên cụ thể, vì đã nhìn thấy sáng rõ mọi sự cả hai mặt tánh, tướng. Từ đây, người ta thực sự học kinh, vì kinh điển không còn là ngôn ngữ, ý niệm mà đã trở thành những thực tại cụ thể.

Từ đây, nhờ bước vào con đường thấynên việc tu hành trở nên minh bạch, cụ thể và dễ dàng. Sự tu hành trở nên giản dị mà sâu xa như những lời chỉ dạy về Thiền của Lục tổ Thiền tông Huệ Năng:

“Thiện tri thức! Sao gọi là ngồi thiền? Trong pháp môn này không ngăn không ngại, đối với cảnh giới tốt xấu ở ngoài mà tâm niệm chẳng khởi tưởng, gọi là Ngồi; trong thấy tự tánh mình chẳng động gọi là Thiền.

Thiện tri thức! Sao gọi là thiền định? – Ngoài lìa tướng là Thiền; trong chẳng loạn là Định. Nếu ngoài còn bám theo tướng, thì trong tâm sẽ loạn. Nếu ngoài lìa tướng thì trong tâm ắt chẳng loạn. Bản tánh mình vốn tự tịnh tự định, chỉ vì thấy cảnh phân biệt mà thành loạn động.

Này thiện tri thức! Ngoài lìa tướng tức là Thiền; trong chẳng loạn tức là Định. Ngoài thiền trong định, ấy là thiền định. Trong Kinh Bồ-tátgiới nói: “Bản tánh ta vốn vẫn thanh tịnh”.

Thiện tri thức! Tự tánh Chân Như mình khởi niệm, sáu căn tuy có thấy, nghe, hay, biết mà chẳng nhiễm muôn cảnh, chân tánh vẫn thường tự tại. Thế nên kinh nói: “Thường khéo phân biệt tướng các pháp mà ở trong đệ nhất nghĩa hằng chẳng động”.

Thiện tri thức! Ở trong niệm niệm, tự thấy bản tánh thanh tịnh, tự tu tự hành, tự thành Phật đạo”.

