Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương sáu: Thập Nguyện Phổ Hiền - Phụ chú thích - Tam quy

16/10/201001:09(Xem: 6639)
Chương sáu: Thập Nguyện Phổ Hiền - Phụ chú thích - Tam quy

Chương 6:

Thập Nguyện Phổ Hiền - Phụ chú thích - Tam quy

Mười nguyện lớn nhất của đức Phổ Hiền Bồ Tát.

Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện chép rằng: “lúc bấy giờ, đức Phổ Hiền Bồ Tát ma ha tát, sau khi xưng tụng công đức tối thắng của Phật rồi, rao bảo cùng các đức Bồ Tát và thiện tài rằng: thiện nam tử! đối với công đức của Như lai, ví dẫu tất cả chư Phật ở mười phương, trải qua nhiều kiếp bằng số “bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật sát cực vi trần” để tiếp tục nhau nói mãi đi nữa, cũng chẳng thể nói công đức ấy! Nếu người muốn trọn nên công đức đó, thì chỉ nên tu mười thứ hạnh nguyện rộng lớn như sau v.v...

Lại sau mười nguyện có bài nói rằng: nếu có thiện nam tín nữ, lấy cả bảy thứ quý báu nhứt, tốt đẹp nhét đầy nhẫy trên tất cả thế giới ở mười phương bằng số “vô lượng vô biên bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát cực vi trần” và lấy cái phước tối thắng an lạc của loài người, loài trời đều đem ra bố thí cho chư Phật, Bồ Tát bằng số bấy nhiêu tất cả thế giới, mà bố thí luôn trải qua nhiều kiếp bằng số. Bấy nhiêu “Phật sát cực vi trần” vẫn tiếp tục bố thí mãi không ngớt, người thí chủ ấy sở đắc công đức nhiều quá sức tưởng tượng như thế kia, cũng chả bằng công đức như thế này:

Đối với mười nguyện chú ấy, nếu có người chỉ một phen nghe lọt vào tai, mà sở đắc công đức quá ư rất nhiều, đến vô số kể. Đem so với trên thì công đức của bố thí kia, chẳng kịp một phần trăm, chẳng kịp một phần ngàn...nhẫn đến cũng chẳng kịp một phần ưu ba ni sa đà.

Hoặc lại có người đối với nguyện lớn ấy, đem cái tâm tin sâu, để thụ trì đọc tụng, nhẫn đến viết chép ít nhứt là một bài kệ bằng bốn câu, thì chóng dứt trừ được cái tội nghiệp của địa ngục ngũ vô gián, ngoài ra với hết thảy các chứng bịnh, mọi điều chướng nạn đâu chẳng trừ diệt ráo (bài kệ bốn câu, là tức như: “sở hữu thập phương thế giới trung, tam thế nhứt thế nhơn sư tử, ngã dĩ thanh tịnh thân ngữ ý, nhứt thé biến lễ tận vô dư vv.v....)

Lại nói: chỉ có nguyện vương (vua nguyện; nguyện lớn nhứt ) đây, chẳng rời bỏ nhau với người xấp xả thân qua đời, với mỗi giờ phút, nguyện ấy nó dẫn đường đi trước, chỉ trong một sát na, người được liền sanh qua thế giới cực lạc; tới rồi, liền được yết kiến đức A Di Đà Phật, và các đức; Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí cả đến các đức Đại Bồ Tát, ngài nào cũng đủ sắc tướng đoan nghiêm.

“Lại tự thấy thân mình trong hoa sen sanh ra, nhờ Phật thụ ký, từ đấy về sau trải lâu vô số kiếp, đi khắp giáp thập phương thế giới để làm việc ích lợi cho chúng sanh. Người ấy chẳng bao lâu nữa, sẽ ngồi chốn đạo tràng, thành quả đẳng chánh giác, chuyển diệu pháp luân, kêu là thuyết pháp độ sanh” mười nguyện chúa như dưới đây:

Nhứt giả lễ kính chư Phật:

Nguyện thứ nhứt đây là “kính lạy các đức Phật”

Bổn văn (là nguyên văn phẩm hạnh nguyện kinh Hoa Nghiêm) nói: rằng kính lạy các đức Phật đó, là có những bao hết cõi pháp, cõi hư không, trong đó, cả mười phương ba đời đời các đức Phật Thế Tôn bằng số “nhứt thế Phật cát cực vi trần: tất cả cõi Phật nhiều như những hột bụi cực nhỏ”, nay tôi nhơn theo danh nghĩa nguyện lực của đức Phổ Hiền, đem lòng rất thâm thiết tin hiểu, trông chư Phật như đối trước mắt, hẳn dùng ba nghiệp thân khẩu ý đều thanh tịnh, để được thường tu việc kính lạy. Nghĩa là: đối với mỗi mỗi đức Phật đều hiện ra nhiều mỗi mỗi thân bằng số “bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát cực vi trần”; mỗi mỗi thân khắp lạy chư Phật nhiều bằng số “bất khả thuyết Phật sát cực vi trần”, cứ vẫn tu lạy như thế, chừng nào cõi hư không hết, tu lạy của tôi mới hết, còn như cõi hư không chẳng hết, thì tu kính lạy của tôi đây cũng không có lúc nào cùng tận, cũng như thế: bao giờ cõi chúng sanh hết, nghiệp chúng sanh hết, phiền não của chúng sanh hết, thì chừng đó cái tu nguyện lạy của tôi mới hết mà nếu như thế giới của chúng sanh chưa hết, thì cái nguyện lễ kính của tôi đây cũng chưa có cùng tận. Với lòng tin tưởng lạy Phật đây, mỗi niệm liền nhau không hề gián đoạn cả đến ba nghiệp là ý tưởng, miệng xướng, thân lạy vẫn không nhàm chán.

Lễ: noi theo, hay thể theo, để thật hành cái nguyện kính lễ. Nghĩa là khi lễ kính, ta phải mỗi niệm đưa lòng tưởng, xét đi sâu vào cái thể pháp giới, mới gọi là chơn lễ. Lại nữa, ta là bên năng lễ năng kính, còn chư Phật là bên sở lễ sở kính. Năng lễ năng kính là thuộc về tâm, sở lễ sở kính là thuộc về cảnh chư Phật bị ta lạy là sở lễ. Mà năng lễ sở lễ cái tánh nó vẫn đều vắng trống, thì ra, hiện tiền đây, thân tâm của ta dù là thứ giả dối, chứ cái tánh năng lễ sở lễ nó không hề hư vọng, vì là thể nó trống vắng, mà tánh nó đồng một thể viên mãn với thân tâm của chư Phật. Tỷ như cái không này nhập chung với cái không kia, lẽ cảm ứng lẫn nhau bằng cách viên mãn dung vô ngại, bất khả tư nghì, thế mới chánh rằng chân lễ.

Nhị giả xưng tán Như lai

Nguyện thứ hai là khen kính đức Như Lai

Bổn văn chép rằng xưng tán Như lai như thế này: có những bao nhiêu tột hết cõi pháp, cõi hư không, ngang giáp mười phương, dọc suốt ba đời, tất cả cõi nước, trong đó có những bao nhiêu mảy trần nhỏ nhứt, trong mỗi mỗi mảy trần đều có các đức Phật nhiều bằng những số mảy trần nhỏ nhứt giữa tất cả thế gian; những chỗ của mỗi mỗi đức Phật, đều có hàng cả biển hội Bồ Tát đoanh vây bao vòng nơi mỗi Phật. Tôi sẽ trọn dùng cái sức thấy biết hiện tiền rất sâu biển hơn, đều dùng hiện ra cuống lưỡi hơn cuống lưỡi vi diệu của biện tài thiện nữ, mỗi mỗi cuống lưỡi đều thốt ra vô cùng biển âm thinh, mỗi một âm thinh thuyết ra tất cả biển ngôn từ, để tỏ bày khen ngợi các biến công đức của tất cả Như lai, tán dương như thế tột qua đời vị lai, cũng vẫn tiếp tục khen ngợi mãi chẳng dứt, cùng cả cõi pháp, đâu chẳng khắp giáp đến để xưng dương tán thán. Cứ khen tặng như thế luôn, chừng nào cõi hư không hết, cõi chúng sanh hết, nghiệp chúng sanh hết, phiền não của chúng sanh hết, thì bấy giờ cái nguyện xưng tán của tôi mới hết. Nếu cõi hư không....cho đến các phiền não của chúng sanh chưa hết, thì cái nguyện tán thán của tôi cũng không bao giờ hết. Mỗi niệm nối nhau chẳng dứt, ba nghiệp là thân, khẩu, ý thường tu tán thán hoài không biết nhàm mỏi.

Đối với Phật đủ công đức bất khả tư nghị, người tu nguyện xứng tán....ít nhứt một lời đẻ khâm khen, thì công đức của người ấy, còn chắc sẽ thành Phật thay, huống chi là người thường thường tu những lời xưng tán.

Kính Pháp Hoa chép lời Phật dạy: “Hoặc đem tâm hoan hỷ, để xưng tụng công đức của Phật, như ca ngâm hay xưng tán. Những người ca tán để khen Phật với giọng cao hay trung bình, cùng ít nhứt là một tiếng nhỏ, những người ấy đều đã đương, sẽ được thành Phật đạo “.

Tam giả quảng tu cúng dường

Thứ ba là nguyện “tu rộng làm việc cúng dâng

Bổn văn chép “rằng: quảng tu cúng dường là rộng cùng tột hết cõi pháp, cõi hư không, ngang giáp mười phương, dọc suốt ba đời, trong tất cả cõi Phật nhiều như những hột cực vi trần, mỗi một hột bụi, đều có chư Phật rất nhiều bằng số cực vi trần giữa tất cả thế giới, mỗi một chỗ Phật có nhiều biển hội Bồ Tát bao quanh Phật, tôi nhơn danh lấy sức hạnh nguyện đức Phổ Hiền, để dấy cái tri kiến hiện tiền tin hiểu thật sâu và dùng các món đồ vật tốt nhất để cúng dường, như là: hoa, tràng bông, âm nhạc trời, tàn lọng trời, y phục trời..., mỗi món đếu tốt nhứt như mây ùn ùn dương lên; mỗi món hương đều tốt nhứt, như: hương thoa, hương xông, hương bột. Các món hương tốt nhứt như mây đây, mỗi món lượng bằng núi chúa Tu di; đốt nhiều thứ đèn, như là: “Tô đăng (là đèn một chân có tám ngọn đốt cúng trên bàn Phật, khi tụng thần chú) “Du Đăng” (là đèn thắp bằng dầu của các thứ trái, củ, hột, ép ra); và đốt đèn bằng các thứ dầu thơm, mỗi ngọn đèn lớn như núi Diệu cao; mỗi ngọn đèn chứa dầu như nước biển lớn. Tôi dùng tất cả các món đồ như thế, để thường làm vật cúng dường”.

Đức Phổ Hiền kêu Thiện Tài bảo: Thiện nam tử! Trong các món cúng dường, duy có “pháp cúng dường” là tối thắng hơn hết. Nghĩa là: giữ đúng như lời Phật dạy mà tu hành là cúng dường; làm ích lợi cho chúng sanh là cúng dường; thâu nạp chúng sanh là cúng dường; siêng tu căn lành; là cúng dường chẳng rời hạnh nghiệp của Bồ Tát tức là pháp cúng dường; chẳng lìa tâm bồ đề tức là pháp cúng dường.

Thiện nam tử! với vô lượng công đức của các món cúng dường như trước kia, đem so với công đức chỉ trong một niệm của pháp cúng dường đây, thì trăm phần công đức kia chẳng bằng một phần công đức nầy; cho đến: trăm ngàn lần ức, trăm ngàn lần triệu, trăm ngàn lần một phần trăm, trăm ngàn lần một phần toán, trăm ngàn lần một phần số, trăm ngàn lần một phần dụ, trăm ngàn lần một phần ít nhứt, cũng đều chẳng bằng một phần công đức pháp cúng dường. Do cớ sao?

Bởi vì các đức Như Lai đều tôn trọng pháp; bởi vì tu hành đúng như lời nói mới sản xuất ra chư Phật. Nếu các Bồ Tát cúng dường theo cách thật hành pháp, thì đắc thành tựu cúng dường Như lai. Tu hành như thế mới thật là cúng dường.

