Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Theo Dấu Chân Xưa

28/08/201012:56(Xem: 3339)
Theo Dấu Chân Xưa
an-cu-kiet-ha-ky19-day1-kinh-hanh-75
Theo Dấu
 Chân Xưa


Hòa thượng Thích Minh Thông

Điều Kiện Trở Thành Chúng Trung Tôn

Cho dù dòng đời cứ mãi ngược xuôi, nhưng con người lớn lên ai cũng thầm mong và cố gắng để có một ngày tươi đẹp nhất trong đời, một ngày hãnh diện với bà con xóm giềng, bạn bè thân thuộc. Đó là ngày hạnh phúc bước lên xe hoa.

Người xuất gia học đạo thì không có ngày ấy. Ngay từ lúc ấu niên vào chùa đã phải từ xa thân thuộc họ hàng, nên chỉ biết đến tình thương che chở, chăm sóc giới thân huệ mạng của Thầy và sự nâng đỡ, đùm bọc yêu thương của huynh đệ đồng môn. Họ cạo bỏ mái tóc xanhchừa lại trên đầu một chỏm nhỏ, vai khoác mảnh áo đà chắp nối thô sơ nhiều miếng, dưới hình thức‘hủy hình’ lánh xa trần thế; ngày ngày chỉ biết siêng năng công phu tu tập; tháng tháng đạm bạc dưa muối tương rau, cuộc đờilàm điệu cũng lắm nỗi gian lao, nhất nhất phải khép mình vào oai nghi và giới luật. Trên đôi môi điệu lúc nào cũng để sẵn một nụ cười hồn nhiênchân thật. Trong lòng điệu lúc nào cũng trắng trong như tuyết băng. Ngày tháng đắp đổi đi qua, điệu ao ướcmau chóng trưởng thành, khao khát đến ngày được đăng đàn thọ giới Cụ túc. Ngày này được coi là ngày trọng đại nhất của đời người xuất gia. Nó là dấu mốc quan trọng chuyển đổi từ vai trò làm em lên bổn phận hàng đầu bảy chúng. Chính ngày này, người xuất gia chính thức dự vào hàng ‘chúng Trung Tôn’, kế thừa gia tài Phật Tổtiếp tục thắp sáng ngọn đèn trí tuệduy trìmạng mạch Chánh pháp của Như Lai.

Nếu như người thế gian phải lắm phen trôi nổithăng trầm vất vả mới có được ngày hạnh phúc lên xe hoa, thì người xuất giabước lên địa vị ‘chúng Trung Tôn’ cũng phải trải qua rất nhiều gian lao thử thách. Nhiều năm trau dồi giới hạnh tinh chuyên, mức độ thâm nhập Phật pháp khả dĩ gọi là ‘thấm tương chao’ thì Thầy Bổn Sư mới đồng ý cho đăng đàn thọ Đại giới.

Khi Đức Phật còn tại thế, những vị đắc giới Tỳ-kheo đều là những bậc căn tánh lanh lợi, các pháp hữu lậu ít phát sinh, cho nên vấn đề thành tựu bản thể Tỳ-kheo có đến năm bậc:

1. Thấy đạo thọ giới.

2. Thiện lai thọ giới.

3. Tự thệ thọ giới.

4. Ba lời được thọ giới.

5. Bạch tứ Yết-ma được thọ giới.

Đời nay phải bốn lần Yết-ma đúng như pháp mới thành tựu được bản thể Tỳ-kheo[1]. Còn bốn bậc trên trong thời nay không còn thấy xuất hiện. Bởi vì, căn trí con người ngày càng chậm lụt, các pháp vô lậu càng khó có điều kiện để thành tựu. Thế nên, đúng như pháp được bản thể Tỳ-kheo thì giới tử nhất định phải đắc giới ngay trước Thập sư[2], thọ một cách đúng pháp thì ‘Vô tác giới thể’ mới phát sinh được. Vấn đề này đòi hỏi phải đầy đủ ba yếu tố rất quan trọng:

1. Giới sư phải cực kỳ thanh tịnh.

2. Đàn tràng phải cực kỳ trang nghiêm.

3. Giới tử phải phát tâm cực kỳ dõng mãnh, tha thiết cầu pháp giới.

Nếu một trong ba yếu tố này bị khiếm khuyết thì nhất định ‘Vô tác giới thể’ không thể phát sinh được. Nếu Vô tác giới thể khôngphát sinh thì giới tử thật sự không có năng lượng giữ gìn được trọn vẹn những giới đã thọ và đi tới định, tuệ.

Vô tác giới thể là một nguồn năng lượng được sản sinh từ năng lực khao khát được thọ giới của giới tử, cộng với năng lựcthanh tịnh của hội đồng truyền giới là Tam sư, Thất chứng. Nguồn năng lượng này là sắc, nhưng không phải là biểu sắc mà là vô biểu sắc, vì nó có công năng điều khiển các hoạt động của thân và khẩu, dừng ác sanh thiện mà không biểu hiện ra ngoài.

Nhìn dáng đi thoát tục của một giới tử vừa mới đăng đàn, nhìn ánh mắt sung sướng như có được trân bảo của giới tử khi mới thọ giới xong, là ta biết ngay giới thể đang phát triển trong người của giới tử ấy. Vô tác giới thể có khả năng phòng hộ những giới đã lãnh thọTính chất của nó giống như phản xạ tự nhiên, giống như anh tài xế khi gặp tai nạn bất ngờ là chân đạp nhanh vào bàn thắng. Năng lượng giới thể giữ gìn việc làm của thân và khẩu một cách cẩn thận, không cho những điều bất thiện phát sinh và hết sức tự nhiên mà không cần hỏi ý kiến, hay cần sự tiếp tay của ý thức. Tầm quan trọng của Vô tác giới thể là như thế, nên ngài Bàn Công nói: “Yết-ma lần thứ nhất, giới pháp diệu thiện mười phương thế giớinghiệp lực trong tâm đều chấn động. Yết-ma lần thứ hai, giới pháp diệu thiện mười phương thế giới như mây, như lọng che trên đảnh môn của hành giả. Yết-ma lần thứ ba, giới pháp diệu thiện mười phương thế giới từ trong đảnh môn của hành giả chảy vào trong thân tâm tràn đầy chánh báo”.

Thế nên, năng lực của người trao giới thể và năng lượng của kẻ nhận giới thật quan trọng. Nó ảnh hưởng đến cả cuộc đời tu của bất kỳ hành giả nào muốn đạt đến Tuệ giác Vô thượng.

Con thuyền nhân thế còn chọn bến đục, bến trong để đỗ, nhưng đôi khi vì hoàn cảnh hay duyên nghiệp nên chuyện bến trong, bến đục chỉ trông vào sự may rủi. Những giới tử đăng đàn thọ Cụ túc cũng tha thiết có được một ‘bến trong’ để thành tựu được bản thể Tỳ-kheo, để làm vũ khí cần thiết trên lộ trình hàng phục các ma phiền não. ‘Bến trong’ ấy, tùy thuộc rất nhiều vào mười vị giới sưKinh Tỳ-ni-mẫu khẳng định: “Thầy Hòa thượng và hai thầy A-xà-lê phải như pháp. Bảy thầy Tôn Chứng phải thanh tịnh và rành Luật tạng[3]”.

Đôi Lời Tâm Sự Cùng Giới Tử

Các giới tử quý mến! Hãy cho phép tôi gọi nhau bằng hai tiếng huynh đệ để thể hiện mối quan hệ thân thiết với những người có cùng chung một lý tưởng giải thoát, là học trò, là con của Đức Như Lai. Chẳng còn bao lâu nữa, các huynh đệ sẽ đăng đàn thọ giới Cụ túcchính thức dự vào hàng chúng Trung Tôn, hàng Tăng bảo thường trụ của thế gian. Nghĩa là kể từ giây phút ấy trở đi, các huynh đệ sẽ trở thành những người có đầy đủ pháp lý để sử dụng gia tài của Như Lai.

Gia tài ấy là Tuệ giác Vô thượng, thứ tài sản vô giá mà Đức Như Lai đã khổ công góp nhặt được từ vô số kiếp trầm luân trong sanh tử. Vậy các huynh đệ phải làm gì để có đầy đủ các năng lực đảm đương trách nhiệm giữ gìn gia tài Phật Tổ mà không cho bị mai một trong thời đại xã hội như hiện nay? Với tư cách là một người anh, người được sanh ra trước các huynh đệ trong ngôi nhà Phật Pháp, tôi có đôi lời tha thiết muốn tâm sự cùng các huynh đệ.

Các huynh đệ quý mến! Chúng ta sanh ra đời được làm thân người, sáu căn được đầy đủ quả là một phúc duyên lớn. Chúng ta lại được gặp Phật Phápthọ trì Thánh giới, sống theo nếp sống viễn ly sanh tử thì thật sự không có thứ hạnh phúc nào có thể so sánh bằng. Hạnh phúc này được các huynh đệ nuôi dưỡng ngay từ buổi đầu xuất gia học đạo. Chí lớn muốn mau chóng thành tựu được Tuệ giác để giải thoát cho muôn loại luôn ấp ủ trong tim, nên những tình thường, danh lợi của thế gian các huynh đệ đều gác bỏ ngoài tai, lòng không màng đến. Hạnh phúc này lớn dần theo ngày tháng siêng năng tu tập, nó là Bồ-đề tâm, là thứ năng lượng vững chắc để ngăn chặn những chướng ngại ngoại duyên và tháo gỡ những khổ đau, khúc mắc của nội tại. Nếu vì một lý do gì đó khiến các huynh đệ phải bận bịu để hạt giống bồ-đề bị khô héo, xói mòn, nghĩa là các huynh đệsống không có hạnh phúc trong cửa thiền, nên dù các huynh đệ còn đi, còn đứng, còn tiếp xúc, còn niệm Phậttọa thiền, nhưng thật sự các huynh đệ đã chết, chết với tư cách của một người bại trận.

Vâng, khi các huynh đệ quyết định đi ra khỏi con đường khổ đau, sanh tử thì các huynh đệ phải trang bị cho mình thứ vũ khí cần thiết, sắc bén để đương đầu với chiến trận của chúng ma phiền não. Vũ khí ấy là tâm Bồ-đề, là năng lượng được nuôi dưỡng từ đời sống tu tập trong môi trường tốt của Tăng thân. Dưới sự nâng đỡyêu thương và che chở của Tăng thân, các huynh đệ sẽ tự do lớn mạnh mà xây dựng cho mình Phật thân hay Pháp thân. Có nhiều huynh đệ dường như không chút ý niệm về vấn đề này, mạnh dạn rời bỏ Tăng thân đến ở nhà thế tục, thậm chí ở cả nhà trọ, một mình chạy lao như điên vào các trường Đại học để tìm một bằng cấp bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩtiến sĩ v.v…Cũng có nhiều huynh đệ đua chen nhau vào những trường Phật họchối hả nhét vào đầu càng nhiều kiến thức càng tốt. Nhưng những bằng cấp hay những mớ kiến thức ấy dường như không có ảnh hưởng gì đến những khổ đau khó khăn, những xung đột trong tâm tư và trong đời sống hàng ngày. Giống như thiền sư Hương Nghiêm là bậc thông minh xuất chúng, học một đã hiểu mười, học mười đã biết trăm, nhưng một câu hỏi dường như quá dễ dàng của Tổ Quy Sơn: “Trước khi cha mẹ sanh ra, ta là ai?” Cũng đủ làm cho thầy điên đầu, đem hết những tri kiến đã tiếp thu được cũng không thể nào giải nổi. Thầy buồn quá đốt hết sách vở và tự than rằng: “Bánh vẽ không thể no lòng người đang đói”. Do đó, Thầy làm một quyết định sẽ thực nghiệm lại những gì từ lâu Thầy lầm tưởng cho đó là hoa trái của sự tu tập. Các huynh đệ ấy cũng thế, không có thời gian, không có cơ hội để áp dụng những gì mình đã học vào thực tế, không tiêu hóa được những đống kiến thức cồng kềnh thành chất bổ dưỡng nuôi sống cơ thể.

Như vậy, cơ thể sẽ bị héo mòn, các huynh đệ ấy vẫn không có gì thay đổi trong quá trình lột xác từ một kẻ phàm tục trở thànhmột người xuất gia, từ một chú Sa-di trở thành một thầy Tỳ-kheo mô phạm cho muôn loài. Các huynh đệ ấy vẫn ham thích ăn sung mặc sướng, vẫn ưa chuộng nhưng lời dịu ngọt tỉ tê, vẫn sẵn sàng bộc phát sân hận trước những gì không vừa ý, vẫn tiếp tay mở cửa cho danh lợiái dục tự do đi vào v.v… Vẫn y nguyên như người phàm tục chỉ khác nhau cái đầu và chiếc áo. Cho nên, khi chúng tôi thấy nhiều huynh đệ từ miền xa lên tỉnh thành để tham dự vào các trường Phật học mà phải cực lực vất vảthiếu thốn rất nhiều phương tiệnchúng tôi lấy làm chua xót. Thế nhưng, khi nhìn thấy nhiều huynh đệ lao mình vào những đam mê trụy lạc của cuộc đời, đánh mất phẩm cách của một Tỳ-kheo chúng tôi càng đau xót gấp trăm nghìn lần. Các huynh đệ ấy đã tự cô phụ lại với ý nguyện xuất trần của mình từ lúc nào không biết, hoặc biết mà không đủ năng lực để quay đầu trở về. Thật đúng như Tổ Quy Sơn dạy: “Tiền lộ mang mang, vị tri hà vãng[4]”.

Vâng, nếu như chúng ta có một con đường đi và ta quyết tâm đi trên con đường ấy thì chúng ta thật sự đã có hạnh phúc. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta thấy xa xa chỉ là khói sương mờ mịtcon đường phía trước mênh mang, không biết rẽ lối nào thì quả là một sự mất mát, lỗ lã và đau khổ lớn nhất trong đời tu của chúng ta. Và rồi chúng ta sẽ dễ dàng cởi áo hoàn tụcbản thân chúng ta sẽ đau khổ vì chí nguyện không thành. Cha mẹ và anh chị của chúng ta sẽ đau khổ vì ước vọng dở dang. Thầy Tổ, Tăng thân sẽ đau khổ vì đã để cho chúng ta tiếp tục đọa đày trên con đường sanh tử. Cho nên các huynh đệ phải cố gắngnuôi nấng nguồn năng lực hảo tâm ban đầu, phải tư duy và phản tỉnh thường xuyên, phải dành nhiều thời gian để sống với chính mình mà tinh thần nhập thất tránh duyên là phương pháp hữu hiệu nhất của bao đời chư Tổ, chư tiền bối.

Vì vậy, ngoài thời gian nghiên cứu giáo lý, các huynh đệ phải cố gắng tập nếp sống “độc xử nhàn cư”, phải biết trâu của mình vốn rất thích rong chơi, ăn lúa xanh, uống nước mát nên phải canh chừng nó từng giờ, từng phút không để lơi lỏng. Nếu nó ương ngạnh quá thì phải trói chặt lại cho ăn rơm khô thôi. Khi ở trong chuồng, trâu sẽ quên đi bầu trời xanh ngát, tự hối lỗidần dần thuần phục. Các huynh đệ chăn tâm đến trình độ thuần thục, nằm trên ngũ dục mà không thèm thuồng thì mới dám xông pha vào cuộc đời uế trược này để tùy duyên hóa độ chúng sanh. Các huynh đệ phải biết và hiểu rõ chính mình, phải biết mìnhmang chứng bệnh nào mà tìm một phương thuốc thích hợp để trị liệu, phải tránh xa những điều kiện và môi trường làm cho con bệnh tái phát như người nghiện rượu không bao giờ đi qua quán rượu, người nghiện thuốc phiện không bao giờ ngồi gần người hút thuốc phiện. Đó chính là cẩm nang của hành giả đi trên con đường giải thoátDục lạc của thế gian và đặc biệt là ái dục luôn mời gọi, cám dỗ những chàng trai và những cô gái trẻ có ý niệm chối từ nó. Nó là thứ lửa dữ sẵn sàng thiêu rụi giới thân huệ mạng. Vì thế, các huynh đệ phải tự biết thân phận mình như gánh rơm khô mà tìm cách lánh xa, càng xa càng tốt.

Các huynh đệ quý mến! Năng lực bảo vệ cho tâm Bồ-đề được lớn mạnh là hàng rào tịnh giới. Cho nên sau khi các huynh đệđược trao truyền 250 giới, hay 348 giới điều phải hết sức giữ gìn cẩn thận, dù hoàn cảnh có trái ngang, cùng cực như thế nào đi nữa, có thể mất cả thân mạng cũng nhất định không hủy phạm Thánh giớituyệt đối không làm bản thể thanh tịnh Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni bị thương tổn. Tịnh giới được bảo tồn, tâm Bồ-đề được tăng trưởng, nhưng nếu nghiệp chướng sâu dày thì cũng gây nhiều trở ngại trên bước đường tiến tu của hành giảVì vậy, các huynh đệ phải nên chuyên cần lạy sám hối, nhờ năng lực gia bị của mười phương chư Phật, cộng với năng lực thiết tha quy mạng của chính mình thì nghiệp lực từ vô thỉ kiếp sẽ dần tiêu. Khi đối diện với những hoàn cảnh bức xúc xảy ra, các huynh đệ vẫn có đủ năng lực điều phục, đứng vững và không làm cho con tim rỉ máu.

Này những người huynh đệ! Tôi rất vui mừng vì đã có thêm hàng trăm người anh em, hàng trăm rường cột vững chắc phụ kề vai với chúng tôi chống đỡ ngôi nhà Phật phápGia tài của Đức Như Lai để lại đã bị những người con không hiếu thuận ngang nhiên phá sản và gần như khánh tận trong những tháng ngày gần đây. Cho nên chúng tôi kỳ vọng rất nhiều ở các huynh đệ, mong rằng mỗi huynh đệ để lòng nghĩ đến tiền đồ Phật giáo đang rơi vào thời kỳ đen tối mà cố gắng duy trì và phát huy giới luật. Bởi vì vận mệnh Phật pháp hoàn toàn tùy thuộc vào sự tồn vong của giới luật – Đức Như Lai đã phó chúc điều này như một lời cảnh báo nghiêm khắc đối với hàng đệ tử, những người có trách nhiệm thay thế Đức Phật, làm cho Phật pháp lưu thông mãi trên cõi đời. Tinh thần học và trì luật của nước nhà hiện nay đang xuống dốc trầm trọng, phần lớn Tăng Ni chỉ ưa chuộng nếp sống tân tiến, tự do phóng túng, không còn tha thiết để khép mình vào khuôn khổ giới luật.

Thế nên, chúng tôi tin tưởng vào sức sống trẻ của các huynh đệnhất định không theo những vết cũ sai lầm, mà cùng nhau làm sống lại hình bóng giải thoát và tinh thần hòa hợp Tăng già, một giáo đoàn gương mẫu của nhân loại. Người kia là trượng phu, ta cũng có thể trượng phu; người nọ thành Thánh nhân thì ta cũng đầy đủ năng lực để trở thành Thánh nhân. Nếu các huynh đệ có được tinh thần nghị lực mạnh mẽ, một lối sống đúng pháp như thế thì dù kiếp này chưa liễu ngộ được chân tánh, nhưng các huynh đệ vẫn không bị đọa lạc trong sanh tửkiếp sau hoặc kiếp sau nữa chắc chắn sẽ được dự vào dòng Thánh.

Các huynh đệ! Chúng ta hãy thương yêu nhau, đừng vì những khiếm khuyết sai lầm nhỏ mọn của anh em một nhà mà làm chỗ hở cho ma Ba tuần xông vào, gây ra cảnh huynh đệ tương tàn, xung đột. Bởi vì đây cũng là nguyên nhân chính yếu đưa giáo đoàn Phật giáo đến chỗ tan rã. Các huynh đệ hãy cùng nhau dũng mãnh tiến lên, như con sư tử san bằng mọi trở ngại của rừng xanh. Nếu một huynh đệ nào đó gục ngã thì hãy cố gắng dìu nhau, đừng bỏ mặc nhau giữa cơn thác loạn của hồng trần.

Ba La Đề Mộc Xoa

Còn lời tha thiết nào hơn những lời di chúc cuối cùng khi Đức Thế Tôn sắp thu thần tịch diệt. Ngài đã gởi hết tâm huyết vào những lời tha thiết ấy, mong sao hàng đệ tử của Ngài cố gắng truyền bá Phật pháp mãi trong cõi Ta-bà này, bằng cách giữ gìnvà hết sức trân trọng Ba-la-đề-mộc-xoa[5]. Ba-la-đề-mộc-xoa là biệt giải thoát, có công năng dứt hẳn nghiệp duyênnghiệp nhân trong đường sanh tử. Nếu như không có Ba-la-đề-mộc-xoa làm cương lãnh thống nhiếp Tăng đoàn thì tiền đồ Phật giáokhông những tan rã mà còn đen tối. Cho nên, vận mệnh của Phật pháp hoàn toàn tùy thuộc vào sự tồn vong của Ba-la-đề-mộc-xoa.

Những năm đầu sau khi Đức Phật thành đạo, thật sự chưa có giới luậtĐệ tử Phật đều là những bậc hảo tâm xuất giacăn khíđặc biệt sâu dày, chỉ cần vài lời điểm hóa khai thị là lập tức dự vào Thánh vị. Cho nên, Tăng đoàn của thời kỳ đầu tiên hoàn toàn thanh tịnh, không cần phải chế định giới luật để kiềm thúc.

Sau mười hai năm, các pháp hữu lậu dần dà phát sanh. Các thầy Tỳ-kheo bắt đầu sống với những tình tục quê hèn. Chính vì thế, với số lượng trong Tăng đoàn theo Phật quá đông, nên đòi hỏi giới luật phải ra đời để bảo hộ sự hòa hợpthanh tịnh trang nghiêm của Tăng đoàn, cũng như bảo hộ giới thể của các thầy Tỳ-kheo không cho mất. Nếu không, mỗi người sẽ tự tiện làm mỗi cách, nói mỗi cách thì làm sao trở thành một giáo đoàn gương mẫu để truyền bá giáo pháp và đạt đến địa vị Vô ThượngGiác? Vì thế, một đệ tử xứng đáng nhất của Đức Phật là giữ gìn nghiêm chỉnh và cẩn thận giáo pháp của Ngài. Một Tỳ-kheo hay một Tỳ-kheo-ni sống đúng với tinh thần của giáo luật thì sẽ trở thành một người đức hạnh mẫu mực, có thể thay thế Đức Phật tuyên dương giáo pháp ở cõi Ta-bà.

Thế nhưng, ngay sau khi Phật diệt độ, thầy tân Tỳ-kheo Bạt-nan-đà đã thích thú thốt nên những lời hết sức nông nổi: “Lão già ấy chết đi là tốt, lúc lão còn tại thếquy định điều này phải làm, điều kia không cho làm.Nay lão ấy chết rồi, chúng ta được tự do”. Thật ra, Đức Phật chế định giới luật không phải để bó buộc đệ tử mình. Một hành giả muốn liễu thoát sanh tửđạt đến Tuệ giác Vô thượng thì không thể hững hờ trước giới luật được, vì giới luật cấm ngăn làm ác, cũng cấm ngăn lười biếng chẳng chịu làm thiện. Điều nên làm phải làm, gọi là tác trì; điều nên làm mà chẳng làm là phạm giới. Điều chẳng nên làm thì chẳng làm, gọi là chỉ trì; điều chẳng nên làm mà làm là phạm giới. Nhiều người cho rằng Phật giới chỉ biết có một mặt tiêu cực là “ngừa lỗi ngăn ác” mà không thấy đến mặt tích cực là “làm các điều thiện”.

