Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại họa, thủy, phong tai, phục sinh của quả đất

21/03/201321:53(Xem: 6861)
Đại họa, thủy, phong tai, phục sinh của quả đất

ĐẠI HỎA, THỦY, PHONG TAI,
PHỤC SINH CỦA QỦA ĐẤT
Toàn Không
(Trường A-Hàm, quyển 2, từ trang 429 đến 456)

Trước khi đề cập tới ba đại tai họa,chúng ta nên biết rằng có những sự kiện xảy ra rất lâu dài, có thể nói là rất lâu dài hằng nhiều tỷ năm, đó là:

- Từ khi Thái-Dương hệ (hệ thống mặt trời) được thành lập rồi, trong thời gian Thái-Dương hệ tồn tại cho tới khi bị tiêu diệt, thời gian ấy rất lâu dài. (Một nhà khoa học nói: “Thái-Dương hệ của chúng ta có đời sống mười tỷ năm, và hiện tại nó đã sống được một nửa rồi”.

- Từ khi Thái-Dương hệ bị tiêu diệt tới khi được thành lập trở lại rất lâu dài.

- Trong khi Thái-Dương hệ vẫn tồn tại, nhưng quả đất mà chúng ta đang ở phải trải qua những đại tai họa là Hỏa tai, Thủy tai, và Phong tai (Về các điểm này chưa thấy nhà khoa học nào nói tới?). Thời gian xảy ra mỗi đại tai họa ấy cũng không phải là ngắn, sẽ được trình bày dưới đây:

1)- Đại Hỏa tai:

Tới một lúc nào đó, không còn mưa nữa,các loại cỏ cây khô héo dần; sau một thời gian, tự nhiên có mặt trời thứ hai xuất hiện, khiến cho cây cối đều chết dần; các kinh, rạch, ao, hồ nhỏ, sông nhỏđều khô cạn. Tiếp theo, mặt trời thứ ba xuất hiện, đến lúc này cây cối đều chếtkhô hết cả, các hồ, sông lớn đều khô cạn, nước biển cạn mất 1/4.

Sau đó, mặt trời thứ tư xuất hiện, cáchồ sâu lớn cạn sạch, nước biển vơi đi khoảng phân nửa; rồi mặt trời thứ nămhiện ra, nước bốn biển lớn cạn dần tới gần hết; lúc mặt trời thứ sáu xuất hiện,năm châu bốn biển không còn một giọt nước, khô hết!

Sau chót, mặt trời thứ bảy xuất hiện,thì ôi thôi! cả cõi trần gian cỏ cây, nhà cửa, kiến trúc v.v.. cho đến tám vạnchư Thiên, núi lớn núi nhỏ, núi chúa Tu-Di, ao vườn, cây trái, lâu đài cungđiện, thành quách chư Thiên v.v..., tất cả đều bốc khói rồi cháy tiêu tan. Lửacháy từ đại địa lên tới A-Tu-La, Tứ Thiên Vương, cung Trời Đạo-Lợi, cung TrờiDiệm-Ma, cung Trời Đâu-Xuất, cung Trời Hóa Tự-Tại, cung Trời Tha-Hóa Tự-Tại,cung Trời Phạm, tức là cháy hết Sơ thiền. Hết thảy đều bừng bừng như một khốilửa hồng khổng lồ, chẳng có cách gì dập tắt được nữa!

Trong khi đó lại có gíó thổi hừng hựcngọn lửa đỏ lên đến tận giáp cung Trời Quang-Âm (Nhị thiền), các vị Thiên-Tửmới sinh ra ở cõi ấy trông thấy lửa cháy bừng bừng như thế lấy làm lo sợ vànói: “Ôi vật gì thế ? vật gì thế kia màlớn qúa?”. Các vị Thiên-Tử sinh trước nói: “Đừng sợ, đó là lửa, lửa ấy chỉ đến ngang đây là ngừn lại, chớ sợ”.

Khi lửa đã đốt tiêu tan tất cả, thì từnúi Chúa Tu-Di, núi lớn, núi nhỏ, của chư Thiên đều tiêu tan. Thành quách, lâuđài, cung điện, vườn ao, cây Trú-Độ, các tảng đá v.v...của các cung Trời, chođến nhà cửa, kiến trúc cây cối, của cải, vật dụng v.v... ở thế gian đều thiêu rụi hết sạch chẳng còngì cả!

Đại tai họai này đã xảy ra trong mộtthời gian lâu dài (Giai đoạn Hoại = 336 triệu năm). Hỏi rằng, có cái gì có thểchống đỡ nổi đại Hỏa tai khủng khiếp như thế? Có ai đang tâm gây ra như vậy,chẳng ai gây ra cả, đó chỉ là thành trụ hoại không của qủa đất hay sự tuần hoàncủa vũ-trụ mà thôi; có cách gì chống đỡ nổi chăng, ai tin cảnh đại Hỏa tai này?Qua thời gian lâu dài: lửa tắt, các mặt trời dần dần biến mất, đại địa nguộiđi, nhưng còn gì đâu; không một giọt nước, đại địa như chết, ai mà tin đượcviệc này? Chỉ ai riêng thấy tự mình biết việc xảy ra, chỉ có Phật thấy cảnh đạiHỏa tai này mà thôi.

