TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRƯỜNG BỘ KINH
(Dìgha Nikàya)
Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ: Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG PL. 2555 - DL 2010
33. Kinh PHÚNG TỤNG
(Sangiti-sutta )
Như vậy, tôi nghe :
1. Một thời nọ Thế Tôn Ứng Cúng (1)
Du hành cùng Đại Chúng tịnh, hòa (2)
Khoảng năm trăm vị Tăng Già
Đến tại Thành phố tên là Pa-Va (3)
Thuộc bộ tộc Man-La (4) làm chủ
Cùng an trú trong một vườn xoài
Của người thợ rèn nơi đây
Chun-Đa (5) – tên của người này, hiền lương.
2. Lúc bấy giờ, địa phương nơi đó
Hội trường nọ : Úp-Phá-Ta-Ka (6)
Dựng lên bởi dân Man-La
Đang sinh sống tại Pa-Va thành này.
Hội trường mới có đầy đủ cả.
Chưa một vị khách lạ đáng tôn
Như Sa-môn, Bà-la-môn
Được mời trú ngụ Hội môn nơi này.
Dân Man-La khi hay Đại Giác
Đang du hành cùng các Tăng Già
Hiện Ngài đã đến Pa-Va
Đang trú ngụ tại Chun-Đa vườn xoài.
Các người này liền đi đến chỗ
_______________________________
(1) : Hai trong 10 danh hiệu của Đức Phật : Bhagava (Thế Tôn)
và Araham (Ứng Cúng, Vô Học, Vô Sinh).
(2) :Bản tính của Tăng-Già (Sangha) là thanh tịnh và hòa hợp .
(3) Thành Pava . (4) : Bộ tộc Mallà . (5) : Chunda .
(6) : Upbhataka .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 304
Đấng Giác Ngộ an trụ tại vườn.
Đến nơi đảnh lễ Pháp Vương
Một bên ngồi xuống, an tường thưa qua :
– “ Bạch Thế Tôn ! Thật là phước quả
Hội trường mới Úp-Phá-Ta-Ka
Được dựng lên tại Pa-Va
Chưa có Phạm-chí (1) hay là Sa-môn
Được thỉnh đến Hội môn an trú.
Nay hội đủ duyên phước tròn đầy
Thỉnh Thế Tôn ngự đến đây
Là người dùng hội trường này trước tiên
Nhờ uy đức vô biên của Phật
Chúng con tất hưởng phước lâu đời ”.
Thế Tôn im lặng nhận lời.
3. Biết Phật chấp thuận thỉnh mời vừa qua
Nên các vị Man-La hoan hỷ
Rời vị trí, đứng dậy khoan thai
Đảnh lễ, hữu nhiễu quanh Ngài
Từ giã, cùng đi đến ngay hội trường
Họ hân hoan, an tường tràn ngập
Dùng đệm để trải khắp hội trường
Sắp đặt sàng tọa, chiếu giường
Đặt các ghè nước, tinh tươm dầu đèn.
Xong đâu đấy, họ bèn đến tiếp
Bạch với Phật mọi việc sẵn sàng.
4. Thế Tôn đúng dậy nghiêm trang
Đắp y mang bát, cùng đoàn Tỷ Kheo
Đến hội trường thể theo lời thỉnh
_______________________________
(1) : Phạm-Chí hay Bàn-Môn tức là Bà-la-môn .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 305
Đến nơi rồi an tịnh rửa chân
Khi vào nhà, Đấng xuất trần
An tọa chính giữa, dựa lưng vào tường
Mặt hướng về đông phương chính diện
Ngồi đối diện, Tăng hướng về tây
Đoạn Thế Tôn thuyết giảng ngay
Những pháp cần thiết hàng ngày hành theo
Nghe thuyết pháp họ đều phấn khởi
( Xin thọ giới để nguyện sinh Thiên )
Thế Tôn thuyết giảng mãn viên
Tất cả Cư-sĩ hiện tiền hân hoan
Cho đến khuya vẫn còn hoan hỹ
Nhưng Phật bảo các vị đang ngồi :
– “ Này các Gia chủ ! Khuya rồi !
Hãy làm những việc phải thời, hợp cơ ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Bây giờ khuya quá
Chúng con xin từ giã, lại nhà ”.