Trong Du-già bồ-tát giới bổn gồm có bốn giới trọng và bốn mươi mốt giới khinh; trừ bốn giới căn bản ra, còn những điều kia có thể lấy ba mươi điều xếp vào lục độ, mười một điều gom vào tứ nhiếp. Bốn giới trọng trước chưa phân biệt là phải gom vào đâu, song giới khinh đều do từ căn bản của giới trọng khai triển ra. Giới khinh là phân chi của giới trọng. Giới trọng là căn bảncủa giới khinh. Lục độ, tứ nhiếp là môn thiện hạnh lợi tha của Bồ-tát Đại thừaSuy rộng ra thì Lục độ bao trùm vạn hạnhvạn hạnh thì có thể viễn hóa thành vô lượng pháp môn. Như có một người chăm sóc một mảnh vườn, ngoài việc làm sạch cỏ trong vườn, người ấy còn phải xới đất lên để trồng khoai, trồng đậu, hay cây ăn trái. Mục đích không cho cỏ dại có điều kiện phát sinh, mặt khác có thể đem hoa quả thu hoạch được đem tặng cho những người khác. Siêng năng cuốc cỏ, làm sạch khu vườn là việc làm của một Tỳ-kheo giới, tức là ‘Nhiếp luật nghi giới’. Còn hành động tích cực trồng hoa trái và đem chia cho người khác là việc làm của Bồ tát giới, tức là ‘Nhiếp thiện pháp giới’ và ‘Nhiếp chúng sanh giới’.

Rõ ràng giới luật là một linh dược mầu nhiệm để bảo hộ tinh thần hòa hợp của Tăng đoàn như nước với sữa. Chính nhờ sự bảo hộ này mà hành giả trên đoạn đường thoát ly sanh tử mới có đầy đủ năng lực hàng phục được sự cám dỗ của năm dụcsáu trần, chiến thắng được chúng ma phiền não; bởi vì trong hành giả ấy tồn tại một bản thể thanh tịnh. Một hành giả không gieo hạt giống sanh tử thì dù chẳng nghĩ lìa sanh tử mà trong sanh tử cũng không bao giờ tìm thấy tung tích của hành giả ấy. Tinh thần giới luật là như thế, chỉ có những người không thấy được sự nghiêm chánh và sự vi diệu của giới luật mới có sự khinh suất mà buông ra những lời đáng buồn như thầy Bạt-nan-đà.

Xưa kiaTôn giả Ca-diếp cũng rất xót xa về vấn đề này. Tôn giả lo sợ tinh thần và công đức cứu thế của Phật giáo do vì Đức Thế Tôn nhập diệt mà cũng theo đó kết thúc. Nhưng những lời khuyên nhắc tha thiết sau cùng của Thế Tôn đã kịp thời vang lại bên Tôn giả: “Này các Tỳ-kheo! Sau khi Ta diệt độ, các ông phải tôn trọng trân kính Ba-la-đề-mộc-xoa, như người đi trong đêm tối gặp ánh sáng, như người nghèo gặp của báu. Phải biết giới luật là thầy của các ông’’. Tôn giả Ca-diếp vì thế mà vững lòngquyết tâm triệu tập các vị đệ tử lớn đương thời kết tập Luật tạng. Hiện nay, ngôi nhà Phật pháp đang báo động lung lay và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, nếu như giới luật không còn chỗ đứng trong Tăng đoàn. Nghĩa là những người có trách nhiệm giữ gìn gia tài của Phật không còn thiết tha và trân kính Ba-la-đề-mộc-xoa. Sự quyến rũ đê mê nghiện ngập như chất ma túy của năm món dục lạc đã kéo chặt chân những ai muốn thử nếm chút hương vị trần thế, không còn biết như thế nào là một bản thểthanh tịnh.

Nếu Tỳ-kheo không có bản thể thanh tịnh thì làm gì giữa thế gian này còn có tên gọi ‘Tăng bảo thường trụ’Chúng ta sống không như pháp, càng ngày càng cách xa Thánh giới chỉ vì chúng ta đã bị nhạt phai ý niệm thoát tục tự lúc nào mà không hay. Do đó, Đức Thế Tôn đã biết trước điều này, nên những giây phút cuối cùng trên cõi thế, Ngài đã ân cần nhắc đi nhắc lại vai tròquan trọng của giới luật trong những năm tháng Chánh pháp chuyển mình đi xuốngChúng ta là những người được mệnh danh là con trưởng của Như Lai, lẽ nào hờ hững với những lời di chúc ấy. Chúng ta muốn chống lại ma quângiữ gìn gia tàicủa Phật Tổ mãi bền vững, lẽ nào chúng ta muốn hủy hoại thứ vũ khí vô cùng cần thiết!

Luật Thiện kiến nói rằng: “Dù trên thế gian này chỉ còn tồn tại năm người xuất gia giữ giới thanh tịnh thì giáo pháp của Đức Phậtvẫn còn thọ mạng lâu dài. Bởi vì, số lượng năm người này có thể thực hiện việc truyền giới Cụ túc. Như thế Tăng đoàn sẽ được sản sinh và phát triển’’. Chúng ta muốn chống đỡ ngôi nhà Phật pháp thì đừng vì sự hư hủy phạm hạnh của người khác mà không biết tự bảo hộ bản thể thanh tịnh cho riêng mình, để không phải rơi vào tình trạng Phật giáo chỉ còn sót lại nguyên vẹn chỉ có năm người hoặc ít hơn.

Công Đức Trì Giới

Như chúng ta đã biết, Đức Thế Tôn bắt đầu chế định giới luật khi các pháp hữu lậu phát sinh trong Tăng đoàn. Các thầy Tỳ-kheo dần già sống xa rời tinh thần giải thoát, bị lôi cuốn vào danh vọng và lợi dưỡngGiới luật buộc phải ra đời để làm hàng rào ngăn chặn sự hư đốn trong Tăng đoànbảo hộ sự thanh tịnh hòa hợp của Tăng thân, cũng như giữ gìn bản thể Tỳ-kheo không cho hư hoại. Mặt khác, Đức Phật vì ngại tiếng gần xa của người thế tục, sợ họ nhìn vào nếp sống bê tha ‘tự tung tự tác’ của Tăng đoàn mà mất đi chánh tín, hoặc chê bai, hoặc hiềm tỵ, hoặc coi giáo đoàn Phật giáo cũng giống như những ngoại đạo bê bối khác. Cho nên sự có mặt của giới luật là yếu tố vô cùng cần thiết để thành tựu một thanh tịnh Tỳ-kheo làm mô phạmcho trời, người và giúp cho hành giả bước đi vững chắc trên con đường thoát ly sinh tử.

Như người vá áo, không bao giờ vá những chỗ chưa bị rách. Đức Phật cũng không bao giờ quy định trước điều này hay ngăn cấm điều kia khi đệ tử Ngài thật sự chưa làm gì sai với Thánh đạo. Như vậy, chứng tỏ giới luật không phải là điều kiện gượng ép hay bó buộc mà nó hoàn toàn mang tính chất tự giác, tự phát nguyện thọ trì. Bất kỳ hành giả nào giữ gìn tịnh giới sẽ được mười điều lợi ích như sau:

1. Người xuất gia học đạo khi đăng đàn thọ giới Cụ túc rồi sẽ được công nhận vào địa vị chúng Trung Tônchính thức gia nhậptăng số để trở thành một trong ba ngôi báu. Dưới sự thanh tịnh hòa hợp như nước với sữa, người mới thọ trì giới pháp sẽ được sự bảo hộ chặt chẽ của tăng thân, ngoại duyên không có cơ hội để xâm nhập. Như vậy, giới pháp của Phật tạo cho người xuất gia thọ giới đứng vững vàng trong môi trường an ổn. Một Tỳ-kheo giữ gìn 250 giới (Pali có 227 giới), hay Tỳ-kheo-ni giữ gìn 348 giới (Pali có 311 giới) hết sức nghiêm cẩn là thành viên ưu tú tạo nên những vòng tay chắc chắnbảo trì sự tồn tạivà lớn mạnh của Tăng đoàn. Như thế gọi là ‘Nhiếp thủ ư Tăng’.

2. Người giữ giới thanh tịnh, hương thơm hơn hẳn các loài hoa vì nó bay ngược chiều gió. Người này đi vào trong Tăng đoànai thấy cũng hoan hỉ. Bởi vì không những Tăng đoàn được tô đậm nét uy nghi thuần nhã mà dưới mắt người thế tục niềm cung kính lại càng lớn thêm. Như thế, uy tín Tăng đoàn sẽ được nâng lên. Người này giữ giới thanh tịnh, thấy người kia cũng giữ giới thanh tịnh thì vô cùng hoan hỉ. Cũng như một người tiêu xài cẩn thận gặp người bạn không bao giờ lãng phí tiền bạc thì tất nhiên họ sẽ rất vui vẻ và thân thiết với nhau, mong gặp nhau để trao đổi hoặc tính chuyện làm ăn. Ngược lại, một người siêng năng làm việc gặp người bạn chỉ biết ham chơi, rượu chè, cờ bạc thì chắc chắn người kia sẽ chán nản không muốn gặp lại lần nữa. Người hủy phạm Thánh giới cũng như thế. Tuy trong chúng Tăng không ai khinh miệt, vì nghiệp duyên sâu dày của mỗi người, nhưng không thể làm cho Tăng hoan hỉ được. Mọi người hoan hỉ chỉ trong tinh thần giới luật thanh tịnh, thấy sự tiến bộtrong vấn đề tu trì của nhau, chứ không phải là một sự hoan hỉ vì thấy nhau làm những điều sai trái. Cho nên khi Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni thọ giới rồi thì phải hết sức tôn trọng giữ gìn, như người đi trong đêm tối cần thiết và quý trọng nhất là cây đuốc. Vì giới luật là giải thoát từng phần (biệt giải thoát), nên ai giữ được chừng nào thì công đức lớn lao chừng ấy. Như thế gọi là ‘Linh Tăng hoan hỉ’.

3. Tục ngữ thường nói: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ’’. Phải có một tình thương chân thật, một quan hệ gắn bó như tay với chân thì một ‘con ngựa’ có đau bệnh phải bỏ ăn cả tàu ngựa mới chung lòng chịu đói. Người xuất gia học đạo, cất bước đến chân trời cao rộng, phải lìa xa thân thuộc họ hàng, lấy trời mây sông nước làm nhà, chọn người cùng lý tưởng làm ruột thịt. Thế nên, khi thấy bất kỳ một Tỳ-kheo, hay một Tỳ-kheo-ni nào bị ba món độc[6] hành hạba nghiệp bị chúng ma sai khiến, tất nhiên giới luật bị hủy phạm thì Tăng thân cũng đau lòng xót dạ. Nếu như có vị nào vi phạm đến mức độ thương tích nghiêm trọng, như người lính vào trận chỉ còn lại cổ họng (phạm Tăng tàn) thì phải nhọc lòng Tăng thân hợp sức chữa trị; hay bị chặt đứt đầu, đoạn luôn cả tính mạng (phạm Ba-la-di) thì Tăng thân không những không cứu chữa được mà còn bị xáo trộntổn thương vì phải cắt đi một phần máu mủ và chịu sự chê bai của người thế tục. Như vậy, cả Tăng đoàn đều sống trong giới phápthanh tịnh, lấy giới luật làm cương lãnh thống nhiếp thì chắc chắn ai cũng được an ổn.

Nếu như trong Tăng đoàn mà người này làm một cách, người kia làm một cách, không người nào chịu sự kiểm thúc của giới luật mặc tình hành động theo nghiệp thì giáo đoàn sớm muộn gì cũng tan rã, xáo trộncách biệt như nước pha trộn với dầu. Cho nên Thánh giới có sự lợi ích thiết thực vô cùng là làm cho chúng Tăng an ổn lợi lạc. Như thế gọi là ‘Linh Tăng an lạc’.

4. Đức Phật nhập diệt đã lâu lắm rồi. Kim tướng của ngài đã không còn trên cõi đời để cho nhân loại được gần gũi quy kính và khát ngưỡng. Một Tỳ-kheo sống đúng pháp, nghĩa là sống một đời sống phạm hạnh, có Tuệ giác như Đức Phật thì hình ảnhđoan nghiêm này có thể thay thế Ngài tuyên dương giới pháp, làm chỗ phát khởi lòng tin cho những người chưa kính tin Tam bảo. Thật vậy, nếu như một thầy Tỳ-kheo hay một Tỳ-kheo-ni nào làm hư hạnh thanh tịnh thì chắc chắn “một con sâu sẽ làm rầu nồi canh’’ cả Tăng đoàn sẽ bị tai tiếng, người cư sĩ sẽ không còn niềm kính tín, các tôn giáo khác có cơ hội dèm pha chỉ trích…Ngọn đuốc Chánh pháp hoàn toàn trao về tay hàng Tăng bảo thường trụ, nếu như Tăng không còn giữ hạnh thanh tịnh, không trở thành một hình tượng mẫu mực thì làm sao chúng sanh lầm lạc trong đêm tối dám tin tưởng ngọn đuốc ấy để dẫn dắt họ ra tới con đường sáng, trở về nhà. Con thuyền phải vững chắc, lành lặn, người lái thuyền phải biết rõ đường đi và thật sự khỏe mạnh thì những người bị đắm chìm trong ‘dòng mê’ mới tin tưởng phó thác sanh mạng để nương theo thuyền trở về‘bến giác’. Như thế gọi là ‘Linh vị tín giả tín’.

5. Giới luật là hàng rào vững chãi để hành giả ngăn chặn những tên giặc phiền não lén lút xâm nhập vào thân, khẩu, ý. Ba nghiệp này thanh tịnh thì hành giả sẽ sống với trạng thái định. Có thể nói Định là hình thức nước trong; bởi vì các thứ bụi rác phiền não đã được lóng phèn kỹ, lắng dịu xuống đáy. Lu nước đã trong ngần thì ánh trăng hiện lên rõ ràngHình thức này gọi là hành giả đã phát sinh Tuệ. Nhờ giới mới có Định, nhờ Định mới có Tuệ. Như thế, khi Tỳ-kheo có Tuệ giác là Tỳ-kheo đã khéo léo giữ gìn Thánh giới. Chính vì thế mà những người đã gieo hạt giống chánh tín vào ruộng phước của chúng Tăng thì càng tin chắc rằng đất có đầy đủ chất màu mỡ để hạt giống nẩy mầm và phát triển tốt. Những người đã tin hàng Tăng bảo là hình ảnh sống động của Đức Phật, có khả năng đảm đương trách nhiệm lèo lái con thuyền trí tuệ đưa chúng sánh thoát khỏidòng mê sanh tử, về đến bến giác an vui, là khi thấy Tăng đoàn thanh tịnh hòa hợp, nói năng hay hành động đều đúng như pháp thì niềm tin của họ càng thêm sâu dày và vững chắc. Dù cho những kẻ tà kiến thấy một người làm hư phạm hạnh thì vội vã hủy nhục, khinh chê Tăng đoàn mục nát, nhưng lòng tin của họ không hề thay đổi; bởi vì họ tin rằng Tăng thể trước sau vẫn thanh tịnh. Còn việc hủy phạm giới luật là nghiệp báoxấu xa riêng của mỗi người. Do vậy, chúng Tăng nghiêm trì giới luật, đạt được lợi ích giải thoát chừng nào thì những người học hạnh xuất thế càng tin tưởng, phấn đấu viễn ly dục lạc thế gian chừng ấy. Như thế gọi là ‘‘Dĩ tín giả linh tăng trưởng’’.

6. Giới luật là chuẩn mực, là thước đo hành vingôn ngữphạm hạnh của Tăng đoàn. Dưới sự kềm thúc của giới luật thì một người dù phạm tội tới đâu, cố tình che giấu, ương ngạnh không chịu nhận tội sám hối thì cũng có thể điều phụcxử trí xác thực rõ ràng đến đó. Nếu không điều phục được họ thì chúng Tăng sẽ Yết-ma đuổi đi. Nhưng tinh thần căn bản của chế độ Tăngđoàn, sự quyết nghị của Tăng đoàn là đại biểu mười phương Tăng, nên không có một Tăng phòng nào dám cho dung thân. Vì thế Tăng đoàn chỉ có người sống đúng với tinh thần giới luật, có tội thì theo đúng pháp mà xử trịhoàn toàn không chứa những người ngoan cố, khó điều phục. Như thế gọi là ‘Nan điều phục giả linh điều phục’.

7. Người giữ giới luật nghiêm chỉnh, khi sơ suất vi phạm vào những điều nhỏ nhặt thì rất lo sợ, phiền muộn trong lòng. Cũng giống như một người ôm phao lội qua con sông lớn. Chợt có kẻ xuất đến xin phao, trong phút lạc lòng vội cho kẻ ấy chút ít. Sau nghĩ lại hối tiếc vô cùng, sợ rằng chiếc phao bị thủng nhiều chỗ sẽ làm phát sinh lỗ thủng lớn, khó có hy vọng qua được bờ bên kia. Đó là tinh thần của những người biết tàm quý (hổ thẹn). Người biết tàm quý nếu lỡ để ba nghiệp manh nha dấy động mà kịp thời ra sức dùng giới luật câu thúc lại thì họ sẽ không còn lo sợ nữa. Họ thật sự hết phiền muộn, phấn chấn tinh thần, vì năng lực của tịnh giới đã làm cho họ an tâm. Do Tăng thể là thanh tịnh hòa hợp, nên một người được an lạc thì Tăng thân cũng an lạc. Như thế gọi là ‘Linh tàm quý giả đắc an lạc’.

8Chúng ta còn dày đặc vô số phiền não nên gọi thân này là hữu lậu. Mắt ta nhìn vào sắc đẹp là bị quyến rũsay đắm. Tai ta nghe những âm thanh dịu ngọt là đã đê mê, ngây ngất; cho đến mũi, lưỡi, thân, ý cũng như thế. Sáu căn gặp phải sáu trần làm cho phiền não sinh ra nhiễm ô, nhớp nhúa như mụt ghẻ rỉ nước vàng. Như thế gọi là lậu hoặc, vì những thứ đó làm cho chúng sanh mê muội bị rơi mãi trong ba cõi mà không thoát ra được. Năng lực của giới luật là thành trì vững chắc, ngăn chặn không có ý thức liên hệ với thân, khẩu tạo ra nghiệp. Người giữ giới luật khi trông thấy cô gái xinh đẹp, tuy biết đó là đẹp, là dễ thương (chưa quán được bất tịnh) nhưng không dám đến gần để tiếp xúc vì như thế là phạm giớiGiới luật cảnh cáo rằng tính chất của cái đẹp ấy như hầm lửa dữ, thân phận đoạn dục, thoát ly sanh tử của hành giả như người mang cỏ khô, phải nhanh chóng tránh xa, càng xa càng tốt. Do đó, bản thể thanh tịnh được bảo tồn nghiêm chánh. Nhiều lần phiền não dấy khởi như vậy, giới luật luôn luôn tích cực tiếp kịp thời ngăn chặn không cho bộc phát ra ngoài để tạo thành nghiệp mà phải nối dài thêm con đường sanh tử. Như thế gọi là ‘Đoạn lậu hoặc hiện tại’.

9. Nếu như hạt giống phiền não đã len lỏi tìm cách nảy mầm và phát triển trong mảnh đất tâm, thì dù năng lực giải thoát của giới luật chỉ trong thời gian ngắn mà thiêu rụi các thứ cỏ dại, nhường chỗ sanh trưởng cho hoa thơm, trái ngọt. Người làm vườn muốn cho hoa thơm trái ngọt không bị cỏ dại lấn hại, cạnh tranh thì phải tích tực đào xới tận gốc rễ của nó để mảnh đất tâm không còn chút dấu tích cỏ dại phiền não. Như thế, hiện tại hành giả đã loại trừ được gốc rễ của lậu hoặc bằng năng lựccủa tịnh giới, thì chắc chắn trong tương lai hành giả sẽ có những bước đi thảnh thơivững chãi, tiến xa trên con đường khai thác Tuệ giác vô thượng. Nghiệp cũ trừ đi, nghiệp mới không tạo nữa đích thực là việc làm sau rốt của một hành giả thọ trì giới pháp. Như thế gọi là ‘Đoạn vị lai hữu lậu’.

10. ‘Linh chánh pháp cửu trụ’ là Đức Phật trao lại vận mạng Phật pháp cho hàng Tăng bảo, kèm theo lời di chúc là phải hết sứctôn trọng và giữ gìn giới luật. Vì chỉ có giới luật mới có đủ năng lực bảo trì giáo pháp được lưu thông trong cõi trược mà không bị quân ma đánh cướp. Cho nên điều lợi ích sau cùng của việc giữ gìn tịnh giới cũng là điều quan trọng thiết thực nhất mà mỗi hành giả chúng ta phải biết đến. Chỉ trừ những ai là quyến thuộc của ma Ba tuần muốn bành trướng thế lực thống nhiếp muôn loài, tiêu diệt Chánh pháp mới cố tình xem thường và hủy phạm giới luật. Còn những ai có hoài bão nối thạnh dòng Thánh, đền trả bốn ân, cứu giúp ba cõi thì đừng đổ thừa vì nghiệp lực mà để tâm buông lung làm mất đi năng lực tịnh giới, đưa gia tài của Phật Tổ đến chỗ khánh tận.

Người Mang Sứ Mạng Của Như Lai

Sau khi kim tướng của Đức Thế Tôn không còn trên đời, những phương pháp đưa nhân sanh từ bờ mê quay về nẻo giác mà Ngài đã tìm ra, được hàng Tăng bảo duy trì và phát huy hưng thịnh. Nói cách khác, mạng mạch Phật pháp hoàn toàn phó thác vào những người được mệnh danh là ‘Trưởng tử Như Lai’.

Trưởng tử Như Lai được gọi ngay sau khi giới tử đăng đàn thọ giới Cụ túc. Người làm Trưởng tử Như Lai thì nhất định phải thành tựu được bản thể Tỳ-kheo, tức là phát sinh được Vô tác giới thể. Có Vô tác giới thể thì mới chứng minh được giới tử đó có tha thiết ham muốn thọ giới, khao khát muốn bước lên địa vị hàng đầu trong các chúng, gánh vác trọng trách lèo lái con thuyền Phật pháp trường tồn trong cõi ác năm trược.

Từ Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di đều không được gọi là ‘Trưởng tử Như Lai’; bởi vì phẩm chất của các chúng này chưa đủ khả năng để thay thế Đức Phật tuyên dương Chánh pháp. Chỉ có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni mới có đầy đủ khả năng đại diện Đức Như Lai giữ cho Phật pháp mãi vững bền trên thế gian nên được gọi là ‘Tăng bảo thường trụ thế gian’.

Tăng bảo thường trụ thế gian đương nhiên là những bậc hảo tâm xuất gia, luôn có ý niệm về sự giải thoátđạt được Tuệ giácvô thượng và đem Tuệ giác ấy dẫn dắt chúng sanh xa rời bể khổ nguồn mê luôn canh cánh bên lòng.

Hủy hình thủ chí tiết

Cát ái từ sở thân

Xuất gia hoằng Thánh đạo

Thệ độ nhất thiết nhân”.

Người phát tâm, từ khi vào chùa xuất gia học đạo đã phải từ giã họ hàng thân thuộccha mẹ, anh em, bè bạn để cạo bỏ mái tóc xanh, khoác lên mình mảnh áo đà, nuôi dưỡng trong lòng một hoài bảo lớn ‘hoằng Thánh đạo’ và ‘độ nhất thiết nhân’. Hoài bão ấy chính là tâm Bồ-đề.

Tâm Bồ-đề là một nguồn năng lực rất mạnh, chính nó đã thôi thúc chúng ta đi xuất gia. Chính năng lực ấy tiếp tục phát triển trong suốt thời gian chúng ta sống đời sống xuất gia và giúp chúng ta có thêm sự tinh tấndũng mãnh, đủ nghị lực để vượt quamọi khó khăn trở ngại và giúp cho chúng ta có hạnh phúc.