2)- Đại Thủy tai:

Tới một lúc nào đó, những vầng mây đenhiện khắp nơi cho đến khắp cõi Quang-Âm Thiên, tức là hết Nhị thiền, giáp tớicõi Biến-Tịnh Thiên; rồi mưa tuôn xối xả, những hạt mưa nóng như nước sôi rơitrong cuồng phong bão táp làm thành những mũi tên phá đốt thiêu rụi tan tác cáclâu đài, cung điện cõi Quang-Âm Thiên, cõi Phạm-Thiên.

Mây đen vẫn vần vũ, nước vẫn sôi bỏng,gió bão vẫn quay cuồng, mưa vẫn nối tiếp đốt phá các lâu đài cung điện cõiTha-Hóa Tự-Tại, cõi Hóa Tự-Tại, rồi cõi Trời Đâu-Xuất, cõi Trời Diệm-Ma, tất cảđều tan nát chẳng còn gì.

Mây đen vô tận vẫn bao phủ, mưa tuônnước nóng bỏng không ngớt bắn phá cácthành quách, lâu đài, cung điên, vườn ao, cây cối v.v.. của cõi Trời Đạo-Lợi,Tứ Thiên-Vương, A-Tu-La, núi lớn núi nhỏ, núi Chúa Tu-Di. Tất cả đều tan náttiêu tan chẳng còn gì nữa.

Bầu trời đen tối, sấm chớp vang trời,cùng khắp quanh đại địa này, chẳng còn nhìn thấy mặt trời đâu nữa; rồi mưa tuônnước sôi bỏng, gió cuốn vũ bão khắp cả năm châu bốn biển, mưa triền miên, nướcngập lai láng, sóng trào gió dữ. Mưa đến độ nước đã bao phủ cả đại địa này rồimà còn vẫn mưa tuôn không ngớt, nhà cửa, cây cối, cầu cống, dinh thự, kiến trúcv.v…, tất cả đều đổ nát, cuốn đi bởi sóng nước, chìm nghỉm trong nước mênhmông. Mưa vẫn rơi, nước vẫn dâng lên dần dần khiến cho núi thấp, rồi núi caongập trong biển nước; nước càng tăng lên, gió càng mạnh, sóng càng dồn dập vũbão, khiến tất cả đều tan rã, quay cuồng, chôn vùi trong lòng hành tinh bao phủbởi nước.

Khi đại địa này đã bao phủ bởi nước rồi,dù ngọn núi cao nhất như ngọn núi Hy-Mã-Lạp-Sơn (cao gần chín cây số, cao nhấtcủa trái đất) ngày nay chẳng hạn, cũng chìm nghỉm chẳng thấy đâu nữa; nhưng mưaxối xả vẫn tiếp tục, nước ngập núi Chúa Tu-Di, rồi dần dần ngập cõi TrờiĐạo-Lợi, tới cõi Trời Diệm-Ma cũng chung một số phận. Mưa vẫn chẳng chịu ngừng,làm cho từ cõi Trời Đâu-Xuất, lên cõi Hóa Tự-Tại, tới cõi Tha-Hóa Tự-Tại, cũngchung số phận nước ngập mênh mông. Đến lúc này, trái đất đã ngập nước sâu khôngbiết bao nhiêu nghìn cây số rồi! Như thế mà đã chịu ngưng mưa đâu, rồi dần dầnnước ngập luôn cõi Phạm-Thiên, cho tới cõi Quang-Âm Thiên cũng thế! Như từnguồn nước vô tận, nước ngập từ cõi trần gian lên đến hết cõi Quang-Âm Thiêntới giáp cõi Biến-Tịnh Thiên mới thôi!

Khi nước đã ngập cõi Quang-Âm Thiên tớigiáp cõi Biến-Tịnh Thiên, thì mưa đã cả nghìn vạn năm rồi, các vị Thiên-Tử mớisinh ở cõi Biến-Tịnh Thiên trông thấy mây đen kịt vần vũ, sấm chớp giăng đầy,rúng động phiá dưới thì hoảng hốt nói: “Ôi!Đó là cái gì mà đen kịt vần vũ, chớp lo ngoằn ngoèo, sấm động vang rền nhưthế?”Các vị Thiên-Tử sinh trước nói: “Đừngsợ, mây đen mù mịt, sấm chớp vũ bão, mưa tuôn tràn ngập, chỉ đến ngang đây màthôi, đừng lo”.