Đứng dậy đảnh lễ Phật-Đà
Quanh Ngài hữu nhiễu, trở ra về nhà.
5. Dân Man-La đi chưa lâu lắm
Thế Tôn ngắm Đại Chúng Tỷ Khưu (1)
Đang ngồi yên lặng vô ưu
Phật bảo Tôn Giả thượng lưu Tăng Già :
– “ Này Sa-Ri-Pút-Ta (1) ! Hiện tại
Chúng Tỷ Kheo vô ngại, tĩnh tâm
_______________________________
(1) : Bhikkhu phiên âm là Tỳ-Khưu hay Tỷ-Kheo ,dịch là Khất-sĩ
là vị đã thọ Đại giới hay Cụ-túc-giới , nhập vào Tăng Đoàn .
(2) : Sariputta phiên âm là Xá-Lợi-Phất hay Xá-Lợi Tử , là vị Đại
Đệ tử của đức Phật , bậc Trí Tuệ đệ nhất .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 306
Không có thụy miên hôn trầm
Ông hãy thuyết pháp đúng tầm, lợi chung.
Ta cảm thấy sau lưng đau tức
Muốn nằm nghỉ lấy sức một hồi ”.
Sau khi nghe Phật nói rồi
Tôn Giả lên tiếng vâng lời Thế Tôn.
Rồi Thế Tôn gấp y làm bốn
Tăng-Già-Lê y vốn kề bên
Rồi Ngài nằm xuống an nhiên
Dáng như sư tử, nằm nghiêng gối đầu
Hai chân để lên nhau, an tịnh
Với ý định sẽ dậy an hòa.
5. Lúc bấy giờ, nhân xảy ra
Việc Na-Ga-Thá Na-Tha-Pút-Tá (1)
Tại Pa-Va mới vừa tạ thế
Ni-Kiền-Tử chia rẽ hai phe
Các vị đệ tử chấp nê
Dùng binh khí miệng nặng nề tấn công :
– “ Ngươi đã không biết đây pháp luật
Ta hiểu biết pháp luật này rành
Sao ngươi có thể biết rành
Ngươi theo tà hạnh, ta hành chánh chân
Lời nói ta tương ưng là thế
Lời ngươi nói không thể tương ưng
Ngươi nói trước sau vô chừng
Điều đáng nói trước ngươi từng nói sau
Điều nói sau bỗng dưng nói trước
_______________________________
(1) : Nigantha Nàtaputta – Ni-Kiền-Tử là một trong Lục Sư
Ngoại đạo thời Phật tại thế . Phái này còn được gọi là Lõa
Hình Ngoại Đạo vì chủ trương trần truồng không mặc quần áo .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 307
Ngươi quan niệm đảo ngược trình bày
Bị thách đố quan niệm này
Ngươi bị đánh bại. Giải vây đi nào !
Hãy tự thoát điều vào bế tắc
Nếu ngươi chắc có thể thực hành ”.
Hình như họ muốn giao tranh
Với nhau tàn hại, để dành quyền uy
Ngay sau khi vắng vì Giáo chủ.
Các đệ tử áo trắng (1) phái này
Chán ngấy trước hiện tượng đây
Chống các Ni-Ganh-Thá ngay tức thì
Phản đối vì trình bày pháp, luật
Hay tuyên bố pháp, luật vụng về
Không vì an tịnh hướng về
Hiệu năng hướng dẫn mọi bề cũng không.
Lại cũng không do từ một bậc
Chánh Đẳng Giác tuyên thuyết, trình bày
Pháp y chỉ đổ vỡ ngay
Không nơi nương tựa cho rày bạch y (1).
7. Ngài Tôn Giả Sa-Ri-Pút-Tá
Bảo rằng : “ Này Hiền Giả Chúng Tăng !
Việc Ni-Kiền-Tử từ trần
Đã làm phái ấy rẽ phân, bất hòa
Các đệ tử xảy ra tranh chấp
Tàn hại nhau, tràn ngập sân si
Dùng binh khí miệng tức thì
Khiến các đệ tử bạch y bất bình
Họ phản đối, miệt khinh, chán ngấy
_______________________________
(1) : Bạch Y cư sĩ hay Cư sĩ áo trắng vì theo phong tục Ấn-Độ
người tại gia thường mặc đồ trắng .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 308
Vì Pháp và Luật ấy mọi bề
Trình bày, tuyên bố vụng về
Hiệu năng không có, không hề tịnh an.