Mảnh đất nuôi dưỡng tâm Bồ-đề này xanh tốt nhất là khi bước lên nấc thang Tỳ-kheo. Nấc thang hàng đầu các chúng là môi trường thích nghi nhất để tâm Bồ-đề phát huy hết năng lực đã phôi thai và nuôi dưỡng suốt thời gian làm điệu với đời sống của một Sa-di hay Sa-di-ni.

Tổ Quy Sơn đã nhắc nhở vấn đề này rất khẩn thiết trong văn Cảnh sách: “… Người xuất gia là phải cất bước đến phương trời cao rộng, tâm hình phải khác tục. Nối thạnh dòng Thánh, hàng phục quân ma để đền trả bốn ân, cứu giúp ba cõi. Nếu người xuất gia không làm được như thế mà ở trong chúng Tănglời nói hạnh kiểm vẫn còn hoang sơ, luống hao của tín thí. Chỗ đi năm trước, tấc bước không rời, lếu láo một đời, lấy chi nương tựa. Huống nữa đường đường Tăng tướng (sáu căn đầy đủ) dung mạo dễ xem. Sở dĩ được như thế là do đời trước đã gieo trồng căn lành, nên đời này mới cảm quả báo như thế ấy…

Thế nên người xuất gia không phải vì cơm áo, cũng không phải vì hoàn cảnh, một lòng tha thiết muốn nối thạnh dòng Thánh, độ tận chúng sanh thì đối với việc bước lên địa vị Tăng bảo quả là niềm khao khát lớn. Chúng ta phải có ý niệm như thế, tâm Bồ-đề vững chãi như thế thì mới xứng đáng đứng vào hàng ‘Trưởng tử Như Lai’.

Trong hoàn cảnh xã hội tiến bộ ngày nay, nếu Trưởng tử Như Lai muốn làm nên sứ mạng của Như Lai đã phó thác thì nhất định phải có vốn kiến thức vững vàng về Phật học và thế học. Một vị Tỳ-kheo muốn tuyên dương được giáo pháp Phật-đà ít nhất phải tốt nghiệp chương trình phổ thông Trung học và phải trải qua sáu năm thâm nhập giáo lý Đức Phật. Làm trưởng tửcủa Như Lai không thể nói đến điển chương là phải xoay mặt vào vách, hay hiểu lờ mờ trong tư tưởng Liễu nghĩa Đại thừa. Một trưởng tử của Như Lai càng không thể hiểu mập mờ khi muốn diễn đạt trọn vẹn một chân lý mầu nhiệm của Đức Phật, hay đánh giá sai lầm khi run rẩy từng nét bút trên những diễn đàn liên quan đến Phật pháp. Và bên trên hết, trưởng tử Như Lai phải đi như Như Lai đã đi, phải đứng, ngồi, ăn, mặc, ngủ và hành xử như những gì Như Lai đã làm.

Trọng Trách Người Giữ Gìn Gia Tài Của Phật

Đọc lại từng lời di chúc khi Đức Thế Tôn sắp nhập Niết-bàn, chúng ta không khỏi bùi ngùi xúc động trước những lời gọi con tha thiết: “Này các Tỳ-kheo!” để giao phó lại gia tài vô giá mà người Cha đã dày công tìm được và giữ gìn nguyên vẹn. Như thế chúng ta mới biết, Tỳ-kheo đúng là người mà Thế Tôn tin tưởng sẽ duy trì ngọn đuốc của Chánh pháp rực cháy mãi giữa cõi đời vô minh và uế trược này.

Lời phó chúc của Đức Thế Tôn là như thế, nhưng hàng Tỳ-kheo sẽ làm gì để thực hiện những lời di chúc ấy?

Gia tài của Phật là một kho tàng vô giá mà Ngài đã lặn lội trong ba cõi, đi khắp sáu đường chúng sanhtrải qua vô lượng kiếpmới tích lũy được. Gia tài ấy là Tuệ giác vô thượngTuệ giác này có năng lực đưa chúng sanh thoát ly khổ đau sanh tửan trúhạnh phúc trong cảnh giới tịch diệt. Người mang trọng trách giữ gìn gia tài thì nhất định phải biết rõ hết những thứ trân bảo có trong gia tài đó, từ giá trị đến vị trí và cả cách sử dụngCũng thếtrọng trách của hàng Tỳ-kheo khi đón nhận gia tài của Phật là phải thấu đạt và thực hiện được những phương pháp thành tựu quả vị tối thượng, đưa chúng sanh thoát ly sanh tử. Nói cách khác, một Tỳ-kheo đích thực thì hạnh và giải nhất định phải tương ưng. Người được mệnh danh là Trưởng tửgiữ gìn gia tàicủa Phật trước hết phải là một Tỳ-kheo đúng pháp, tức là phải thành tựu được bản thể thanh tịnhBản thể này phải được giữ gìn trân trọng trong suốt thời gian tu tập giải thoát. Nghĩa là Tỳ-kheo không bao giờ được vượt ra khỏi những giới điều mà Đức Phật đã ngăn chế, đặc biệt là bốn giới Ba-la-di để bảo tồn bản thể Tỳ-kheo.

Bởi vì, bản thể Tỳ-kheo không bị hư hủy thì Tỳ-kheo mới có đủ tư cách và năng lực thay thế Phật tuyên dương giáo pháp. Tỳ-kheo phải thâm nhập được giáo pháp của Đức Phật. Tức là ngoài việc hiểu tận tường bốn thánh đếmười hai nhân duyên …cho đến Bát-nhã, nhất là Phật thừa. Tỳ-kheo phải thật sự sống được với chân lý mầu nhiệm đó, phải thật sự an trú trong Chánh pháp của Như Lai. Tỳ-kheo là Trưởng tử của Như Lai, là thầy của trời, người thì khi truyền dạy giáo lý vi diệu của Đức Phậtnhất định phải có những kinh nghiệm tu chứng.

Một vị thầy chỉ dạy đạo, không thể chỉ biết lập lại những lời của Đức Phật đã truyền đạt mà thực tế chưa từng đi trên lối ấy. Người đang bị trói đương nhiên không thể mở trói cho người khác được. Tỳ-kheo muốn dẫn dắt một chúng sanh bị đắm chìm trong dòng khổ thì phải biết nguyên nhân của khổ và cách thoát khổ. Tỳ-kheo đó phải thật sự không còn đau khổ và có hạnh phúc. Tỳ-kheo có hạnh phúc là Tỳ-kheo có thực nghiệm được giáo lý của Đức Phật mà chúng ta thường nói: “Đó là chất nhựa sống được tiêu hóa từ những thực phẩm tri kiến”.

Thế nên, chúng ta phải biết rằng thân giáo quan trọng hơn khẩu giáo. Ba đời chư Phật, chư Tổ, hay những bậc Tiền bối đều nói những gì mà các Ngài đã làm được. Nói thì rất dễ, tiếp xúc với nó thì không dễ chút nào, như câu chuyện của cư sĩ Bạch Cư Dị và Thiền sư Ô Sào là một ví dụ điển hình. Quan Thị Lang Bạch Cư Dị là một thi hào nổi tiếng đời Đường. Một hôm, ông đi ngang qua cổng chùa, thấy Thiền sư đang ngồi vắt ngang trên cành cây, mới đến hỏi đại ý Phật phápThiền sư đáp:

“Các điều ác chớ làm

Vâng làm các điều lành

Tự thanh lọc ý mình

Đó là lời Phật dạy”. 

Bạch Cư Dị nghe xong trề môi nói:

- Những điều ông vừa đáp, con nít lên ba nói cũng được.

Thiền Sư mỉm cười đáp:

- Con nít lên 3 tuổi nói cũng được, nhưng ông lão 80 tuổi chưa chắc gì làm được.

Đức Phật chỉ đơn giản dạy các đệ tử của Ngài nên làm các điều lành, chừa bỏ những việc ác và tự thanh lọc ý của mình nhưng đó là một công phu tu tập rất lớn. Công phu này đòi hỏi hành giả phải mất nhiều thời gian. Bởi vì, bản tính con người bị nhiễm ôngay từ niệm vô minh ban đầutrải qua vô lượng kiếp trầm luân sanh tử đến nay đã huân ướp biết bao cấu uế phiền não, muốn thanh lọc ý thức để thực hiện những điều lành, lánh xa việc ác quả thật tám mươi năm của kiếp người cũng khó có hy vọng hoàn chỉnh được.

Cổ đức thường trách: “Năng thuyết bất năng hành”. Nghĩa là nói được mà làm không được. Nói đúng chân lý của Đức Phậthay nói một câu pháp vừa phù hợp hoàn cảnh, vừa phù hợp với căn cơ giúp một chúng sanh thoát ly mê muội cũng là một công trình khó nhọc. Huống gì lập lại lời nói của Phật, của những bậc tu chứng thì không thể giúp cho mình có được Tuệ giáchay giải thoátTuệ giác ấy chỉ hiện hữu với những hành giả đang miệt mài đấu tranh chống lại những quân ma phiền nãochống lại những cám dỗ của năm dụcsáu trần. Tỳ-kheo là một hành giả. Một hành giả mang sứ mạng giữ gìn kho báu mà Đức Thế Tôn đã gây dựng không để cho hao tổn thì phải đòi hỏi vị ấy có một tư lương khá vững chãiTư lương ấy là khả năng kinh nghiệm bản tâm không để cho vọng động dấy khởi và quay về sống với tà niệm.

Hoàn cảnh hôm nay, chúng ta sống cách Phật ra đời quá xa, hơn 2500 năm, Phật pháp đang rơi vào thời kỳ cuối cùng, người tu không hiếm mà người chứng ngộ tìm không ra. Nguyên nhân có thể trách hoàn cảnh quá cấu nhiễmnăm dụcsáu trần ngày càng có điều kiện phát sinh và hưng thịnh đến độ thác loạn. Nhưng điều quan trọng là hành giả đã bỏ quên ý niệm thoát lysanh tử ban đầu, lấy phương tiện làm cứu cánh, vội vã ‘hòa quang đồng trần’ khi thực tế trên mình chưa trang bị một thứ áo giáp, hay trên tay trơ trọi không có một món binh khí nào. Như thế, gia tài của Đức Phật làm sao bảo trì được?

Một hành giả trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi trước tiên vẫn là giữ gìn được bản thể thanh tịnh Tỳ-kheo. Kế đó, hành giả phải có một trình độ kiến giải khá vững vàng. Nếu trí lực có thừa thì kiêm ưu luôn cả ngoại điển thì như thế mới có thể bắt kịp theo nhịp phát triển tiến bộ trong hoàn cảnh xã hội tiến bộ đương thời. Nhưng điều chính yếu vẫn phải chuẩn bị bộ tiêu hóa thật tốt để hấp thụ giáo lý của Đức PhậtChúng ta phải làm như Phật đã làm, phải sống như Phật đã sống, dù một đời chưa có thể thành Phật mà niệm niệm hằng an trú trong Chánh pháp của Như Lai thì sợ gì không duy trì được gia tài Phật Tổ và không hy vọng sang đến bờ bên kia giác ngộ.

Thánh Giới Còn Chăng Giá Trị Hiện Thực?

Trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, bất kỳ hành giả nào còn tha thiết đến giá trị biệt giải thoát của Thánh giới, nghĩa là vẫn còn tôn trọng và xem giới luật là hơi thở để quyết định mạng sống trên lộ trình hành đạothoát ly sanh tử thì đều có một niệm thao thức là giá trị thực hiện của Thánh giới.

Chúng ta phải thừa nhận rằng ngay trong 250 giới của Tỳ-kheo (Pali có 227 giới) và 348 giới của Tỳ-kheo ni (Pali có 311 giới), thật sự có nhiều điều giới hoàn toàn không liên quan đến đời sống sinh hoạt hành đạo của Tỳ-kheo, hay Tỳ-kheo-ni đối với điều kiện khí hậu, địa lý, phong tục tập quán trên đất nước Việt Nam và trào lưu tiến bộ hiện nay. Nếu chúng ta cố gắng giữ gìnnhững quy chế mà thực tế nó không có môi trường để ‘dừng ác sinh thiện’ thì quả là vô bổ, nhọc sức.

Do đó, từ lâu nay có rất nhiều Tỳ-kheo và nhất là những Tỳ-kheo trẻ muốn thay đổi một số điều giới mà Phật đã chế ra cách đây 25 thế kỷ đã không còn phù hợp và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Một chủ nghĩa mất dần giá trị hiện thực thì chắc chắn không còn tuổi thọ lâu dài. Một hàng rào Thánh giới mà không còn công năng bảo hộ trên những vùng tử địa thì chỉ gây thêm phiền phức, bận bịu và chật chội cho bước đi giải thoát của một hành giả. Nếu như giới luật có công năng tháo gỡ từng phần phiền não thì đừng nên để một điều quy định nào đó trở thành trói buộc chúng ta. Tôi lấy ví dụ trong điều học giới thứ mười sáu của Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề, Đức Phật cấm không cho Tỳ-kheo mang lông dê vượt quá ba do tuần[7]Nguyên nhân của điều giới này, là vì lúc ấy nhóm sáu thầy Tỳ-kheo muốn đến xứ Ni-ba-la. Nhưng khi chưa đến nơi thì nghe nói cảnh vật xứ này đã điêu tàn, cằn cỗi, rất khó khăn trong việc hóa duyên hành đạo nên sáu thầy rủ nhau trở về. Giữa đường gặp đoàn thương buôn lông dê nên các thầy tháp tùng đi theo cho vui. Chẳng may một chiếc xe chở lông dê bị gãy, các thương buôn vì sợ bọn cướp tấn công bất ngờ đành phải để số lông dê ấy lại. Sáu thầy Tỳ-kheo thấy uổng quá bèn xin, rồi chia nhau vác về. Nhưng các thầy gặp khó khăn là nếu đi ngoài đường trống lỡ bị người đời trông thấy, thế nào cũng bị chọc ghẹo là Tỳ-kheo buôn lông dê, hoặc đi vác mướn. Cuối cùng các thầy quyết định chịu khó đi con đường quanh co nhưng vắng vẻ, an toàn trở về. Về đến tịnh xá Kỳ-viên chẳng có thầy nào dám đi vào cổng chính, nên lẻn đi vòng vào ngõ sau. Vậy mà cũng bị các thầy khác phát hiện. Thế là sáu thầy Tỳ-kheo bị một trận cười chê muốn độn thổĐức Phật biết được liền ngăn cấm, quy định điều giới này.

Một ví dụ khá trong thiên Ba-dật-đề, ở giới thứ năm mươi sáu có quy định các thầy Tỳ-kheo nửa tháng chỉ được tắm một lầnChúng ta vừa nghe qua thật buồn cười, nhưng sự có mặt điều học giới này không phải là không có nguyên do. Vương quốc của vua Bình Sa có ba con suối nước nóng. Một con suối dành riêng cho Vua và Hoàng hậu ; một con suối dành riêng cho Thái tử và các cung nhân, còn con suối còn lại để cho dân chúng. Vua Bình Sa hết mực cung kính hạnh thanh tịnh giải thoát của các Tỳ-kheo, cho nên thỉnh các thầy cứ tự nhiên đến tắm con suối của riêng mình.

Một hôm, có nhà chiêm tinh báo cho vua Bình Sa biết có một vì sao lạ, rất xấu sắp xuất hiện. Nếu nhà Vua không ra tắm suối nhiều lần để giải trừ tai ách thì sẽ nguy hại không nhỏ đến đất nước. Nhà Vua nghe xong liền vội vã đến suối tắm. Không ngờ nhóm sáu thầy Tỳ-kheo vẫn như thường ngày đi đến trước dành hết chỗ tắm. Thế là nhà Vua đành phải ngồi chờ không dám hối thức. Mặt trời lên tới đỉnh đầu rồi chếch bóng sang phía tây mà các thầy Tỳ-kheo vẫn còn trầm mình dưới dòng suối. Không biết có phải vì muốn thử tính kiên nhẫn của nhà, hay vì cách tắm quá kỹ lưỡng của các thầy để Vua sốt ruột chờ gần hết cả ngày. Các viên quan biết được nên hết lời chê trách phong cách quá ‘tế nhị’ và lối tắm rửa quá ‘chu đáo’ của hàng Tỳ-kheo. Chuyện này đến tai Đức Phật, Ngài liền chế giới…

Chúng ta biết rằng mục đích của người và áo vì sợ gió dữ, hay bụi cát từ bên ngoài theo chỗ áo bị rách vào cơ thể và sẽ dễ dàng gây bệnh; hoặc nếu mặc chiếc áo rách mà không chịu vá thì sẽ bị người khác chê cười là cẩu thả hay lười biếng; hoặc sẽ gây khác biệt, mang tiếng không tốt cho người ở chung quanh đang ăn mặc lành lặn, tươm tất. Đức Phật cũng như thế, khi quy định bất kỳ điều giới nào cho hàng đệ tử, Ngài cũng nhắm vào ba yếu tố chính:

1. Trở ngăn Thánh đạo

2. Sự cơ hiềm của người thế tục

3. Ảnh hưởng sự hòa hợp Tăng thân

Nếu Đức Phật thấy thầy Tỳ-kheo làm như vậy là hư hạnh thanh tịnh, làm như vậy là nhiễm ô, là trói buộc trong phiền não, là hạt giống của si mê của ba đường ác, là quyến thuộc của ba nghiệp v.v… thì Ngài liền cấm ngăn. Những điều Ngài cấm ngăn này được xếp vào những thiên lớn như Ba-la-di, hay Tăng tànhậu quả hết sức nghiêm trọng như người lâm trận bị tổn thương đứt đầu, chỉ còn lại cuống họng; hoặc mất luôn tính mạng. Nếu thấy thầy Tỳ-kheo hành động như vậy là không phải tinh thần hòa hợp thanh tịnh; hành động như vậy là xa rời nếp sống thiểu dục tri túc; hành động như vậy sẽ gây phiền toái, hay tiếng xấu cho Tăng thân; hành động động như vậy là phàm tục, là thấp hèn sẽ bị người tục khinh chê, sẽ làm cho tín chủ thoái thất đạo tâmnghi ngờ tăng thể thì Đức Phật mới kịp thời cấm ngăn. Thông thường những điều cấm ngăn này được xếp vào những thiên nhẹ hơn, nhưng cũng không kém phần quan trọng như Ba-dật-đề hay Đột-kiết-la.

Như vậy, điều giới có nặng có nhẹ tùy thuộc vào sự phát sinh nhiều hay ít những tình tục quê hèn và những thói hư tật xấu, nói chung là những phiền não hữu lậu trong Tăng đoàn. Cũng như chỗ rách trên chiếc áo có lớn, có nhỏ tùy thuộc vào sự cẩu thảvô tâm của người mặc. Những điều giới nặng thuộc về bệnh chung của tất cả chúng sanh, tuy khó phạm nhưng thầy Tỳ-kheo nào còn tồn động phiền não cũng có thể phạm được. Còn những điều giới nhẹ tuy rất dễ phạm nhưng không phải bất kỳ Tỳ-kheo nào cũng vi phạm, vì nó chỉ có giá trị giai đoạn, hoàn cảnh và địa phương. Tôi nêu ví dụ một thì hoàn toàn không thích ứng cho xã hội và con người Việt Nam. Ở nước ta không có mùa động tê buốt kéo dài lê thê như ở Ấn Độ, và công nghiệp dệt tơ lụa nhân tạo phát triển từ lâu nên không có cảnh đi buôn bán lông dê. Vả lại, hàng Tỳ-kheo cũng chẳng cần lấy lông dê để làm gì; bởi vì phòng xá, giường chiếu y phục cũng đủ ấm lắm rồi. Như vậy, việc người thế tục cười chê Tỳ-kheo buôn lông dê chắc chắn sẽ không có.

Thế nhưng, Tỳ-kheo ngày nay trong một xã hội đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, chật vật mà ung dung ngồi sau chiếc xe đời mới phân khối lớn, phía sau lại chở ti vi hàng thùng mới nhập về, chỉ cần chạy vài cây số trên đường phố, thỉnh thoảngdừng lại liên lạc bằng điện thoại cầm tay, thì tôi tin chắc sẽ có vô số cặp mắt của những người lao động cần lao thảng thốt nhìn theo, hay há mồm chê bai các tu sĩ dòng họ Thích cũng bắt chước người thế tục giải trí phim ảnh hay tập làm kinh doanh. Giá trị linh động của giới luật ở ngay chỗ này. Ý chính Phật chế ra điều giới này vì sự nghi ngờ tỵ hiềm của người thế tục, không phải nhất thiết vác lông dê mới cho là phạm. Nếu chúng ta chấp chặt vào giới điều một cách cứng nhắc như vậy thì toàn bộThánh giới không cách nào giữ trọn vẹn. Cũng như trong ví dụ hai, Đức Phật quy định cho Tỳ-kheo nửa tháng chỉ được tắm một lần. Một số thầy Tỳ-kheo vì tuân thủ nghiêm chỉnh giới này nên gặp lúc phải đi xa, trở về bụi cát bám đầy người, ngứa ngáy khó chịu mà không dám tắm. Mấy ngày sau da các thầy muốn nổi mụt, lở loét bệnh hoạnĐức Phật hay tin liền khai cho phép được tắm khi có trường hợp đặc biệt như đi xa về, khi nóng bức, gió mưa v.v…

Vương quốc Ma-kiệt-đà[8] lúc ấy chỉ có ba con suối để tắm rửa, mà các thầy Tỳ-kheo lại quá bận rộn trong việc tắm rửa, nên gây phiền phức và làm ảnh hưởng không tốt cho nhà Vua, và những người chung quanh. Lại nữa, người thời đó quan niệmnước là vật linh thánh, rửa sạch tội lỗigiải trừ tai họa. Do đó, họ tắm nhiều lần trong ngày bằng thái độ rất cung kính. Cho nên sự có mặt học giới này để giúp các thầy Tỳ-kheo không được bị xem nhầm lẫn với các loại tín ngưỡng mà giáo pháp Phật-đà gọi là tà kiến, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các loại tín ngưỡng đó.

Nếu như ngày nay chúng ta tới nửa tháng mới tắm một lần thì bị cười chê hơn là tắm mỗi ngày. Thật vậy, trong mỗi tự viện, mỗi tịnh xá đều có phòng tắm riêng, nước không đến nỗi kham hiếm. Vả lại, con người trong xã hội ngày nay đâu còn những quan niệm mê tín về nước tắm để tạo sự nghi ngờ rắc rối cho chung quanh, thì tại sao chúng ta lại không thể tắm mỗi ngày? Nếu để thân thể hôi thối thì không còn ai dám tiếp xúc, hoặc còn tạo điều kiện cho con bệnh phát sinh thì thật là tai hại. Ngoài hai điều giới điển hình trên, các điều giới vụn vặt khác không tiện nêu ra đây, chúng ta cũng có thể linh động như thế.

Như vậy rõ ràng giới luật đâu phải hoàn toàn cố định. Khi chế định điều giới nào Đức Phật cũng thêm bớt, bổ túc tới lui nhiều lần, hay khai cho những trường hợp ngoại lệ, để cho điều giới được hoàn chỉnh và phù hợp mà không gây khó khăn trở ngại hay gượng ép cho đệ tử. Vì thế, chỉ cần không trái với nguyên tắc của luật chế, thì chúng ta có thể tùy theo địa phương cùng trào lưu của thời đại để ứng dụng. Như luật Ngũ phần đã minh xác Phật dạy: “Tuy là điều giới Ta chế, nhưng phương khác cho là không thanh tịnh thì không nên ứng dụng. Còn nếu những điều Ta chế, nhưng ở phương khác cần phải làm thì đều được làm’’. ‘Đều được làm’ nghĩa là phải làm. Nhưng nếu không làm thì không gọi là phạm; bởi vì chưa từng có trong những điều đã chế. Song nó lại đồng nghĩa với phi phạm hạnhhậu quả cũng nghiêm trọng làm chướng ngăn Thánh đạo, bị người tục khinh chê làm ảnh hưởng Tăng thân thì cũng coi như hủy phạm giới luật.