Nên với cái nguyện tu cúng dường quảng đại tối thắng nầy, bao giờ cõi hư không hết, cõi chúng sanh hết, nghiệp chúng sanh hết, phiền não chúng sanh hết, thì cái nguyện tu cúng dường của tôi mới hết; còn nếu cõi hư không...đến phiền não chưa hết, thì cái nguyện tu cúng dường của tôi cũng chưa hết. Vậy cái nguyện tu cúng dường, mỗi niệm nối nhau không hề gián đoạn, ba nghiệp thân, khẩu, ý, mới không có chán mỏi.

Kinh Pháp Hoa nói “thật cúng dường, là gọi đúng pháp cúng dường Như Lai”. Nếu hay tùy dâng lên một trần nào giữa 6 trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), thì tất cả pháp cũng đều đến tập trung nơi trần, cái đến tập trung như thế là pháp nào cũng chẳng khỏi trần, thì mỗi trần nào mỗi trần nấy cũng đều có thể lẫn khắp với nhau, đó là tu cúng dường bằng lẽ duy tâm, chính tức là pháp cúng dường”.

Lại, Kinh Pháp Hoa nói: “trước Chùa Tháp, tượng Phật bằng cốt báu hay tượng vẽ,mà người có lòng thành kính, đem hương, hoa, tràng phan, bửu cái để cúng dường...người ấy sẽ thấy được nhiều Phật, rồi được thành đạo quả vô thượng.

Tứ giả sám hối nghiệp chướng

Thứ tư là nguyện “sám hối nghiệp chướng”

Bổn văn nói rằng: “Sám hối nghiệp chướng, là Bồ Tát tự nghĩ lại mình như vầy: “Từ vô thỉ về thời quá khứ, ta do nơi ý thức dấy động tham lam, sân hận, si mê, rồi miệng thốt, thân hiện hành, tạo tác mười điều ác nghiệp (thân tam: sát, đạo, dâm; Khẩu tứ: vọng ngôn, khỉ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu: ý tam: tham, sân, si) dần dần gây nhân ác nhiều đến vô lượng vô biên. Nếu những ác nghiệp ấy có hình tướng thì cả cõi hư không cũng chẳng thể dung chứa hết đặng! Vì ác nghiệp vô hình, vô tướng con người không để ý sợ mà vẫn cứ làm hoài.

Tôi nay đều chuyên lấy ba nghiệp thanh tịnh để khắp đến trước tất cả chư Phật và chư Bồ Tát chúng trong pháp giới nhiều bằng số cực vi trần, mà thành tâm xin sám hối hết thảy những tội ác nghiệp đã lầm lỡ gây từ trước, và thề rằng từ đây về sau không dám tạo ác nữa, để hằng giờ an trụ nơi tịnh giới, lo làm tất cả công đức.

Với cái nguyện tu sám hối như thế, chừng nào cõi hư không nầy hết, cõi chúng sanh nầy hết, chúng sanh nầy hết ác nghiệp, chúng sanh nầy hết phiền não, thì chừng đó, cái nguyện sám hối của tôi mới hết; mà nếu như cõi hư không nầy, cho đến chúng sanh nầy chưa hết phiền não, thì cái nguyện tu sám hối của tôi cũng không cùng tận; mỗi niệm vẫn tu sám hối mãi không hề gián đoạn, cả thân, khẩu, ý ba nghiệp thường cần tu sám hối luôn, không hề chán nãn.

Sámlà sám kỳ tiền khiên, nghĩa là rửa sạch, trừ hết tiền khiên; hốilà hối kỳ hậu quá, nghĩa là ăn năn, kiêng cả hậu quá. Chính rằng: cải thiện lỗi cũ, chẳng tạo lỗi mới. Có ba cách sám hối sẽ thấy rõ ở văn đại sám hối (là văn hồng danh bửu sám nghi thức)

Hối: Riêng về hối có năm cách hối 1/ sám hối, 2/ khuyến thỉnh 3/ tùy hỉ 4/ Hồi hương 5/ Phát nguyện mà thường gọi là ngũ hối.

Nghiệp có ba: Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Ba nghiệp của cái thân là: giết hại, trộm cướp, dâm dục. Bốn nghiệp của cái miệng là: nói láo, nói thêm, nói hai lưỡi, nói thô ác. Ba nghiệp của ý thức là: Tham lam, sân hận, si mê; ấy gọi là thập ác. Trái loại thì bảo là thập thiện. Nay ở đây nói rằng thanh tịnh tám nghiệp là mười điều lành của pháp tánh.

Chướng có ba: Báo chướng, nghiệp chướng, và phiền não chướng, kẻ tu Phật phải biết rằng: nghiệp chướng vẫn vô hình, vô tướng, và tội với phước cũng đều vô chủ. Nghĩa là chẳng nhứt định riêng có ông nào làm chủ tể để xả tội hay ban phước cho ta được đâu? Mà nguyên lai là chính tự ta làm chủ lấy để tự mình làm tội thì có tội, làm phước thì có phước, mà ta có làm thì nó có, ta không làm thì nó cũng không có. Có không đều tự nơi ta, thân ta không làm ác, khẩu ta không nói ác, ý ta không tưởng ác, tức nhiên cũng không ta làm chủ tội ác nữa; thế ý niệm đã mất tội tánh cũng diệt; tâm tội đều không vẫn hoàn không; sám hối phải xét rõ như thế, mới đúng nghĩa chơn sám hối.

Ngũ giả tùy hỷ công đức

Thứ năm là tu cái nguyện “tùy hỷ công đức”

Bổn văn nói rằng: “Tùy hỷ công đức, là có bao nhiêu đức Phật Như Lai nhiều bằng số như những hột bụi nhỏ nhứt trong tất cả cõi nước Phật, dọc suốt ba đời, ngang giáp mười phương tột hết pháp giới, cùng hư không giới, vì “nhứt thế trí” mà nguyên chư Phật Như Lai kia, từ mới phát tâm siêng tu phước đức trí huệ, chẳng tiếc thân mạng, tu như thế đó trải qua nhiều kiếp bằng những hạt bụi cực kỳ nhỏ tí trong những cõi Phật số bất khả bất khả thuyết; với trong mỗi mỗi kiếp đó, chư Phật Như lai đã hy sinh những đầu, mắt, tay chơn rất nhiều bằng con số bất khả thuyết; bất khả thuyết Phật sát cực vi trần, các ngài tu tất cả các khổ hạnh mà người đời khó làm được như thế, nên các ngài đã viên mãn được món pháp môn (thành phần nhiều khoa) Ba la mật, để chứng vào mỗi mỗi bực trí huệ của Bồ Tát, nhiên hậu mới thành tựu quả vô thượng bồ đề của chư Phật, và sau khi vào niết bàn, chia của xá lợi ra làm cho nhiều nơi, nhiều đời làm kỷ niệm. Vậy với chư Phật Như lai đã có bao thành tích thiện căn, tôi nguyện đều tùy hỷ noi gương làm theo.

Và với tất cả chủng loại giữa tứ sanh, lục thú trong hết thảy thế giới mười phương kia, các chủng loại ấy đã có làm nên bao công đức. Từ ít đến nhiều, nhẫn đến việc lành nhỏ nhứt bằng hột bụi, tôi cũng sẵn lòng tùy hỷ theo, là lấy làm vui mừng, tán thành, để chúng làm nên công chuyện.

Đối với hết thảy các thánh từ bực hữu học đến bực vô học là các đức Thanh Văn và Duyên giác, dọc suốt ba đời, ngang giáp mười phương. Các đức ấy đã có được bao nhiêu công đức, tôi điều cũng xin tùy hỷ kính mừng theo.

Đối với hạnh khổ khó làm mà tất cả các đức Bồ Tát đã làm để cầu chứng lên quả bồ đề vô thượng chánh giác. Công đức ấy quá rộng lớn của Bồ Tát. Tôi cũng nguyện tùy hỷ tu theo.

Nguyện tu tùy hỉ như thế, mãi chừng nào cõi hư không nầy hết, cõi chúng sanh nầy hết, nghiệp chúng sanh nầy hết, phiền não chúng sanh nầy hết, chớ cái tâm nguyện tu tùy hỷ của tôi đây, không bao giờ cùng tận, mỗi niệm tiếp tục luôn, không có xen hở, cả ba nghiệp, thân, khẩu, ý vẫn thường siêng tu hoài hoài, không dám bi quyện hay chán nản.

Hễ là thấy ai, hoặc lạy Phật, tụng kinh, làm các việc công đức bất luận lớn hay nhỏ, và thấy ai làm việc công quả...ít nhứt như là gánh nước, quét nhà, tôi cũng đều kính phục tùy hỷ, thì ai như tôi sẽ được công đức vô lượng.

Lục giả thỉnh chuyển pháp luân

Thứ sáu là tu cái nguyện “Mời Phật nói pháp”

Bổn văn chép rằng: mời Phật nói pháp, là có những tột cõi pháp cõi hư không mười phương ba đời tất cả cõi Phật, trong những hột bụi hết sức nhỏ, mỗi mỗi đều có những cõi Phật rộng lớn nhiều như số những hột bụi rất nhỏ trong các cõi Phật bằng số bất khả thuyết bất khả thuyết; đó là lẽ rằng cái lớn, phần nhiều nó không rời nhau với cái nhỏ, phần ít, mà cái nhỏ, phần ít nó cũng không lìa nhau với cái lớn, và phần nhiều, kêu bằng nhứt đa vô ngại, đại tiểu tương dung. Trong mỗi một cõi Phật, niệm nào niệm nấy đều có những con số chẳng khá nói chẳng khá nói cõi Phật nhiều như những hột bụi rất bé tí, trong những cõi ấy đều có tất cả chư Phật đã thành bực đẳng chánh giác, có tất cả biển hội Bồ Tát đương quây quầng chung quanh Phật, mà tôi thì tôi dùng ba nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh, mỗi pháp phương tiện, để nong nã khuyên thỉnh chư Phật chuyển diệu pháp luân.

Nguyện tu khuyến thỉnh như thế, mãi đến chừng nào cõi hư không hết, cõi chúng sanh hết. Nghiệp chúng sanh hết, phiền não chúng sanh hết, nếu những ấy chưa hết, thì tôi cũng chưa hết cái nguyện thường khuyến thỉnh tất cả chư Phật chuyển chánh páhp luân. Mỗi niệm tiếp nhau chẳng có gián đoạn, cả thân khẩu ý ba nghiệp thường khuyến thỉnh, không có mỏi chán.

Chữ Chuyển là tiếng nói pháp từ miệng Phật chuyển đem lọt vào lỗ tai của chúng sanh: liền khiến cho y theo giáo mà dấy ra hành, để cách mạng phàm tình tập thành thánh trí, tỷ như bánh xe nó triển chuyển. Bởi vì hễ pháp luân thường chuyển thì, chúng sanh thường được ly khổ, chỉnh với kẻ thiếu phước ít duyên, nên với Phật pháp nó khó nghe qua hiểu liền, vì vậy mà tôi phải cần kíp khuyến thỉnh.

Thất giả thỉnh Phật trụ thế

Thứ bảy là nguyện “xin Phật ở nán lại cõi thế gian này”.

Bổn văn nói rằng: thỉnh Phật trụ thế, là có chư Phật nhiều bằng số những hột bụi cực vi trong tất cả cõi Phật ba đời mười phương tột hết các cõi pháp giới hư không, sắp muốn hiện ra cái tướng nhập diệt, và các thánh: Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác, bực hữu học, bực vô học, nhẫn đến tất cả các đấng Thiện tri thức, vị nào muốn sẽ nhập diệt, tôi đều khuyến thỉnh chớ vội vào Niết bàn, xin ở nán lại trải qua kiếp số cực vi trần trong nhứt thế Phật sát, để được lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Như thế, cõi hư không hết, cõi chúng sanh hết, nghiệp chúng sanh hết, phiền não của chúng sanh hết, chứ cái nguyện cầu Phật và các Thánh ở đời của tôi không có cùng tột mỗi niệm tiếp tục luôn, chẳng có gián đoạn, thân khẩu ý ba nghiệp cũng không chán mõi.