Không do vị Phật Toàn Giác thuyết
Pháp Y chỉ bị triệt, vỡ ra.
Các Hiền Giả ! Nhưng chúng ta
Pháp được Thiện Thệ thuyết ra trọn lành,
Khéo trình bày, khéo phần giảng dạy
Một Chánh Pháp tự tại, từ hòa
Hiệu năng hướng dẫn sâu xa
Hướng đến an tịnh, Phật Đà thuyết răn,
Mọi người cần cùng nhau tụng đọc
Không tranh luận, bực dọc sân si,
Để Phạm hạnh được duy trì
Lâu dài thanh tịnh, uy nghi mọi thì.
Vì hạnh phúc và vì an lạc
Vì thương tưởng đến các chúng sinh
Chư Thiên, loài Người, hữu tình
Đó là Chánh Pháp siêu minh, nhiệm mầu.
* * *
Các Hiền-giả ! Thế nào Một Pháp
Được Thế Tôn diễn đạt, trình bày ?
Ngài dạy Một pháp như vầy
Mọi người cần phải theo đây hành trì :
8. Loài hữu tình do vì ăn uống
* Các món ăn mà muốn trú an.
* Do các Hành mà trú an.
Đó là Một pháp Phật mang trình bày.
Mọi người đây cần cùng tụng đọc
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 309
Không tranh luận, bực dọc sân si,
Để Phạm hạnh được duy trì
Lâu dài thanh tịnh, uy nghi mọi thì.
Vì hạnh phúc và vì an lạc
Vì thương tưởng đến các chúng sinh
Chư Thiên, loài Người, hữu tình
Đó là Chánh Pháp siêu minh, nhiệm mầu.
* * *
9. Các Hiền-giả ! Thế nào Hai pháp
Được Thế Tôn diễn đạt, trình bày ?
Ngài dạy Hai pháp như vầy
Mọi người cần phải theo đây hành trì :
* Danh và Sắc, liễu tri như vậy.
* Vô minh và Hữu ái ở đây.
* Hữu kiến ; Vô hữu kiến này,
* Vô Tàm ; Vô Quý rõ bày đáng khinh.
* Tàm và Quý, hành trình thành tựu,
* Ác ngôn và Ác hữu đáng chê,
* Thiện ngôn ; Thiện hữu cận kề.
* Nhập tội thiện xảo ; Xuất về tội đây.
* Đẳng chí hay Xuất lên đẳng chí
Đều thiện xảo trong ý niệm này.
* Giới thiệu – Tác ý xảo đây
* Duyên khởi thiện xảo ; Xứ hay xảo hiền.
* Thiện xảo chuyên Xứ và Phi xứ.
* Chơn trực và hai thứ Quý, Tàm.
* Nhu hòa cùng với nhẫn kham.
* Lời nói nhu thuận ; Tiếp bằng tình thân.
* Phần vô hại và phần từ ái.
* Thất niệm ấy và bất chánh tri.
* Chánh niệm ; tỉnh giác mọi thì.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 310
* Không thể chế ngự tức thì các căn,
Việc uống ăn lại không tiết độ.
* Căn chế ngự ; Tiết độ uống ăn.
* Tư duy & Tu tập lực cần.
* Niệm lực & Định lực hai phần tịnh thanh.
* Chỉ và Quán, thiền hành vô lượng.
* Tinh cần tướng ; Chỉ tướng chánh chân.
* Không dao động và Tinh cần.
* Giới & Kiến thành tựu, hai phần nói chung.
* Giới suy khuyết ; Kiến cùng suy khuyết.
* Giới thanh tịnh ; Kiến thiệt tịnh thanh.
* Kiến thanh tịnh và Tinh cần
Theo tri kiến ấy, hai phần chủ trương.
* Dao động với pháp thường dao động
Chánh tinh cần dao động người này.
* Không tri túc thiện pháp đây
Cũng không thối thất trong ngay tinh cần.
* Rồi hai phần : Minh tri ; Giải thoát.
* Vô sinh trí, pháp khác : Tận tri.