Gió vẫn thổi, nước vẫn động, sóng luônluôn vỗ dồn dập bập bềnh, tất cả đều nằm dưới sóng nước mênh mông, ầm ầm, cuốnđi, xô lại, xoáy đi mất hút; lúc này trái đất chìm sâu không biết là bao nhiềunghìn cây số, làm sao mà còn có sinh vật sống sót nổi trôi trên mặt nước? Cóchăng là những mảnh vụn tan tác bập bềnh trên mặt nước, cuốn đi xô lại ầm ầm!!

Vẫn như thế, hết ngày này qua năm kháccho tới vài vạn năm, thử hỏi cái gì còn có thể chống đỡ sống sót nổi đại Thủytai này, có cách gì để chống đỡ đây? Lâu lắm mãi về sau (giai đoạn Hoại: 336triệu năm), nước giảm đi, rồi dần dần cạn hết, nhưng có còn gì đâu nữa? Tất cảtan nát, mất hết dấu tích, chôn vùi trong lòng đất, không một sinh vật, khôngcỏ cây, khô cằn, đại địa như chết vậy. Đúng, lúc ấy đại địa đã chết rồi!

Ai đang tâm gây ra cảnh đại họa này,chẳng ai gây ra cả, đó chỉ là thành trụ hoại không của trái đất, hay sự tuầnhoàn của vũ trụ; có cách nào chống đỡ nổi đây, ai tin được cảnh đại Thủy tainày? Chỉ ai riêng thấy tự biết mà thôi, phải chăng chỉ có Phật thấy thôi, còncó ai thấy cảnh đại Thủy tai này nữa không?

3)- Đại Phong tai:

Tới một lúc nào đó, có những trận gióbão nổi lên khắp nơi, từ cõi Biến-Tịnh Thiên (Tam thiền) cho giáp tới cõi Quả-ThậtThiên, gió bão nổi lên như điên cuồng (ít ra cũng phải trên một nghìn cây sốhay sáu bảy trăm miles (dặm) một giờ) (Trong quyển Thiên văn học và Không gian(Astronomy & Space), nhà khoa học cho biết ở vùng đỏ của hành tinh Mộc(Jupiter) đang có bão với tốc độ 500 cây số/giờ, và tại vùng đen tối của hànhtinh Hải-Vương (Neptune) có bão 2000 cây số/giờ), làm cho các lâu đài, cungđiện tan nát tiêu tùng; rồi xuống đến cõi Quang-Âm Thiên, cõi Phạm-Thiên cũngcùng một số phận, hết thảy đều nát tan, không còn dấu vết gì nữa.

Bão tố cuồng phong hoành hành tiếp nốitới cõi Tha-Hóa Tự-Tại, cõi Hóa Tự-Tại, rồi đến cõi Trời Đâu-Suất, cõi TrờiDiệm-Ma. Số phận các lâu đài, cung điện v.v… của các cõi này cũng vậy thôi, tấtcả đều tan nát tiêu tùng, chẳng còn gì nữa.

Khi loạn cuồng phong bão táp xuống tớicõi Trời Đạo-Lợi, Tứ Thiên-Vương, A-Tu-La, núi Chúa Tu-Di, các núi Tu-Di, khiến tất cả thành quách, lâu đài, cung điện, vườn ao,cây cối v.v.. cùng đều tan nát như cám. Cũng giống như có người lực sĩ khổng lồmạnh vô song, dùng hai tay nắm hai trùy đồng mà đập vào nhau, những gì ở giữahai trùy đồng đều bị nát ra như cám.

Sau cùng, các cuồng phong thổi đến khắpcả xung quanh đại địa này, tất cả nhà cửa, dinh thự, cầu cống, công trình kiếntrúc, cây cối, núi to lớn, núi nhỏ bé, bờ đập, đê điều v.v… đều đổ nát tantành, vùi lấp. Các ao hồ, suối rạch, sông biển đều dần cạn sạch; các mảnh to,mảnh nhỏ, sỏi đá, cây cối, gạch ngói, đất cát, v.v… bay cao tới cả vài do tuần(3 x 18 = 48 cây số), các mảnh ấy quay cuồng chém phá khắp đại địa chẳng sótmột chỗ nào, khiến tất cả đều vỡ tung, tan tác, nát tan.

Cứ thế, hết lớp cuồng phong này tiếp nốitới luồng cuồng lốc khác, tất cả mọi lúc ở khắp mọi nơi cho giáp tới cõiQuả-Thật Thiên, thì cuồng phong bão táp mới ngừng. Nên biết, đại tai họa cuồngphong chỉ ngừng trong thời gian rất lâu dài, đừng nói là một nghìn năm, khôngphải là vạn năm, (Giai đoạn Hoại = 336 triệu năm) thử hỏi còn cái gì có thểvững bền nổi, có chăng chỉ là những gì được chôn vùi dưới lòng đất mà thôi. Vềsau, gió giảm dần, nhưng trái đất tan nát, khô cằn, trống rỗng, chẳng còn gì,không một sinh vật, không một cỏ cây, tàn tạ, im lặng như đại địa chết.