Phật pháp xuất hưng ở đời, tỷ như ánh mặt nhựt chiếu xuống thế gian; những thời không Phật ra đời, tỷ như đêm dài quá tăm tối; từ kiếp tối tăm này vào đến kiếp tăm tối nọ, tiếp tục tạo ác mãi, đi sâu vào tam đồ! Đối với thời có chư Phật ra đời, cách bức xa xuôi thật là khó gặp! Tỷ như hoa ưu đàm, hằng ba ngàn năm mới một phen trổ hiện; chính như toàn quốc xá vệ có chín ức nóc nhà: mà có ba ức nhà được thấy Phật, ba ức nhà chỉ vừa mới nghe được danh, còn ba ức nhà kia đều chưa được nghe đến cái tên Phật là gì? Vậy chúng ta cần kíp khuyến thỉnh các đức thánh hiền nãn ở lại đời, cho chúng sanh được nghe thấy.

Bát giã thường tùy Phật học

Thứ tám là nguyện “thường theo Phật để học”

Bổn văn chép rằng: thường theo Phật học là chính như tại thế giới ta bà đây, nguyên đức Phật Tỳ Lô Cha Na Như Lai từ ban sơ mới phát tâm xuất gia tu học cho đến thời chứng quả, trong khoảng giữa cực kỳ dài dẳng, vì trải qua nhiều đời kiếp, vẫn một tâm tinh tiến chẳng lui, đã đem những thân mạng nhiều bằng số bất khả thuyết bất khả thuyết để làm hạnh bố thí đặng mà cầu học, như là: xã thân làm tọa ngồi, khoét thân làm đèn, trải tóc Phật bước lên tòa, cho đến lột da làm giấy, chẻ xương làm bút, chích máu làm mực, để biên kinh sách chât như núi cao, chính vì trọng pháp bảo để cầu học, mà chẳng tiếc thân mạng. Đó, rất đổi thân mạng là món chi trọng hơn hết mà còn chẳng tiếc huống chi những món bên ngoài là: ngôi vua, kinh thành, tỉnh ấp, làng mạc, cung điện, thượng uyển, sơn lâm và nhứt thiết vật sở hữu gì gì nữa. Ngoài ra còn tu hành mỗi mỗi hạnh khổ mà không ai làm được nhẫn đến lúc ngồi bên gốc cây Da lông đồ, thành quả đại bồ đề; bấy giờ Phật thị hiện ra mỗi mỗi phép thần thông, phát khởi lên mỗi mỗi cách biến hóa, hiện bày ra mỗi mỗi ứng thân, tổ thành ra mỗi mỗi chúng hội. Như là: hoặc ngài chủ tọa nơi đạo tràng chúng hội của tất cả chư đại Bồ Tát; khi thì chủ tọa ở đạo tràng chúng hội của các thánh Thanh văn và Bích Chi Phật; lúc thì chủ tọa ở đạo tràng chúng hội của đức Chuyển luân Thánh Vương và các vua nước nhỏ cả đến quyến thuộc của hoàng thân quốc thích; hồi thì chủ tọa ở đạo tràng chúng hội của các dòng sát lợi, dòng Bà la môn, cả trưởng giả cư sĩ; nhẫn đến có thuở chủ tọa ở đạo tràng chúng hội của Trời, rồng cả tám bộ thần Hộ pháp và các vị Nhơn Phi nhơn là quỷ thần.

Phật chủ tịch ở mỗi mỗi chúng hội như thế, là để dùng pháp âm viên mãn như đại lôi chấn, tùy theo mỗi căn cơ cũng như trình độ ham thích, mà huấn luyện cho chúng được thành thục, nhẫn đến khi ngài thị hiện vào Niết bàn; như thế với những việc Phật đã làm kể trên, tôi nguyện đều theo tu học, như đức Lô Cha Na Thế Tôn vừa nhập diệt rồi ở kiếp thứ chín này vậy.

Như thế, tột cả cõi pháp, cõi hư không mười phương ba đời tất cả cõi Phật, trong đó có những số vi trần bao nhiêu là những số Như lai cũng bấy nhiêu, tôi nguyện đều theo học các đức Như Lai ấy, với niệm nào niệm nấy vẫn theo hầu luôn.

Theo hầu học như thế, chừng nào dẫu cõi hư không hết, cõi chúng sanh hết, nghiệp chúng sanh hết, phiền não chúng sanh hết, chứ cái nguyện theo Phật để hầu học của tôi không có tội hết, mỗi niệm tiếp tục chẳng hề gián đoạn, cả thân khẩu ý ba nghiệp siêng học không dám mỏi chán.

Như đã trãi quả nhiều kiếp đến nay, đức A nan đà vẫn làm kẻ thị giả hầu Phật, chẳng chỉ một đức Khánh hỷ, mà đến cả các vị đệ tử lớn kia của Phật cũng đều thế ấy. Như thế dầu chẳng phải là vì chúng sanh như mình, mà phải phát nguyện tiếp tục trải qua nhiều kiếp để theo hầu học với chư Phật, mà vì lẽ phải cốt yếu lo tự giác giác tha, và tự lợi lợi tha vậy.

Cửu giả hằng thuận chúng sanh

Thứ chín là nguyện “thường chấp thuận việc cầu của chúng sanh

Bổn văn nói rằng: Hằng thuận chúng sanh là tột hết pháp giới hư không giới, mười phương cả sát hải (thủy và lục) có những chúng sanh mỗi mỗi sai khác, như là: loài noãn sanh, loài thai sanh, loài thấp sanh, loài hóa sanh; có loài nương nơi đất, nước, lửa, gió để ở và sống; có loài nương hư không, các lùm cây để ở và sống; mỗi mỗi sanh loại, mỗi mỗi sắc thân, mỗi mỗi hình trạng mỗi mỗi tướng mạo sắc thân, mỗi mỗi hạn lượng tuổi sống, mỗi mỗi dòng dõi giống loài, mỗi mỗi tên hiệu, mỗi mỗi tâm tánh, mỗi mỗi biết thấy, mỗi mỗi ưa muốn, mỗi mỗi ý nghĩ ra làm mỗi mỗi cách đi đứng nằm ngồi, mỗi mỗi kiểu bận áo quần, mõi mỗi thức ăn uống, ở nơi mỗi mỗi: thôn dã, doanh thự, làng mạc, thị thành, tỉnh ấp, phủ huyện, nhứt là cung điện, nhẫn đến tất cả vua Trời, vua Rồng, tám bộ thần Hộ pháp, nhơn phi nhân là các vị quỷ thần này tuy hình tướng giống người mà trên đầu có sừng. Các loài: không cẳng, hai giò, bốn chơn, nhiều chơn, có sắc thân như loài người và trời ở cõi dục giới và trung gi ới; không có sắc thân như các trời ở cõi không xứ, vì chỉ lấy bốn lần làm thân; loài hữu tưởng là các trời có tư tưởng ở ba giới; loài vô tưởng là các trời ở cõi phi tưởng phi phi tưởng; và các trời ở cõi vô tưởng thiên tại tắc giới, vì sanh ở cõi này trong khoảng thời gian 500 kiếp lớn trụ vào cái định vô tâm, bởi dùng định lực đè nhẹp cái ý thức. Loài phi hữu tưởng phi vô tưởng (theo danh từ của cựu dịch, còn tân dịch gọi là phi tưởng phi phi tưởng thiên; các trời này không có phiền não thô tưởng như mấy trời ở các cõi dươi snên gọi là phi hữu tưởng; và gọi là phi tưởng hay là phi phi tưởng. Bởi cái lẽ “Phi hữu tưởng” nên chúng ngoại đạo lấy chỗ nầy làm cảnh chơn Niết bàn; bởi vì lẽ “Phi vô tưởng” nên Phật biết chỗ trời nầy còn là cái cảnh sanh tử).

Đối với các loại chúng sanh nào tâm lý, nào hình thức mỗi mỗi sai khác nhau như trên, tôi đều tùy thuận theo sát cánh để mà dần dần day trở, mỗi cách vâng thờ, mỗi cách cúng dàng, kính như cha mẹ, như vâng Sư, Trưởng, và A la hán, nhẫn đến cũng không khác với cách mà tối kính thờ các đức như lai. Nghĩa là: Tôi vì các chúng bịnh khổ, mà làm bác sĩ....tôi vì các chúng lầm đường, mà làm chánh lộ đạo sư.....tôi vì các chúng vô minh trường dạ, mà làm đuốc huệ đèn từ...tôi vì các chúng bần cùng cơ cẩn, mà khiến đặng kho báu của chôn...hành Bồ Tát đạo là hy sinh tấm lòng bình đẳng như thế để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, thì tức là tùy thuận cúng dường chư Phật; đối với chúng sanh, nếu Bồ Tát đều tôn trọng vâng thờ thì, tức là tôn trọng vâng thờ các đức Như lai. Nếu làm cho chúng sanh nảy lòng hoan hỷ, thì khiến cho tất cả Như lai cũng đều hoan hỷ, vì sao? Các đức Như lai đều dùng tâm đại bi làm thể bởi vì: nhơn nơi chúng sanh bị khổ, mà Như Lai dấy lòng đại bi; nhơn nơi lòng đại bi mà phát bồ đề tâm; nhơn nơi tâm bồ đề mà thành bực chánh giác.

Ví như đồng ruộng mênh mông, giữa vùng sa mạc có một cây lớn nhất, nếu dưới rễ nó hấp dẫn được nước, thì nhánh lá bông trái đều rậm tốt. Giữa đồng ruộng sanh tử, có cấy chúa bồ đề cũng lại như thế: tất cả chúng sanh là rễ cây, chư Phật, Bồ Tát là hoa trái, lấy nước đại bi làm lợi ích nhuần thấm cho chúng sanh, thì hay nên hoa quả bằng trí huệ cho chư Phật, Bồ Tát vì sao?

Nếu chư Phật, Bồ Tát lấy nước đại bi để nhuần ích cho chúng sanh, thì các Ngài mới thành tựu được quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Thế nên cây rễ bồ đề là thuộc về chúng sanh, vì nếu không chúng sanh thì tất cả Bồ Tát rốt không thể thành quả vô thượng chánh giác được.

Nói đến đó, đức Phổ Hiền ngài kêu Thiện Tài để dạy tiếp rằng: Thiên nam tử! đối với nghĩa trên, trò nên hiểu như thế này: bởi vì tâm bình đẳng với chúng sanh, thì Bồ Tát mới có thể thành tựu được tâm đại bi viên mãn; bởi vì tâm đại bi tùy thuận với chúng sanh, thì Bồ Tát mới thành tựu được nghĩa cúng dường Như lai, nghĩa Bồ Tát tùy thuận chúng sanh như tế, dù đến chừng cõi hư không hết, cõi chúng sanh hết, nghiệp chúng sanh hết, phiền não của chúng sanh hết, chớ với cái nguyện tùy thuận của tôi học theo bạn hiền tôi đây không khi nào cùng tột, mỗi niệm tiếp tục, không hề gián đoạn, cả thân khẩu ý, ba nghiệp đều tùy thuận, không dám mỏi chân.

Hằng: thường, luôn luôn. Chúng sanh là mọi loài ở chín cõi. Cửu giới: chừa Phật giới, còn chín giới là: Bồ Tát, Duyên giác, Thinh văn, các loài Trời, nhơn loại, các thần A tu la, súc sanh giới, ngạ quỷ giới, địa ngục giới; đối với Phật giới để nói thì chín cõi kia đều là cảnh giới mê hoặc .

Thập giả phổ giai hồi hướng

Thứ mười là nguyện “khắp đều hồi hướng”.

Bổn văn trong phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện của bộ Đại phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh nói rằng: Phổ giai hồi hướng là kể từ ban đầu tu nguyện lễ bái chư Phật....đến nguyện tùy thuận chúng sanh có được bao nhiêu công đức thảy đều xin hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong cùng tận pháp giới hư không giới, để nguyện cho tất cả chúng sanh thường được an vui, không bịnh khổ; như chúng muốn sắp làm điều ác thì khiến cho việc ấy đều bất thành; còn với chỗ nghiệp lành, đều khiến cho việc làm mau chóng nên. Ngăn đóng tất cả đường ngỏ vào các ác thú như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; mở bày ra những lộ chơn chánh như tám chánh đạo để đưa loài người, loài trời, về cảnh Niết bàn. Nếu các chúng sanh còn nhơn vì chứa chất bao ác nghiệp, mà phải chịu lấy hết thảy quả khổ nặng nề, thì tôi đây nguyện sẵn sàng thay chịu để cho chúng sanh kia đều được giải thoát và đều thành quả vô thượng bồ đề.