Này các Hiền-giả ! Vậy thì
Hai pháp được Đấng Toàn Tri dạy rành
Ngài là bậc Trọn lành Đại Giác
A-La-Hán chứng đạt thanh cao
Mọi người dù ở đâu đâu
Cũng nên ghi nhớ cao sâu pháp mầu
Và cần phải cùng nhau tụng đọc
Không tranh luận, bực dọc sân si,
Để Phạm hạnh được duy trì
Lâu dài thanh tịnh, uy nghi mọi thì.
Vì hạnh phúc và vì an lạc
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 311
Vì thương tưởng đến các chúng sinh
Chư Thiên, loài Người, hữu tình
Đó là Chánh Pháp siêu minh, từ hòa.
* * *
10. Các Hiền-giả ! Có Ba Pháp Thánh
Được Thế Tôn chân chánh trình bày ?
Ngài dạy Ba Pháp như vầy
Mọi người cần phải theo đây hành trì :
* Bất thiện pháp : Tham, Si, Sân hận.
* Ba thiện căn : Không Hận, Tham, Si.
* Ba ác hạnh phải tường tri :
Khẩu ; Ý ác hạnh, đồng thì Ác thân.
* Ba thiện hạnh là Thân thiện hạnh,
Khẩu thiện hạnh và Ý hạnh lành.
* Ba bất thiện tầm chẳng lành :
Dục ; Sân tầm với phát sanh Hại tầm.
* Ba thiện tầm : Vô sân ; Ly dục
Vô hại tầm – mọi lúc, mọi thì.
* Rồi đến Ba thiện tư duy :
Vô hại ; Ly dục đồng thì Vô sân.
* Bất thiện tưởng ba phần tăng trưởng
Dục & Sân tưởng ; Hại tưởng khó phân.
* Ba thiện tưởng là Vô sân
Ly dục ; Vô hại tưởng, cần kể ra.
* Bất thiện gìới có ba : Dục giới,
Sân giới và Hại giới – chẳng hòa.
* Thiện giới cũng lại có ba :
Ly dục ; Vô hại cùng là Vô sân.
* Ba giới khác là phần Dục giới
Vô sắc giới ; Sắc giới – rõ bày.
* Ba giới khác : Sắc giới đây
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 312
Vô sắc & Diệt giới – điều này nói chung.
* Ba giới khác : Liệt & Trung & Thắng giới.
* Ba ái với Dục & Hữu ái này
Cùng Vô-hữu-ái ở đây.
* Lại ba ái khác như vầy bày phô :
Dục & Sắc ái và Vô sắc ái.
* Ba Ái khác : Sắc ái kể ra
Vô sắc ái ; Diệt ái qua.
* Với Ba kiết sử, đó là Hoài nghi ;
Giới cấm thủ ; chấp trì Thân kiến.
* Ba lậu khiến : Dục lậu đinh ninh ;
Hữu lậu ; và lậu vô minh.
* Ba hữu : Dục & Sắc hữu gìn khư khư
Vô sắc hữu cũng từ so sánh.
* Ba cầu là : Phạm hạnh cầu này
Dục cầu ; hữu cầu như vầy.
* Ba mạn : Thắng mạn, điều này đầu tiên
Ty liệt mạn đi liền Đẳng mạn.
* Ba thời đoạn : Quá khứ thời riêng ;
Vị lai ; Hiện tại tiếp liền.
* Ba biên : Tập hữu thân biên một phần
Hữu thân diệt ; hữu thân biên đó.
* Rồi Ba thọ : Lạc & Khổ thọ đây,
Phi khổ phi lạc thọ này.
* Với Ba khổ tánh như vầy kể ra :
Hành & Hoại khổ cùng là Khổ khổ.
* Ba tụ có : Tà định tụ này ;
Chánh định & Bất định tụ đây.
* Ba nghi đối với ba kỳ thời gian
Quá khứ sang Vị lai, Hiện tại
Sinh do dự, nghi ngại trong lòng
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 313
Không quyết định, không hài lòng.
* Ba điều Đại Giác sạch trong vô ngần
Luôn thanh tịnh, không cần gìn giữ
Vì Như Lai bất cứ điều gì
Về thân, miệng, ý uy nghi
Không có ác hạnh, chẳng chi lỗi lầm
Không dấu thầm, sợ người khác biết
Thân, khẩu. ý quả thiệt thiện hành.
* Ba Chướng : Tham chướng chẳng lành
Sân chướng, Si chướng phát sanh bao lần.