Thông thường ‘điều phương khác chẳng cho là thanh tịnh’ thì chúng ta dễ dàng nhìn thấy như đã ví dụ ở hai điều giới trên, còn ‘điều phương khác cần phải làm’ thì chúng ta lại hết sức vô tình, thờ ơ. Như khi thấy một thầy Tỳ-kheo đang phì phèo điếu thuốc lá, hay mặt đỏ như trái gấc lừ đừ bên cạnh một lon bia thì làm sao giữ được hình tượng gương mẫu trong lòng người đã có niềm tin với Phật pháp? Và làm sao tạo được niềm cung kính đối với những người chưa phát tâm? Đành rằng Đức Phậtkhông ngăn cấm hút thuốc, vì thuở ấy hiện tượng này chưa có trong xã hội và Tăng đoàn, nhưng thầy Tỳ-kheo mà cầm điếu thuốc hút thì khiếm nhã lắm, vừa tốn tiền của thí chủ vừa ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu thầy nào tự biện hộ nói rằng hút thuốc sẽ giúp cho thư giãn, sáng suốt làm được nhiều việc trôi chảy thì thầy ấy đã tính toán sai lệch và lỗ lã. Bởi vì phương pháp thư giãn tinh thần thì Đức Phật dạy rất nhiều cách, tội vạ gì lấy một thứ mà phải bỏ một thứ; thứ lấy vào là những giây phút nhả khói lâng lâng tinh thần, thứ bỏ đi là niềm cung kính và quy phục của người thế tục. Uống bia tai hại hơn gấp mấy lần. Đức Phật cấm không cho Tỳ-kheo uống rượu vì rượu là chất men độc hại làm cho con người cuồng si, không tự chủ, làm cho thầy Tỳ-kheo dễ dàng hủy phạm các điều giới khác. Rượu còn có khả năng công phá và vùi lấp hạt giống trí tuệ trong nhiều kiếp.

Tỳ-kheo ngày nay lại cố chấp vào văn luật[9], nên tìm men say có tên khác để uống, coi như không sai trái với những điều Phật đã chế. Rượu và bia là hai danh từ khác nhau nhưng tính chất thì giống nhau. Bởi vì, chúng nó đều là dung dịch chất chứa tửu tinh. Như vậy, các thầy uống bia vì không biết giá trị độc hại của nó, xem nó như những thứ nước giải khát, hay vì để thỏa mãnsự thèm thuồng nông nổi? Xã hội văn minh ngày nay xem hút thuốc, rượu bia là con bệnh, là thứ cặn bã độc hại cần phải loại bỏ thì lẽ nào hàng Tỳ-kheo chúng ta lại xem đó là món bồi bổ tinh thần và không trái với tinh thần của luật nghi?

Hút thuốc, uống bia chỉ là ví dụ điển hình. Còn nhiều hình thức sai phạm khác mà chúng ta vẫn tiếp xúcthực hành trong đờisống thường ngày mà chúng ta không hề nghĩ rằng như thế là xa rời thánh giới. Xa rời thánh giới là xa rời giải thoát, là trói buộc vào phiền não, là tiếp tục đọa đày mình trong vòng sanh tử.

Thế nên, ngày nay Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo ni muốn sống đúng với những gì Đức Phật đã quy định thì đòi hỏi phải biết ứng dụngđiều giới một cách linh hoạt và khéo léo. Muốn ứng dụng được linh hoạt khéo léo thì cần phải học giới luật cho tinh thông, nhuần nhuyễn. Thầy Tỳ-kheo nào nắm vững được những nguyên nhân làm phát sinh điều giới (duyên khởi) và mục đích Đức Phật chế giới để ngăn chặn điều gì, thì thầy Tỳ-kheo đó trong bất kỳ hoàn cảnh, địa phương hay thời điểm nào cũng dễ dàng thích ứng được với giá trị biệt giải thoát. Điều lưu ý là khi đem những điều giới của hơn 25 thế kỷ trước của Tăng đoàn trên đất nước Ấn Độ để ‘uyển chuyển dung hợp’ cho con người và xã hội hiện nay trên khắp thế giới là một việc vô cùng khó, đòi hỏi sự nghiêm túc và cẩn thận cao độ. Nếu không thì chúng ta dễ bị lầm lẫn giữa tính chất phù hợp chung của đoàn thể và tri giác của riêng mình. Ví dụ như giới ăn phi thời thì không thể ‘dung hợp hóa’ một cách triệt để được.

Thời Đức Phật, các thầy Tỳ-kheo thân thể rất khỏe mạnh, có thể do phước báu, nhưng phần lớn vì môi trường không bị ô nhiễmđộc hại, dễ dàng gây bệnh như ngày nay, nên chỉ cần ăn một lần vào giờ ngọ là đủ nuôi cơ thể. Vả lại, lúc ấy nạn mất mùa thường xảy ra, người dân đói khổ rất nhiều, hàng Tỳ-kheo với số lượng quá đông mà lại ăn nhiều lần trong ngày thì thí chủ lấy gì dâng cúng? Mặt khác, không ăn quá ngọ là một thực hành đã có từ lâu trước thời Phật giữa các đạo sĩ Ấn ĐộPhương pháp này giúp cho thân thể được nhẹ nhàng, ít buồn ngủ, ít ham muốn ái dục, dễ được nhất tâm trong khi tu tập.

Ngày nay chúng ta thực hành nghiêm chỉnh phương pháp này thì gây không ít khó khăn trong quá trình tu học và hoằng hóa. Nhiều thầy chỉ ăn một lần trong ngày thì thân thể bị suy dinh dưỡng, yếu đuốicông phu thiền tọa không vững vàng, hoặc sanh bệnh nên không thể chấp cứng vào điều giới này được. Nếu Đức Phật có mặt trong hoàn cảnh hiện nay chắc chắn cũng tùy khai phương tiện cho ăn để giữ chiếc bè thân thể được lành lặn, vượt qua dòng sông sanh tử.

Thế nhưng chúng ta mất nhiều thời giờ để chuẩn bị cho bữa ăn chiều, xem nó là bữa ăn chính là hoàn toàn sai, chắc chắnphạm Ba-dật-đề như văn luật đã quy định. Cho nên khi ăn phi thời chúng ta phải sanh lòng hổ thẹn, tự trách bản thân không giữ được điều giới lợi ích này. Bởi vì, hiện nay có rất nhiều Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni giữ nghiêm chỉnhtrọn vẹn trong vấn đề này. Hơn nữa, ở các nước tân tiến phương Tây hiện nay, phần lớn ai muốn bảo đảm tuổi thọ lâu dài, nên ai nấy đều thực hànhphương pháp tiết chế ăn uống như vậy. Do đó, điều giới ăn phi thời không thể nói là không phù hợp với thời đại, người nào không thực hiện được thì nên tự nhìn nhận yếu điểm của mình.

Tóm lạigiới luật có thể biến đổi linh hoạt sao cho thích ứng với mỗi hoàn cảnh, mỗi thời điểm và mỗi địa phương mà không xa rời tinh thần biệt giải thoátGiới luật nếu được ứng dụng tùy nghi thì dù trải qua thời gian thật dài mà vẫn mới mẻ và sống động.

Sau khi, Đức Phật nhập Niết-bàn, trong lần kết tập Luật tạng lần thứ nhất, thầy Ca-diếp đã dõng dạc tuyên bố: “Điều Phật đã chế chẳng được phép bỏ, điều Phật chưa chế chẳng được chế thêm’’. Lời tuyên bố có vẻ áp chế nặng nề và tiêu cực, nhưng không phải thầy Ca-diếp cố chấp. Bởi sau khi tạng Luật vừa kết xong thì thầy A-nan ra trước chúng hội phát biểu rằng chính thầy đã nghe Đức Thế Tôn dặn dò khi sắp nhập Niết-bàn cho phép bỏ bớt những điều vụn vặt, không cần thiết. Nhưng vì quá sầu não bịn rịn không nỡ thấy Đức Phật nhập Niết-bàn, nên thầy quên hỏi kỹ là điều giới nào là vụn vặt nên bỏ. Do vậy, thầy Ca-diếp cùng các vị trưỡng lão có mặt không ai dám thêm bớt điều nào nữa. Riêng thầy Ca-diếp lại lo sợ ý kiến không trọn vẹncủa thầy A-nan sẽ là dấu mốc đầu tiên cho sự thay hình đổi chất của luật nghi. Nếu như người này tự tiện bỏ bớt điều này vì thấy không liên hệ thì người kia cũng không ngại gì bỏ bớt điều kia vì thấy không hợp lý. Như vậy, thánh giới sẽ bị thương tổn, cắt xén nhiều miếng, không còn linh thiêng mầu nhiệm. Người đứng bên ngoài chắc chắn cười chê Tăng đoàn Phật giáo không có một quy chế nhất định, mỗi nơi, mỗi chỗ đều có riêng một kiểu giới. Vì lẽ đó, với tư cách chủ trì hội kiết tập thầy đã khẳng khái tuyên bố giữ nguyên những điều đã chế định.

Chúng ta có thể nhìn thấy được hoàn cảnh của Tăng đoàn khi không còn sự hiện diện của Đấng Đạo Sư. Thầy Ca-diếp có ý muốn Tăng đoàn thật sự bền vững, không vì bất kỳ lý do nào dẫn đến sự tan rã, nhất là sau khi Đức Phật mới nhập diệt có nhiều thầy còn trẻ dễ bị hoang mang bởi tác động của ngoại đạo và câu nói gây kích động của thầy Bạt-nan-đà. Cho nên thầy cảm thấy cần giữ nguyên tất cả những gì Phật đã chế là đảm bảo an ninh nhất.

Thật rõ ràng ngay lần kết tập đó, cách Phật Niết-bàn chưa có bao lâu, những điều giới đã chế cố nhiên vẫn đầy đủ tính khả thi thì làm sao có thể nêu ra điều vụn vặt không thích hợp được. Không thích hợp là vì thời gian quá xa, không gian quá khác, trải qua hai mươi sáu thế kỷ, nếu vẫn còn Đức Thế Tôn thì phải có tới hàng ngàn lần thay đổi điều giới để kịp thời bảo vệ Tăng đoànChúng ta hãy nhìn sâu sắc vào sự việc thầy A-nan quên hỏi Phật điều nào vụn vặt, có phải là một sự sắp đặt màu nhiệm không? Quả thật, nếu lúc đó thầy A-nan có hỏi thì Đức Thế Tôn cũng chỉ mỉm cười trả lời: “Tùy vào Tuệ giác của các thầy, các thầy là đệ tử giỏi của Như Lai, là sự tiếp nối của Như Lai thì các thầy phải đủ sức làm chuyện đó, làm sao Như Lai có thể nói trước những chuyện chưa xảy ra trong hiện tại được, áo rách đâu thì vá đó’’.

Ngoài những điều giới thuộc về tánh, còn có các điều giới khác đều cần phải làm mới lại, thì mới đảm bảo được sự tồn tại của hàng Tăng bảo và con đường đi tới sự giải thoátTại vì giới luật là sự bảo hộ mật thiết cho hành giả. Tính của giới luật bao giờ cũng phải khả thi, thích ứngChúng ta phải can đảm nhìn nhận hiện nay có quá nhiều điều giới không còn phù hợp. Trong khi đó có những điều giới đáng lẽ phải ra đời để bổ sung cho những điều giới không còn phù hợp thì lại không có. Do đó mà đời sống phạm hạnh của người xuất gia xuống dốc trầm trọng đến mức khó có thể cứu vãnĐặc biệt là hàng Tăng Ni trẻ, ngoài những điều giới trọng dường như các vị xuất gia trẻ không biết phải giữ thêm điều giới nào, tự họ không đủ Tuệ giác để quản thúc chính mình, nếu không có cặp mắt và bàn tay vững chãi của Tăng thân quán sát, níu lại. Chúng ta còn làm chuyện gì khác nữa ngoài việc này?

Việc chúng ta cần phải làm mà Đức Thế Tôn đã thao thức dặn dò những học trò sau phải kế tục một cách xứng đáng và thông minh. Những điều giới cũ đó là công trình thử nghiệm của Đức Thế Tôn xây dựng Tăng đoàn trong thời gian 45 năm, tất nhiên phải tôn trọng. Nhưng tôn trọng không có nghĩa là chúng ta để tôn thờ, làm như vậy thì tổn thương vào niềm tin của Ngài. Chúng ta phải thông minh, phải xứng đáng là học trò giỏi của Ngài, phải can đảm ngồi lại với nhau trong tinh thần hòa hợp mà làm mới giới luật cho đàn em chúng ta có một tương lai sáng lạn hơn. Chúng ta cần làm mới giới luật như chữa lửa, nếu cứ ngần ngại mà ngồi chờ Phật ra đời trở lại thì làm sao cứu vãn nổi sự suy thoái đạo đức của Tăng đoàn? Nếu Thế Tôn biết học trò của mình kính tín mình mà không dám linh động thay đổi những điều mình đã chế định liệu Ngài có thất vọng không? Hãy nhìn xa và bỏ xuống những tư kiến để lắng nghe những người xuất gia trẻ nói. Chúng ta phải thật sự ngồi yên để lắng nghe đối tượng sẽ tuân giữ và hành trì những điều giới mới chia sẻ những khó khăn và khát vọng đi tới mà chúng ta cần có những đáp ứng thỏa đáng.

Xin thỉnh mời những bậc thầy đã từng nuôi dạy Tăng chúng, hãy đem tình thương và kinh nghiệm dựng Tăng để cống hiến cho thế hệ hôm nay và mai sau một giới bổn mới được căn cứ trên giới bổn cũ thật giá trị và đầy khởi sắc. Đó cũng là sự cống hiếnxứng đáng của mình đối với chư Tổ và Đức Phật. Ai cũng có thể đóng góp vào công trình này nếu như đã từng nặng lòng lo cho người xuất gia trẻ hôm nay. Chúng ta đừng sợ rồi đây giới bản sẽ thi nhau ra đời vì ai cũng có khả năng thêm bớt, mà hãy nghĩ tới Tăng Ni trẻ hiện nay không có gì làm hàng rào bảo vệ là quan trọng. Nếu chỉ còn ứng dụng vài giới thuộc về tánh thì làm sao đảm bảo được sự tồn tại của hàng Tăng bảo và con đường đi tới giải thoátChúng ta sẽ thỉnh cầu ý kiến trong một thời gian và trắc nghiệm thử. Sau đó vẫn linh động bổ khuyết sao cho có một giới bổn mới trên tinh thần giới bổn cũ mà số đông chấp nhậnChúng ta không cầu toànthế hệ sau sẽ tiếp tục chúng ta làm công việc này nếu vài chục năm nữa cần phảitu chỉnh lại cho phù hợp.

Mong mỏi thiển ý này được chư vị Trưỡng lão từ bi chấp nhận và Tăng Ni trẻ đồng tình ủng hộ.

Vai Trò Của Giới Luật Trước Thiên Niên Kỷ Mới

Phật giáo có mặt trong lịch sử nhân loại hơn 2500 năm qua và cho đến nay vẫn đang trên đà phát triển. Nhìn những chặng đường đi qua, Phật giáo đã định hình rõ nét chỗ đứng của mình mà không phải bị nhầm lẫn với bất kỳ tôn giáo nào khác. Nói đến Tăng đoàn Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến hai đặc tính tiêu biểuThanh tịnh và Hòa hợp. Nhờ sự thống nhiếp của giới luật mà hai tính chất này tồn tại trong Tăng đoàn, làm cho Phật giáo thăng hoa trong suốt chiều dài lịch sử. Nói cách khác, giới luật chính là máu nuôi sống cơ thể Tăng giàVì vậy, bước vào một kỷ nguyên mới với rất nhiều đổi thay tiến bộ cùng với nhân loạigiới luật còn giữ vai trò quyết định cho sự sống còn Phật pháp nữa hay không?

Giới luật ra đời vào những ngày tháng dục lạc thế gian len lỏi xâm nhập vào Tăng đoàn. Chính sự sơ hở này đã làm cho nhiều cá nhân trong Tăng đoàn lui sụt khả năng chứng đạo, hạng chế khả năng diệt trừ phiền nãothoát ly sanh tử. Trước mãnh lực cuốn hút của ngũ dục lạc, Đức Thế Tôn phải nhanh chóng chế ra những phương thức để thanh lọc cá nhân và bảo tồn sự sống cho đoàn thể. Thế nên, mỗi thành viên tu tập đều phải tuân thủ giới luật một cách nghiêm mật, nếu một phút khinh suất là sẩy chân vào vùng đất chết, khi ba nghiệp manh động không kiểm thúc được. Vì chúng Tăng không tự kiểm thúc, vì dễ đắm nhiễm trần tục, vì còn dai dẳng tánh chúng sanh, nên buộc phải coi giới luật là hàng rào bảo vệ an toàn nhất là vị hướng đạo đáng tintưởng nhất.

Hơn hai nghìn năm qua, Phật giáo Việt Nam được coi là biểu tượng cao đẹp của văn hóa dân tộc. Trong vô số đóng góp phải nói đến năng lực hàng đầu của giới luật. Bởi vì, giá trị giới luật không những giúp cho hành giả thanh tịnh tiến tu đạo nghiệphòa hợp Tăng đoàn, mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc làm trong sáng, cái nhìn khách quan của người thế tụcVai trònày thường dễ bị lãng quên trong đời sống sinh hoạt của hành giả. Nó thuộc về tư thế oai nghi, tác phong đạo hạnh của người tu sĩ Phật giáo. Nó là chiếc áo đẹp của cơ thể Tăng-già nên phải luôn được giữ gìn kỹ lưỡng và sạch sẽ. Biết bao tín đồ đã nhạo báng Phật pháp chỉ vì quan hệ thiếu trong sánghành vi khiếm nhã của một thầy Tỳ-kheo, lắm kẻ bàng quan nhếch miệng khinh chê khi thấy một sư cô nói năng không khiêm tốn, ăn mặc lòe loẹt sang trọng… là mô phạm cho muôn người, là bậc được cung kính cúng dường, là ruộng phước cho tính thí mà không lưu tâm đến vấn đề này là một lỗi lầm to tác. Nếu một vị Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni hủy phạm thánh giới thì riêng bản thân vị ấy bị đánh mất quả chứngphiền não trói buộc, bị trục xuất ra khỏi Tăng đoàn. Song vẫn còn nhẹ hơn tội phá kiến, một hành động cử chỉ thiếu kiểm soát của mình mà làm nhiều người phải xa lánh Phật pháp, thoái thất niềm tin, con mắt chánh kiến vì mình mà bị sai lệch hay lu mờ thì tai hại vô cùngtội lỗi không sao gánh hết.

Xã hội ngày nay phát triển không ngừng, văn minh bước dần lên đỉnh cao, nên đời sống vật chất cũng song song vượt tiến. Vật chất thường không tỷ lệ thuận với đạo đức tinh thầncon người càng có nhiều vật chất thì càng khó giữ gìn đạo đức. Người tu sĩ Phật giáo có đời sống không nhiễm ô siêu thoát thì phải làm thế nào trước những vật chất xa hoangũ dục như cơn thác lũ ngập tràn?

Những loài cây dễ bám rễ trên đất tơi xốp rất nhiều nhưng sức dẻo dai chống lại phong ba bão táp thì hạn chế. Còn những loài cây sống được trên đất đá khô cằn, tuy số lượng hiếm hoi những có khả năng chịu đựng bền bỉ lâu dài. Môi trường có đầy đủ các điều kiện sinh sống, ăn mặc ngủ đầy đủ tiện nghi thuận lợiphương tiện giao tiếp đi lại trở nên bình thường hóa là loại đất tơi xốp cho người tu sĩ sinh sống, rất dễ biến chất và lãng quên lý tưởng giải thoát khi thực hiện phương thức tùy duyên… Dần dần người tu sĩ nếu không có những sợi dây giới luật kéo lại thì dễ bị đồng hóa theo nếp sống tân thời, bỏ quên nếp cổ phong quý báu của người tu phạm hạnh nói riêng hay người bản chất phương đông nói chung.

Tôi chứng minh việc này, ở các nước có nền văn minh tiên tiến như Nhật, Mỹ, Pháp v.v… Phật giáo dù có đến sớm hay muộn vẫn bị lột xác cho phù hợp với con người thời đại. Như vậy, cùng với sự phát huy lớn mạnh bản năng tuyệt đối của con ngườiđạo đức nói chung hay giới luật trong nhà thiền nói riêng dần mất đi chỗ đứng. Con người càng thích sống buông thả theo cá tính thì xã hội càng chất chồng nhiều mối đau thương, khổ lụy. Người tu sĩ Phật giáo vượt ra khỏi phạm vi giới luật để có một đời sống tự tung tự tác theo một hướng đi ‘Đại thừa’ hoang tưởng thì càng lao mình lún sâu vào con đường sanh tử trói buộcThế hệ tu sĩ trẻ là những người tiếp cận với xã hội văn minh khoa học nhiều nhất. Chúng ta phải bình tâm kiểm tra lại con đường mình đang đi, cái đích mà mình đang nhắm tới. 

Có rất nhiều tu sĩ trẻ ngày ngày không hiểu vì sao chỉ còn thao thức mỗi vấn đề học và chỉ học mà thôi. (Nếu không nói đến một số lượng không nhỏ tu sĩ trẻ sống cho qua ngày, không cần biết phải làm gì cho hiện tại). Chính vì vậy mà tất cả đổ xô về các trường Phật học ở tỉnh và đặc biệt là thành thị, thực học cũng có, học cho giống với người để đua đòi bằng cấp cũng có, nhưng được bao người quan tâm đến đời sống phạm hạnhgiải thoát tâm linh? Họ không thích học theo người xưa. Họ muốn làm một cái gì đó rất khác mà họ không cần một nền móng căn bản từ những tiền nhân đã thành tựu. Cũng không ai biết họ làm gì tu tập ra sao, chỉ thấy họ có mặt khắp nơi trong các trường Đại họcTrung tâm tin học, Trung tâm sinh ngữ, rồi có mặt cả ở trong công viên, siêu thị, nhà hàng, lạn lách trên đường phố và cả những khu mậu dịch buôn bán. Họ luôn có mặt trên từng cây số, bất kể giờ giấc. Họ là những người ‘ở trọ’ trong miền đất mà họ đang hoạt động nên không kiên sợ và phải giữ thanh danh cho gia đình. Họ thật sự không có Tăng thân, không có người chăm sóc quản lý. Họ đến trường học, hay đi rong chơingoài đường, đâu có ai hay biết? Nhà trường quy trách nhiệm về Thầy Tổ, còn Thầy Tổ ở quê đổ lỗi cho nhà trường. Nói ra thì nghe tê nhức khó chịu, nhưng không lẽ vì đó mà cứ để cho những ung nhọt tiếp tục hoành hành cơ thể. Không giải pháp nào hơn là tìm cách mổ xẻ điều trị, phải cùng nhau tìm cách tu chỉnh những đàn em dại khờ, quá thích ứng với đời sống nơi phố thị phồn hoađam mê ngoài cảnh mà không chịu quay về nội tâm tu tập.