Chỗ tu hồi hướng của Bồ Tát như thế, dầu cõi hư không có hết, cõi chúng sanh có hết, nghiệp chúng sanh có hết, và phiền não của chúng sanh có khi hết, chớ cái nguyện tu hồi hướng của tôi đây không khi nào hết được, mỗi niệm tiếp luôn nhau không có gián đoạn, cả đến ba nghiệp là thân khẩu ý vẫn tu hồi hướng luôn không dám biết mỏi chán.

Tóm lại, nếu hay phát hành mười thứ nguyện lớn trên đấy, thì mới có thể thành thục cho chúng sanh, mới có thể sung mãn được biểu nguyện của đức Phổ Hiền, và mới có thể chứng được đạo Phật một cách viên mãn. Lại hay trừ được những tội nghiệp nơi ngục ngũ vô gián, và hai thứ bịnh ở thân và tâm; cả Ma chú Trời ở trên đảnh Dục giới, các chúng quỷ ác độc cũng đều chẳng dám xâm phạm đến gần kẻ tu mười nguyện trên. Cho đến kẻ thù, người thân cũng đều được ích lợi, liền đặng vãng sanh về cực lạc thế giới, thấy Phật A Di Đà thụ ký cho.

Thế nên, với mười nguyện lớn trên đây người tu Phật cần phải hoặc thường thụ trì hoặc thường chép ra, vì người mà nói rộng nghĩa lý, thì ắt phước nhóm lại nhiều đến vô lượng vô biên.

BÀI TÁN LỄ

Tán lễ Thích Tông

kính lạy Thích Ca

Vô thượng năng nhân

Tột bực Bu Đa

Tăng kỳ cữu viễn tu nhơn

nhơn tu nhiều kiếp lâu xa

Đẩu xuất giáng thần

...xuống giữa ta bà:

Trường từ bửu vị kim luân

...hy sinh ngôi báu nước nhà;

Bồ đề tọa

....ngồi gốc da...

Đại phá ma quân

chiến thắng quân Ma!

Nhứt đổ minh tinh đạo thành

đắc đạo sao Mai sáng lòa

Giáng pháp lâm

mưa pháp sa,

Tam thừa chúng Tăng qui tâm

theo về xe pháp cả ba;

Vô sanh dĩ chứng

dã chứng Phật đà

Hiện tiền chúng đẳng qui tâm

hiện giờ chúng đối trước tòa

Vô sanh tốc chứng

mau chứng Phật Đà

KHỔ VÌ CHÚNG SANH PHÁT NGUYỆN

KHẮP VÌ CHÚNG SANH MÀ DẤY NGUYỆN RẰNG:

Tứ sanh cửu hữu đồng đăng Hoa tạng huyền môn bát nạn tam đồ cọng nhập Tỳ lô tánh hải:

Bốn loài chín cõi đồng lên cửa huyền hoa tạng; tám nạn ba đồ chung vào biển tánh Tỳ lô.

Tứ sanh: bốn loài, là nói chung hết thảy cái chánh báo thân của chúng sanh cả ba giới. Cửu hữu: chín cõi, là nói chung hết thảy cái y báo độ của mỗi loại ở cả tam giới. Bát nạn: nói riêng những chỗ bị chướng nặng nề giữa tam giới, vì chúng sanh ở đó chẳng nghe được Phật pháp. Tam đồ: nói riêng về chỗ bị nghiệp quá trọng và khổ giữa tam giới. Đấy cả chúng hữu tình đều là hữu lậu mê hoặc mà phải luân chuyển mãi đến vô cùng!

Hoa tạng huyền môn: là nêu chung lên tất cả cõi Phật mười phương. Tỳ lô tánh hải: là gồm chung hết thảy cái chơn như tánh giới vô cùng tận. Đấy là cái pháp giới thanh tịnh Phật tánh vô biên tế.

Hoa tạng: Kinh Hoa Nghiêm ghi lời Phật giảng về thế giới Liên hoa tạng mà ở đây xin sao lục lại đoạn đại khái rằng:

“có cái biển lớn nước thơm tên là “Phổ quang ma ni vương trang nghiêm hương thủy hải”, giữa biển nầy mọc lên một cái hoa sen lớn tên là “chủng quang minh Nhụy hương tràng”, trong cái hoa Nhụy hương tràng đây có một tổng hải tên là “Hoa tạng trang nghiêm thế giới hải”, giữa biển đây có những hoa bằng số mười lần “Bất khả thuyết Phật sát vi trần”, trong mỗi một hoa có một hương thủy hải, trong mỗi một biển ấy lại có một hoa sen lớn, trên mỗi một hoa sen có hai mươi lớp thế giới theo thứ lớp chất chồng nhau, dưới đáy hẹp, lên trên nới lần rộng ra.

Như cái hoa ở rốt trung tâm tên là “Nhứt thế hương ma ni vương Trang nghiêm liên hoa” trên hoa nầy có hai mươi lớp thế giới, một lớp thế giới dưới nhứt tên là “Tối thắng quang biến chiếu” đức Giáo chủ ở thế giới nầy hiệu là “Ly cấu Đăng Phật” chung quanh ngoài lại có nhiều thế giới bằng số nhứt Phật sát vi trần để bao bọc giáp vòng.

Đến lớp thế giới thứ 13 tên là “ta bà”, đức Giáo Chủ ở thế giới nầy tức là “Thích Ca Mâu Ni Phật”, chúng quanh ngoài có nhiều thế giới bằng số mười ba lần Phật sát vi trần để bao bọc giáp vòng.

Đến lớp thế giới thứ 20 tên là “Diệu bửu diệm” đức giáo chủ ở thế giới nầy hiệu là “phước đức tướng quang minh Phật”, chúng quanh có nhiều thế giới bằng hai mươi lần Phật sát vi trần để bao bọc giáp vòng.

Đối với “hai mươi thế giới chồng lên hoa” như đã kể trên, vòng vây bên ngoài còn có mười chồng mỗi chồng cũng đủ hai mươi lớp thế giới bao bọc khắp bủa ở trên tổng liên hoa là “chủng quang minh Nhụy hương tràng”.

Đấy dù là một toàn cảnh đều do thiên bách ức hóa thân Thích Ca Mâu Ni Phật chia thân mà giáo hóa, mà cũng chính là do duy tâm của mỗi người tạo thành cảnh giới ấy do biệt nghiệp hoặc cọng nghiệp.

Bởi thế, nên mỗi khi tâm của chúng ta dung hòa, thì cả pháp giới thảy đều dung hòa một cách soi suốt không chi làm chướng ngại thân tâm và quốc độ vẫn một chẳng hai (Kinh Lăng Nghiêm nói:Nếu người biết được tâm rồi, quày xem đại địa không còn tấc đất. Vì cảnh tức tâm, nên nói chẳng hai). Cảnh giới đó, chẳng khá nghĩ bàn được, là nghĩa của chữ “Huyền”. Vì nhứt tâm đây nó hàm đủ chư pháp (vũ trụ vạn hữu, hay tứ thánh lục phàm) mà với pháp nào, pháp nào nếu ta không mê, thì pháp nào cũng là cái môn để vào giác đạo, nên nói là huyền môn.

Lại nữa, mỗi pháp, pháp nào cũng vẫn đủ mười môn, nên Hoa Nghiêm tông diễn tả ra mười lớp huyền môn, với nghĩa lý rất viên diệu khó nghĩ thấu!

Như Kinh nói: “Cả mười phương hư không sanh trong tâm người, tỷ như vết mấy bợn giữa trời cao”. Chính rằng: tâm dung diệu lý hư không tiểu: tâm hòa lẫn với lẽ mầu rồi, thì cõi hư không là vật cực nhỏ. Cũng như nói: tâm bao thái hư, lượng châu sa giới..thì, cùng tột hư không pháp giới, chỗ nào là chẳng phải thanh tịnh pháp thân của chư Phật ư?

Thế nên khắp nguyện cho cả pháp giới: nào là tứ sanh nào là cửu hữu đồng giác ngộ lý của pháp thân, đồng chứng nhập thể của pháp thân, nên nói: tứ sanh cửu hữu đồng đăng hoa tạng huyền môn.

Tỳ lô tánh hải: tiếng phạm: Vairocana, tiếng ta đọc là: Tỳ lô cha na. Nhơn vì kinh cũ của đời Tấn dịch là: Lô xá na; kinh mới của đời Đường dịch là: Tỳ lô cha na. Dịch chữ là Biến nhứt thế xứ, nghĩa: khắp tất cả chỗ, tức là cứu cánh thanh tịnh pháp thân. Lại, cảnh diệu hiểu ra rất cứu cánh, tên là Tỳ lô cha na; Trí diệu đầy đủ rất cứu cánh, tên là Lô xá na: hạnh diệu đầy đủ rất cứu cánh, tên là Thích Ca Mưu ni. Lại: Lô xá na, dịch: Quang minh chiếu; Tỳ lô cha na dịch: Quang minh biến chiếu, vì chữ Tỳ dịch là Biến.

Do vì: cái tánh pháp thân là lìa quá dứt phi, ly hẳn các danh tướng, vắng lặng chẳng động, dọc tột ba đời, ngang khắp mười phương, chẳng thể nghĩ bàn được, với lý và thể như thế không biết gọi thế nào cho đúng, nên tạm nói là “tánh” đấy thôi. Vậy, trên kia nói: ma ni Trang nghiêm vương hương thủy hải, số biển này nhiều đến vô lượng, và các hương hải nhiều như số vi trần, đều là do nơi tự tánh duy tâm của ta với người chung nhau tổ thành ra, nên nói là tánh hải.

Song, với tánh, tâm ấy, nếu người đều mê luôn cả hai, thì làm chúng sanh bị cách ngại với thế giới, không biết tất cả thế giới tướng vốn thường trụ và tánh nó viên dung. Chúng sanh trọn ngày ôm lấy cái tánh tâm ấy, mà luống uổng chịu luân chuyển! Tuy chịu luân chuyển mà cái tánh ấy chưa có biến đổi một tý hào nào. Nên trọn ngày những điều thấy, nghe, hiểu, biết đều toàn do nơi tự tánh nó rọi, nháng ra mà có những sanh diệt như chớp chớp, tắt tắt vậy thôi. Nếu người khứng chịu với mỗi niệm đương sanh diệt đó mà buông hẳn đi, thì toàn thể của sanh diệt ấy tức là chơn như, thế với vô biên hư không, Hoa tạng trang nghiêm, mỗi mảy bụi, mỗi cõi Phật, đều là cái chơn như diệu tánh của mỗi phần tử nó viên dung lẫn nhau với cả toàn thể pháp giới tánh.

Tâm ta đã là pháp giới tánh, mà pháp giới chúng sanh cũng đều ở giữa tâm ta, mà ta cũng ở giữa tâm của chúng sanh. Bởi vì chúng sanh tâm cũng đều là pháp giới tánh cả.

Thế thì tâm Phật, chúng sanh cả ba ấy đều lẫn nhau làm viên dung pháp giới tánh.

Vả lại, tâm ta đã hay qui nơi Phật tánh, thì phổ nguyện luôn cho bát nạn, tam đồ đương thể của chúng cũng quy nơi Phật tánh, nên nói: “bát nạn tam đồ cọng nhập tỳ lô tánh hải”.

PHỤ LỤC ĐỒ CHÚ THÍCH VÀ BIỂU

Trên kia lời chua thêm rằng “đối với Hoa tạng thế giới, có tóm tắt nêu ra từ đơn vị đến phúc tạp bằng năm cái biểu đồ và các lời chú thích như sau”.