* Ba loại lửa : Tham, Sân, Si hỏa.
* Ba loại lửa khác đã kể ra :
– Lửa người hiếu kính mẹ cha.
– Lửa người Gia chủ trong nhà hiền lương.
– Lửa của người cúng dường đúng cỡ
( Bậc xuất gia, con, vợ, mẹ cha ).
* Ba loại sắc tụ, đó là :
Hữu kiến hữu đối sắc qua mọi bề
Vô kiến hữu thuộc về đối sắc.
Vô kiến vô đối sắc hiểu rành.
* Ba Hành – đó là phước hành
Phi phước hành ; bất động hành – cả ba.
* Ba loại người : Hữu và Vô học,
Phi hữu học, phi vô học nhân.
* Ba vị Trưởng lão, kể dần :
Sanh & Pháp trưởng lão tinh cần thanh cao
Cùng trưởng lão thuộcvào nhập định.
* Phước nghiệp sự được tính như vầy :
Thi hành phước nghiệp sự đây,
Giới hành phước nghiệp sự này phát sanh.
Phước nghiệp sự tu hành như vậy.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 314
* Cử tội sự : Nghe ; Thấy và Nghi.
* Ba Dục Sanh phải tường tri :
– Hữu tình do Dục tức thì trú an.
Đối với dục, trú an lệ thuộc
Bị chi phối phụ thuộc liên miên
Như người ; một số Chư Thiên
Một số đọa xứ họ liền tái sanh,
Đây là loại Dục sanh thứ nhất.
– Có hữu tình sự vật họ làm
Phát sinh lòng Dục vì tham
Họ tạo sự vật và ham muốn liền
Như Chư Thiên cõi Trời Hóa Lạc
Niêm-Ma-Ná-Ra-Tí (1) nơi này,
Là loại Dục sanh thứ hai.
– Hữu tình loại khác có rày dục tâm
Với sự vật được làm từ các
Những loài khác đã tạo nó ra
Họ bị chi phối dần dà
Trong những dục vọng người ta làm rồi
Như Chư Thiên cõi Trời thanh thái
Là Tha Hóa Tự Tại Thiên tòa
Pa-Ri-Niêm-Mí-Ta-Va
Sa-Vát-Tí (2). Dục sanh là thứ ba.
* Ba Lạc Sanh kể ra thứ tự :
– Có hữu tình quá khứ tạo ra
Thiền định lạc, sống an hòa
Như Bram-Má Ka-Di-Ka (3) thiện hành
_______________________________
(1) : Nimmàna-Rati ( cõi Trời Hóa Lạc Thiên ) .
(2) : Para-nimmitava-savatti ( cõi Trời Tha Hóa Tự Tại ) .
(3) : Brahma-Kàyikà ( cõi Trời Phạm Chúng ) .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 315
(Phạm Chúng Thiên). Lạc sanh thứ nhất.
– Có hữu tình thì rất thấm nhuần
Biến mãn, sung mãn, thịnh hưng
Với an lạc đó, không ngưng kêu vầy :
“ An lạc thay ! Ôi đầy an lạc ! ”.
Như Chư Thiên A-Phát-Sa-Ra (1)
Hay Quang Âm Thiên quang hoa,
Hạng lạc sanh đó chính là thứ hai.
– Có hữu tình tràn đầy, nhuần thấm
Và biến mãn, thịnh với lạc an
Sống mãn túc với lạc an
Cảm thọ an lạc đầy tràn, trải qua
Như Su-Phá-Kin-Na (2) Thiên giới
(Biến Tịnh Thiên ), cảnh giới an hòa,
Là loại lạc sanh thứ ba.
* Ba Tuệ : Hữu học tuệ là đầu tiên,
Vô học tuệ đi liền một dọc
Phi hữu học, phi vô học thành.
* Ba loại Tuệ khác hiểu nhanh :
Là Tư sanh tuệ ; Văn sanh tuệ này,
Tu sanh tuệ như vầy thứ đệ.
* Ba binh khí : Nghe ; Tuệ ; Xa ly.
* Ba Căn : Vị trí đương tri ;
Dĩ tri căn với Cụ tri căn này.
* Ba Nhãn được trình bày : Nhục nhãn ;
Rồi Thiên nhãn ; Tuệ nhãn siêu nhân.