Tuổi trẻ dễ hành động theo bản năngthích hợp cho những kế hoạch mới hơn là công việc đã an bày, lao vào mục đích mà không biết xét phương tiện thích nghiVì vậynếu không có một cuộc cách mạng nội tâm thì vấn đề tiếp cận với một kỷ nguyên mới sắp mở ra sẽ là mối lo ngại đáng kể cho hàng Tăng Ni trẻ. Phật pháp trong những năm tháng về sau sẽ ra sao nếu khôngcó một đội ngũ Tăng trẻ kiện toàn tài đức? Tài là tinh thông kinh điển, dung hóa thích hợp với nhịp sống xã hội đương thời một cách hài hòa khéo léo. Đức là hành trì giới luật, sống đời sống đúng nghĩa của người tu giải thoát. Lớp người trước đã đi qua, kiến tạo một ngôi nhà Phật pháp khá khang trang và bền vững, công duy trì là nhiệm vụ của người sau ‘‘kiến tạo dã nan thủ thành bất dị’’. Chúng ta biết việc bảo tồn không phải dễ hơn so với công kiến tạo, nhưng với lực lượng tu sĩ trẻ năng động như hôm nay hy vọng sẽ có một cách nhìn đúng đắn, một lối đi chấn động oai hùng, phù hợp với Chánh pháp thì chắc chắn nền Phật giáo nước nhà ngày càng khởi sắc và mãi mãi tồn vinh.

Giới luật trước thiên niên kỷ mới vẫn giữ vai trò chủ chốt của Tăng-già. Thế lực ngoại cảnh càng mãnh liệt thì hàng rào giới luậtbảo vệ Tăng đoàn càng phải đầu tư xây dựng kiên cố hơn nữa. Vai trò giới luật nếu được phát huy đúng mức, nghĩa là kết hợpnhuần nhuyễn chặt chẽ giữa cá thể và môi trường, giữa bản thân và Tăng thân thì năng lực của giới luật sẽ đảm bảo đủ khả năng đưa nét đẹp tuyệt vời của Tăng đoàn Phật giáo lên đỉnh cao trước một kỷ nguyên mới lạ, dù có biết bao điều ngoài dự đoán.

Thanh TịnhHòa Hợp Là Nguồn Sinh Lực Của Tăng Già

Sau khi, Đức Phật chuyển Pháp luân nói bốn Thánh đế để độ năm anh em ông Kiều-trần-như tại vườn Naigiáo hội Tăng-già đầu tiên được thành lập. Tăng-già không phải là tên riêng dành cho đệ tử xuất gia của Đức Phật mà nó đã sẵn có trong ngôn ngữ đương thời. Một cộng đồng khác có đời sống viễn ly dục lạc thế giansinh hoạt trong cùng một mục đích, một lý tưởng và một quy chế nhất định thì đều được gọi là Tăng-già. Trong chúng hội đệ tử Phật chỉ có Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni mới có đầy đủ tư cách để hình thành một Tăng-già thanh tịnh và hòa hợp. Chính tư cách này là biểu hiện nếp sống cao đẹp trong sinh hoạt thực tiễn của một Tăng-già riêng biệt với những Tăng-già khác.

Giáo hội Tăng-già trong thời Đức Phật còn tại thế là một giáo đoàn gương mẫu được người thế tục hết lòng kính tín và ngưỡng mộ. Mặc dù số lượng Tăng chúng ngày càng đông, đời sống sinh hoạt rất nhiều phiền toái, do người xuất gia vì cơm áo ít nhiều xen tạp vào Tăng đoàn, nhưng giáo đoàn vẫn giữ được màu Thanh tịnh và Hòa hợp như nước với sữa. Vì nhờ Đức Phậtđã kịp thời ban hành những quy chế thích hợp để ngăn chặn sự manh động của ba nghiệp, giúp những hành vi hữu lậu mau chóng gột rửa để thành tựu quả vị giải thoát.

Nếu như trong Tăng đoàn căn tánh mỗi người đều đặc biệt sâu dày, cộng với công phu tu tập vững vàng, không bị nhiễm ôtrần tục, chỉ cần vài lời khuyên đơn giản như: thận trọng lời nói, thân không làm điều ác, giữ cho ý thanh tịnh là lập tức ra khỏi trần lao phiền nãodự vào dòng Thánh thì Đức Phật không cần phải ban hành những quy chế khắt khe để làm gì.

Thế nhưng, có rất nhiều thầy Tỳ-kheo sống xa rời hạnh thanh tịnh giải thoát, gây xáo trộn đoàn thể vì đam mê lợi dưỡng, làm con đường thành tựu Tuệ giác bị lu mờ, người thế tục không còn nể phục, uy tín Tăng đoàn ngày một giảm dần. Giới luật buộc phải ra đời để thống nhiếp Tăng chúng, cũng như giúp từng cá nhân tự phản tỉnh gạn lọc sự nhiễm ô, hay thanh tịnh trong tâm mình và định mức tiến hóa thánh thiện.

Giới luật bắt đầu được ban hành theo từng sự suy thoái sai lệch trong đời sống sinh hoạt của Tăng đoàn. Cứ mỗi hành vi hữu lậu là một giới điều lại ra đời. Như vậy, không biết bao nhiêu hành vi hữu lậu đã phát sinh, trong suốt thời gian 45 năm Đức Phật thuyết pháp giáo hóa mà điều giới của Tỳ-kheo lên đến 250 giới và Tỳ-kheo-ni đến 348 giới. Mỗi học giới đều mang tính giải thoát riêng biệt, nhưng không ngoài hai đặc tính cơ bản là Thanh tịnh và Hòa hợpThanh tịnh và Hòa hợp là điều kiệnchính yếu để hình thành một giáo hội Tăng già lớn mạnh đặc trưng cho tinh thần giải thoát. Nếu các thầy Tỳ-kheo luôn sống trong niệm đoàn kết hòa hợp như nước với sữa mà không phản ảnh sinh động được những giáo lý cơ bản của Đức Phật, nghĩa là không giải thoát cho ba nghiệp ra khỏi trần lao phiền não, không tạo được nền tảng vững chắc cho các pháp vô lậuphát sinh thì coi như ý nghĩa Tăng-già không thành, không thể tiến hành bất kỳ một pháp sự nào.

Trong kinh Tăng chi, quyển 3 ghi lại lời thẩm định của Đức Thế Tôn: “Này các Tỳ-kheo! Tử thi có thể bị ném vào đại dương, nhưng đại dương không bao giờ dung chứa tử thiNó nhanh chóng sẽ bị đẩy vào bờ và quăng lên đất khô. Cũng vậy, nếu Tỳ-kheo nào không giữ được hạnh thanh tịnh thì Tăng thân sẽ không sống chung với kẻ ấy, hãy nhanh chóng tụ họp lại loại kẻ ấy ra. Cho dù kẻ ấy có ngồi giữa Tăng chúng, nhưng vẫn xa rời Tăng chúng và Tăng chúng cũng không ôm trọn được kẻ ấy”. Ngược lại, nếu Tăng thân một màu thanh tịnh không chút cấu nhiễm, nhưng mỗi người lại nói năng, hành động một kiểu, không ai nâng đỡ cho ai, không ai sống vì ai, tự thanh tịnh, tự giải thoát thì Tăng thân sớm muộn gì cũng tan rã không còn chỗ đứng.

Ngay thời Phật còn tại thế các giáo sĩ Bà-la-môn cũng có uy tín và chỗ đứng cao ráo trong lòng người thế tục, vì họ cũng có một đời sống phạm hạnh. Nhưng khi đem so sánh với giáo đoàn xuất gia đệ tử Phật thì người đời đều lắc đầu không thán phục. Bởi vì tổ chức của họ không có hệ thống, nói năng hành động trên dưới tùy tiện, hội họp giải tán đều trong niệm bất hòa. Cho nên thanh tịnh và hòa hợp là hai điều kiện hết sức quan trọng và tương quan mật thiết với nhau. Nếu thiếu một trong hai điều kiện này thì bản thể Tăng già nhất định không thành tựu.

Chính sự Thanh tịnh và Hòa hợp này mà Đại vương Pasenadi nhiều lần chứng kiến lối sinh hoạt của Tăng đoàn phải thốt lên lời kính phục: “Bạch Đức Thế Tôn ! Vua chúa thường tranh chấp với Vua chúa, Sát-đế-lợi thường cãi lộn với Sát-đế-lợi, bạn bè thường hơn thua với bạn bè. Còn ở đây con thấy các thầy Tỳ-kheo sống với nhau rất thuận hòa thân hữu, không cãi lộn nhau, hòa hợp như nước với sữa, nhìn nhau bằng cặp mắt ái kính. Thật sự, con không thấy một phạm hạnh nào khác viên mãn thanh tịnh hòa hợp như thế[10]

Vì thế, giáo pháp của Đức Phật đòi hỏi sự nỗ lực cá nhân chứ không phải kinh nghiệm tập thể. Sự toàn diện đạo đức của mỗi cá nhân là nét đẹp trang nghiêm cho đoàn thể. Mỗi Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni sống đúng như pháp, như luật là nguồn năng lựcvô biên cho sự lớn mạnh của Tăng-già.

Từ khi Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn cho đến nay, trải qua bao đợt xuân thu mà giáo hội Tăng-già Phật giáo vẫn bền vững tồn tạigiữa muôn ngàn thăng trầm biến đổi. Nhờ có giới luật làm cương lãnh thống nhiếp mà giá trị thanh tịnh hòa hợp luôn luôn thành tựu. Nhưng nếu sự thanh tịnh hòa hợp được nâng cấp đúng giá trị của nó, nghĩa là giới luật được giáo hội tôn lên vị tríhàng đầu, như nhịp tim và hơi thở thì có thể xác quyết rằng không có một pháp sự nào là không thành công, không một trở lựcnào, hay một giáo phái nào có thể lấn áp được. Chúng ta không thể phủ nhận những giai đoạn Phật pháp của thế giới nói chung, hay Việt Nam nói riêng rơi vào thời kỳ đen tốiNguyên nhân có thể do hoàn cảnh xã hội bên ngoài, nhưng chính yếu là do sự suy yếu lỏng lẻo, thiếu thanh tịnh và hòa hợp bên trong Tăng đoàn. Bởi chỉ có con trùng trong thân con sư tử mới có thể ăn được thịt của con sư tử. Điều đó nói lên rằng sức mạnh của giáo hội Tăng-già như chúa tể rừng xanh, đầy đủ năng lực để san bằng sự trở ngại. Nếu như từng tế bào một trong cơ thể sư tử luôn lớn mạnh thì không có bệnh hoạn mục nát. Cho nên, chúng ta hãy nhìn xa ba cõisáu đường chúng sanh đang chịu đọa đày đau khổ, nhìn tiền đồ Phật pháp dần lu mờ về tương lai mà từ bỏ những ham muốn tầm thường, những ích kỷ riêng tư, những phân biệt kỳ thị, những cái ta bé nhỏ mà cùng nắm tay nhau trong nguồn sinh lực thanh tịnh hòa hợp để trang điểm lại gương mặt Phật pháp, làm cho nét giải thoát uy nghiêm rạng rỡlại thưở nào.

Hạnh Hiếu Trong Luật Học

Mỗi con người chúng ta có mặt trên cõi đời này đều có một quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn để nhớ, để thương mỗi khi xa cách. Nhắc đến quê hương là nghĩ về hai đấng sinh thành mà những điệu hò, ca dao ngợi ca đó là tình của biển. Biển cả mênh mông ngút ngàn không thấy đâu là bờ bến, tình cha mẹ đối với con cũng không tìm đâu ra chỗ tận cùng. Cho dù anh là ai, em là ai, một đấng vĩ nhân, hay một bậc siêu phàm đi chăng nữa thì vẫn phải cưu mang món nợ tình cảm này nếu như trong anh, trong em nhịp tim và nhịp thở hãy còn lên xuống.

Khi anh lớn lên mà mồ côi cha, hay thiếu vắng tình yêu của mẹ là một mất mát lớn cho cuộc đời anh. Còn ở bên cha là anh còn được nuôi lớn bằng suối nguồn lý trí. Anh sẽ ảnh hưởng đức bao dung rộng lượng và lập trường vững chãi đi vào cuộc sống từ nơi cha. Mẹ là hình ảnh của yêu thương. Mẹ sẽ truyền đạt cho anh những bài học căn bản về tình người mà tự nơi anh sẽ không bao giờ tìm thấy. Dù anh thật sự đã trưởng thành, hay khôn lớn bao nhiêu thì anh vẫn là con thuyền bé nhỏ được nâng niu giữa muôn trùng lớp sóng đại dương. Cho nên khi cha mẹ vẫn còn ở bên anh là anh đã hạnh phúc hơn người. Hãy cố gắnggiữ gìn đừng bao giờ rời xa vì đó là nguồn năng lượng vô giá sẽ mang lại sức sống cho anh mỗi khi cần đến.

Em vào chùa xuất gia là phải cắt ái từ thân, nghĩa là phải bắt đầu cuộc sống cách ly với mẹ cha, anh em, họ hàng thân thuộc. Như thế thì thiệt thòi cho em quá. Em còn bé nhỏ rất cần âu yếm bằng bàn tay êm ái của mẹ, và được dạy dỗ bằng ánh mắt nghiêm khắc của cha. Nhìn những đứa bạn cùng trang lứa ở đời ra sức vòi vĩnh nũng nịu với mẹ cha, chắc em cũng dâng lên một niềm khao khát. Những ngày đầu bên cửa thiền nghe tiếng chuông rơi đều, lời kinh cầu tha thiết làm sao em ngăn được những giọt nước mắt nhớ thương. Em đâu có mồ côi sao phải chịu lạc loài như thế? Vì muốn đạt chí lớn, muốn thành Phật đạo để cứu độ chúng sanh, nên em phải từ xa những bịn rịn yêu thương, để lòng nương tựa bên Thầy và bạn. Thầy là hình ảnhghép đôi giữa yêu thương của người mẹ và lý trí của người cha. Em thiếu thốn, hay gặp phải khó khăn thì Thầy liền xuất hiệnbên em như một bà mẹ hiền để chăm sóc giúp đỡ. Em không hòa thuận với sư anh, buồn vì nhớ nhà, nản lòng không siêng năng tu tập, tâm tư bị khúc mắc thì Thầy liền hóa thân làm một người cha để an ủi động viên và tháo gỡ những đau khổ cho em.

Đến khi em muốn học kinh điểnhành trì giới luậttu tập thiền định thì thầy trở về vai trò của một bậc minh sư để kề cận hướng dẫn cho em. Nói chung mọi vấn đề trong cuộc sống từ những phương tiện vật chấtcho đến vấn đề tâm linh, Thầy đảm bảocho em đủ tiêu chuẩn của một người xuất gia thiểu dục tri túc đến sự lớn mạnh của tâm linhđời sống hạnh phúc của một bậc xuất thếCuộc đời xuất gia hành đạo của em coi như gởi trọn cho Thầy, nên hay hư đều đặt trọn niềm tin nơi Thầy. Chính vì thế mà trách nhiệm của người Thầy trọng đại hơn so với cha mẹ, vì cha mẹ chỉ sanh dưỡng sắc thân, còn Thầy phải nuôi lớn pháp thân cho em.

Vì thế, sự tiến bộ, sa đọa của em, hay bất cứ người xuất gia nào không phải chỉ mang lại hậu quả cho riêng em, hay người xuất gia đó, mà nó có quan hệ đến sự hưng thịnh và suy đồi của Phật phápĐức Phật đã từng nói: ‘‘Thà làm một tên đồ tể gây nghiệp sát hại chứ không thâu nhận đệ tử xuất gia mà không biết giáo dục, khiến cho Chánh pháp vì thế mà sớm bị diệt vong’’.

Đúng vậy! Làm thầy khó hơn làm cha mẹ nhiều lắm. Nếu cha mẹ sanh con ra mà không có khả năng giáo dục, hay chỉ dạy dỗ cho con mình đến chừng ấy nên người thì gia đình sẽ bị láng giềng cười khinh, hoặc không mang được lợi ích cho xã hội. Thế nhưng làm Thầy mà không có trí tuệ, không đủ sức mở con mắt chánh kiến cho đệ tử là gián tiếp trợ sức cho ma quân tiêu hoại Phật pháp và trực tiếp nhận chìm đệ tử của mình xuống con đường ác. Tội nghiệp như thế đương nhiên nặng hơn đồ tể gây nghiệp sát với sinh vật chỉ trong một đời mà thôi. Nếu bổn phận làm Thầy càng lớn thì bổn phận của đệ tử đối với Thầy càng phải lớn theo. Em phải thường có tâm niệm nhớ đến công ơn sâu thẳm của thầy mà tận tâm thờ kính, tối thăm sớm viếng, nghiêm túc làm theo những lời khuyên dạy đúng như pháp của Thầy.

Chính vì thế, em mới vào chùa xuất gia thì cần phải được sự quan tâm đặc biệt của thầy. Vì đây là giai đoạn quan trọng thay đổi bản chất cố hữu của em để bước vào cuộc đời mới. Nếu em còn là một Sa-di thì mọi suy nghĩ và hành động đều phải thông qua quyết định của Thầy. Như em đã thọ giới Cụ túc mà chưa đủ năm hạ, hoặc thấy mình còn chưa đủ sức để tự vươn lên tiến tu đạo nghiệp thì em không nên rời Thầy quá sớm. Ở bên Thầy càng lâu thì em sẽ có nhiều ảnh hưởng từ đời sống kinh nghiệm tương ứng hạnh và giải của Thầy. Bộ luật Căn bản tạp sự ghi: ‘‘Có người nương tựa nơi Thầy, xuất gia trong giáo phápcuả Phật, cạo bỏ râu tóc, mặc áo pháp của Phật, tâm hồn trong trắng đầy đủ lòng tin, gọi là xuất gia như pháp… Người ấy hết lòng hầu thầy, cho đến trọn đời tứ sự cúng dường, cũng chưa có thể trả ơn hết được’’. Thế mới biết chữ hiếu trong luật học đã đặt nặng vào bổn phận của người đệ tử trong quan hệ tình Thầy trò.

Nhưng em vì mang nặng ân thầy đã cho em giới thân huệ mạng, mà lãng quên nghĩa dưỡng dục sanh thành của cha mẹ là một lỗi lớn, là một sai lầm đáng trách. Em hãy hình dung lại hình ảnh Đức Thế Tôn về thăm vua Tịnh Phạn lúc sắp lâm chung. Ngài ngồi suốt bên giường bệnh luôn sờ tay lên trán vua cha và hết lời động viên an ủi. Khi vua băng hà, Đức Thế Tôn đã đích thân kề vai phụ vác quan tài của Phụ vương đi về núi Linh Thứu để làm lễ trà tỳ.

Ôi Đức Thế Tôn! Là vị cha lành của muôn loài, công hạnh của Ngài đã viên mãn trùm khắp tam thiên đại thiên thế giới đâu còn chỗ nào khiếm khuyết mà Ngài vẫn trải lòng thiết tha hiếu đạo? Ngài muốn đền trả ơn dưỡng dục sinh thành. Bởi vì chính trong thân tứ đại của Ngài còn mang huyết thống của dòng họ Thích, hay Ngài muốn làm tấm gương sáng cho em, cho tôi và cho tất cả mọi người noi theo?

Em đã thọ giới Tỳ-kheo thì hãy lật trang luật Ngũ phần thấy thầy Tỳ-kheo Tất-lăng-già-bà-ta vì thương cha mẹ nghèo khổkhông có vải để che thân, nên muốn lấy y của mình để dâng cúng, nhưng lại không dám. Thầy liền tìm gặp Đức Thế Tôn để bày tỏ nỗi lòng. Nhân đó, Đức Thế Tôn mới khuyên nhắc: “Này các thầy Tỳ-kheo! Làm người trong một trăm năm, vai phải cõng cha, vai trái cõng mẹ chịu sự đại tiểu, tiện của cha mẹ, hay đem các món trân bảo dâng cúng. Như vậy cũng chưa báo đápcông ơn của cha mẹ trong khoảnh khắc. Bắt đầu từ ngày nay, Ta cho phép các thầy Tỳ-kheo suốt đời tận tâm cúng dường cha mẹnếu không cúng dường thì mang tội rất nặng’’Đức Thế Tôn vừa khuyên hàng Tỳ-kheo cố gắng phụng dưỡng cha mẹ già, đồng thời cũng nghiêm nghị răn chắc những ai đã lơ là không quan tâm đền tình thâm nghĩa trọng.

Em phải khắc ghi lời dạy tha thiết của Đức Thế Tôn mà cảm nghĩ đến tình của biển. Em hãy về lại quê nhà, nắm lấy bàn tay nhăn nheo của cha đã khô vì nắng cháy; hãy nhìn vào đôi mắt dịu hiền của mẹ đã mờ đi vì chiều nào cũng tựa cửa chờ em. Em hãy hành động ngay đi, còn e ngại điều gì nữa. Em đừng sợ không có tài vật để dâng cho cha mẹ, luật Căn-bản-ni-đà-na đã cho phép em: “Chỉ trừ y và bát, còn bao nhiêu vật khác có thể cung phụng cho cha mẹ. Nếu trường hợp xin khó được thì nên dùng những vật thường nhận lãnh được nơi Tăng, nên dùng phần ăn mà Tăng chia cho mình, giảm lấy phân nửa để cứu giúp cung phụng cho cha mẹ. Hoặc là phần ăn do khuất thực mình có thể sớt lấy phân nửa đem dâng cúng’’.

Trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, em không cần phải đi khất thực, nhưng với số tiền cúng dường của tín thí em có thể giảm bớtnhững chi phí vụn vặt, những tiêu xài không cần thiếtdành dụm một khoản tiền nho nhỏ để sử dụng khi cha mẹ hữu sự, ốm đau hay thiếu thốn. Em nên nhớ chỉ được lấy tịnh tài từ nơi sự tiết kiệm của em chứ không khuyên em đi làm thuê, hay buôn bán mà bỏ công phu tu tập. Em phải hết sức thận trọng và chu đáo, không được lợi dụng tiền vật của Tam bảo, hay của dành riêng cho chúng Tăng. Làm như thế là nông nổi, thiếu sáng suốtBản thân em đã mắc tội rất nặng mà cha mẹ em cũng tổn phước giảm thọĐức Thế Tôn nặng lòng từ bi, thấy hàng Tỳ-kheo chúng ta vì quá mải miết đi trên con đường ra khỏi ba cõi mà xem nhẹ công sanh thành dưỡng dục của cha mẹ hiện tại, hoặc vì thấy chúng ta chỉ biết tư lợi cho bản thân mà hờ hững đến sự khó khăn của cha mẹ; cho nên Ngài khuyên phải để lòng nhớ nghĩ nhín chút phần lợi dưỡng mà dâng cúng cho cha mẹ. Như cha mẹ đã có người chăm sóc, hoặc còn khỏe mạnh, tiền của dư xài mà em còn đêm ngày bận tâm, hoặc không dám mua sắm những phương tiện cần thiết, hoặc đến vay nợ nơi nhà tín thí để giúp vốn cho cha mẹ làm ăn, bỏ bê thời khóa tu họclà em đã hành động sai, và lỗ lã cho em nhiều lắm. Dù em là một đứa con hiếu thảo, luôn cưu mang ơn nghĩa sanh thành, nhưng em phải thường nghĩ đến cha mẹ trong nhiều đời, nhiều kiếp mà cố gắng hoàn thành và đặt chí nguyện giải thoát sanh tửthành tựu Tuệ giác lên hàng đầu.