Ai gây ra đại họa này?, chẳng ai gây racả, đó chỉ là thành trụ hoại không của địa cầu hay sự tuần hoàn của vũ trụ màsinh ra như thế. Có cách gì chống đỡ nổi đây, ai tin được cảnh đại họa Phongtai này? Ai riêng thấy thì tự mình biết sự việc xẩy ra, chỉ có Phật thấy cảnhđại Phong tai này mà thôi.

Tóm lại, chúng ta thấy những cảnh đạitai khủng khiếp như thế, mọi người nên biết tất cả đều là vô thường, thay đổi,hư hoại, không có cái gì chắc chắn, không thể nương tựa, chẳng còn gì, không aicứu nổi. Ngay cả địa cầu to lớn như thế, vững chắc như thế, con người dựa trênđất để tạo dựng, để sinh sống, và tưởng chừng như nó sẽ vĩnh cửu trường tồn bấtbiến; nhưng sự thực chẳng phải thế, tất cả những gì gọi là hữu vi, vật chất,đều như thế đấy. Tất cả đều chịu sự chi phối của thành-trụ-hoại-không, thật làđáng chán nản, vô phương cứu chữa, không đáng nương tựa, tuyệt vọng hoàn toàn;dù có được sinh lên các cõi Trời cũng vậy thôi, không thoát khỏi những cảnh đạitai họa, vậy phải làm sao? Ngồi đấy mà khóc than buồn rầu hay van xin mất thờigiờ vô ích, câu trả lời là: “Phải tin mà tìm đạo giải thoát, phải tự cứumình hầu ra ngoài vòng sinh tử luân hồi, có như vậy mới thoát ra khỏi những taiách của sáu cõi “.

Thời gian thế giới (trái đất) thành hoại.

Đượctính theo Tiểu-Kiếp, Trung-Kiếp, và Đại-Kiếp như sau:

- Một Tiểu Kiếp:TheoQuyển Đường Về Bến Giác của Hòa-Thượng Thích-Thanh-Cát, trang 80, lấy tuổi thọtối đa là 84,000 năm để tính. Tiểu Kiếp = (84,000-10) x 100 x 2 = 16,798,000(mười sáu triệu, bảy trămchín mươi tám nghìn) năm, trong đó con người trải qua từ tuổi tối đa (84,000tuổi) đến tuổi tối thiểu (10 tuổi) rồi lại tiến lên tuổi tối đa, (thời kỳ giảmcứ một trăm năm giảm một tuổi và thời kỳ tăng lên cũng thế), tức một chu kỳ củatuổi thọ tối đa gọi là một Kiếp.

- Một Trung Kiếpbằng 20 Tiểu Kiếp = 16,798,000x 20 = 335,960,000(ba trăm ba mươilăm triệu, chín trăm sáu mươi nghìn) năm. Một Trung Kiếp cũng gọi là giai đoạnThành (tái thành lập), hay giai đoạn Trụ (phát triển), hay giai đoạn Hoại (đạitai), hay giai đoạn Không (tạm chết).

- Một Đại Kiếpbằng bốn Trung-Kiếp =335,960,000 x 4 = 1,343,840,000(mộttỷ, ba trăm bốn mươi ba triệu, tám trăm bốn mươi nghìn) năm. Một Đại Kiếp gồmbốn Trung Kiếp hay bốn thời kỳ Thành, Trụ, Hoại, Không như trên đã nêu.

Cứ khoảngmột đại Kiếp lại xảy ra một đại tai,hoặc Hỏa tai, hoặcThủy tai, hoặc Phong tai. Sau nhiều lần đại Hỏa tai mới có một lần đại Thủytai, sau nhiều lần đại Thủy tai mới có một lần đại Phong tai. Như vậy có rấtnhiều lần đại Hỏa tai mới có một lần đại Phong tai. (Theo Quyển Đường Về BếnGiác, trang 80 ghi: “Cứ 7 lần hỏa tai lại một lần thủy tai; trong 64 đại kiếp,thế giới hoại vì hỏa tai 56 lần, thủy tai 7 lần, phong tai 1 lần”).

LỜI BÀN VỀCÁC ĐẠI TAI

Chúng ta được biết cứ khoảng một đại kiếp lại xảy ra đại tai, nghĩa làkhoảng 1,344,000,000 (một tỷ ba trăm bốn mươi bốn triệu) năm lại xảy ra đại taimột lần. Đức Phật cho biết lúc đại Hỏa tai xảy ra có tới 7 mặt trời xuất hiện.Chúng ta không biết tại sao có tới 7 mặt trời, mặt trời ở đâu ra mà nhiều nhưthế, có lẽ có người cho là vô lý, không thể nào như vậy được, có phải không? Cóthể có người lại bảo: Những đại tai xảy ra là do con người không tuân theo ýmuốn của một vị Tối cao nên mới như thế”; lý luận này tỏ ra thiếu trí tuệ, tạisao?