(Văn Hóa Phật Giáo số 133)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2023(Xem: 1700)
Dan Lusthaus là nhà văn và giáo sư người Mỹ chuyên về Phật Giáo. Ông chuyên nghiên cứu về Du-già-hành Tông (Yogācāra – hay còn gọi là Duy Thức Tông). Ông là tác giả của nhiều bài viết và sách. Ông dạy tại Đại Học University of California at Los Angeles (UCLA), Đại Học Tiểu Bang Florida, Đại Học Tiểu Bang Missouri, và vào mùa thu năm 2020 ông là Phó Khoa Nghiên Cứu về Nam Á tại Đại Học Harvard, Massachusetts. Tác phẩm “Buddhist Phenomenology” đã được xuất bản vào năm 2002.
22/12/2020(Xem: 5796)
Duy Thức Học là môn triết học và cũng là môn tâm học. Duy Thức Học được gọi là môn triết học vì môn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh thì rộng lớn bao la không bờn bến và nguyên lý lại nằm trong lãnh vực tánh không, không có hiện hữu và lại còn phức tạp. Duy Thức Học cũng gọi là môn tâm học vì môn học này đứng trên lập trường tâm linh để lý giải vạn pháp mà tâm linh lại sinh hoạt không hiển lộ, khó đưa lên trên bình diện thực tại như khoa học vật lý, nhưng không thể thiếu mặt nó trong mọi sinh hoạt của vạn hữu vũ trụ nhân sanh. Vì muốn định rõ giá trị sự cấu trúc đa dạng cũng như sự sinh hoạt của vạn hữu vũ trụ nhân sanh trên lãnh vực tâm linh, Duy Thức học thiết lập rất nhiều danh từ chuyên môn để minh giải tường tận mọi mặt từ sự tướng đến lý tánh, từ sai biệt cá thể đến tổ hợp tổng thể và từ cụ thể đơn giản đến chỗ thâm sâu bí ẩn. Trường hợp đây của Duy Thức Học so sánh không khác khoa học vật lý, khoa
06/05/2020(Xem: 4154)
Kính thưa quý đọc giả thân mến, tác phẩm Duy Thức Tam Thập Tụng của Bồ Tát Thế Thân đã được rất nhiều Hoà Thượng, Thượng Toạ Đại Đức Tăng Ni hữu học dịch giải ra Việt Ngữ và cũng đã trình bày qua nhiều lăng kính tư tưởng sáng tạo và nhờ đó nền văn học Duy Thức càng ngày trở nên càng phong phú.
19/05/2018(Xem: 4485)
Tiêu đề trên rút ra từ đoạn kinh TỨ NIỆM XỨ (Trung Bộ Kinh số 10) do ngài Thích Minh Châu dịch: “-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường ĐỘC NHẤT nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ NIẾT BÀN. Đó là Bốn Niệm xứ.” Bài viết này nhắm giải thích 2 ý nghĩa quan trọng của pháp tu TỨ NIỆM XỨ: 1) Là con đường đi đến NIẾT BÀN. 2) Là con đường ĐỘC NHẤT để đi đến đó, không thể đi bằng một con đường nào khác được.
12/05/2018(Xem: 5261)
Ai là người kế thừa sau khi Phật nhập diệt, Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thànhcâu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy, cho đến Luật tạng thì lại đề cập: Sau khi Như Lainhập diệt các ngươi lấy giới luật làm thầy. Từ lấy Pháp làmnơi nương tựa, đến lấy ‘Pháp’ và ‘Luật’ làm nơi nương tựa,cuối cùng ‘lấy giới luật’ làm thầy rõ ràng là sự diễn biến kháphức tạp.
01/04/2018(Xem: 3582)
YÊU THƯƠNG VÀ TRÁCH NHIỆM THƯỜNG DÂN Nguyên tác: Compassion and Civic Responsibility Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Budapest 2010 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Thực tế, tôi rất vui mừng và cảm thấy vinh dự lớn để đón nhận giá trị này và cũng có cơ hội để nói với những thanh thiếu niên nam nữ. Tôi nghĩ tất cả trông rất rạng rở trong đôi mắt. Một học sinh rất sáng sủa cũng ở đây. (Chỉ vào đầu của ngài và đến một học sinh sói đầu) Tôi nghĩ hai chúng tôi đang tranh đua với nhau. (Cười) Xin lỗi nhe! Vậy thì những thanh thiếu niên này – các cháu là niềm hy vọng căn bản của chúng tôi. Tôi sinh năm 1935, ngay trước thế chiến thứ II; rồi thì chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, sự chia cắt Ấn Độ và nội chiến ở Trung Hoa. Những cuộc chiến tiếp tục cho đến bây giờ, ở châu Phi và Trung Đông.
31/03/2018(Xem: 5111)
Những bài kệ của các thiền sư trong triều đại nhà Lý dưới đây thấy tưởng như là thơ, nhưng không phải hẳn là thơ. Cho nên, nó nên thơ. Nói theo thiền ngôn, thấy vậy chứ không phải vậy nên nó như vậy! Luận theo bạch thoại, thiền sư không làm thơ chỉ ra kệ. Nhưng kẻ nghe kệ tưởng nhầm là thơ ... mộng. Bất chợt, trong khoảng khắc, tâm tư bổng nhiên tịch, tĩnh, tỉnh, tịnh lặng, an nhiên, thanh tịnh nhất. Khi nhậm vận, quan sát những thăng trầm của thế sự trôi qua trước mắt mà trong lòng thanh thản, không còn bận tâm nữa. Khi mà cảnh vui buồn không còn chi phối tâm lòng, được mất không còn tham cầu, thành bại hết hãi sợ. Khi mà quán thấu sinh tử vô thường và khi mà chỉ chiếu kiến nhưng không sở trụ vào sự biến thiên tùy duyên của vạn hữu vô thường đó. Ấy là lúc lấp ló, nhi sinh tánh bất sinh bất diệt của chân tâm.
15/12/2017(Xem: 121900)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
17/10/2017(Xem: 6318)
Niềm vui của việc gặp gở những người ta yêu, nổi buồn của việc mất mát người thân, sự phong phú của của những giấc mơ đầy sức sống, sự an bình của những bước chân qua khu vườn vào một ngày xuân, sự hoàn toàn an định trong một thể trạng thiền tập sâu xa – những thứ này và những thứ nọ giống như chúng cấu thành một thực tại kinh nghiệm của chúng ta về [tâm] thức. Bất chấp nội dung của bất cứ kinh nghiệm nào trong ấy là gì, thì không ai trong tâm nhạy cảm của họ có thể nghi ngờ về thực tại ấy.
06/09/2017(Xem: 5897)
Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567