Dưới và sau đây lần lượt đăng tái thêm năm bản đồ ấy và hai cái biểu bát nạn và cửu hữu, cho đến những lời chú thích giải rõ từ một đơn vị của tứ châu thiên hạ, từ một tiểu thế giới cho đến tam thiên thế giới của ta bà thế giới, là hóa cảnh đức Thích Ca Mâu Ni Phật phân thân giáo hóa chúng sanh, để cho các độc giả sẽ xem hiểu về: địa dư, thế giới, nhơn loại, thiên loại, tất cả các học khoa của Phật học bằng tóm tắt một cách với những vị trí danh từ, còn ai có trí lực khá thì nên xem Kinh Hoa Nghiêm sẽ được hiểu tường tất hơn.

Vậy xin xem năm bản đồ sau đây:

Triệu thời Khóa Lễ

PHỤ ĐỒ THỨ NHỨT

Bốn châu lớn núi Tu Di và các núi

Một cung điện của trời Đao lợi (33 xứ trời) vị trí tại đảnh núi Tu Di.

Bản đồ thứ nhất đây là tượng trưng một tiểu thế giới, nội dung có một núi Tu di, và bốn châu thiên hạ (đồ đây tức là đoạn giữa của đồ thứ hai)

Trung tâm là núi Tu Di: hình như cây trụ đứng sựng một mình, trên dưới đều lờn, khoảng giữa thân núi rút nhỏ lại hình như tảng đá thắt eo lưng cổ bồng; trên đảnh núi là cung điện của Thiên đế thích.

Ngoài núi Tu Di: lại còn có bảy vòng núi vàng, bảy vòng biển hương thủy đều thứ lớp xen nhau để bao vây chạy giáp vòng ngoài Tu Di hình như bảy lớp hào và thành xen lớp bọc chung quanh.

Ngoài núi thứ bảy tức là biển lớn nước mặn nhảy liền bốn phương; bốn phương giữa biển mặn đều có mỗi một châu lớn: giữa biển đông là châu Đông Thắng thần, giữa biển Nam là châu Nam thiện bộ, giữa biển Tây là Tây ngưu hóa châu, giữa biển Bắc là Bắc cu lô châu; mỗi hai bên châu lớn đều có hàng mấy trăm châu nhỏ để làm quyến thuộc.

Quanh vòng ngoài biển lớn nước mặm: bốn phía chu vi có núi Thiết vi bao giáp vòng ngoài như thành, đấy gọi là một tiểu thế giới.

Song, với cái thuyết địa cầu ngày nay, thì như thế nào để hiểu cho thông đặng?

- Đối với địa cầu: phía bắc biển Bắc băng dương, nó giáp với chưn núi phía ngoài của núi Vàng thứ bảy, là chỗ của trục trái đất phía Bắc nương tựa: phía Nam biển Nam băng dương, nó giáp với chưn núi phía trong của núi Thiết vi, là chỗ của trục trái đất phái Nam y cứ.

Như thế thì bốn châu lớn đều thành một địa cầu, sắp hàng chạy vòng tròn bốn phương, đều lấy chưn của hai núi bên trong bên ngoài để làm chỗ sở y cho trục trái đất ở giữa, thế thì, một tiểu thế giới nó có bốn châu lớn, đấy là chỉ dùng để hội thông vậy thôi.

Song, Kinh Hoa Nghiêm, Hoa Tạng thế giới là chính Phật trí thấy tận nơi mà nói ra; còn với địa cầu là người đời nay trắc lượng mà biết chứ phi thân kiến mà biết. Phật trí như ngàn mặt nhựt đều chiếu; người đời nay biết là tỷ như ở bên đây bức tường để xét lường cái bóng mà biết bên kia bức tường, với giờ phút dù chẳng sai chạy, nhưng đâu bằng thấy biết chính đích thân cận ư? vậy các nhà trí thức xét rõ lại coi.

Thời công phu sáng

PHỤ ĐỒ NHỊ

Thứ lớp vị trí của ba giới

PHỤ CHÚ THÍCH

1/ Trời Vô nhiệt sống được hai nghìn đại kiếp; 2/ Trời Thiện hiện sống được tám nghìn đại kiếp; 3/ Trời sắc cứu cánh sống được một vạn sáu nghìn đại kiếp; 4/ Trời Thiện kiến sống được bốn nghìn đại kiếp; 5/ Trời Vô phiền sống được một nghìn đại kiếp.

6/ Trời Phước sanh sống được hai trăm năm chục kiếp; 7/ Trời Vô tưởng và trời Quảng quả đều sống được năm trăm kiếp; 8/ Trời Vô vân sống được một trăm hai mươi lăm kiếp. Bốn trời đây nhập với năm trời trên cọng là chín trời chung gọi là “Tứ thiền thiên”.

9/Trời vôlượng tịnh sống ba mươi hai kiếp; 10/ Trời biến tịnh sống sáu mươi bốn kiếp; 11/ Trời Thiểu tịnh sống mười sáu kiếp, ba trời đây chung gọi là “tam thiền thiên”

12/Trời vô lượng quang sống bốn đại kiếp; 13/ Trời Quang âm sống tám đại kiếp; 14/ Trời thiểu quang sống hai đại kiếp. Ba trời đây chung gọi là “Nhị thiền thiên”.

15/Trời Phạm Phụ sống một trung kiếp; 16/ Trời Đại phạm sống một trung kiếp rưỡi; 17/ Trời Phạm chúng sống nữa trung kiếp, ba trời này chúng gọi là “sơ thiền thiên”.

A/ Cung điện của trời Đao Lợi (dịch nghĩa là 33 nước trời, mà đế thích ở giữa sắp hàng bủa khắp bốn phương nội trên đảnh núi Tu di).

O/Nhựt luân cũng như nhứt cầu là mặt trời; P/ Nguyệt luân hay nguyệt cầu là mặt trăng, tức là cảnh giới cửa nhựt cung thiên tử, nguyệt cung thiên tử ở.

B/Trời Tứ Thiên vương; C/Trời Nhứt Nguyệt tinh tú; D/ Trời thường phóng dật; Đ/Trời cầm tràng hoa; E/Trời G/ Núi Song trì; H/Núi Trì trục; 1/ Núi Đảm mộc; K/ Núi Thiện Kiến; L/ Núi Mã nhĩ; M/ Núi chướng ngại; N/Núi Trì địa. Bảy núi trên chung kêu là Thất Kim sơn. Hễ một vòng lớp Núi thì xen một vòng lớp biển hương thủy, như thế cọng là bảy biển bảy núi đều chạy giáp vòng chung quanh núi Tu di.

Bản đồ thứ hai là hình tướng của ba giới theo thứ lớp sắp đặt vị trí. Bản đồ tam giới là một cái thế giới bằng số một hột bụi giữa từng thứ mười ba Phật sát vi trần thế giới của bản đồ thứ ba ở sau này. Nghĩa là dưới cái tam giới đây, duy có một cái hư không; từ giữa hư không này sanh khởi lên cái đại phong luân, để duy trì thủy luân; ở trên vì cái nghiệp lực của chúng sanh nên thủy luân chẳng trôi tan, tỷ như vật thực nó chưa tiêu nên nó chẳng sa xuống ruột già.

Trên từng thủy luân lại duy trì kim luân, tỷ như sữa chín phát sanh ra dầu nổi lình bình trên mặt. Trên từng kim luân tức là đại đại, trên đại địa hay địa luân nhảy đầy là biển nước mặn, chung quanh ngòai bìa đại địa, thì chạy giáp vòng là núi Chước Ca La dịch là Luân vi, lại dịch là Thiết vi. Núi này thể nó vòng quanh ngoài bốn biên địa luân như vòng thành để bao bọc giáp vòng ngoài biển mặn.

Phía tột trong bể mặn, có bảy lớp kim sơn và với bảy lớp hương thủy hải theo thứ lớp xen nhau, đều cùng chạy giáp vòng như bảy lớp thành hào để bao vây ngoài núi Tu di.

Phía tột trong bảy lớp biển ấy, trung tim có núi Tu di sừng sựng đứng riêng vọt cao tám vạn bốn ngàn dặm, hai phần trên đảnh dưới chưn đều lớn, phần giữa núi lại rút nhỏ; chỗ lớn của Tu di bề dọc và ngang đều tám muôn dặm; phía ngoài bảy núi vàng tức là biển lớn nước mặn nhẩy đầy cả chu vi bốn phương.

Đối với núi Tu Di: giữa biển mặn phía đông có châu Thắng thần, giữa biển mặn phía nam có Châu Thiệm bộ, giữa biển mặn phía tây có Châu Ngưu h óa, giữa biển mặn phía bắc có Châu Cu lô; cứ mỗi một châu lớn ấy đều có hai châu vừa ở kèm hai bên, cùng với vài trăm châu nhỏ để làm quyến thuộc (quần châu hệ).

Lại, từ chân núi Tu di lên đến một vạn dặm, là chỗ của vị thiên thần kiên thủ ở; lại từ đây lên đến một vạn dặm là chỗ của vị thiên thần Trì hoa mang ở; lại từ đây lên đến một vạn dặm là chỗ của thiên thần Thường phóng dật ở. Ba thiên thần trên đó đều sắp hàng quanh vòng núi Tu di để ở, mấy thiên thần ấy đều là Quỷ thần Dạ Xoa mà hưởng phước cũng đồng như các trời ở tứ Thiên Vương.

Lại từ đó lên đến một muôn do tuần tức là đúng nửa núi Tu di, thì có Trời Tứ Thiên Vương đều nương ở theo bốn phía núi; nhựt nguyệt tinh thần thì ngày lẫn đêm vẫn cứ đi vòng quanh bốn phương, dù nương nơi trống rỗng để chuyển vần chớ cũng cùng nhau với mực bình thường.

Lại từ đấy lên cao bốn vạn hai ngàn do tuần tới đảnh Tu di sơn tức là chỗ của ba mươi ba nước trời ở, rốt trung ương tức Đao Lợi thiên, vị thiên chủ tên là Thích Đề Hoàn Nhơn, lại gọi là Đế Thích, người đời gọi là Ngọc Hoàng Thượng đế. Những cõi trời Đao Lợi, Tứ Thiên Vương v.v...kể trên đều chung gọi là “địa Cư thiên” vì còn nương nơi núi Tu di, chưn đi cũng còn sát mặt đất.

Từ trên đảnh Tu di nhẫn lên cả các trời sẽ kêu sau đây đều gọi là “Không Cư Thiên” vì đồng nương nơi mây để ở. Số là: Từ Đao Lợi thiên bắt đầu kể lên mười sáu vạn do tuần là chỗ của trời Da ma ở. Lại từ đây lên sáu mươi bốn vạn do tuần là đến chỗ trời Hóa lạc ở. Lại từ đây lên một trăm hai mươi tám vạn do tuần là đến chỗ trời Tha hóa tự tại ở.

Từ lớp “Không cư” bốn trời xuống lớp “địa cư” có hai trời là Đao lợi, Tứ Thiên vương, cọng là sáu trời, nhẫn đến dưới tới lớp “phong luân” chung gọi là “Dục giới” bởi vì còn có sự tình dục của hai giống: trai, gái, cái, đực và trống, mái để tạo tác, sản xuất thân mạng ra do sự dâm dục là phần chính nên gọi là Dục giới.

Lại từ trên trời Tha hóa kể lên hai trăm năm mươi sáu vạn do tuần là tới ranh Sắc giới. Từ đây kể lên là: Sơ thiền có ba trời; nhị thiền có ba trời, tam thiền có ba trời; tứ thiền có chín trời, cọng mười tám lớp trời Phạm Thiên, với số do tuần của mỗi từng lớp cứ gấp bội bội kể trên.

Lại từ trên trời sắc cứu cánh là lớp trời thứ chín của Tứ thiền thiên kể gấp bội tăng lên đến ranh Vô sắc giới cũng như thượng giới, từ đây kể đi là: Trời không vô biên xứ, Trời thức vô biên xứ, Trời vô sở hữu xứ, và trời phi phi tưởng xứ, cọng là bốn trời, bề cao đều lớp lớp gấp bội nhau. Như thế cả ba giới chung gọi là hai mươi tám từng trời.

