Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05-Như Lý Thật Kiến

24/10/201008:37(Xem: 11634)
05-Như Lý Thật Kiến

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN5

ÂM:

NHƯ LÝ THẬT KIẾN.

Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ thân tướng kiến Như Lai phủ? Phất dã ThếTôn! Bất khả dĩ thân tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai sở thuyết thântướng tức phi thân tướng. Phật cáo Tu-bồ-đề: Phàm sở hữu tướng giai thị hưvọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai.

DỊCH:

THẤY LẼ THẬT ÐÚNG LÝ.

Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai chăng?- Bạch Thế Tôn, không phải vậy. Không thể do thân tướng thấy được Như Lai. Vìcớ sao? Như Lai đã nói thân tướng tức không phải thân tướng. Phật bảo Tu-bồ-đề:Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tứcthấy Như Lai.

GIẢNG:

Thường trong giới tu hành, ai cũng thuộc lòng câu: Phàm sở hữu tướnggiai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai.Ðoạn nàyPhật chỉ cho chúng ta thấy đúng lý và như thật. Thật ra, chúng ta hiện nay thấykhông đúng lý, chỉ thấy theo giả tướng, chớ không đúng như thật. Hiện giờ tathấy Như Lai là Như Lai nào? Quí vị thường nói thấy Phật là Phật ở đâu? Phậtngồi trên bàn, trên tòa sen mà chúng ta đang thờ phải không?

Ðức Phật hỏi: Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấyNhư Lai không? Nếu thấy Phật trên bàn là do thân tướng mà thấy Phật! NgàiTu-bồ-đề không phải như chúng ta, Ngài thưa: Không, không thể do thân tướng mà thấyđược Như Lai. Vì cớ sao? Vì Như Lai đã nói thân tướng tức không phải thântướng. Thân tướng tức không phải thân tướng nên đức Phật kết thúc: Phàm sởhữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai.

Như vậy quí vị mới thấy rõ Như Lai là Phật nhưng không phải đức Phật cóba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp ở Ấn Ðộ thuở xưa mà hiện giờ chúng tađang tượng hình để thờ. Như Lai đây là chỉ cho Phật pháp thân sẵn có của tất cảchúng ta. Phật pháp thân là thể chẳng sanh chẳng diệt sẵn có nơi mọi người. Nếuchúng ta nhìn hình tướng của đức Phật có tám mươi vẻ đẹp, ba mươi hai tướng tốtở Ấn Ðộ thì đức Phật đó hiện giờ còn không? Ðã hoại rồi! Thế nên những gì cóhình tướng đều vô thường, đều tan hoại! Chính những tượng Phật chúng ta thờtrên bàn, đức Phật đó có tướng hay không? Ðức Phật đó còn mãi hay cũng phảihoại? Như vậy phàm có tướng đều hư vọng không thật.

Nếu chúng ta muốn thấy Phật pháp thân thì phải làm sao? Nếu thấy cáctướng không phải tướng thì thấy Như Lai, thì thấy Phật. Như thế chúng ta phảithấy tất cả những gì có hình có tướng ở trần gian này đều là hư giả. Bởi vìnhững gì có tướng đều do nhân duyên hòa hợp, đã là nhân duyên hòa hợp thì khinhân duyên đủ nó còn, nhân duyên thiếu nó mất. Có hợp thì phải có tan, mọi sựvật do duyên hợp rồi cũng do duyên tan, hợp tan không cố định, đó là hư giả.Thế nên tất cả tướng thế gian đều hư giả, hư giả là bại hoại.