Vìngày nay với Khoa học tiến bộ, các nhà Khoa học đã chụp được cả giải Ngân Hà(Milky Way) mà hệ thống mặt trời (Thái dương hệ) của chúng ta nằm ở bên ngoài củamột cánh xoáy của giải Ngân Hà. Tất cả các Tinh tú (Stars) thuộc giải Ngân Hàđều quay theo chiều xoắn ốc trong hệ thống của giải Ngân Hà (Xin coi hình).

daitaihoa_01

Vị trí Thái Dương Hệ trong Giải Ngân Hà (Milkyway)

Như vậy, chúng ta có thể hiểu tại sao khi bị đại Hỏa tai có tới 7 mặttrời, vì lúc đó hệ thống mặt Trời của chúng ta sẽ quay tới điểm mà ở đó cónhiều mặt Trời (Tinh tú) quần tụ gần nhau, nên các mặt Trời này đã thiêu đốttrái Đất. Do đó, Đức Phật nói khi có đại Hỏa tai có 7 mặt Trời xuất hiện, khôngcòn gì nghi ngờ thắc mắc nữa, và khi hệ thống mặt Trời của chúng ta quay tớichỗ vùng nước hay vùng bão tố, thì trái Đất của chúng ta cũng phải chịu cảnhđại Thủy tai hay đại Phong tai vậy.

Đến đây: chúng ta thấy Khoa học đã chứng minh lời Đức Phật nói, đó lànhững điều có thể hiểu được, không còn gì là huyền bí nữa.

LỜI BÀN về Kiếp, A-Tăng Kỳ Kiếp:

Theo Trường-A-Hàm,quyển 3, trang 95 ghi: “Kiếp vô chừng , rất lâu dài, cũng ví như núi đá lớn mỗichiều một do tuần (18km), giả sử có người mang áo trời (áo lớn lắm) trăm nămlau một lần, cho tới khi mòn hết, đó là một Kiếp số”.

Theo quyển Tự Điển Phật Học củaChân-Nguyên và Nguyễn-Tường-Bách trang 214 lại ghi: “Kiếp: Một khái niệm Phật giáonhằm chỉ một thời gian rất lâu dài. Một thời kiếp được biểu diễn như sau: Cứtrăm năm có người dùng tấm khăn lụa chùi một khối đá lập phương mỗi bề một dặm(1km6=1 dặm) tới lúc khối đá mòn hết, đó là một kiếp”. Chúng ta thấy có sự khácbiệt về đơn vị.

Theo quyển Nhị Khóa Hiệp Giải lại, trang319-323 ghi: “Kiếp: tiếng Phạn là Kalpa là thời phần, nghĩa là rất lâu dài.A-Tăng-Kỳ: tiếng Phạn là Asamkhya nghĩa là vô số, Bồ-Tát muốn thành Phật phảitrải qua 3 A-Tăng-Kỳ. Tiểu Kiếp=16,000,000 năm. Trung Kiếp=20 tiểu Kiếp =320,000,000 năm. Đại Kiếp = 4 Trung Kiếp = 1,280,000,000 năm”. Như vậy ở đâydùng tuổi thọ tối đa của con người là 80,000 năm để tính ra Tiểu Kiếp nên ngắnhơn.

Ngoài ra, xem về các con số về kiếp cácđức Phật xuất hiện, chúng ta thấy và xét rằng:

1)- Trái đất này đãtừng trải qua nhiều lần đại tai.

2)- Ở đây không tínhcác kiếp của thời gian Thành, Hoại, Không, mà chỉ tính các kiếp Trụ mà thôi.Nếu tính các kiếp của các giai đoạn ấy, chúng ta không thể tính 31 kiếp hay 91kiếp về quá khứ mà có loài người đang sống được, vì31 kiếp về trước là thời kỳ Không, và 91kiếp về trước là thời kỳ tái Thành.

3)- Nếu chấp nhận sựnhận xét ở điểm hai, ta có:

- Đức Phật Tỳ-Bá-Thixuất hiện cách đây 91 kiếp (Trường A-Hàm, quyển 1, trang 18) phải là cách nay 5đại kiếp, tức là đã có 5 lần đại tai rồi ( tức là trên 6.5 tỷ năm).

- Đức Phật Thi-Khí vàđức Phật Tỳ-Xá-Bà xuất hiện cách đây 31 kiếp phải là cách nay 2 đại kiếp (tứclà cách nay 2.7 tỉ năm).

Có một điểm chúng ta không biết là: từngày qủa đất được thành lập tức là hệ thống mặt trời được thanh lập đến nay làbao lâu rồi? Về điểm này: không thấy Phật đề cập tới, có lẽ Phật muốn để dànhcho các nhà khoa học?

4)-Sự phục sinh của Qủa Đất:

Sự phục sinh của trái đất sau mỗi đại taihọa đều tương tự như nhau. Sự tái lập địa sau đại Hỏa tai bắt đầu từ cõiPhạm-Thiên, sự tái lập địa sau đại Thủy tai bắt đầu từ cõi Quang-Âm Thiên, và sự tái lập địa sau đạiPhong tai bắt đầu từ cõi Biến-Tịnh Thiên trở xuống cõi trần gian.