Đời sống của một Tỳ-kheo chân chính thì tài sản chỉ có ba y và bình bát thì thật khó mà cung cấp chu toàn cho cha mẹ gặp lúc mùa màng thất bát, hay lâm vào căn bệnh hiểm nghèo khó trị. Cho nên bổn phận của người xuất gia như chúng ta đối với cha mẹ phải cố gắng động viên quy y Tam bảo là điều cần thiết nhất. Sau đó nên khuyến khích cha mẹ thọ trì năm giới, tám giới rồi Bồ-tát giới. Chúng ta nên dùng mọi phương tiện để khuyên cha mẹ giữ gìn ba nghiệptừ bỏ dần những tham giận nhỏ nhen, hơn thua quyền lợi. Nếu thầy Tỳ-kheo nào suốt đời thờ kính Tôn sư, phụng dưỡng cha mẹ bằng những hành động cụ thể như thế, theo tinh thần triệt để của luật học, thì coi như thầy ấy đã đi thật vững chắc và thật xa trên con đường chân hiếu.

Này em, những người bạn trong Chánh pháp của tôi! Chúng ta đã mang tiếng cắt ái từ thân, lạy mẹ cha ba lạy sau cùng, đến nương thân với Thầy Tổ, quyết chí xuất giahọc đạo giải thoát. Nếu như vì một lý do nào đó mà khiến em phải nhọc chí nản lòng, bê tha tụ tập; hay nghiệp lực nào đó lôi kéo em thành quyến thuộc của ma, trở thành một tu sĩ hư hỏng đắm mê dục lạcrồi cuối cùng cởi bỏ chiếc áo giải thoát để hoàn tụctiếp nối con đường khổ đau sanh tử thì chắc cha mẹ, Thầy Tổ của chúng tasẽ vô cùng thất vọng và tủi buồn lắm. Chúng ta hãy để lòng nghĩ đến công ơn sâu rộng và niềm hoài vọng của cha mẹ, của ân sư mà cố gắng loại bỏ những cầu nhiễm thấp hèn vừa mới huân tậpquyết chí vượt qua những đắng cay nghiệp lực, những cạm bẫy ái dục mà lập chí tu tập vững vàng. Anh, em và tôi sẽ rất hạnh phúc đi giữa con đường thênh thang ngập nắng mùa thu, vai mang túi đãy, lòng thanh thoát nhẹ nhàng, nâng từng bước chân siêu thoát về lại quê Cha đất Tổ.

Bát Kỉnh Pháp Những Điều Lợi Ích Hay Ràng Buộc?

Một trong những vài trò phục hưng xã hội và cách mạng văn hóa của Đức Phật, điều mà đôi khi bị các sử gia lãng quên, đó là giải phóng phụ nữĐức Phật phát huy một cuộc cách mạng trong tư tưởng và trong lối cảm xúc của đại chúng bằng cách công khai và can đảm tuyên bố rằng người phụ nữ có thể đạt đến mức độ tiến bộ tuyệt đỉnhthành tựu trí tuệ thâm diệu dẫn đến Niết bàn.

Tuyên ngôn này đã gây một biến động lớn lao trong giới tôn giáo thời bấy giờ, vì đó là trực tiếp đương đầu với niềm tin đã ăn sâu vững chắc trong dân gian. Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ-kheo-ni[11] nâng vị trí người phụ nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo, cũng như các trường phái tư tưởng được biết trước và ngay thời Đức Phật. Đây là một sự canh tân mới lạ phi thường, vì nó chấp nhận cho hàng phụ nữ đặc quyền tiếp thụ một bản chất cao quý, một sức mạnh kiên cố vững chắc trong nền đạo lý, một khả năng thấm nhuần trí tuệ thâm diệungang hàng với nam giới. Và hơn 25 thế kỷ trôi qua, mặc dù nhiều hệ thống tôn giáo khác đã phát triển cực thịnh, nhưng vẫn chưa thấy có thêm một tôn giáo nào thành lập một giáo hội cho hàng nữ tu sĩ. Cho nên có thể nói rằng, hàng phụ nữ trên thế giới vẫn chịu một món nợ trường cửu đối với Đức Phật, vì ngài đã nâng cao họ từ địa vị thấp kém và nhục nhã nhất trong xã hội lên hàng danh dự này.

Thế nhưng, cũng chính sự việc thành lập giáo hội Tỳ-kheo-ni mà người nữ xuất gia giữa thời đại tiến bộ hiện nay lại miễn cưỡng trong niềm hạnh phúc lớn lao đó, vì họ ngờ vực Đức Phật chưa thực sự triệt để trong việc nâng cao vị trí của họ ngang hàng danh dự với nam giới, đã chế ra tám điều cần phải cung kính. Tám điều kiện ấy có thật sự quan trọng làm tăng ích cho giáo hội Tỳ-kheo-ni tồn tại hay chỉ có tính khả thi trong hoàn cảnh xã hội đương thời?

Tưởng cần nhắc lại sự việc thành lập giáo hội Tỳ-kheo-ni và nguyên nhân Đức Phật chế ra tám điều kiện cần phải cung kính. Sau khi vua Suddhodana (Tịnh Phạn) băng hà, bà Mahà Pajàpati (Ma-ha Ba-xà-ba-đề) nhàm chán sự giả tạm của kiếp phù du, quyết định trở về nương tựa đời sống xuất gia giải thoátMột lần khi Đức Phật về lại kinh thành Kapilavattu (Ca-tỳ-la-vệ) để giảng hòa một cuộc tranh chấp dữ dội giữa hai dân tộc Sakyan và Koliyan, đang dành quyền sử dụng nước của dòng sông Rohini. Sau khi cuộc tranh chấp căng thẳng được dàn xếp ổn thỏa, nên hai bên hòa hợp.

Theo như thường lệ Đức Thế Tôn thuyết giảng giáo pháp, và sau thời pháp đó một số đông người trai trẻ Sakyan sinh gia nhậpvào giáo hội các Tỳ-kheo. Các bà vợ của các vị ấy do bà Mahà Pajàpati Gotami hướng dẫn đến chỗ Đức Phật khẩn khoản xin được xuất gia

- Bạch Đức Thế Tôn! Thật là một đại hạnh cho nữ giới, nếu hàng phụ nữ chúng con được chấp nhận gia nhập vào Tăng đoànđể khép mình trong khuôn khổ của giáo pháp và giới luật mà ngài công bố.

Đức Phật chưa sẵn sàng khích lệ lời thỉnh nguyện của bà Gotami nên trả lời:

- Được rồi, này Gotami! Như Lai không thể làm vừa lòng bà và chấp nhận như vậy.

Lần thứ nhì, rồi lần thứ ba bà Gotami lập lại lời thỉnh cầu, nhưng lần nào cũng bị Thế Tôn từ chối.

Sau đó, Ngài đến thành Vesali (Phệ-xá-lỵ) và ngự trong một đền thờ trên đỉnh núi. Bà Gotami vẫn không nao núng ngã lòng, vì những đợt thỉnh nguyện bất thành mà bền gan cam chịu mọi khổ nhọc và đương đầu nghịch cảnhquyết định theo chân Đức Thế Tôn đến Vesali cùng với một số đông mệnh phụ phu nhân có niềm tin nơi bà[12]. Họ cắt bỏ mái tóc đen nhánh óng ả thuở nào, vứt bỏ nữ trang lộng lẫy tự khoác lên mình tấm y thô thiển. Các bà cam chịu khổ nhọc đi bộ, trải qua một đoạn đường dài 150 dặm đến Vesali, mình mẩy lắm lem bụi bặm, y phục rách rưới tả tơi, chân cẳng sưng vù đau nhức. Thế mà, ba lần kiên nhẫn nhờ thầy thị giả A-nan tha thiết trình bày nguyện vọng. Đức Phật vẫn một mực từ chối.

Thế nhưng, nhờ sự nài nỉ nhiệt tình của Tôn giả A-nan, sự tinh tế chọn điểm tế nhị là vấn đề biết ơn đối với di mẫu Gotami, đặc biệt là gợi mở khả năng của người nữ có thể chứng nhập bốn quả thánh, nên Đức Phật đã thuận lòngTuy nhiên, với trí tuệnhìn xa và hiểu rộng, Đức Thế Tôn có thể thấy những hiểm họa và những khuyết điểm không thể tránh trong việc điều hànhsong song hai giáo hội Tăng-già cùng một lúc. Do đó, Ngài ban hành tám điều quy lệnh cho giáo hội Tỳ-kheo-ni nhằm giữ gìnvà bảo vệ tương lai cho cả hai giáo hội.

1. Cho dù Tỳ-kheo-ni có trăm tuổi hạ, nhưng khi gặp thầy Tỳ-kheo mới thọ giới Cụ túc cũng phải chào hỏi, đảnh lễ và thực hành tất cả những bổn phận thích nghi đối với vị Tỳ-kheo.

2. Tỳ-kheo-ni không được khiển trách hay nặng lời đối với vị Tỳ-kheo trong bất kỳ trường hợp nào.

3. Tỳ-kheo-ni không được ngăn cản Tỳ-kheo xét tội, thuyết giớitự tứ hay nói lỗi của Tỳ-kheo. Trái lại, Tỳ-kheo được quyền cử tội Tỳ-kheo-ni.

4. Thức-xoa muốn thọ Cụ túc giới phải thông qua hai bộ Tăng: Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni.

5. Nếu Tỳ-kheo-ni phạm tội hữu dư (Tăng tàn) thì phải đến trước hai bộ Tăng thực hành pháp Ý hỷ (Ma-na-đỏa) trong thời giannửa tháng.

6. Nửa tháng Tỳ-kheo-ni phải đến bên Tỳ-kheo Tăng cần cầu dạy bảo.

7. Tỳ-kheo-ni không được an cư kiết hạ ở địa phương mà không có Tỳ-kheo ở.

8. Khi an cư xong, Tỳ-kheo-ni phải đến Tỳ-kheo Tăng cầu ba sự tự tứ: thấy, nghe và nghi.

Tôn giả A-nan trao truyền lại tám điều giới pháp ấy cho bà Mahà Pajàpati Gotami. Bà vui mừng khôn xiết, hoan hỉ lãnh thọ và nguyện kính giữ trọn đời không vi phạm.

Sau khi giáo hội Tỳ-kheo-ni thành lập dưới sự lãnh đạo của bà Gotami Đại Ái Đạo, từ các nẻo đường cuộc sống, mọi tầng lớp trong xã hội đến gia nhập vào giáo hội và công trình nỗ lực tiến tới mục tiêu giải thoát hoàn toàn của các bà đã để lại trong văn học Phật giáo những trang vẻ vang chói lọi bằng khúc ca khải hoàn Therigàthà[13].

Từ đó, chúng ta không còn nghi ngờ gì về sự ra đời và tồn tại đến nay của giáo hội Tỳ-kheo-ni khắp nơi trên thế giớiChúng tathấy được Tuệ giác gì nơi Đức Phật khi năm lần, bảy lượt Ngài mới tán thán việc thành lập giáo hội Tỳ-kheo-ni và đặc chế tám điều kiện trước khi cho ra đời thêm một giáo hội? Sự kiện Đức Phật thông hiểu tiềm năng sâu ẩn và khả năng hoàn mãn về những thành tựu vĩ đại cao thâm của hàng phụ nữ, nhưng không làm cho Ngài mù quáng mà không thấy những khuyết điểm vể kết cấu tâm sinh lý của họ. Khuynh hướng nhẹ dạ yếu mềm của người nữ dễ dàng rơi vào tội lỗi, dễ bị khuyến dụ đi trên con đường kém đạo đức. Chính điểm đặc thù ấy là một trở ngại lớn lao phẩm hạnh cốt yếu của người sống độc thân, vốn dĩ rất cần thiết cho sự điều hành suôn sẻ của một cộng đồng. Đó là thiên tánh.

Đức Phật vạch rõ yếu kém và khuyết điểm của hàng phụ nữ, không phải để chế nhạo hay cười khinh. Mà là Ngài nhắm đến mục tiêu cao quý là giúp họ nhận định những khó khăn gây trở ngại cho những nỗ lực thành tựu mục tiêu của mình; đồng thời, khuyến khích họ thận trọng canh phòng các cuộc tấn công của những khát vọng, các cuộc đột kích của những cám dỗĐức Phật không vì sự trở ngại đó mà không tạo điều kiện cho họ vượt lên ngang hàng với vị trí mà nam giới có thể tới, chứng đắcquả giải thoát. Thế nhưng thái độ do dự của Ngài trước khi chấp nhận người nữ vào giáo pháp, là hồi chuông cảnh báo con đường tiến bộ của họ đầy dẫy sự hiểm nguy và ảnh hưởng đến sự tồn vinh của Phật Pháp.

Điều này chứng minh thiên tánh người nữ không thể sánh với người nam. Mặc dù họ khả năng tiến bộ và thành tựu mục tiêuNiết-bàn có ngang nhau. Nhưng làm sao để người nữ luôn khắc ghi sâu vào lòng bài học tự mình uốn nắn tâm tánhdiệt trừbản ngã mãnh liệt để thành đạt mục tiêu tối hậu là một công trình vĩ đại, là thành trì phải được bảo vệ kiên cố hơn người nam tiến tu gấp nhiều lần. Chúng ta phải làm thế nào để người nữ xuất gia luôn thấy rằng việc thành lập giáo hội Tỳ-kheo-ni được thành tựu là từ sự có mặt vững chãi trước đó khoảng hai mươi năm của giáo hội Tỳ-kheo[14] làm điểm tựaChúng ta phải làm thế nào để Tỳ-kheo-ni hiểu rằng sự thành lập giáo hội của họ là từ giai đoạn sơ khai đã có vài yếu tố mầm mống hiểm nguy. Nếu như Đức Phật không có những phương sách dự phòng thì trong tương lai có thể xảy ra những bất trắc khó lường. Vì thế, Đức Phật ban hành ra tám điều giới, hay tám điều kiện để bảo vệ. Chính tám điều giới này tạo điều kiện để điều hành tốt đẹphai cơ quan trong tinh thần trang nghiêm và thích hợp với bản tánh tự nhiên. Nó giữ chư Ni trong vị trí thích hợp với tâm tánhngười nữ. Cũng chính tám điều giới này đã hỗ trợ trạng thái điều hòa và thuận thảo, đem lại tình giao hảo thích nghi giữa Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni.

Người nữ học giới ngày nay, lẽ nào không thấy được giá trị thiết thực tám điều giới làm khuôn pháp tiến tu và điều kiện cần thiết cho sự tồn tại giáo hội Tỳ-kheo-ni, sao lại không muốn tuân thủ, cho là lỗi thời? Lẽ nào Tỳ-kheo Tăng ngày nay không đáng cung kính? Tăng thì luôn luôn thanh tịnh và hòa hợp, vì Tăng là chỉ số gồm có bốn vị Tỳ-kheo trở lên. Nếu cho rằng Tăng không đáng cung kính vì thiếu sự thanh tịnh và hòa hợp thì giáo giới Ni chúng sẽ không hợp căn cơ, không làm cho Ni chúngvui thích mà không cầu giáo thọ, hay không đến đại Tăng cầu thọ Cụ túc giới thì nhất định không thành tánh Tỳ-kheo-ni.

Cũng có thể vì một vài cá nhân Tỳ-kheo nào đó bê bối, không đủ phạm hạnh, khiến cho chư Ni bất nhẫn không muốn cung kính. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà quên rằng việc cầu giáo thọ, hay cầu thọ Đại giới là cầu với Tăng, không phải là cầu với cá nhân. Cho dù cá nhân vị Tỳ-kheo đó có như thế nào đi nữa thì đó cũng thuộc phạm vi của giáo hội các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni luôn nhớ trong tám điều không thể vượt qua đó đã ghi rõ không được khiển trách hay nặng lời đối với Tỳ-kheo, không được chê bai nói rằng: “Thầy phá giớiphá kiến, phá oai nghi[15]

Từ những điều trên, chúng ta đủ thấy tám pháp cung kính là linh hồn của giáo hội Tỳ-kheo-ni, không thể không bảo trọng, như trong luật Tứ phần của Tỳ-kheo-ni ghi: “Như vậy đó A Nan! Ta nay đã nói tám kỉnh pháp suốt đời tôn trọng không được tái phạm, nếu người nữ nào thực hành được thì tức là đã thọ giới. Cũng ví như có người muốn đi qua dòng nước lớn, phải bắc cầu đi qua”. Chiếc cầu lợi ích qua dòng sông sanh tử đó ai muốn bỏ vì thấy ràng buộc thì tùy. Nhưng hãy nên nhớ một điều, nếu không có tám pháp cung kính đó thì không có giáo hội Tỳ-kheo-ni và cũng không có ai là Tỳ-kheo-ni.

Vấn đề sự xuất hiện Tỳ-kheo-ni đã làm chánh Pháp mất đi một nửa có liên quan gì đến Bát kỉnh pháp không? Chúng ta có thể lý giải điều này là do sự song hành vận động của hai giáo hội là điều kiện thuận lợi cho hai hệ phái vốn còn mang nhiễm tính ‘cọ sát’. Sự qua lại thuận tiện gần như ‘hợp thức hóa’ giữa Tăng và Ni. Tính yếu mền cần được chở che của Tỳ-kheo-ni, sự phô trương đức tính tùng bách hiên ngang nâng đỡ của hàng Tỳ-kheo đã là nội dung chính yếu cho ngọn lửa ái nhiễm bốc cháy. Tất nhiên Chánh pháp có đổi sang Tượng pháp là do người tu chứng ngộ ít dần, không nên đổ thừa do sự xuất hiện của Tỳ-kheo-ni. Nhưng xét kỹ nguyên nhân không chứng nhập Niết-bàn là hành giả không phát huy được định, tuệ. Định, tuệ có từ giới. Khả năng hư hại giới pháp của các thầy Tỳ-kheo không gì khác hơn là nữ sắc, mà trong đó Tỳ-kheo-ni là khả năng nhiều nhất. Vì thế, Bát kỉnh pháp đối với Tỳ-kheo-ni là điều nhất định không thể vượt qua, để duy trì một nửa chánh pháp còn lại, để giữ gìn sự thanh khiết và thánh thiện giữa hai giáo hội hiện tại và tương lai.

Tóm lại, có thể nói tám giới trọng yếu đó là nền tảng vững chắc làm nền để xây dựng kiến trúc đồ sộ và công trình sinh hoạtchảy trôi suôn sẻ của hai giáo hội.

Tứ Thánh Chủng

Gót tu sĩ bốn phương trời rảo bước

Cõi Ta-bà đâu chẳng phải nhà ta

Một mình đi bình bát với cà sa

Đói xin ăndưới gốc cây nằm ngủ…

Còn hình ảnh nào cao đẹp và hạnh phúc hơn những bước đi vững chãithảnh thơi của người tu sĩ. Như con tê giác độc hành giữa trời mây sông núi, người tu sĩ một mình dạo khắp cõi Ta-bà, nơi nào có chúng sanh đau khổ thì nơi ấy là quê hương xứ sở.

Hành trang của người tu sĩ chỉ vỏn vẹn ba mảnh áo cà sa và một bình bát, ngày ngày xin cơm của nghìn nhà, đêm đêm tựa vào gốc cây ngủ. Danh lợi phù hoa chỉ là bèo bọt. Mỗi dấu chân người tu sĩ đi qua, cho dù là đồi núi chập chùng, hay sa mạc hoang vu cũng là phương trời siêu thoát. Trong bất kỳ thời điểm nào, xã hội nào thì chân dung của người tu sĩ cũng vẫn là như thế, vẫn là người vô sản chân chính nhất. Đức Thế Tôn là hình ảnh gương mẫu đầu tiên cho tinh thần này. Ngài đã đưa ra bốn tiêu chuẩn để hàng đệ tử nương vào đó làm chất liệu nuôi dưỡng hạt giống Thánh, từ khi các pháp hữu lậu ồ ạt phát sinh trong Tăng đoàn:

1. Suốt đời Tỳ-kheo đi khất thực để sống.

2. Suốt đời Tỳ-kheo mặc y phấn tảo.

3. Suốt đời Tỳ-kheo nương gốc cây để ở.

4. Suốt đời Tỳ-kheo dùng thuốc hủ lạn.

Bốn tiêu chuẩn này được gọi là Tứ thánh chủng mà bất kỳ một hành giả nào mang hoài bão hóa độ chúng sanhthành tựu quả vị tối thượng thì nhất định không được sống xa rời.

Đức Đạo Sư của chúng ta đã trở thành người vô sản, từ khi Ngài quyết định ra đi tìm con đường giải thoát cho nhân loạiMột mình một bóng, Ngài dấn thân vào kiếp sống tu hành khổ hạnh giữa chốn rừng thiêng, nước độc. Ngài biết rằng cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, uy quyền thế lực là chất men nồng độ cao. Nó sẽ làm đê mê, say cuồng và có thể giết chết một ông hoàng giữa vòng tục lụy cũng như bao nhiêu khách trần khác. Ròng rã hơn mười năm, con người vô sản đó đã thật sự thoát ly những khổ đau trói buộc của phàm tìnhthành tựu quả vị Chánh đẳng chánh giác. Từ kinh nghiệm sống thực của bản thânĐức Phật vì muốn làm hàng rào chắc chắnđảm bảo sự tồn tại lớn mạnh của Tăng đoàn, nên Ngài mới nghiêm khắc chế định bốn tiêu chuẩn không thể vượt qua. Bốn tiêu chuẩn này còn gọi là Pháp tứ y. Bởi vì, người xuất gia học đạo không nương vào đây, nghĩa là sống đời sống xa hoa phàm tục, đắm chìm trong lợi dưỡng thì Thánh giới đã không giữ được, mà Niết-bàn cũng không hy vọng thấy lối về.

Đức Phật chế định cho các thầy Tỳ-kheo phải vào làng khất thực, nghĩa là phải làm kẻ xin cơm của nghìn nhà để sống. Đây là phương pháp thực tập diệt trừ bản ngã rất hữu hiệu. Vì lúc ấy, trong Tăng đoàn phần đông là những người thuộc dòng dõi vua chúa, quan quyền, đời sống xa hoa của một giai cấp thượng lưu đã tập cho tâm của họ có một chỗ đứng cao, không bao giờ biết hướng đến những giai cấp cùng khổ. Khi chưa dựa vào Thánh quả, các kiết sử dĩ nhiên còn lưu trữ sâu dày, nên điều phụctâm bình đẳng không phải nỗ lực công phu trong nhất thời mà được. Vì thế, Tỳ-kheo đi xin ăn là một thượng sách, có thể xem như những gã hành khất, hạng thấp kém nhất trong xã hội. Thế nhưng, Tỳ-kheo khất thực với tinh thần hoàn toàn cao thượng. Cứ theo trình tự từng nhà xin ănthí chủ cúng thứ nào hoan hỷ đón nhận thứ ấy, không có ý niệm phân biệt giàu nghèo, tốt xấu; huống gì có hành động bĩu môi, hay thốt ra lời nói chê khen.

Cao đẹp thay! Hình ảnh Tỳ-kheo đi khất thực như ong lấy mật hoa, chỉ lấy đủ hương vị bay đi, tuyệt đối không làm cho hoa bị thương tổn. Chính vì thế mà trong hoàn cảnh kinh tế Ấn Độ lúc bấy giờ đang thiếu thốn, chỉ có dòng dõi Sát-đế-lợi và các giáo sĩ Bà-la-môn mới có đời sống nhàn hạsung túc; còn các giai cấp dưới vất vả lắm mới có được cái ăn, cái mặc.