* Ba Học : Tăng thượng giới phần ;
Tăng thượng tâm học ; Tuệ tăng thượng phần.
_______________________________
(1) : Àbhassarà ( cõi Trời Quang-Âm Thiên ) .
(2) : Subhakinnà ( cõi Trời Biến Tịnh Thiên ) .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 316
* Ba Tu Tập : Tâm ; Thân tu ; Tuệ.
* Ba Vô Thượng được kể : Kiến ; Hành ;
Giải thoát vô thượng tịnh thanh.
* Ba Định : Hữu tứ hữu tầm định đây ;
Vô tầm hữu tứ này thiền định
Vô tầm vô tứ định thứ ba
Đó là ba loại thiền-na
Khác nhau ý nghĩa cùng là tế thô.
* Ba Định khác, là Vô tưởng định ;
Vô nguyện định ; Không định – thực hành.
* Ba Thanh Tịnh : Thân tịnh thanh ;
Rồi Ngữ thanh tịnh ; Ý lành tịnh thanh.
* Ba Tịch Mặc là Thân tịch mặc ;
Ngữ tịch mặc và Ý cũng vầy.
* Ba Thiện Xảo biết ở đây :
Tăng ích thiện xảo ; lành thay điều này
Tồn ích xảo ; đủ đầy thấu đáo
Phương tiện xảo ; lợi lạc mọi điều.
* Ba Kiêu, là Vô bệnh kiêu ;
Niên tráng kiêu ; Hoạt mạng kiêu – ba đường.
* Ba Tăng Thượng : Ngã thường tăng thượng ;
Thế tăng thượng ; Pháp cũng gia tăng.
* Ba Luận Sự hay luận bàn :
Luận bàn quá khứ ; Luận bàn tương lai ;
Luận bàn ngay vấn đề hiện tại ;
Những sự việc vẫn xảy thường tình.
* Ba Minh : Túc mạng trí minh ;
Hữu tình sinh tử là minh thứ nhì
Lậu tận trí minh tri đầy đủ.
* Ba Trú là Thiên trú gồm trong
Phạm trú ; Thánh trú thảy đồng.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 317
* Ba Thần Thông : Thần túc thông thâm trầm,
Tri tha tâm thần thông biết tới,
Cùng Giáo giới sinh chúng thần thông.
Các Hiền-giả ! Chính Thế Tôn
Ba pháp giảng dạy Pháp môn ngọn ngành
Ngài là bậc Trọn Lành Đại Giác
A-La-Hán chứng đạt thanh cao
Mọi người dù ở đâu đâu
Cũng nên ghi nhớ cao sâu pháp mầu
Và cần phải cùng nhau tụng đọc
Không tranh luận, bực dọc sân si,
Để Phạm hạnh được duy trì
Lâu dài thanh tịnh, uy nghi mọi thì.
Vì hạnh phúc và vì an lạc
Vì thương tưởng đến các chúng sinh
Chư Thiên, loài Người, hữu tình
Đó là Chánh Pháp siêu minh, nhiệm mầu.
* * *
11. Các Hiền-giả ! Thế nào Bốn pháp
Được Thế Tôn diễn đạt, trình bày ?
Ngài dạy Bốn pháp như vầy
Mọi người cần phải theo đây hành trì
Phải suy nghiệm uy nghi lời Phật :
* Bốn Niệm Xứ – duy nhất con đường
Đưa đến thanh tịnh vô lường
Đưa chúng sinh vượt sầu thương ngập tràn
Diệt khổ ưu, khóc than, uất ức
Diệt khổ thân, trừ dứt khổ tâm
Chứng ngộ Niết Bàn cao thâm
Bốn Niệm Xứ ấy, phải cần hiểu ngay :
Vị Tỷ Kheo ở đây tu tập
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 318
– Phải như thật ‘Quán Thân trên thân’,
Chánh niệm, tỉnh giác, tinh cần
Tham sân chế ngự, muôn phần tịnh yên.
– Rồi đến ‘Quán Thọ trên các thọ’,
Luôn tỉnh giác và có tinh cần
Chế ngự tham sân tự thân.
– ‘Quán Tâm trên chính tâm’, cần nhiệt tâm
Luôn tỉnh giác và thầm chánh niệm
Để chế ngự, dứt điểm sân tham.