Như đã nói ở trên, thời gian sau khi bịmột trong ba đại tai họa, lúc đó thế giới này trống rỗng trong một thời gianlâu dài (Hoại+Không=672 triệu năm) sau mới bằt đầu phục sinh trở lại, giai đoạnThành cũng phải một thời gian là 336 triệu năm.

Tới một lúc nào đó qúa xa xôi cái ngày bị đạihọa, tự nhiên mây đen nổi lên khắp nơi, cùng khắp cả thế giới, rồi mưa tuônkhắp cả, hạt mưa to như bánh xe (mưa nước đá); mưa liên miên như thế khôngngưng nghỉ, kéo dài cho đến vài nghìn năm; mực nước từ lúc ngập đại địa cho đếnkhi dâng cao lên không biết là bao nhiêu nghìn cây số nữa.

Mưa đến nỗi mực nước cao ngập luôn cõiPhạm Thiên giáp cõi Quang-Âm Thiên sau đại họa Hỏa tai trước kia, mưa mới dừng lại. Mực nước dâng cao ngập cõi Quang-Âm Thiênđến giáp cõi Biến-Tịnh Thiên sau đại Thủy tai xưa kia mưa mới dừng lại. Mực nước mưa dâng cao ngập cõiBiến-Tịnh Thiên đến giáp cõi Quả-Thật Thiên sau đại Phong tai xa xưa kia mưa mới dừng lại.

Khi nước đã ngập đến mức vừa kể trênrồi, không còn mưa nữa, nước bắt đầu giảm dần; lúc đó tất cả thế giới chỉ làmột trái banh nước khổng lồ bên trong có cái nhân ở giữa là trái đất, nếu nhìntừ một hành-tinh khác ở xa trông giống một hành-tinh nước. Những cơn gió thổitới, làm nước chao động, sóng vỗ nổi lên khắp chốn, gió càng mạnh sóng cànglớn, sóng càng lớn bọt nước càng nhiều, bọt kết tụ lại. Gió lại thổi bọt rờinước tung lên hư không lâu dần kết thành lâu đài, cung điện, có nhiều màu sắcđẹp đẽ do bảy báu tạo thành. Do nhân duyên này, mà có cung Biến-Tịnh Thiên,cung Quang-Âm Thiên, và cung Phạm-Di-Ca Thiên (Mắt trần không thể thấy được cáccung điện cõi Trời).

Mực nước tiếp tục giảm xuống vô số dotuần, gió vẫn thổi, nước vẫn động, sóng vẫn nổi ầm ầm, bọt vẫn tụ. Do đó gióđưa bọt lên kết thành Thiên cung Tha-Hóa Tự-Tại, Thiên cung Hóa Tự-Tại, rồi dầndần xuống tới Thiên cung Đâu-Suất, Thiên cung Diệm-Ma.

Rồi mực nước tiếp tục giảm vô số do tuầntrong thời gian rất lâu dài, gió thổi sóng vỗ, bọt nổi tụ lại bay lên hư không,tự nhiên rắn chắc lại mà thành các lớp thành quách, Long cung, lâu đài, cungđiện, vườn ao, v.v... của cung Trời Đạo-Lợi. Bấy giờ gió cuồng lốc lớn nổi lên,làm cho bọt nước dụm lại mà thành núi Chúa Tu-Di cao một trăm sáu mươi támnghìn do tuần (168,000 x 18 = 3,024,000 cây số), và rộng tám mươi tư nghìn dotuần (84,000 x 18 = 1,512,000 cây số) ngay phiá dưới cõi Đạo-Lợi; núi Tu-Di tạobằng bốn thứ báu là vàng, bạc, lưu ly, và thủy tinh.

Các cơn gió lốc khác cũng thổi xoáy làmbọt nước tụ thành nhiều núi Tu-Di khác nữa. Trong khi đó lại có những cơn giókhác thổi bọt nước đồng thời bay lên lưng chừng núi chúa Tu-Di tạo thành cungTứ Thiên Vương. Sau nữa có những cơn gió thổi làm bọt nước kết tụ lại mà tạothành các cung điện A-Tu-La v.v...tại bốn bên núi chúa Tu-Di (Nên nhớ tất cả những gì tạo ratrên đây, mắt phàm phu con người không thể nhìn thấy được).

Sau chót, nước giảm vô số do tuần nữa,gió vẫn thổi, lốc vẫn xoáy, nước vẫn xô động, sóng vẫn dồn dập; sóng nước nhàonặn đại địa này thành lồi lõm, núi đồi lởm chởm, biển hồ sâu thẳm bởi nướcxoáy, sông suối ngoằn ngoèo do thế đất cứng mềm và bởi nước chảy xuống chỗ thấphơn.