Sự xuất hiện giáo đoàn của Đức Phật có số lượng hơn một nghìn hai trăm năm mươi người, quả là một trở ngại lớn cho những tín đồ thuần thành và những thí chủ mới phát tâm. Thế nhưng các thầy Tỳ-kheo vẫn được niềm quý kính và cảm tình của tín thí. Bởi vì, các thầy muốn xin miếng ăn đủ để sống nuôi thân thể, nếu để gầy còm thiếu sức thì công phu thiền tọa không thể vững vàng, nói chi đến an trụ trong định hay thành tựu được Tuệ giácTrí tuệ chỉ phát sinh khi thân thể khỏe mạnh. Thế nên, người xuất gia học đạo xem thức ăn chỉ là phương thuốc trị liệuhoàn toàn không phải để bồi dưỡng thân xác tứ đại giả tạm này. Thầy Tỳ-kheo nào quan trọng đến vấn đề ăn uống là mắc phải sai lầm lớn. Vì nếu thân thể quá cường tráng thì dục vọngrất khó đè nén, tất nhiên Thánh giới sẽ không được bảo đảm. Nếu Thánh giới bị hư hủy, Tuệ giác không đạt được thì không ra được ba cõi, chỉ vì ăn uống quá đầy đủ. Vậy chúng ta xuất gia học đạo làm gì cho uổng phí một kiếp, sao không ở gia đình mặc tình mà hưởng thụ món ngon vật lạ? Về sau, có nhiều thí chủ vì cảm kích đức độ của các thầy Tỳ-kheo mà phát tâm muốn thỉnh các thầy đến nhà thọ trai để cầu phước. Đức Phật hoan hỉ chấp thuận, nhưng Ngài dặn dò đệ tử hết sức kỹ lưỡng: “Thí chủ cung kính cúng dường không nhàm chán, nhưng Tỳ-kheo thọ nhận phải biết đủ, hạn chế không tham”.

Đức Phật nhập diệt khá lâu thì giáo pháp của Ngài được phân chia thành hai hệ phái rõ rệt là Tiểu thừa và Đại thừa. Theo tinh thần cấp tiến của Đại thừa thì có thay đổi chút ít giới điều Phật đã chế để cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng địa phương, song vẫn giữ được tinh thần ‘tùy duyên bất biến’. Đại thừa đặt nặng vấn đề thành tựu Tuệ giác để độ chúng sanh mê muội, cho nên vấn đề ôm bình bát đi khất thực dù là một công phu diệt trừ bản ngã, nhưng không phải là vấn đề thiết thực hàng đầu. Nếu như ở địa phương đó, đất nước đó Tỳ-kheo được sự kính tin phát tâm cúng dường thức ăn của đàn việt thì các thầy sẽ dành được nhiều thời gian, thay vì đi khất thực thì thực tập thiền quán. Mặc dù, các thầy không ôm bình bát đi xin, nhưng vẫn hằng tâm niệm rằng mình là người nợ cơm áo của muôn nhà. Vấn đề này lúc Đức Phật còn tại thế Ngài cũng chấp nhận. Bởi vì Đức Phật muốn các thầy Tỳ-kheo không phải bận rộn vì vấn đề ăn uống.


ht thich minh thong
Tác giả: HT Thích Minh Thông



Nếu như thức ăn không phải do xin mà có, tự làm ra như trồng trọt, buôn bán thì đó là việc làm tà mạng, không phải pháp của Tỳ-kheo. Các thầy giữ được tinh thần thọ dụng thức ăn như ong lấy mật hoa thì thí chủ có đem thức ăn đến cúng dường, hay thỉnh về nhà thọ trai vẫn không khác xa việc khất thựcRõ ràng tinh thần của Đại thừa thật sự không khác với tinh thần của Đức Phật khi còn tại thế. Chỉ tại chúng ta cách Phật quá xa, thời gian hơn 2500 năm đã làm chúng ta sống xa rời tinh thần giải thoátChúng ta muốn cấp tiến theo tinh thần Đại thừa mà lại tiến quá sai lệch, không giữ được bản chất.

Thí chủ phát tâm cúng dường là những người đã gieo trồng căn lành với Phật pháp, vì biết chúng Tăng là ngôi báu của thế gian, là người thay thế Đức Phật tuyên dương giới pháp, nên dù có khó khăn họ cũng quyết lòng hộ trì. Không phải thí chủ nào cũng giàu sang, có rất nhiều người phải trích bớt phần ăn của gia đình, hoặc món ăn mà họ dâng cúng; đôi khi cha mẹ, hay vợ con của họ chưa bao giờ được nếm tới. Thế mà chúng ta thản nhiên quá, càng được dâng cúng món ngon vật lạ, chúng tacàng không kiềm chế được tâm tham đắm. Chúng ta quen ăn những món sang trọng do thí chủ giàu có cúng, nên sự thành tâm cung thỉnh của một thí chủ nghèo khó ta thường tìm cách từ chối, hoặc không lưu tâm tới. Ngồi thọ trai mà tâm chúng ta lại không yên vì trước mắt là những món ăn không hợp khẩu vị, hoặc không mấy ưa thíchChúng ta ở trong Phật pháp càng lâu, càng có chỗ đứng quan trọng trong giáo đoàn thì vấn đề ăn uống càng trở thành vấn đề khó khăn, quan trọng. Những buổi tiệc linh đình được tổ chức trong các tự viện, bày đủ loại thức ăn trong nước và ngoài nước, tốn không biết bao nhiêu tiền bạc của thí chủ và giết chết không biết bao nhiêu thời gian tu tập để chế biến các món ăn Âu, Á cho lạ miệng… Và còn biết bao việc làm khác đều không phải là tư cách của một Tỳ-kheo. Dẫu biết rằng Tỳ-kheo là ruộng phước để thí chủ gieo trồng hạt giốnglành, nhưng chúng ta thật sự quên đi mình là kẻ nợ cơm của đàn việtChúng ta không còn ý thức được ăn để làm gì, để phục vụ cho ái dục, hay giữ cho thân thể không bị khô gầy mà tiến tu đạo nghiệp.

Chúng ta không đi khất thực thì phải biết phương pháp thực tập diệt trừ bản ngã. Thế mà chúng ta lại nghĩ tới giá trị cao quý của hàng thường trụ thế gian, xem việc cung phụng là bổn phận đương nhiên của hàng cư sĩChúng ta không tự hỏi lại lòng, tiếp tục sa đọa trong món ăn vật thực thì không chỉ bị người thế tục chê khinh, mà Thánh giới cũng không làm sao giữ được. Người nào không bảo tồn được bản thể Tỳ-kheo vì bị định nghiệp lôi kéo thì còn đáng thương tiếc. Tỳ-kheo chỉ vì vấn đề ăn uống, cưng chiều tấm thân tứ đại để đi đến việc hủy phạm Thánh giới là một điều hết sức tồi tệ. Người thế gian, kẻ sĩ còn xem cái ăn, cái mặc là thứ tầm thường. Lẽ nào chúng ta còn bận bịu vì nó, quan trọng đến nó thì thật sự không xứng đáng để cho nhân loại cung kính gọi là hai tiếng Đạo Sư.

Ăn mặc là một vấn đề hết sức quan trọng, chúng trói buộc con người đọa lạc mãi trong mùi tục lụy. Chính vì nó mà con ngườiphải vất vả trăm chiều, đêm ngày bận bịu. Bao cuộc tương tàn, chiến tranh khốc liệt, biến yêu thương thành hận thù, hóa trắng ra đen, đổi hiền lành thành độc ác cũng vì nó. Bằng kinh nghiệm sống thực, Đức Thế Tôn luôn luôn khuyến cáo hàng đệ tửphải xa lìa nếp sống xa hoa phàm tục để ý niệm thoát ly sanh tử luôn canh cánh bên lòng. Nếu như Tỳ-kheo phải nương vào khất thực để sống thì phải lấy vải phấn tảo làm y phục che thân.

Vải phấn tảo là thứ vải mà người thế tục chê bỏ, vì khi để trong rương tủ bị chuột gặm nhắm, hay lúc phơi bị trâu gặm; có thể dùng để lót cho đàn bà sanh, hay quấn xác chết. Người xuất gia đã cạo bỏ mái tóc xanh, thì mặc trang phục hết sức giản đơn, thô sơ xấu xí như thế mới thật sự gọi là hủy hình. Hủy hình là một hình thức góp phần quan trọng trong vấn đề làm cạn khô nước ái dụcThân phận của kẻ đoạn dục trừ ái là phải rón rén nhẹ nhàng, đi nhanh ra khỏi con đường sanh tử càng sớm càng tốt. Thế nên đâu còn thời gian thong thả nơi cõi uế trược này tỏa hương khoe sắc, để trêu đùa ong bướm?

Người mặc y phục sang trọng là gián tiếp không công nhận thân này là sự giả hợp của bốn thứ đất, nước, gió, lửa sẽ bị tiêu hoại bất cứ lúc nào; cho nên họ mới cưng chiều, làm cho đối phương hài lòng, rung cảm. Người mang ý niệm thoát ly trần tụcluôn cảnh giác để không bị ái dục len lỏinhiễm ô. Huống gì trang điểm cho xinh đẹphấp dẫn để người đời ghé mắt lưu tâm. Vì thế, Tỳ-kheo nhặt những thứ vải bỏ xấu mà người ta đã vứt bỏ trong rừng hay nơi hố rác để chấp nối thành mảnh áo che thân là hình ảnh siêu thoát của người tu sĩ Phật giáo.

Đức Từ Phụ Thích-ca Mâu-ni là nhân vật điển hình cho tinh thần siêu thoát này. Sau khi vượt thành băng qua dòng sông A-no-ma, Ngài quyết định cắt tóc và cởi hết trang phục lộng lẫy cao sang của một Đông cung Thái tử đưa cho người giữ ngựa Sa Nặc, để đổi lấy một manh vải thô sơ che kín tấm thân. Ngài thừa biết rằng những thứ bận bịu ấy hoàn toàn không thích hợpcho một kẻ đi tìm chân lý giải thoát, sống đời sống khổ hạnhphiêu bạt rày đây mai đó.

Suốt 49 năm làm Đạo sưtài sản của Ngài cũng chỉ là ba mảnh cà saBản hoài duy nhất của Ngài là giúp cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật. Tổ Ca-diếp suốt đời tu hành là người giản đơn vật chấtđầu đà đệ nhấtSơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông từng bỏ ngôi vua, xem nhung gấm lụa là, dục lạc phàm tình như đôi dép rách… Và biết bao gương chư Phật, chư Tổ đã sống với tinh thần vô sản chuyên chính như thế.

Thật buồn cho chúng ta, ngày càng xa Phật càng lạc lầm, đi trên con đường giải thoát mà quờ quạng mãi không tìm được lối ra. Chúng ta là người xuất gia tu hành lấy sự nghiệp trí tuệ làm chính yếu, nhưng đôi khi phải bỏ ra hàng giờ để sửa soạn, may sắm y phục. Trong thời buổi văn minh tiến bộ ngày nay, không mặc được những thứ vải siêu ‘xịn’ hàng cao cấp của nước ngoài là người lạc hậu. Vì thế các thầy và các sư cô trẻ tuổi bắt chước người đời tranh nhau mua sắm đủ loại vải, may đủ kiểu y phụctheo Tàu, theo Nhật cho ‘model’ khác lạ, không còn chút dáng vẻ, phong cách của một kẻ thoát tục. Y phục của chúng ta sang trọng, đôi khi mắc tiền hơn cả áo quần của người thế tục, nên đừng trách chi họ tỵ hiềm khinh ghét hàng đệ tử Phật, chỉ biết ăn rồi ngồi không để hưởng thụ. Ngày nào chúng ta cũng ngồi ủi áo quần láng mướt, rung rinh như cô bóng ngồi đồng, có khi còn viền xanh viền đỏ diêm dúa như cô đào hát cải lương. Tiền đâu mà chúng ta may sắm, có phải là mồ hôi và nước mắt của tín chủ không? Ta không bỏ sức để kiếm đồng tiền nên tiêu xài phung phí vô độ. Nhiều khi lại khuyến khích thí chủ cúng dườngcầu phước nhưng chẳng qua là để phục vụ cho tâm tham đắm của chúng ta.

Hai đệ tử lớn của Phật là Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni trong nhịp phát triển hôm nay, lại chạy theo lối sống tà mạng ào ạt như thác lũ. Người này chen lấn với người kia buôn bán, trồng trọt, xem bói, xem địa lý, coi ngày coi giờ, lãnh đám ma chay để tụng kinhsiêu độ… và rất nhiều hình thức khác mục đích chỉ vì kiếm tiền. Chúng ta muốn có thật nhiều tiền để sắm y phục thật tốt, mua xe phân khối thật sang để chứng tỏ người tu cũng có khả năng làm giàu, chứ không phải chỉ biết nhờ dựa vào thí chủ. Tất cả những việc làm đó đều không phải là tinh thần tri túc, hạnh thanh tịnh của Tỳ-kheo. Nếu nếp sống vật chất lên cao thì đời sốngtinh thần sẽ giảm xuống. Con người bỏ nhiều thời gian để chăm lo hình thức bên ngoài thì nội dung bên trong cũng chỉ rỗng tuếch mà thôi.

Người xuất gia học đạo nào càng tạo điều kiện liên kết mật thiết với những thứ mà giáo lý Phật đà gọi là cặn bã dục lạc thì người ấy càng xa rời với sự nghiệp giải thoát, đứng nói chi tới Thánh vị, khác nào muốn nấu cát thành cơm. Đức Thế Tôn cho phép chúng ta nợ áo cơm của tín thí để giữ gìn thân thể khỏe mạnh, tu tập giải thoát, mong sao sớm đạt được Tuệ giác để đưa họ ra khỏi biển khổ. Vậy mà chúng ta lại tự vẫn nhắm mắt nhảy xuôi theo dòng đời trôi lăn trong sanh tử.

Nếu như vấn đề ăn mặc được xếp vào địa vị thứ tư trong năm món dục lạc thì ngủ cũng là một trói buộc đáng sợ được xếp vào hàng thứ năm.

Giấc ngủ là chất xám tốt nhất để nuôi sống và quân bình cơ thể sau những giờ làm việc cực nhọc. Những kẻ vì bị trói buộc đau thương trong cuộc sống nên vùi mình hàng giờ trong giấc ngủ triền miên để tìm sự lãng quên, hay an định lại tâm thức. Nhưng ngủ nhiều quá cũng là một tai hại lớn, nó làm cho thân thể mệt mỏi, lười biếng; tinh thần đờ đẫn thiếu minh mẫn nhuệ khí. Người thế gian có lắm kẻ tham ăn, nhưng cũng không ít người tham ngủ. Giấc ngủ có sức hút rất mạnh, nó làm cho con ngườinghiện ngập, không muốn xa rời nó, vì nó mà sẵn sàng chậm trễ, thậm chí vứt bỏ biết bao công việc. Nệm ấm, chăn êm thì giấc ngủ càng thêm triền miên khó dứt. Cho nên những kẻ giàu sang thường ngủ nhiều hơn những người nghèo khó. Họ xem giấc ngủ là món ăn tinh thần không thể sơ sài hay thiếu sót được. Những kẻ không nhà không cửa, lang thang khắp đầu đường xó chợ, đêm đêm nằm co ro không manh chiếu thì xem giấc ngủ là một sự đọa đày. Người trí xem giấc ngủ như người khách lạ khó tính, làm bận bịu, hao tốn rất nhiều thời gian, trở ngại rất nhiều việc cần phải làm để đi tới đích con đường chân lý. Người xuất gia học đạo xem giấc ngủ là hạt giống si mê, làm cho hành giả không thể sống được với trạng thái định để phát sinh trí tuệ.

Đấng Đạo Sư của chúng ta cũng nhờ sự tinh tấn suốt bốn mươi chín ngày đêm không chợp mắt để thiền quán, kết quả đã thành tựu được quả vị Vô thượng giác. Ngài khuyên hàng đệ tử muốn nuôi dưỡng hạt giống Thánh thì đừng bao giờ quan trọng đến vấn đề ngủ nghỉ, suốt đời nên nương vào gốc cây để ngủ. Đức Phật cẩn thận không cho các thầy Tỳ-kheo ngủ dưới một gốc cây hai đêm, vì như vậy các thầy sẽ ưa thích gốc cây tốt, tàng lộng nhiều, không muốn rời bỏ khi đi du hành phương khác, hạt giống tham đắm sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở trong tâm. Một thời gian sau, vì mưa nắng thất thường nên các thầy Tỳ-kheo thường bị cảm bệnh. Vì thế, Đức Phật cho phép các thầy được ngủ nghỉ trong tịnh xá theo sự thỉnh cầu, xây cất của tín thí. Các pháp hữu lậu từ đây phát sinh.

Quốc sư Ngộ Đạt là một cao Tăng danh tiếng, chỉ trong vài giây phút không kiềm chế được lòng, phát sinh ý niệm ưa thích tòa trầm hương của vua ban thưởng mà phải chịu quả báo mang mụn ghẻ mặt người ngày đêm đau nhức thê thảmChúng tacũng là người xuất gia học đạo như ngài Ngộ Đạttài đức của chúng ta làm sao có thể so sánh được với ngài? Trong khi sự thọ nhận nhu cầu cung cấp nuôi dưỡng của đàn na tín thí đâu có chênh lệch với ngài bao nhiêu? Như vậy, hậu báo của chúng ta ra sao, nếu như chúng ta lung lạc đắm chìm trong lợi dưỡng, ngày đêm không siêng năng tu tập thiền quán cứ ấp ủ trong mộng mị.

Ngày nay, vì hoàn cảnh thời tiết, vì an ninh trật tự của xã hội nên các thầy Tỳ-kheo không còn ngủ dưới gốc cây, nhưng vùi mình trong giường cao, nệm tốt mới là một sai lầm lớn. Phòng xá của người học hạnh giải thoát, đôi khi sang trọng như chỗ ngủ của các bậc quyền quý. Có nệm dày, chăn gấm thêu, có máy lạnh điều hòa và có cả máy nghe nhạc trầm bổng du dương trước khi an giấcTài sản của người tu sĩ ngày nay không còn ba y, một bình bát và cũng không còn ai gọi là bần Tăng nữa. Chúng ta trở thành những kẻ đại thương buôn, đại trưởng giả từ lúc nào không biết. Chúng ta muốn phát huy tinh thần Đại thừa không câu chấp vào những chi tiết vụn vặt, mượn vật chất làm phương tiện để đạt trí huệ cứu cánh. Nhưng chúng ta bị say mê, ngộ độc, chết thảm trong những gì mà ta đã gọi là phương tiện. Dù cho Đức Thế Tôn có thị hiện một lần nữa trong cõi Ta-bà này, nhưng Ngài thấy hình thức ăn mặc ngủ nghỉ của chúng ta thì chắc chắn Ngài sẽ không nhận ra đệ tử của mình. Nếu có ai mách rằng đó chính là trưởng tử của Như Lai thì tin rằng Ngài sẽ thảng thốt giật mình, buồn bã đến rơi nước mắt, thương cho sự thái hóa trầm trọng của đệ tử mình trong thời mạt pháp.

Điều thứ tư trong pháp Tứ y là Tỳ-kheo suốt đời chỉ được dùng thuốc hủ lạn. Thuốc hủ lạn là những loại thuốc được bào chế rất đơn giản, ít tốn công phu, rẻ tiền, tuy phản ứng chậm trong cơ thể nhưng vẫn chữa lành bệnh. Đức Phật muốn đệ tử mình kiệm đức, không nên vì những việc nhỏ nhặt mà làm hao tốn tiền của thí chủ, nên khuyên dùng thuốc hủ lạn, thứ thuốc mà người thế gian, những kẻ giàu có ít ai dùng đến.

Ngày nay, khoa học tiến bộ vượt bậc. Hàng trăm thứ thuốc chất lượng siêu cấp được điều chế từ các nước phương Tây nhập về nước ta. Khí hậu và môi trường của hơn hai ngàn năm về trước chắc chắn không làm cho con người yếu đuốibệnh hoạnnhư ngày nay. Nếu các thầy, các cô không được uống những loại thuốc đúng liều lượng thì những chứng bệnh như sưng phổi, đau tim, loét bao tử, ung thư máu và những chứng bệnh thời đại làm sao trị khỏi. Vì sợ tốn kém của thí chủ mà phải nằm quằn quại trên giường bệnh, không chịu đến bác sĩ giỏi chữa trị, không chịu uống các loại thuốc hay thì làm sao chúng ta giữ được thân thể khỏe mạnh để phát sinh trí tuệ, để chèo lái con thuyền Phật pháp trong những giai đoạn cuối cùng? Như thế là chúng ta đã hiểu sai ý của Đức Phật. Song lại xảy ra một nghịch lý khác, bệnh là một loại khổ, bức xúc thân thể lẫn tinh thần và có thể tuyệt mạngChúng ta muốn lành bệnh, muốn sống để tu tập thì đâu nhất thiết phải vào những bệnh viện thận lớn, nằm phòng thật sang, đầy đủ tiện nghi như khách sạn. Chúng ta đâu nhất thiết phải uống những thứ thuốc bổ dưỡng ngoại nhập đắt tiền, cũng như những chứng bệnh tầm thường đâu cần phải uống những loại thuốc siêu hạng. Chúng ta sợ mang tiếng quê mùa khi điều trị bằng thuốc nam, thuốc bắc rẻ tiền, đối với những bệnh mà thuốc ấy có thể trị được. Nói chung, chúng ta muốn thật sang, thật quý phái mà chúng ta không chịu sờ đầu nghĩ mình là ai.

Tham, sân, si mới là ba chứng bệnh lớn, chúng ta đã được Phật Tổ trao truyền phương thuốc trị liệu thì hãy nhanh chóng sử dụng và đem kinh nghiệm ấy truyền đạt lại cho chúng sanh. Mỗi người chúng ta đều mang trong người con bệnh trầm kha, nên mới bị đọa đày trầm luân trong sanh tử. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải tự nhìn nhận chứng bệnh của riêng mình để có được một phương thuốc thích hợp. Hàng xuất gia chúng ta ngày nay đều mắc chung chứng bệnh tham đắm. Chúng ta hãy nhìn xa ba cõisáu đường chúng sanh đau khổ mà nhắc nhở nhau từ bỏ những tư lợi tầm thường để xây dựng một hàng Tăng bảo mô phạm giải thoát cho vạn loại chúng sanh.

Người Thắp Đuốt Cho Ngày Mai

Mấy nghìn năm qua, Phật giáo phương Đông vẫn rực rỡ màu Chánh pháp sáng chói lung linh địa cầu. Cả thế giới ngước nhìn sang Phật giáo phương Đông trong niềm khát ngưỡng. Ngoài nền văn hóa linh hoạt hòa nhập với giáo lý, tôi cho rằng sự rực rỡ thành công ấy còn là công lao của những người truyền giáo giỏi. Người có kiến thức Phật học uyên thâm, hay khả năng hùng biện siêu xuất chưa phải là người truyền giáo giỏi, mà người có nhiều kinh nghiệm tu tập, có thân chứng những gì mình truyền bá, phải là bậc mô phạm duy trì kỷ cương xuất thế thì mới xứng đáng là một nhà truyền giáo tài ba. Nói tóm lại, hạnh giải tương ưngngôn hành hợp nhất, là tiêu chuẩn của một người truyền bá Chánh pháp. Bởi vì, họ chính là người thay thế Đức Phật tiếp tục mang lại chân lý giải thoát cho thế gian.

Thời gian gần đâyđời sống vật chất lên cao mà đời sống tâm linh suy thoái là hiện tượng phổ cập báo động toàn cầu. Các nước có nền văn hóa Phật giáo phát triển cũng không còn là ngoại lệ. Có thể nói là sự mất thăng bằng giữa vật lý học phát triển tột bậc và tâm lý học nghèo nàn lạc hậuNguyên nhân không gì khác hơn là hàng rào đạo đức bị hư thủng, con ngườisống trong nền giáo dục đang bị rời xa tính nhân bản, không còn điểm tựa bám víu hay quay vềPhật giáo Việt Nam cũng trong cơn thác loạn này. Hằng ngàychúng ta nhìn thấy sự lơ là khinh suất giềng mối giới luật trong tay những vị xuất gia thế hệ trẻ mà tê nhức như từng vết cắt vào thân. Phật giáo sẽ diệt vong mất thôi, nếu mỗi người tự buông lỏng giềng mối trong tay mình, ngũ dục sẽ tràn vàođời sống thanh tịnh hòa hợp không còn nữa, Tăng đoàn vì thế cũng sẽ tan rã, vô minh lại tiếp tục phủ tràn khắp nẻo nhân gian.