Theo quan niệm thông thường của chúng ta, cái gì là giả, cái gì là thật?Trong sách vở, người xưa hay nói: Bọt, bóng, sương tuyết là giả phải không? Nhưvậy thì bọt có hay không? Bóng có hay không? Sương tuyết có hay không? Ðiệnchớp có hay không? Nếu có, tại sao nói nó giả? Vì chợt có rồi mất, mới thấy đóchốc lát liền tan, vừa thấy kế mất. Như vậy, y cứ trên cái gì mà nói nó giả? Ðólà y cứ trên thân mấy mươi năm, nhìn sự vật có mặt trong tích tắc đồng hồ, cáicó mặt chỉ trong phút giây rồi mất, đó là giả. Cho nên nói cái giả là cái tạmcó rồi mất như sương đầu ngọn cỏ buổi sáng, trong vài mươi phút, nắng lên làtan. Chúng ta thật là vì chúng ta có mặt đến mấy mươi năm. Giả sử có cái gì tồntại được đến mấy ngàn năm, nhìn lại chúng ta thì sao? Tôi định nghĩa cái thậtcái giả, từ từ rồi quí vị sẽ biết, chớ bây giờ chúng ta có mặt nơi đây mà nóilà giả thì không ai tin hết. Người ta như thế này, biết đi đứng, biết hoạt độngv.v. mà nói giả thì ai mà chịu. Nhưng sở dĩ chúng ta nói giả là vì cái đó cómặt trong thời gian quá ngắn ngủi. Ðối với cái có mặt lâu dài hơn thì cái tạmbợ ngắn ngủi gọi là giả và cái có mặt lâu dài hơn gọi là thật.

Cũng như chúng ta nói giấc mộng là giả. Tại sao? Trong khi chúng ta ngủmộng, có giấc mộng dài khoảng mười phút, có giấc mộng dài hai mươi, ba mươiphút hay đến một giờ chẳng hạn. Khi mộng chúng ta cũng thấy đủ hết, chúng tađều thấy thật như lúc thức, đâu biết là giả phải không? Chúng ta cũng thấy bạnbè, cũng thấy ăn uống v.v. tất cả đều thật trăm phần, nhưng khi giật mình tỉnhgiấc thì tất cả đều mất, tìm lại không được!

Giờ đây thử hỏi những vị khoảng sáu mươi tuổi nhớ lại tất cả bạn bè, anhem, những người mình quen biết thuở xưa, nay có còn đủ như thuở mình mười lăm,mười bảy tuổi không? Tìm lại thì mất đâu hết, kẻ xứ này, người xứ nọ, người thìmồ đã phủ cỏ xanh. Như vậy có giống giấc mộng hay không? Nhất là khi hấp hối,nếu ôn lại cuộc đời của mình thì thấy như một giấc mộng. Tất cả những gì mìnhtạo lập suốt cuộc đời, đến khi gần tắt thở, nhớ lại xem còn được cái gì? Khi đónói cuộc đời của mình là giả hay thật? Nhưng đợi đến lúc đó mới thấy nó giả thìmuộn quá rồi, trở tay không kịp. Thế nên ngay bây giờ phải sớm thấy nó giả đểcó thì giờ chuẩn bị cho ngày cuối của cuộc đời mình được an ổn, được tự tại.Chúng ta phải dùng trí tuệ nhìn theo cái nhìn của đức Phật, phải làm sao màhiện tại chúng ta không lầm mê và ngày ra đi chúng ta được tự tại, đó là chủyếu của sự tu hành.

Thử hỏi tất cả chúng ta làm sao biết thân này là giả? Như tôi đã ví dụ,nếu người nào sống được khoảng hai ngàn, ba ngàn tuổi thấy chúng ta sống có vàimươi tuổi thì họ nói sao? Ối! Mấy chú đó giả! Cũng như hiện giờ chúng ta gọimấy con phù du vậy, sớm còn, chiều mất, đó là kiếp phù du! Ðó là chúng ta nóinhững người sống mấy ngàn năm, giả sử có một cái chưa bao giờ chết, chưa baogiờ hoại, kiếp kiếp đời đời không hoại, đứng từ cái đó nhìn cái tuổi thọ vàimươi năm này thì nói thế nào? Cho nên nói như bọt, như bóng, như điện chớp, nhưsương mù, không có gì là thật, chỉ vì chúng ta chưa tìm được cái đó. Chúng tachỉ bám vào cái thân mấy chục năm này rồi hãnh diện là ta sống được mấy chụcnăm. Người bảy mươi tuổi hãnh diện là ta thọ hơn người sáu mươi tuổi, người támmươi, chín mươi tuổi cho là ta thọ hơn người bảy mươi tuổi. Nhưng hơn chín,mười năm rồi cũng chết, chớ có người nào khỏi chết. Những cái hơn đó là hơn tạmbợ trong đối đãi chớ không phải thật. Chúng ta cần tìm cái hơn tuyệt đối, vượtngoài đối đãi. Như Phật đã dạy: Nếu thấy các tướng không phải tướng là thấyNhư Lai.Như Lai này là Như Lai bất sanh bất diệt nơi mọi người chúng ta. Hiệngiờ chúng ta thấy các tướng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đều là thật, bởitất cả đều thật nên chúng ta cứ dính với nó mãi. Một lời khen cho là thật nênnhớ mãi, một lời chê cho là thật nên cũng trằn trọc ngủ không yên. Một hìnhtướng hoặc đẹp hoặc xấu hiện trước mắt, chúng ta cũng không quên, do đó tâmchúng ta không bao giờ an. Không an đó là tâm nào? Tâm vọng tưởng điên đảo cứtrào lên dính cả với sáu trần.