Sách Tỳ đàm luận ghi lời của Phật dạy: giả sử có người đứng tại nơi đảnh trời “Sắc cứu cánh” chừa bốn trời của Vô sắc giới, phóng ra một viên đá lớn, thì trải qua sáu vạn năm ngàn năm trăm ba mười lăm năm, viên đá ấy mới rơi tới sát mặt đất Châu diêm phù đề, nếu chặng giữa không Nhơn đạo, Tu la đạo, Súc sanh đạo, Ngạ quỷ đạo chung gọi là tam giới lục đạo.

TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI

Ba ngàn cả ngàn ấy, như nội dung của bản đồ thứ hai đã bao bọc, bắt đầu kể tận dưới: từ lớp địa luận, thiết vi, tứ châu, thất sơn, tu di, nhựt nguyệt, lục dục thiên, cho đến lớp Sơ thiền, như thế cứ mỗi lớp kể làm một, nghĩa là: một địa luân, một thiết vi, một tứ châu v.v... đến một Sơ thiền, cọng làm “một tiểu thế giới”.

Lấy một tiểu thế giới như trên tính làm một, như thế tính cho đến một ngàn cái tiểu thế giới, bên ngoài có một cái tổng Luân vi sơn nó đứng giáp vòng tròn vây bọc núi nầy cao đến cõi Trời Sơ Thiền, như thế gọi là “một tiểu thiên thế giới”.

Cứ một tiểu thiên thế giới, như trên tính làm một, tính như thế cho đến một ngàn cái Tiểu thiên thế giới, bên ngoài lại có một đại tổng luân vi sơn vòng vây, núi nầy cao đến nhị thiền thiên, thế gọi là “một trung thiên thế giới”.

Mỗi trung thiên thế giới như trên tính làm một, tính như thế cho đến con số một ngàn cái trung thiên thế giới, bên ngoài lại cũng có một vòng núi đại đại tổng luân vi bao vây, núi nầy cao đến cõi tam thiền thiên, thế gọi là “một đại thiên thế giới”.

Với trong cõi Đại thiên ấy, tổng cọng có: muôn lần ức Núi thiết vi, muôn lần ức tứ châu, muôn lần ức núi Tu di, nhẫn đến muôn lần ức cõi Sơ thiền thiên, suốt cả gọi là gấp ba lần ngàn làm một cõi Phật tức là ta bà thế giới.

Xem đó thì biết: Với luân vi sơn thấy có đến bốn hạng núi, vì từ nhỏ thấp đến rộng cao có những phần lượng bội bội nhau; mà với tam giới thì tổng bao hàm một cõi Đại thiên, một đại thiên thiên thế giới như trên tức là một Phật quốc độ.

Lại, với trong “Tiểu thế giới” từ trung tim Tu di nầy cách trung tim Tu di kia là có đén mười hai ức tám vạn 300040050 do tuần; còn cả tám phương từ núi nầy cách núi nọ bề xa với nhau cũng như số kể trên. Đấy là chính thật lời nói của Phật bằng cứ nơi khai thị Phật tri kiến với “thiên nhãn thông” và “Diệu quan sát trí” đưa ra, xin chớ hạn lấy trí thức tỷ lượng của người đời để nghi!

TRỜI THIỀN TRÙM XUỐNG RỘNG HẸP

Bằng bốn châu thiên hạ; Nhị thiền rộng bằng: 1 Tiểu thiên giới; Tam thiên rộng bằng như một Trung thiên giới; Tứ thiên rộng như một đại thiên giới. Lại dưới địa luôn, các kim luân, thủy luân, phong luân mỗi đều rộng khắp đại thiên thế giới v.v...

Than ôi! vốn một tánh chơn không, không sanh diệt, một thể lượng trong sạch, vắng lặng sáng suốt chiếu soi khắp cõi pháp giới, và có công năng hiện ra vô biên thần hóa, viên dung, mà chỉ vì một niệm mê lầm, khiến chơn minh biến đổi làm vọng minh, chơn không hóa thành ra ngoan không, đổi diệu sắc làm giả sắc! (chơn minh là chơn trí, vọng minh là vô minh, chân không là chân lý, ngoan không là hư không, diệu sắc là cái cảnh đẹp bằng mỗi vật sắc nầy nó lẫn khắp nhau với vật sắc kia, giả sắc là cái khí giới luống dối bằng sáu trần).

Chỉn bởi nơi thể bổn chơn nó vì một niệm mê lầm mà chẳng biết tự tỉnh, nên chi từ nơi chơn trí mà khởi lên vô minh, rồi từ nơi vô minh nó sa đắm nơi ngoan không mà phát khởi ra vọng tưởng, cái vọng tưởng nó đã hoạt động, nên chiêu cảm lấy cái lớp phong luân phơi phới giữa không giới; cái tâm ý nó loạn động mãi chẳng nghĩ thôi, thì ái tình lại càng tẩm nhuần nữa, thành thử phong luân nó duy trì thuỷ luân để bao hàm cả mười phương giới. Chỉ nơi cái si mê với ngã ái, mà cái vọng tưởng nó càng chấp cứng luôn, tức nhiên có lớp kim luân để bảo trì quốc thổ. Kẻ nào có cái ác tưởng quá trọng trược, thì nó kết tinh đọng nơi đại địa ở trên kim luân, nhơn đấy cả tam đồ liền phát sanh. Còn ai có thiện tưởng rất khinh thanh, thì nó nổi bổng nưng cái tịnh thân ở giữa thanh hư, vì vậy mà cõi trời đều hiện.

Thế nên, những chúng tạo tác nghiệp thập ác thì sẽ sa chìm đến các chỗ: A Tu La, Địa ngục, Ngạ quỷ và súc sanh; còn những hcúng thi hành nghiệp thập thiện thì được thăng lên các chỗ sáu trời dục địa cư; mấy người đã tu mười lành gồm có tu được chút phần thiền định như: ngồi tịnh, phàm phu thiền, nghĩa: dù có chánh tín nhơn quả, mà tu thiền bằng cách chán cái khổ bực dưới, ham cái vui bực trên, sẽ sanh ở bốn cõi trời không cưcủa dục giới. Nếu tu thiền mà rõ được căn bản định, nghĩa: đè được phiền não của bực dưới, mà đắc thiền định bực trên, gọi cận phần, cũng gọi trung gian định: dứt được phiền não của bực dưới, đắc cái thiền định bực trên, gọi là căn bản thiềncũng như định, tức là được sanh lên ở nơi các cõi trời Tứ thiền trung giới.

Ơû sắc giới lòng đã lìa được cái dục tình của trời dục giới nên tâmthanh tịnh, tại đây, lại diệt được cái thân bằng sắc lung mà vào nơi không định, thì vãng sanh lên cõi vô sắc, theo thứ lớp mà ở nơi bốn trời không.

Như thế, các các trời ba giới: với phước vui tuy hưởng được vô cùng, nhưng chưa khỏi có ngày đọa xuống! Vì với chỗ tu pháp thập thiện, và các pháp thiền định như thế, nó đều thuộc pháp hữu lậu, nên chi các bậc trời ở dục giới khi hết phước, có năm cái tướng suy hiện ra; các bậc trời ở sắc giới, đến lúc tuổi sống sắp mãn, thân thể sanh ra đại khổ não; các bậc trời trên vô sắc giới, đến lúc mạng chung, thân thể bị đau chết như bị tên bắn.

Thế thì, tam giới, lục đạo, trời và mọi loài đều bị cái khổ lớn luân hồi sanh tử! Thí tỷ như nhà bị hỏa hoạn......Sự luân hồi như thế, một đều bởi si mê vọng hoặc làm nguyên nhơn; nếu ai lìa được si vọng rồi, thì tự biết tam giới như ảo thuật, lục đạo vốn không, chính nơi thân thể chứng ngay chơn như, ca ba giới đâu chẳng là quốc độ diệu nghiêm, cả ngoan không chẳng chẳng là tự tánh chơn không, toàn vọng minh đâu chẳng là cái trí chơn như, như vậy lý trí đều đã hay tuyệt, lẩn suốt không ngần ngại, thì làm gì có sanh tử ư?

Kinh mơi nguyện chúng sanh

PHỤ ĐỒ THỨ BA

Bản đồ thứ ba nầy, tức làmột phần bằng “hai mươi lớp hoa tạng thế giới” ở trung tâm điểm giữa bản đồ thứ tư sau kia.

So đó thì biết: những phần “hai mươi lớp hoa tạng thế giới” nhiều bằng số những vi trần ở thập phương nào là hình tượng hoặc lớn hay nhỏ, nào là vị trí sắp đặt lớp lan cũng đều đồng nhau, chỉ danh từ có khác vậy thôi.

Trong bản đồ đây, biển nước thơm tên Phổ Quang ma ni, và hoa sen tên Nhụy hương tràng tức là “Tổng hải hệ”, trong bản đồ thứ năm sau.

Trên “Nhụy hương tràng liên hoa” đầy dẫy trong đó toàn là “vô biên diệu hoa quang hương thủy hải”, bên ngoài biển nầy có “Núi Đại thiết luân vi” giáp vòng tròn bên trong “Nhụy hương tràng liên hoa” để bao vây bên ngoài “Vô biên diệu hoa quang hương thủy hải”.

Biển vô biên diệu hoa quang hương thủy đây, nó có những tên mỗi biển riêng nhiều bằng số vi trần trong mười lần bất khả thuyết thể giới; mỗi mỗi biển riêng ấy đều có “Liên hoa tràng”.

Về “Liên hoa tràng”; nơi biển riêng rốt trong đó tên là “Ma ni vương Liên hoa”; bên trong liên hoa nầy có “thế giới chủng” tên là “Phổ chiếu thập phương”, trên có hai mươi thế giới trùng điệp nhau để an trụ bằng cách dưới nhỏ trên lớn: như dưới nhứt là lớp thứ nhứt, có những thế giới bằng số vi trần của một cõi Phật, để bao vây giáp vòng ngoài lớp thứ nhứt.

Cứ như thế gấp bội hơn nhau, đến lớp thứ mười ba có những thế giới nhiều bằng số vi trần trong mười ba cõi Phật để bao vây giáp vòng lớp mười ba.

Nhẫn đến thứ ba mươi có những thế giới nhiều bằng số vi trần trong hai mươi cõi Phật để bao vây giáp vòng lớp thứ hai mươi.

Cõi mà hiện nay chúng ta ở đây là Ta Bà thế giới, nó ở tại trung ương của lớp thứ mười ba, vậy Ta bà thế giới chính là con số bằng một mảy trần giữa nhiều vi trần của mười ba cõi Phật mà thôi. Cực lạc thế giới cũng là một trần ở giữa lớp thứ mười ba, mà vị trí Cực lạc nó cùng ngang bằng nhau với Ta Bà.

Hỏi: nói là thế giới nhiều như số vi trần là nghĩa như thế nào?

Đáp: một hột bụi nhỏ tính là một thế giới.

- Thế giới một hột bụi là nó lớn được chừng bao nhiêu?

Với bề lớn của nó là ước chừng cứ một cái tam thiên đại thiên là một thế giới thì tính làm số một hột bụi. Nghĩa là như một ta bà thế giới tính làm số một hột bụi. Vì một ta bà kể có một tam thiên đại thiên, đấy là rất nhỏ; hoặc đến bằng hai đại thiên, bằng ba đại thiên, và như kinh Pháp Hoa Phật thụ ký cho ông Phú Lâu Na đa la Ni tử về cõi nước của ông sau nầy thành Phật là: lấy tam thiên đại thiên thế giới nhiều bằng số cát sông Hằng để làm một quốc thổ. Bởi thế, nên quốc độ của chư Phật hoặc lớn, hoặc nhỏ, hoặc tịnh, hoặc uế, hoặc viên, hoặc phương, hoặc nghiêng, hoặc ngữa, mỗi mỗi hình lượng, không nhứt định. Với mỗi mỗi quốc thổ cũng như thế giới ấy, đều có mỗi một đức Phật hiện làm giáo chủ, như đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm giáo chủ của Ta bà quốc độ đây.

(hoặc tịnh: cõi Phật bằng tịnh độ: hoặc uế: cõi Phật bằng uế độ; hoặc viên: cõi cũng như thế giới hình tròn. Hoặc phương: thế giới hình vuông. Thế giới hình nghiêng thì chúng sanh ở đấy đi đứng cái thân cũng nghiêng mà chúng đâu có biết; thế giới ngữa chúng sanh đi ngửa...., thế giới úp thì chúng sanh đi úp. Nghĩa là ở thế giới hình như thế nào, thì chúng sanh cũng do sức hấp dẫn như thế nấy v.v..