Nhìn lại những thập niên trước, những Phật học việnTòng lâm liên tục sản sanh ra những bậc Hiền tài đức độ, làm thạch trụvững vàng cho ngôi nhà Phật pháp. Thời đó đời sống vật chất phát triển tương đối, người xuất gia được quản lý kỹ lưỡng theo chế độ giới luật Phật chế và quy cách nghiêm ngặt của từng Học viện, Tòng lâm. Vì thế, các ngài ít có cơ hội tiếp xúc nhân gian thì ít có cơ hội thân cận ngũ dụcthời gian của người xuất gia đều dành trọn cho công phu tu tậpnghiên cứu Thánh điểntrong hàng rào bảo vệ an toàn của giới luật. Từ khi mới xuất gia cho đến sau khi thọ Đại giới, những người mang hạnh nguyệnhoằng pháp lợi sanh luôn trong sự bao bọc của Tăng thân, không dám lân la vào thế tục. Bởi vì, ai cũng tự thẩm định được năng lực của chính mình và khả năng huân ướp tập nhiễm của trần cảnh. Song một khóa Phật học, phần lớn tiếp tục trau dồi kinh luật, phần còn lại lui về am thất tranh thủ thanh tịnh hóa nội tâm bằng nếp sống ẩn dật tránh duyên. Sự che chắn của Tăng thân, sự gia trì của giới luật luôn luôn giúp người tu tập bình an trong nếp sinh hoạt giải thoát.

Từ sự cân bằng giữa thân và cảnh, cho đến sự cân bằng giữa tâm và cảnh, con đường thành tựu Tuệ giác ngày càng thu lại gần và vững chãi trong từng bước tiến. Không cách nào tốt hơn, không con đường nào đảm bảo hơn đi đến sự nghiệp trí tuệmà thông qua giới và định. Chúng ta không có ngọn đèn nào quá tốt để đương đầu bất động trước gió và bão mà có thể tỏa raánh sáng lung linh. Cũng vậy, định chỉ phát sinh ở môi trường thật tốt, thật yên lắng, môi trường được hàng rào giới luật bảo vệnghiêm chỉnh không có thứ gió bão ngũ dục nào có thể len lỏi vào.

Ngày nay phương tiện tu hoc đa phần dễ dàng, người xuất gia có rất nhiều điều kiện để tiếp cận và hấp thụ kinh điển. Thế nhưng, rà soát lại tất cả những kỳ mãn khóa thì người thâm kinh điển đã thiếu mà người đức hạnh mô phạm lại càng vắng bóng hơn, vấn đề ngộ chứng thật lòng không dám nói đến, xa diệu vợiNguyên do cũng không có gì khác hơn là các vị xuất gia trẻ tuổi bây giờ đã mạnh dạn tiến xa trên con đường ngược dòng giải thoátđam mê pháp thế tục; trong khi tận cùng con tim vẫn thường phân biệt rạch ròi giữa Phật pháp và thế gian phápGiới thân huệ mang không được chăm sóc nên Bồ-đề tâmvì thế cũng bị xói mòn. Không có sự cảnh báo, tín hiệu đỏ của giới luật nên các huynh đệ khờ khạo đã hiên ngang đi vào vùng đất chết, vùng đất sẽ tiếp nối con đường sanh tử luân hồi. Tự mình phạm luật nghi là tự mình đã kết liễu giới thân huệ mạng, người hành đạo bị hủy diệt khả năng phát sanh trí tuệ thì cũng như tử thi bị tách khỏi lòng đại dươngGiới luật quan trọng lắm, không thể vì bất kỳ lý do gì mà chúng ta khinh thường lơ láo được. Giới luật là thuyền bè, là ánh đuốc trong đêm, chúng tađang trong cơn bão giông mù mịt của ngũ dục thì đừng dại khờ buông tay thả phương tiện giải thoát trôi theo dòng xoáy hồng trần bất định.

Các huynh đệ thân mến! Các huynh đệ sẽ là những người thay thế thế hệ chúng tôi tiếp tục thắp sánh ngọn đèn Chánh phápVậy thì ngay từ bây giờ các huynh đệ hãy xem lại nếp sống của mình đối với tinh thần luật nghi như thế nào, gần hay xa, sống trọn vẹn hay khiếm khuyết? Sự kiểm chứng này sẽ là động cơ để trang nghiêm lại giới thân, mà một người tự trang nghiêm thì cả đoàn thể, cả giáo hội Phật giáo sẽ được trang nghiêm, sẽ được thanh tịnh hòa hợp. Người truyền giáo có nghị lực, có Tuệ giác thì bước tới đâu thế giới cũng thanh bình, đi tới đâu ngọn đuốc Chánh pháp cũng rực cháy. Chúng ta hãy cố gắng tâm niệm về tinh thần của giới luật trong từng phút giây để nó trở thành hơi thở, thành động tác của thân, khẩu, ý, trở thành hành xử tự nhiên của người bước trên con đường thành tựu hạnh phúc tối hậu.

Độc Xử Nhàn Cư

Đức Thế Tôn vẫn thường ân cần khuyên nhủ hàng Tỳ-kheo, hãy lánh xa đời sống sinh hoạt xa hoa trụy lạc của trần tục. Bởi vì tính chất của nó là cấu nhiễm, là chất men nồng cao độ sẽ làm say đắm đến nghiện ngập đối với bất kỳ hành giả nào muốn một lần nếm thử. Độc xử nhàn cư là nếp sống bậc nhất của những hành giả đã và đang ấp ủ hoài bão làm giàu sự nghiệp trí tuệTinh thần viễn ly này là điều kiện tốt nhất để hàng Tỳ-kheo bảo tồn được hạnh thanh tịnh và giữ gìn nghiêm chánh Thánh giới.

Có rất nhiều bộ kinh đã ghi lại niềm thao thức của Đức Thế Tôn khi nhắc nhở các thầy Tỳ-kheo gia công tu tập, đó là nếp sốngở yên nơi thanh vắng một mình. Vì chính Ngài cũng từ nếp sống này mà thành tựu được Tuệ giác Vô thượng. Bao đời chư Tổ thông đạt được diệu lý, hội nhập được thiền định cũng bằng cách sống ẩn dật. Sự phát sinh trí tuệ nào cũng bằng sự thai nghén của thiền định, nên cảnh không dấy động thì tâm mới có khả năng yên định vì tâm thường bị lệ thuộc vào cảnh:

Từ xưa tâm cảnh liên quan

Cảnh mà xao động tâm an mấy người

Muốn tâm lắng bớt duyên đời

Cảnh mà thay đổi dễ dời bản tâm[16]

Cảnh thay đổi thì tâm cũng đổi thay. Cảnh tốt tươi thì lòng người cũng rạo rực, cảnh úa tàn thì lòng người chơi vơi. Thi hàoNguyễn Du đã kinh nghiệm về bản thân cũng rất sâu sắc nên đã thở than trong hai câu thơ sau trong truyện Kiều:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Nhưng cảnh đâu có thức tình mà lại biết buồn vui. Cũng buổi chiều vàng, cũng dòng sông, cũng hàng cây lưa thưa, cũng bến vắng, cũng con thyền đưa rước khách, nhưng nếu là cảnh đưa người sang sông, là chia tay không hẹn lối quay về thì cảnh ấy bị coi là cảnh buồn. Và nếu như đó là cảnh gặp lại người xưa, là cảnh tương phùng hội ngộ thì cảnh ấy được gọi là cảnh vui. Vui buồn chỉ do lòng người cảm nhận, cảnh nào có phân biệt được gì đâu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

Vì người buồn, người lụy có thể do những khổ đau đang hoành hành trong tâm không hóa giải được, giấc mộng đã tan vào dĩ vãng hiện tại tay trắng tay, tương lai xa vời mù mịt… Chính vì tự mình không hóa giải quyết được nội tâm, nên càng nhìn cảnh xung quanh càng tê tái trong lòng. Nguyễn Du nói cảnh thấy người buồn nên cảnh không vui chỉ vì muốn nói đến mối liên quankhắn khít giữa người và cảnh. Con người càng bi lụy, càng cám cảnh sanh tình, càng nhận cảnh là người bạn tri kỷ để chia sẻ buồn vui thì người này Đức Thế Tôn thường quở trách, chê đó là kẻ si mê nô lệ.

Thế cho nên, cảnh hay môi trường là một điều kiện tối cần thiết đối với bất kì những ai mới bắt đầu gieo vào hạt giống trí tuệ. Một môi trường có sự hiện diệnxâm lấn của những tình thức phức tạp như loài người thì dù sang hèn, xấu đẹp, nam nữ, già trẻ, hiền dữ v.v… Vẫn là điều kiện trở ngại lớn cho một thầy Tỳ-kheo đang thực hành tu tập giải thoát. Một đoạn kinh sau đây sẽ minh chứng rõ vấn đề này:

Này Nàgita! Mỗi khi Như Lai đi ngang làng mạc mà thấy một am cốc của thầy Tỳ-kheo, cho dù vị ấy đang ráo riết tọa thiền, nhưng Như Lai cũng không hài lòng về trú xứ của vị ấy. Vì sao? Vì vị ấy có thể bị phụ nữ, trẻ con, người lớn trong làng đến quấy rầy, tán chuyện làm cho vị ấy không thể chứng đắc những pháp chưa chứng đắc và có thể bị thoái thất những pháp đã chứng đắcTrái lại, mỗi khi Như Lai trông thấy một vị Tỳ-kheo ở trong rừng, bên gốc cây; cho dù vị ấy tựa vào gốc cây ngủ gục, nhưng Như Lai vẫn hài lòng và cho rằng: ‘Tỳ-kheo này sau khi hết cơn buồn ngủ có thể tiếp tục tọa thiền mà không bị ai quấy rối. Thầy ấy sẽ chứng đắc những pháp chưa chứng đắc’’.

Chúng ta đã xuất gia nhưng vẫn thường luyến ái họ hàng thân thuộc, đối với gia đình vẫn lui tới thường xuyên và bổn phận cũng vẫn y nguyên như hồi chưa bước vào chùa cạo tóc. Quan hệ gần gũi này là một môi trường không tốt, thứ nhất dễ làm lui sụt, không dõng mãnh như lúc ban đầu. Vì những trái ngang nghịch cảnh của quyến thuộc gia đình đối với thân phận và khả năng hiện tại thì không giải quyết được, mà còn gây trở ngại không ít trong công phu tu tập.

Chúng ta đầy đủ duyên lành được sanh ngay trung tâm Phật pháp. Nhưng nơi phố thị thành đô, hằng ngày nhan nhản trước mắt biết bao cảnh xáo trộn bốc mùi tục lụy. Có khi chúng ta phải tiếp xúc, phải đối diện với những cảnh không vừa ý, chỉ vì để cho Tăng chúng có tạm đủ cái ăn cái mặc, hoặc để bảo đảm an ninh trật tự cho các thầy, các cô an tâm tu học, hoặc để truyền bá thuyết giảng giới pháp v.v… Môi trường này rất đáng sợ vì khi chúng ta chưa đầy đủ Tuệ giác, sức sống nội tâm còn yếu ớtmà gặp phải ‘Bát phong’ thổi thì ba nghiệp thi nhau dấy động. Ba nghiệp không hàng phục được thì ba đường đau khổ sáu nẻo luân hồi nhất định không thể nào thoát khỏi.

Đặc biệt ngày nay, đời sống vật chất vượt cao tột độ, con người càng bị say mê quay cuồng trong dục lạc. Nếu chúng ta muốn xông pha vào chiến trận này thì ít nhất phải là người không bị ba món độc sai khiến. Một thầy Tỳ-kheo mang trách nhiệm hoằng pháp mà sẵn sàng bộc phát sân hận trước mặt lời đóng góp phê bình, một lời chỉ trích; hoặc nhìn không chớp mắt trước cô gái chân dài xinh đẹp, ngây ngất trước những lời dịu ngọt tỉ tê thì thầy này đang bị trói mà lại muốn mở trói cho kẻ khác, chưa từng biết lội mà muốn cứu người té sông. Điều này trong thực tế không thể có được, nếu có chỉ là kẻ không trí.

Chúng ta muốn độ sanh thì mình phải là người hạnh phúc, phải thật sự làm chủ được con tim thì mới có thể đem hạnh phúcđược cho người khác và cứu giúp con tim của họ. Nếu không thì mình sẽ bị chết thảm vì mỗi khi họ đến học hỏi với mình, thì chắc chắn họ sẽ mang phiền muộn đến cho mình, nhờ mình hóa giải, mà buồn thay thuyền của mình đang chở những khổ đau đã quá lắm rồi…!

Ở một vài chùa trong thành phố, các thầy các cô chỉ sinh hoạt trong bốn bức tường chùa, hàng ngày trau dồi nội điển, đêm đêm thiền tọa công phu thì chân trời giải thoát đang mở ra trước mắt vì ít nhiều ngoại duyên đã được đón ngăn. Các thầy các cô chỉ tiếp xúc với nhau trong tinh thần hòa hợp chỉ lưu tâm đến những lời như pháp như luật. Dù biết rằng muôn pháp đều từ tâm lưu xuất, hành động của tâm người khác không thể nào đoán được. Nhưng không có cảnh tương ưng, tức là không có đối tượng trực tiếp thì nghiệp thân, khẩu không thành tựu được. Bởi vì chỉ có trong ý thức, nên chỉ có ý nghiệp mà thôi. Như vậy, các thầy, các cô sẽ dễ dàng bảo trì được giới thể, vì Thánh giới đã được môi trường tương đối an ổn để tồn tại.

Thế nên, nhiều khi tôi nhìn các thầy, các cô trẻ tuổi hằng ngày nhởn nhơ trên các đường phố, hãnh diện ngồi trong các trường Đại học của thế tục, hay sinh hoạt trong ký túc xá, buôn bán trong các phiên chợ, thậm chí vui chơi cả trong công viên, hay sân bóng đá là một điều buồn tủi cho Phật pháp. Bởi vì, nó là triệu chứng của sự suy đồi và diệt vong. Môi trường này làm cho chúng ta lệ thuộc gần như hoàn toàn vào cảnh, cảnh động thì tâm ta xao động. Đôi khi cảnh thiên nhiên không động mà tâm chúng ta lại lao xao bụi trần từ lâu đã rơi vào tiềm thức:

Cảnh không tâm lại chưa không

Tâm thầm duyên cảnh ngấm ngầm khó thay[17].

Phạm hạnh không giữ nổi, Thánh tài bị khánh cận, nội tâm bị thương tổn, hiện nghiệp trói buộc, cộng với nghiệp lực sẵn có từ vô thỉ kiếp thì người này nhất định sẽ bị đào thải như tử thi bị tách ra khỏi lòng đại dương. Bài thơ sau đây là một lời tỉnh thứccho những hành giả đang giam mình trong môi trường hỗn tạp thành đô:

Tăng trụ thành hoàng Phật tổ ha

Tiên hiền đô thị ẩn nham a

Sơn tuyền lưu xuất nhân gian khứ

Thanh thủy y nhiên thành trượt ba.

Tạm dịch:

Tăng ở thành đô Phật Tổ rầy

Chư hiền đều ẩn chốn an mây

Non cao suối chảy về hạ thế

Trong vắt y nguyên hóa đục nhầy.

Nếu chúng ta có được khả năng luôn luôn tỉnh thức, tâm vẫn Như như trước những thăng trầm biến đổi hỗn loạn của ngoại cảnh, khéo léo phương tiện ‘tùy duyên’ để trưởng dưỡng đạo đức mà vẫn ‘bất biến’ thì chúng ta hãy ‘hòa quang đồng trần’ để làm lợi lạc cho chúng sanh.

Khi chúng ta giữ được tâm như vậy thì trà đình tửu điếm chỉ một màu thanh tịnh như đạo tràng mà thôi. Nếu như chúng ta tự phản quang xem mình có giao động trước một trận bóng đá hấp dẫn trên ti vi, mà chúng ta đã từng có hạt giống say mê bóng đá và gặp phải đội bóng mà mình ái mộ từ lâu. Chúng ta tự hỏi lại trong tâm lúc ấy có này, có kia, có chê có khen, có bất bình, có phẫn nộ, có thất vọng, có hào hứng, có buồn, có vui khi đang ‘xúc cảnh’ không? Chúng ta có an nhiên khi một quả bóng vừa sắp đến khung thành, hoặc mới vừa bị suýt vào lưới không? Chúng ta bị dối lừa khi lấy những món tiêu khiển của trần tục làm niềm vui giải trí cho đời sống tu hành khổ hạnh của một Tỳ-kheo. Nếu chúng ta làm chủ được ý thức của mình thì đối với ti vi hay bất kỳ thứ tiêu khiển nào khác đi nữa thì ít nhiều cũng mang lại lợi ích vì ‘tất cả các pháp đều không ngoài Phật pháp’. Chỉ sợ chúng ta lầm nhận, có chút ít trí tuệ mà tự cho đầy đủ, khiến cho dòng suối xanh trong từ miền núi cao chảy về miền hạ thếphải hóa thành sóng đục nhơ…

Tự mình biết, tự mình hay

Vọng duyên trôi mãi biết ngày nào ngưng

Càng trôi càng cách nguồn chơn

Vô tâm để vậy chuốc hờn về sau[18].

Tăng thân tốt là môi trường thích ứngan ổn để các thầy, các cô kiểm thúc ba nghiệp, giữ tròn giới hạnh; nhưng suốt ngày chỉ biết luận bàn dù là những lời trong chánh pháp thì không thể giúp cho chúng ta có được hạnh phúc trong cửa thiền, không giúp cho chúng ta nếm được chút hương vị của giải thoát. Và như thế trọng trách làm cho Phật pháp cửu trụhóa độ chúng sanh coi như không thực hiện được. Cho nên học mà không hành là môi trường xấu thứ ba.

Nếu chúng ta thâm nhập giáo lý của Đức Phật một cách uyên thâm mà chúng ta chưa từng trải nghiệm về nó thì thật là một thiếu sót rất lớn. Chúng ta thật sự chỉ là một học giả chứ không phải là hành giảHành giả phải có môi trường để thực nghiệm bản thânHạ thủ công phunhập thất tránh duyên là thượng sách. Chúng ta phải có thật nhiều thời gian sống với nội tâm trước khi đi vào con đường hoằng hóa. Trong Tăng thân tốt có thể giúp cho chúng ta siêng năng tu tập.

Thế nhưng, cho dù là một môi trường tốt, nhưng các thầy, các cô ít nhiều vẫn còn tồn đọng các pháp hữu lậu, nên đôi khi một lời nói xa, một lời nói gần cũng dễ làm chướng duyên, làm tâm bị lăng xăngcông phu không trôi chảy. Mặt hồ trong đêm mùa thu đang yên lặng như tờ thì một chiếc lá vàng bé nhỏ nhẹ rơi cũng đủ làm cho mặt hồ lăn tăn gợn song, thì nói chi đến những vật to lớn khác lỡ rơi phải vào. Ở chùa cũng có danh lợi của nhà chùa. Danh lợi là những vật chướng ngại to lớn để ngăn Thánh đạo, tạo sự cơ hiềm cho thế tục. Cho nên chúng ta muốn hàng phục được chúng ma phiền não để phát sinh trí tuệ thì chúng ta phải có một môi trường tốt để ‘độc xử’. Những tư tưởng cho rằng đó là tinh thần yếm thếtiêu cực của kẻ hưởng nhàn thì nhận thức ấy còn nông cạn và sai lầm, là tự bào chữa vì mình đang đắm đuối trong dòng trói buộc, không dám nhìn lại con tim mình, không thể sống được dưới bầu trời yên tĩnh.

Song có một điều chúng ta phải nên tâm niệm rằng, người biết sống một mình hoàn toàn không phải chỉ đơn độc một bóng trong thảo am tranh và một khung trời tĩnh mịch mới gọi là người tu hành. Người sống giữa muôn người mà tự rèn luyện cho mình một lối sống sau đây mới xứng đáng là bậc tĩnh thức, mô phạm cho người trời.

Đừng tìm về quá khứ

Đừng tưởng tới tương lai

Quá khứ đã không còn

Tương lai thì chưa tới

Hãy quán chiếu sự sống

Trong giờ phút hiện tại

Kẻ thức giả an trú

Đêm ngày trong Chánh niệm

Thì Mâu-ni gọi là:

Người biết sống một mình.

Như vậy ‘độc xử nhàn cư’ trước sau vẫn là một thượng sách cho những hành giả tự thấy mình còn bị chi phối vì ngoại duyêntrần cảnh, muốn vững vàng bước đi trên con đường độ tận chúng sanh sau này mà không bị chúng ma quấy rối. Còn nếu ai thấy mình có thể sống được với chính mình giữa muôn duyên muôn cảnh thì hãy tận lực đem giáo pháp mình đã tiếp nhậnđược thì ban bố cho vô lượng chúng sanh đang bị đắm mình trong dòng mê muội. Thay lời động viên, tôi xin ghi vào những dòng cuối cùng của bài viết này bằng hai bài kệ Ẩn tu của một cao Tăng Việt Nam.

Ẩn tu nào phải cố xa đời

Mượn cảnh du nhàn học đạo thôi

Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng

Bốn ân còn nặng nghĩa đền bồi

Ẩn tu uổng tiếc bạn đồng hành

Nói lý cao huyền đắm lợi danh

Già định đọa sa không phản tỉnh

Bóng câu mấy nỗi thoáng qua mành[19].





[1] Bạch tứ Yết-ma như pháp thành tựu đắc xứ sở Tỳ-kheo.

[2]Thập sư十 師: Lúc Tỳ-kheo thọ giới Cụ túc có Tam sư, Thất chứng gọi chung là Thập sư, trong giới đàn truyền giớiTam sưgồm: Giới Hòa thượng, Yết-ma sư, Giáo thọ sư. Còn thất chứng sư chỉ cho bảy vị Tỳ-kheo họp lại để chứng minh cho việc thọ giới.

[3] Yết-ma chỉ nam

[4] Quy Sơn cảnh sách văn. Nghĩa là “phía trước mù mịt, chưa biết về đâu”.

[5] Ba-la-đề-mộc-xoa: Giới luật.

[6] Ba món độc là tham, sân, si.

[7] Bằng 12 dặm của Anh, tương đương 20 km.

[8] Vương quốc Ma-kiệt-đà : Xưa gọi là Trung Ấn. Đây là một quốc gia thời xưa ở Ấn độ, tức vùng Bihar ngày nay, với thành phố Patna (thành Hoa Thị) và Phật-đà già-da là trung tâm. Đây là một trong mười sáu nước lớn thời Đức Phật còn tại thế. Nước này có quan hệ rất sâu sắc đối với lịch sử phát triển Phật giáo.

[9] Do không cấm uống bia vì thuở ấy chưa có.

[10] Trung bộ kinh, quyển 2.

[11] Ngày nay gọi là Ni bộ, danh từ Giáo hội chỉ sử dụng chung cho hai bộ.

[12] Có kinh nói cùng với năm trăm người nữ dòng họ Xá-di.

[13] Những Thánh thi của chư Tỳ-kheo-ni.

[14] Căn bản tạp sự, q37, kinh Trường A-hàm.

[15] Luật Tứ phầnNgũ phần, Ma-ha Tăng kỳ, q3.

[16] Cảnh duyên tâm HT.Thích Bửu Huệ.

[17] Cảnh duyên tâm HT.Thích Bửu Huệ.

[18] Cùng tác giả như trên.

[19] Ẩn tu thi tập – HT.Thích Thiền Tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com