Có những nơi ngấn nước sóng làm mòn cònđể lại dấu tích ở những điểm thật cao từ từ các ngấn xuống dần, mà chúng ta cứ tựhỏi: “Mức nước ở đâu mà cao đến thế, thờinào có nhiều nước đã làm cho đá ngấn nước sói mòn như thế?Câu trả lời làcác mức ngấn nước ấy đã được tạo ra từ khi lập địa hay tái lập địa rồi vậy, mựcnước không chỉ đến chỗ ngấn trên đá đó, mà mực nước còn cao hơn rất nhiều, rấtlà nhiều; cả một trái đất này nằm gọn, bao phủ trong nước.

Các ditích về ngấn nước sóng làm mòn trên núi đá, chúng ta có thể đến thăm để thấy nhưtrên đỉnh núi đá ở Navarra Tây Ban Nha (Spain); hòn đá khổng lồ Brimham Roch ởAnh Quốc (England); vô số cột đá to lớn trông như ống khói trong vùng đồi thunglũng ở Thổ Nhĩ Kỳ (Goreme Valley Fairy Chimneys, Turkey); vô số lớp ngấn mòntrên đá vùng Torcal de Antequera ở Andalusia; vùng đá đỏ Wadi Rum ở Jordania.Đặc biệt tại Hoa Kỳ những ngấn nước hàng hàng lớp lớp khắp vùng thung lũngBryce Canyon National Park và Delicate Arch ở Tiểu Bang Utah; cột đá hình nấmkhổng lồ chân rất cao có ngấn nước rõ rệt trên đầu nấm ở Tiểu Bang Kansas; đáđỏ hình tháp to lớn thuộcvùng đồinúi Palo Duro Canyon Tiểu Bang Texas; vùng núi thung lũng đá đỏ ở Tiểu BangColorado; và nhất là vô số ngấn nước do sóng soi mòn trên đá đỏ ở vùng ChellyCanyon, vùng the Waves Canyon, và vùng Grand Canyon thuộc Tiểu Bang Arizona,Hoa Kỳ (Xem hình).

daitaihoa_02

Ngấn nước trên Idol Rocknặng khoảng 200 tấn, tại Brimham, (Anh)

Ngày nay với đà văn minh của con ngườicàng ngày càng phát triển, hẳn rằng các nhà khoa học khi khám phá ra các mỏ nọmỏ kia như mỏ than, mỏ dầu, mỏ khí, v.v... phải nhận ra rằng: “Các mỏ ngày naycó được là do thành trụ hoại không của trái đất này đã tạo ra trải qua nhữngthời gian rất lâu dài vậy”. Lại có Hành-tinh hiện tại đang bao phủ toàn lànước, biết đâu rằng Hành-tinh ấy chẳng đang trải qua thời kỳ đại Thủy tai hoặcđang ở trong thời kỳ lập địa hay tái lập địa? Và nếu ta nhìn trong kính thiênvăn thật xa xôi trong vũ trụ, biết đâu rằng ta chẳng thấy có những Hành-tinhđang ở thời kỳ đại Hỏa tai v.v...; nhắc lại thời gian giai đoạn tái Thành lậpcho tới khi ổn cố là 336 triệu năm.

LỜI BÀN VỀ NÚI TU DI VÀ CÁC TẦNG TRỜI:

Khi đọc Kinh sách nói đến núi Tu-Di vàcác tầng Trời, hầu hết chúng ta đều không thể tưởng tượng được vị trí của chúngở chỗ nào, người viết sau khi thấy các con số lớn lao qúa, đâm ra lo ngại, vìsao? Vì sau khi đọc và viết xong, người viết khám phá ra rằng nếu Núi Tu-Di vàcác tầng Trời cao xa trái đất qúa như vậy sẽ có hiện tượng đụng mặt trăng, mặttrời, một điều vô lý; tỉ dụ như núi Tu-Di cao 168,000 do tuần x 18 = 3,024,000cây số, trong khi các nhà khoa-học cho biết mặt trăng cách trái đất chỉ có384,400 cây số trong quyển Thiên văn học và Không-gian (Astronomy &Space) của Lisa Miles và Alastair Smithxuất bản năm 1998, trang 24; các nhà khoa học cũng cho biết mặt trời cách tráiđất là 150,000,000 cây số, trang 22. Trong khi tính theo quyển Nhị Khóa HiệpGiải nơi trang 202, cõi Trời sắc giới thấp nhất là Phạm-chúng-Thiên cũng đã caotới 194,400,000 cây số rồi, còn các cõi Trời Vô Sắc giới rất cao, vì sao? Vì lấy con số 168,000 nhân với 2,rồi lại nhân với 2 cho tới 28 thành số do tuần của cõi Trời Phi Phi Tưởng làcõi Trời xa chúng ta nhất; tuy nhiên, người viết đã hiểu ra được khi nhìn bứchình của hệ thống mặt trời mà các nhà khoa học đã vẽ trong quyển sách nêu trên.Tất cả các hành tinh quay quanh mặt trời đều tự quay quanh nó, không có một sựlộn xộn nào; mỗi hành tinh quay một quỹ đạo riêng rất xa nhau, gần như trên mộtmặt phẳng mà mặt trời ở giữa, và đều có cực nam, cực bắc. Ngoài ra, mặt trăngcũng quay quanh trái đất theo trên dưới đường xích đạo của trái đất, như thế,chỗ có núi Tu-Di và các cõi Trời phải là ở bắc cực đi lên, dù cho các cõi trờicó cao tới đâu cũng không đụng chạm vào đâu cả (xem h ình).