PHỤ ĐỒ THỨ TƯ

Hữu nhiễu vòng vây mười thế giới chủng

PHỤ ĐỒ THỨ NĂM

Bản đồ thứ năm này là gom chung cả bốn bản đồ trước, mà lại rộng trùm tất cả những Hoa tạng thế giới nhiều như số vi trần trong mười phương, đồng ở trên một cái hoa sen lớn, để chỉ rõ nghĩa của hai câu “Hoa tạng huyền môn, Tỳ lô tâm hải”.

Xét rằng: Tổng đại liên hoa tên là “Nhuy hương tràng” với Tràng này phía rốt dưới có Núi Tu Di và nhiều phong luân bằng số vi trần, mà lớp dưới hết là lớp phong luân thứ nhứt tên là “bình đẳng trụ”, lớp này nó duy trì lên trên tất cả Bửu diệm xí nhiên trang nghiêm.... Cho đến lớp phong luân rốt trên là “Thù thắng uy quang tạng”, lớp này nó hay duy trì “Biển Phổ quang ma ni hương thủy”, biển nầy là “tổng hương thủy hải” ở dưới Đại liên hoa nhụy hương tràng.

Trong “biển tổng hương thủy” mọc lên đại liên hoa tên là “chủng chủng quang minh nhụy hương tràng” đấy là “tổng đại liên hoa”.

Trên tràng tổng đại liên hoa đầy dẫy bên trong là Hương thủy hải; chu vi bốn p hía có núi Kim cang Luân vi chạy vòng tròn dọc theo bên trong Tổng liên hoa, để bao vây bên ngòai Hương thủy hải, đấy là Tổng hương hải trên Tổng liên hoa.

Trong Tổng hải có những Hương thủy hải nhiều bằng số vi trần trong mười lần bất khả thuyết Phật sát, đó là chỉ ngay về những “biệt hương thủy hải” ở giữa “Tổng hương thủy hải” trên “Tổng đại liên hoa”.

Mỗi mỗi trong Biệt hải đều có một thế giới chủng, mỗi trên một thế giới chủng, để có hai mươi lớp Hoa tạng thế giới, theo lớp lan sắp đặt xây dựng, đồng gom chung trong một hoa sen lớn đấy, nên gọi là Hoa tạng thế giới, tức Tỳ lô tâm hải.

Song le, tổng quát trong hoa tạng, chỉ sắp bủa ra một trăm, một chục, một cái Phật sát chủng, là lấy phần giản lược, mà gồm cả trên hoa tạng những mười lần số “Bất khả thuyết”thế giới vi trần số thế giới chủng, mỗi mỗi thế giới chủng đều có hai chục tầng Phật sát. Tỷ như cái võng bằng ngọc của Thiên đế, nó chia bủa ra mỗi viên ngọc đều có mỗi chỗ để an trụ.

Mỗi một Phật sát đều có những vật trang nghiêm nhiều bằng số vi trần; mỗi một món trang nghiêm đều phóng ra những tia sáng nhiều nhiều số vi trần; mỗi một ánh sáng đều hiện ra những Hoa tạng thế giới trên và những sự bất khả tư nghị trong chốn sát hải cả ba đời. Tỷ như nghìn mặt gương trung trùng đối diện nhau, lẫn lẫn chói dọi khắp chiếu suốt nhau.

Song, với Hoa tạng và Tâm hải ấy, toàn là cái nhứt tâm của người đương đời, thế thì tâm đủ pháp giới, mà pháp giới tức là tâm, vì đều rộng lớn hòa lẫn nhau vô cùng vô tận, chính thật đây bảo: “Hoa tạng huyền môn Tỳ Lư tâm hải”

THUYẾT NÀY ĐỂ ĐEM HOA TẠNG

THẾ GIỚI NÊU RÕ NHỨT TÂM

Không luân ấy là để nêu nhứt tâm chơn như; tâm ấy làm thể cho pháp giới bằng đại tổng tướng pháp môn, tức là cái lý căn bản vô sai biệt; có núi Tu di ấy là để nêu bày cái chơn trí của nhứt tâm.

Phong luân ấy là để tiêu biểu rằng từ nơi tâm trí phát khởi ra vô lượng đại nguyện. Thủy luân ấy là để tỏ ra rằng nước đại bi tâm trong lóng chảy giáp khắp nhuần Hoa sen lớn ấy là nêu bày rằng từ nơi bi nguyện mà hành những công nghiệp bất khả tư nghị. Mười lần bất khả thuyết ấy là để tiêu biểu rằng với khắp trong pháp giới, các thánh Bồ Tát trong thập địa thường hành những sự bất khả tư nghị công đức. Điều hai mươi tầng dưới hẹp trên rộng ấy là biểu hiện ra rằng với bực thập địa, Bồ Tát tiến lên có phần chánh, phần hướng mà chánh, hướng cũng đều có phần đặng bởi nhơn quả đền bù, dần dần càng rộng lớn tốt hơn.

Mỗi tầng có danh hiệu Phật quả đó là để tỏ ra rằng tùy theo mỗi địa vị tiến lên hiệu Phật có nhơn có quả. Lại gom chung đều có những hai mươi tầng Phật quả là đồng thống nhất nơi căn bổn Phổ quang minh trí để tùy theo mỗi tiến lên làm lập thành những danh hiệu, chớ thật thì thể tánh không hề sai khác.

Bên trong núi Kim Cang luân vi giáp vòng vây đều có mười thế giới chủng mà trên dưới đều chỉ có bốn trùng là để biểu rõ tứ nhiếp pháp và tứ vô lượng tâm. Nói tóm lại, từ nơi cái “Trí chơn không vô phân biệt của Tổng Nhứt thanh tịnh chơn tâm, mà biến ra cái Trí hiện hành có sai biệt để thành không luân, phong luân, thủy luân, kim luân, địa luân”...

Song, đấy là tổng quát cả trong “tổng liên hoa” nó có những sát độ, hương hải như bấy nhiêu, mà không một sát hải nào là chẳng phải cái cảnh báo hóa của mỗi một đức Phật. Vốn bởi, đối với trí cảnh của nhứt tâm nó đã là vô hạn, thì với cái cơ để nhiếp hóa lợi sanh nó cũng vô hạn; với cơ nhiếp hóa lợi sanh đã vô hạn, nên chi với thân độ báo hóa đều trang nghiêm đâu chẳng xứng tánh bằng cách cũng vô hạn?

Thế nên, trong kinh ghi rõ rằng: Những kiếp tu nhơn của Đức Thích Ca, đối với trong Hoa tạng đây, không chỗ nào là Ngài không để dâu vết đến. Bằng cứ là kinh nói: Cả ba ngàn thế giới, tùy ý ai lấy cây cắm xuống một chỗ nào, cũng đều trúng nhằm cái tiền thân của ta đã chôn tại đó, vì mỗi thân đều tử khứ sanh lại như thế để tu Bồ Tát đạo từ A tăng kỳ kiếp đến nay. Thành thử nay thành quả đạo, cũng với trong vô hạn sát hải ấy, khắp nơi hiện ra tam loại hóa thân, để tủy theo cơ cảm, ứng hiện độ sanh với chúng hữu duyên.

Thế thì, giữa Hoa tạng có vô lượng chư Phật, mỗi Phật, mỗi Phật đều là lẫn khắp nhau, lẫn ứng hiện nhau, thì Hoa tạng đây tức là diệu cảnh diệu tâm của mỗi mỗi đức Phật mà cũng là những diệu cảnh diệu tâm nơi nhứt tâm của ta với người vậy thôi.

Nên kẻ tu hành nếu y theo tổng đồ để quán xét nhìn tưởng, sự quán tưởng dần dần thuần thục, thì tâm lượng rỗng sáng rộng ra, thế với Hoa tạng huyền môn, Tỳ lô tánh hải ta tự lẫn suốt được.

Kinh nói: “Ưng quán pháp giới tánh, nhứt thế duy tâm tạo”, nghĩa: Nên xét tánh pháp giới (a lại da thức hay là Như lai tạng) thì biết tất cả (tứ thánh lục phàm) chỉ cái tâm tánh ấy tạo ra. Chính là nghĩa đã nói trên.

ĐỊNH DANH NGHĨA CỦA HOA TẠNG HUYỀN MÔN VÀ TỲ LÔ TÁNH HẢI.

Lời sớ sao kinh Hoa Nghiêm chép rằng: Với những chỗ mà hoa sen nó ngậm hột sen đó, thì gọi là “tạng hay tàng” nghĩa là kho hay chứa; các sát chủng (thế giới chủng), và các Phật sát (Phật quốc) là tỷ những chỗ hàm tàng của hoa sen lớn, nên bảo là “Hoa tàng”. Với trong Hoa tàng có mỗi mỗi cảnh giới, cảnh giới nào cũng đều có những thanh tịnh công đức nhiều như số sát hải vi trần, nên nói là “trang nghiêm”. Với thế giới thì: số nhiều vo âbiên, thể lượng sâu rộng, không thể xét lường đặng, nên gọi là “Hải”. Chứa nhiều thế giới chung ở trên một “ma ni vương liên hoa” để thâu nhiếp các lưu loại, nên gọi là “chủng”. Gôm chung các hạnh trong hoa tàng đây, tức là nhứt tâm chơn như của các Phật, trong cõi không: vô cùng đại nguyện là phong luân để duy trì nước biển đại bi, nảy nở vô biên hạnh nghiệp rỡ tốt như hoa là Phật sát (Phật quốc độ)

Vốn bởi, với tâm ấy sẵn đủ vô biên công đức diệu trí, nếu phi thật hành vào cửa vạn hạnh vô biên, thì không do đâu để tỏ rạng ra đức và trí kia, nên chư Phật công hạnh đã cùng tận, trí đức đã cao cực, thì toàn thể bày ra những tướng vi diệu của công đức Hoa tàng nhiều đến vô biên.

Song, với lý lẽ mà rất vi diệu khó nghĩ suy ấy, thì duy có Phật Thích Ca và chư Phật mới có thể xét hiểu được cùng tận nên gọi là “huyền”. Đối với Hoa tàng, từ trong chí ngoài với mỗi mỗi mảy trần đều đạt được, với mỗi mỗi pháp đều thông suốt, nên gọi là “môn”. Chính nơi huyền môn ấy chúng sanh vốn sẵn đủ, nếu giác ngộ rồi lo tu, thì toàn thể nó rõ bày ra cái tâm bình đẳng của chư Phật, nên nói là “đồng đăng Hoa tạng huyền môn”.

Chỉ nói Hoa tạng thì, đâu chẳng phải là Tỳ lô tánh hải, vì tánh hải vô biên đấy nó hàm ở trong cái hư không vô biên, bởi hư không vô cùng tận, thì ngoài hoa sen lớn ra hẳn còn có vô cùng tận những bông đại liên hoa tạng nữa để làm trang nghiêm đủ rõ rồi.

Dường như cái võng bằng châu ngọc của Đế thích: mỗi một viên ngọc ánh chói nó đến với nhiều viên ngọc; như thế mỗi mỗi viên ngọc ánh chói lẫn nhau, mỗi mỗi viên châu gồm thâu lẫn nhau, mà vẫn cũng chẳng tăng chẳng giảm, hòa lẫn hoàn toàn, không hề cùng tận. Thế thì, đâu chẳng là nói rõ tâm đức rộng lớn vi diệu rất khó suy nghĩ ru! sao thế?

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Hữu lậu vi trần quốc, giai y không sở sanh, không sanh đại giác trung, như hải nhứt âu phát”: Thế giới hữu lậu nhiều như bụi, đều nương sanh khởi giữa hư không; hư không sanh khởi trong lòng Phật, ví dường cục bọt nổi giữa biển. Lại, Cổ đức nói: Tâm dung diệu lý hư không tiểu: Tâm lẫn lẽ mầu hư không nhỏ. Thế thì, cõi hư không đã vô cùng ta khó nghĩ được! Mà hư không hãy còn ở trong tâm chơn như của chúng ta, thì với cái tâm ấy, há chúng sanh chín cõi khá lường kịp ư?