Chúng ta biết sáu trần là hư giả không thật, những gì có tướng đều hư giảkhông thật, lúc đó chúng ta như thế nào? Biết là giả thì có gì quan trọng màdính mắc. Thí dụ như quí vị đi qua một gian hàng, biết rõ những món hàng đó đềugiả, khi đi qua rồi quí vị có nhớ không? Dĩ nhiên là không thèm chú ý. Nếu thấycó một món hàng nào thật thì quí vị để tâm nhớ nghĩ. Như vậy khi biết các pháplà duyên hợp hư giả thì thấy tướng mà không phải tướng, do đó tâm chúng ta mớikhông dính với sáu trần, do tâm không dính với sáu trần nên nói là an trụ, vàan trụ là Như Lai. Thế nên Phật bảo: Nếu thấy các tướng không phải tướng làthấy Như Lai.Công đức không thểnghĩ bàn. Như vậy người tu phải tìmđến chỗ cứu kính chân thật, chớ không phải chỉ tạo phước nho nhỏ rồi sau sanhdiệt nữa. Muốn cho cái không sanh diệt hiện tiền thì đừng dính với sáu trần,phải thấy sáu trần là tướng hư giả. Thế nên tôi nói rằng tất cả người xuất giađều phải thuộc lòng câu: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nghĩa làphàm cái gì có hình tướng đều là hư dối, nếu thấy các hình tướng đều không phảitướng đó là thấy Phật. Chúng ta thấy như thế là thấy đúng lẽ thật.Như vậy mới đúng với đoạn trước là không dính sáu trần, đó làtrụ tâm. Tâm dấy động là tâm sanh diệt, chấp tâm sanh diệt làm tâm mình, đó làtướng sanh diệt dẫn mình đi trong luân hồi. Trái lại tất cả niệm sanh diệt lặngxuống, cái chưa từng sanh diệt hiện tiền, đó mới là Như Lai, là bất sanh bấtdiệt. Từ cái đó nhìn lại thì thân này là hư ảo như bọt, như bóng. Nếu người nàosống được với cái đó thì muôn đời muôn kiếp không bao giờ bị sanh diệt, nên đứcPhật bảo:

Ở đây chúng ta nhìn đúng lý hay không? Những cái giả tạm mà cứ cho làthật, ngày mai tắt thở mà ngày nay cũng còn tranh giành hơn thua, cũng còn nóimình là thật, không bao giờ thấy mình là giả, nên vọng tưởng cứ chạy cuồng loạntheo tất cả những pháp trần không bao giờ dừng. Nếu chúng ta thấy tất cả nhữnggì có tướng đều do duyên hợp, bởi duyên hợp nên chúng không phải là tướng thật,khi duyên thiếu liền hoại ngay. Như vậy các tướng không thật, bản thân chúngkhông thật thì chúng ta đắm nhiễm cái gì? Do không đắm nhiễm nên không dínhmắc, đó là tâm an trụ, tâm an trụ thì pháp thân hiện tiền.

Tóm lại, qua đoạn này quí vị thấy ý nghĩa của sự tu hành: Ðức Phật chỉcho chúng ta thấy được cái chân thật, thấy như vậy là thấy đúng chân lý. ThấyNhư Lai không phải là thấy đức Phật ở Ấn Ðộ mà chính là thấy pháp thân Phật bấtsanh bất diệt ngay nơi chúng ta. Kinh Ðại thừa chỉ cho chúng ta đức Phật thậthằng có nơi mình mà đức Phật đó chỉ hiển hiện khi nào chúng ta không còn vọngtưởng điên đảo chạy theo sáu trần. Vọng tưởng lặng rồi thì đức Phật đó hiệntiền. Ðó là thấy thật, thấy đúng lý.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]