daitaihoa_03

Từtrái: Mặt trời và 8 hành tinh: Các sao Thủy (Mercury), Kim (Venus), trái Đất (Earth),Hỏa (Mars), Mộc (Jupiter), Thổ (Saturn), Uranus, Neptune

Khoa học đối với trái đất:

Các nhà Khoa học nghiêncứu đượcnhững gì đối với qủa đất?

Trong quyển Lịch Sử Khoa Học Hoa-Kỳ (TheStory of Science in America)của L Sprague De camp và Catherine C De Camo, trang 121, 122 ghi:

- Sự cố gắng đo lườngtuổi của trái đất do Buffon giả định là trái đất đã từng nóng sáng như mặttrời, và nó nguội đi thành một qủa cầu bằng đá phải mất 74,832 năm, nhưng cácnhà khoa học khác không đồng ý và cho rằng sự dự đoán này qúa ngắn, vì sự nguộicủa trái đất to lớn nó nguội rất chậm.

- Còn các nhà địa chấthọc thì đoán rằng để có đủ thời gian cho các khoáng chất (chất muối) rời khỏiđá chảy hết xuống biển và các dòng sông có nước ngọt, phải mất thời gian từ 24triệu đến 100 triệu năm (đây là thành lập địa, không phải tái thành lập).

- Cuối thế kỷ thứ 19nhà khoa học Becquerel và Curie dùng kiến thức về phóng xạ để phân tích vềnguyên tử Uranium phân hóa dần dần đến khi nó trở thành Chì. Bất cứ một phânlượng nào của Uranium, một nửa của nó sẽ đổi thành Chì phải mất 4.5 tỉ năm, vàtrong 4.5 tỉ năm kế tiếp, phân nửa còn lại sẽ biến thành Chì. Do đó, các nhàkhoa học đoán rằng trái đất đã có từ 4.5 tỉ năm.

Trong quyển Những Nguồn Gốc (Origins),của Neil De grass Tyson và Donald Goldsmith xuất bản năm 2004, trang 236-239ghi:

- Việc thành lập tráiđất cách đây khoảng 4.6 tỉ năm, sau 600 triệu năm thì ổn cố và đời sống bắt đầu xuất hiện trên tráiđất này.

- Chúng ta không cònbằng chứng về địa chất trong các thời đại từ hơn 4 tỉ năm đã qua vì sự chuyểnđộng, vỏ trái đất do các lớp đất trườn, trượt lên nhau đã dần dần chôn vùi tấtcả những gì đã từng ở trên mặt đất.

- Sự va chạm từ một vậtlớn với trái đất vào khoảng gần 10 triệu năm đã tiêu diệt phần lớn những độngvật, thực vật trên hành tinh chúng ta. Một sự kiện là sự tiêu diệt loàiDinosaurs (Khủng-Long) cách nay 65 triệu năm, cũng tiêu diệt 90% đời sống dướibiển, và 70% đời sống động vật trên mặt đất.

- Hiện tại, chúng ta cóđược một ít đá có niên kỷ hơn 2 tỉ năm do các nhà Địa chất học khám phá ra, oxyxuất hiện trên trái đất đã làm rỉ chất sắt trong đá đỏ ở vùng Grand Canyon,Arizona, Hoa-Kỳ.

- Cách đây 10 năm mộtnhà khoa học đoán rằng trái đất chỉ còn tồn tại 100 triệu năm nữa, nhưng cáchđây vài năm, nhà khoa học James Kasting và Caldeira lại cho rằng trái đất sẽtồn tại khoảng 1 tỉ năm nữa; lúc đó mặt trời sẽ bành trướng lớn ra và vỏ ngoàicủa mặt trời sẽ thiêu hủy trái đất, nhưng có nhà khoa học khác lại cho rằng mặttrời còn đủ nhiên liệu cho 5 tỉ năm nữa.

LỜI BÀN VKHOA HỌC:

Xem vậy, chúng ta thấy các nhà Khoa hoc,đã cố gắng phân tích tìm tòi để biết nguồn gốc của trái đất, nhưng kết qủa chưacó là bao, và những ý kiến nhiều khi tương phản hay không ăn khớp nhau, khiếncho chúng ta càng thêm thắc mắc. Có một điều mà người viết tự hỏi là không biếtcác nhà khoa học nghiên cứu có biết rằng trái đất đã xẩy ra nhiều lần đại tainhư Hỏa tai, Thủy tai không? Vì chính những đại tai này đã xóa đi các dấu vếtcủa đời sống trên trái đất mà đức Phật đã cho biết vậy..,.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]