BIỂU ĐỒ BÁT NẠN TAM ĐỒ

Đối với Phật pháp, những chúng sanh vô duyên thiếu phước, không được nghe thấy chi hết, gọi là bị cái nghiệp chướng làm khốn nạn, như các chúng sanh ở vào tám chỗ kể trên. Thế mà người đời hiểu lầm nói bậy rằng Phật còn mang nạn tám...

Kinh Duy ma, phẩm phương tiện nói: Đến khi Bồ Tát thành Phật, trong cõi nước chẳng có ba đồ tám nạn.

Sách Tịnh Tâm giới quán pháp chép rằng: bốn trăm bốn chứng bịnh lấy cái bữa ăn đêm làm gốc; tám nạn ba đồ đều bởi nữ nhơn làm gốc, ghê chưa?

Tam đồ: Kinh Tứ giải thoát nói: Chữ Đồ nghĩa như chữ Đạo là đường, và chữ Thú là đến. 1/ Hỏa đồ, tức địa ngục thú, là những chỗ phần nhiều chị mãnh hỏa đốt hành tội. 2/ Huyết đồ, tức súc sanh thú, là những chỗ mà chúng cứ ăn tươi nuốt sống hút máu lẫn nhau để chịu tội đền trả. 3/Đao đồ, tức ngạ quỷ thú, là những chỗ mà chúng sanh này thường dùng đao kiếm gậy để chịu cái khổ xua đuổi áp bức lẫn nhau.

BIỂU ĐỒ CỬU HỬU

TAM QUY Y

NƯƠNG VỀ NGÔI TAM BẢO

Từ trước đến giờ: Từ tụng kinh, niệm Phật đến đây, để kết thúc hướng về ngôi Tam Bảo là cốt yếu phổ nguyện cho được tự tha lưỡng lợi mà thôi chứ không chi khác.

Với Tam bảo là chỗ để quy y. về bên Sự: thì, các ngôi biệt tướng...Tam bảo là sờ sờ có thể riêng ngôi; về bên Lý: thì, với ngôi Nhứt thể Tam Bảo, vẫn sẵn đủ trong nhứt niệm tâm ta

(xem bản đồ ở Hồng danh bửu sám)

Lại, với sự thì bảy bực người phương tiện về: Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo đều là chỗ để quy y, còn với Lý thì cả Viên giáo tự thỉ chí chủng, và thập địa của Biệt giáo đều là chỗ để quy y.

QUY là nghĩa trở về; Y là nghĩa nương theo. Nghĩa là bảo tà pháp, về phụng sự chánh pháp, nương theo chánh pháp để tiến đến chơn tế, chánh pháp tức là ngôi Tam bảo.

BẢO: báu, Quý báu của Phật là thuyết đạo; quý báu của pháp là chở đạo; quý báu của Tăng là vì truyền đạo. Đối với tam bảo, nên tôn sùng, khá quý báu, vì giữa pháp thế gian không mấy có. Nói đúng ra: pháp thế gian là trong tam giới, làm gì có ba báu ấy, nếu không người chánh giác ra khỏi mê hoặc ba giới. Đã có câu “bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ” vậy những người đã gặp và tự tâm tín thụ, ắt đặng giải thoát hết mê hoặc sanh tử của tam giới, nên tôn xưng là Bảo. Vua Đường Thái Tôn tôn xưng Huyền Trán là quốc bảo, nghĩa là môn báu bằng người của nước nhà, vì hơn cả bảy báu kia, bởi biết hoạt động về thuyết pháp, dịch kinh, chuyển mê khởi ngộ cho cả một quốc dân. Và hơn “dĩ thiện vi biểu” của nước Sở, vì từ thiện hữu lậu của thế gian nó lẫn quẩn giữa cõi đời sống say chết ngũ! Thì thập thiện của Trời còn mê, huống thiện của nước Sở ở sát đất cái!

BIỂU ĐỒ

Tự quy y Phật; đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm.

Tự quy y pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải

Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý địa chúng, nhứt thế vô ngại.

Tự về nương Phật; phải nguyện chúng sanh, noi hiểu đạo cả (Phật bảo), dấy lòng không trên.

Tự về nương Pháp; phải nguyện chúng sanh, sâu vào kho Kinh (Pháp Bảo), trí huệ như biển.

Tự về nương Tăng; phải nguyện chúng sanh, gôm trị chúng lớn (Tăng bảo), tất cả không ngại.

Ba bài kệ đấy, đều mỗi câu đầu (tự quy y Phật, tự quy y Pháp, tự quy y Tăng) là nói: quy y ngôi Nhứt thể Tam bảo. Mỗi ba câu kế (đều từ “đương nguyện chúng sanh” sắp xuống” là nói: quy y ngôi biệt tướng Tam bảo).

Tự quy y Phậtlà chính nối trí của tự tánh; quy y ngay noi Phật của tự tánh, cũng quy y nói pháp của tự tánh, và cũng quy y nơi Tăng của tự tánh. Phậtgiác, nghĩa là Biết, tỉnh và sáng suốt, tức là trí huệ của tự tánh. Pháp: phép tắc, mẫu mực, tức là lý lẽ của tự tánh. Tăng: hòa họp, tức là lý trí nhứt như của tự tánh.

Lại, Phật là bát nhã đức; Pháp là pháp thân đức; Tăng là giải thoát đức. Ba đức lẫn tròn, tức là tự tánh Tam bảo: Tự tánh thanh tịnh, vẫn giáp pháp giới, thì pháp giới và chúng sanh đều lẫn nhau ở trong tự tánh của ta, mà ta đã tự quy y với ngôi Vô tận Tam bảo của bản tánh ta rồi, thì ta cũng cần phải nguyện cho pháp giới chúng sanh thảy đều quy y về ngôi Vô Tận Tam bảo của tự tánh.

Song, biệt tướng Tam bảo dù nhiều, mà thành phần thì cũng do nơi Nhứt thể Tam bảo, tự tánh Tam bảo dẫu một, chứ biệt tướng Tam bảo riêng rõ sờ sờ, nên tự tánh Tam bảo đã hòa lẫn, thì cùng Biệt tướng nhứt như cũng khá biết.

Thể: thể cửu, là: noi xét. Giải: rõ nhớ. Đại đạo: đạo cả của nhứt Phật thừa. Nghĩa là cầu nguyện cho khắp cả chúng sanh đều noi theo để tỏ nhớ đạo Phật vô thượng, phát ngay cái tâm lớn vô thượng, để mong cho chóng thành Phật quả vô thượng.

Thâm nhập kinh tạng: Kinh điển của địa thừa đều đủmười hai bộ, kinh điển của tiểu thừa đều đủ chín bộ “Tạng “: có ba tạng, là: Tạng Kinh, Tạng luật, Tạng luận. Với ba tạng đây: đều lẫn nhau đủ cả mười hai bộ và chín bộ, chín và mười hai cũng đều đủ cả trong Tam Tạng (Tạng Kinh đều đủ chứ mười hai bộ, tạng luật tạng luận đều đủ nghĩa của mười hai bộ).

Với “thập giới pháp môn” không kinh nào là chẳng trọn bao quát, nên nói là kinh tạng.

Lại, Kinh: trung đế; Luật: tục đế; Luận: chơn đế. Một mà đều đủ cả ba, ba một chẳng phải là hai, bởi thế, nói ba tạng đâu chẳng là ba đế, nên phổ nguyện pháp giới chún sanh tỏ sâu vào lý tam đế, khắp vào cái tâm pháp giới, thì nhứt tâm tức là tam trí, ba trí vẫn là một tâm, tỷ như đại hải vô nhai.

Tam trí: 1/ Nhứt thế trí, là trí của các thánh Thinh văn Duyên giác, vì biết cái tổng tướng của tất cả pháp; tổng tướng tức là không tướng. 2/ Đạo chủng trí, là trí của các đức Bồ Tát, vì biết tất cả đạo pháp mỗi mỗi sai khác. 3/ Nhứt thế chủng trí, là trí của chư Phật, vì Phật có trí hoàn toàn sáng suốt, biết thấu pháp của tất cả chủng: từ tổng tướng đến biệt tướng để dạy đạo lý, dứt hoặc tập. Ba trí tròn sáng, tức là Chơn như tánh hải.

Thống: gôm, lý: sửa, điều trị. Đại chúng: Nguyên tiếng Phạm là Sangha (tiếng Việt đọc Tăng già) dịch chữ là Hòa họp chúng, hay là chúng hòa hội, nghĩa theo Tiếng Việt là các vị Bí Xu đồng nhiều hòa thuận nhóm họp. Tức là các hàng quả vị trong tứ giáo, bảy bực hiền giữa Tam thừa, và hạng thật sự Tăng chúng giữa phàm phu (như đã thấy bản đồ ở văn sám của ngài Duy Sơn Nhiêu Thiền Sư).

Phổ thông nguyện cả chúng sanh: đều gom pháp lục hòa, đủ tam quán, để dứt tuyệt những mê vọng của tam hoặc, trọn rỡ cả chơn giác của tam trí, cùng vào biển của tất cả Hiền Thánh, mà đặng lẽ viên dung vô ngại

Hòa nam: dịch là lễ bái. Thánh chúng: tức là các Thánh chúng cả Tam thừa giữa Tứ giáo. Ý nghĩa là: lạy chào các Thánh, chúng con xin lui

BIỂU ĐỒ

Xét rằng: Tam đế là tam đức tánh thiên nhiên, vì Trung đế là gom tất cả pháp; chân đế là bặt hẳn hết thảy pháp; Tục đế là thành lập đủ các pháp. Lại, lúc tâm tánh chẳng động, mượn đấy để lập cái tên Trung; lúc mất bặt cõi tam thiên, mượn lập tên không; lúc mà tuy mất còn, mượn lập tên giả,

BIỂU ĐỒ

Với Trường hàng, Trùng tụng, Cô khởi thì theo nơi chữ, một câu để thành lập danh từ; do nơi Sở để nêu bày cái tên Phương Quảng. Còn mấy phần kia là đều theo nơi Sự để xưng hô.

Vã lại, chỉ ngay nơi một bộ kinh Pháp Hoa nó gồm đủ mười hai phần hay bộ, để rõ rằng: các bộ kinh đại thừa bộ nào cũng đều có đủ mười hai phần, mà cũng có đại thừa không đủ mười hai phần ấy, như Kinh A Di Đà chẳng có ba nghĩa Trùng tụng, Cô khởi, Thụ ký. Ngoài ra, các Kinh khác so đó khá biết; còn với chín bộ của Tiểu thừa đủ hay chẳng đủ mười hai phần giáo, cũng so với Đại thừa như trên khá biết.

BIỂU ĐỒ

Với ba ấy đều xưng là Tạng (là kho hay chứa vô kho) đó, là cả mười pháp giới nào tứ Thánh nào Lục phàm đều có bao nhiêu công đức đâu đều chẳng đủ, nên nói là Tạng: nếu mỗi người đều năng học tập, dần dần đi sâu vào chỗ thâm diệu của bao nhiêu kho ấy, thì tất nhiên trí huệ rộng sâu như biển khơi.

Một phần trăm: Ca La Phần, là danh từ phân số hay phân lượng. Sách Huệ huyễn âm nghĩa nói: nhổ một sợi lông trên thân làm một giữa trăm phần. Hoặc nói: một phần giữa mười sáu phần. Bên Tây vực lấy 15 thăng làm 1 đấu, cũng như xứ ta dùng 16 lượng làm một cân. Ca la, cũng dịch nghĩa là: phần gião lượng. Trong văn cảnh sách, Tổ Hoằng Tán giải nghĩa có câu “thập lục phần trọn đủû bất cập nhứt” là do nghĩa ở chữ danh số “Ca la phần” mà ra. Sách huyền ứng âm nghĩa nói: nhổ 1 lông làm trăm phần, một phần là Ca La phần.

Lậu là tên riêng của phiền não; tất cả sự thể của thế gian đều là pháp hữu lậu. Chữ Hữu là nghĩa khổ có về sau, chữ Lậu là lưu trú ở ba giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]