– Quán Pháp trên các pháp trần
Chánh niệm, tỉnh giác, tinh cần, nhiệt tâm
Để chế ngự sân tham lầm lạc.
* Bốn Chánh Cần : - Thấy Ác chưa sinh
Cố gắng khiến ác đừng sinh.
– Ác, bất thiện pháp đã sinh, diệt trừ.
– Các thiện pháp nếu như chưa khởi
Phải sinh khởi thiện pháp tức thời.
– Các thiện pháp đã sinh rồi
Duy trì, tăng trưởng chẳng hồi nào ngưng.
Được tu tập không ngừng cố gắng
Được viên mãn, tinh tấn, kiên trì.
* Bốn Thần Túc cần liễu tri
Tỷ Kheo liên tục mọi thì gắng tu
Câu hữu với Dục như ý túc,
Thực hiện Dục thiền định phát sanh
Câu hữu tinh tấn thực hành
Tâm như ý túc, tịnh thanh định thiền
Cùng Tinh Tấn định thiền thần túc,
Tu thần túc câu hữu tinh cần
Tư Duy thiền định dự phần
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 319
Bốn như ý túc chánh chân đủ đầy.
* Bốn Thiền Định ở đây cụ túc :
– Vị Tỷ Kheo ly dục, an nhiên
Ly ác pháp, chứng & trú Thiền
Là Thiền Đệ Nhất, cảm liền lạc an
Do ly dục, với tầm, với tứ
– Diệt tầm & tứ, chứng & trú Nhị Thiền.
Trạng thái hỷ lạc vô biên
Không tầm, không tứ, định liền do sanh.
Với nội tỉnh nhất tâm, vẹn cả.
Rồi ly hỷ trú xả tức thời
Chánh niệm, tỉnh giác chẳng lơi
Thân cảm lạc thọ, sáng ngời, an nhiên
Sự lạc thọ Thánh Hiền gọi đủ
Là ‘xả niệm lạc trú’, vô phiền
Chứng và an trú Tam Thiền.
– Xả lạc, xả khổ, diệt liền hỷ ưu
Đã cảm thọ trước, lưu như thế
Chứng và trú vào Đệ Tứ Thiền,
Không khổ, không lạc an nhiên
Xả niệm thanh tịnh, hiện tiền thắng duyên.
* Bốn Tu Tập cần chuyên Thiền định
Nhờ tu tập thiền định, hành trì :
– Đưa đến lạc trú tức thì,
Ngay trong hiện tại chẳng chi so bì.
– Nhờ tu tập, hành trì Thiền định
Sẽ chứng chính Tri kiến, điều này.
– Chánh niệm, tỉnh giác đủ đầy.
– Diệt tận lậu hoặc, thấy rày lý chân.
Các Hiền-giả ! Hãy phân tích rõ
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 320
Thế nào có tu tập, hành Thiền
Nhờ sự nỗ lực, cần chuyên
Đưa đến lạc trú hiện tiền có ngay ?
Vị Tỷ Kheo ở đây nhất mực
Ly ác pháp, ly dục cần chuyên
Chứng và trú bốn bậc Thiền
Từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền viên thông,
Hưởng lạc trú ngay trong hiện tại.
– Thế nào lại Tri kiến chứng tri ?
Tỷ Kheo vị ấy kiên trì
Tác ý quang minh tưởng thì trú an
An trú tưởng ban ngày tương tác
Với ban đêm không khác mọi đàng
Với tâm mở rộng hoàn toàn
Tạo ra Tâm có vô vàn hào quang.
Nhờ Thiền định dẫn sang chứng đắc
Tri kiến này quả thật thiện duyên.
– Thế nào nhờ sự hành Thiền
Chánh niệm ; tỉnh giác đạt liền ở đây ?
Vị Tỷ Kheo biết ngay thọ khởi
Biết thọ trú dẫn tới diệt ngay.
Biết tưởng khởi ; tưởng trú này
Biết được tưởng diệt ở đây đồng thời.
Biết tầm khởi ; biết nơi tầm trú
Biết tầm diệt, đầy đủ mọi phần,
Đưa đến tỉnh giác, niệm chân.
– Diệt tận lậu hoặc phải cần ra sao ?
Vị Tỷ Kheo nhờ vào an trú
Quán đầy đủ tánh sinh diệt này
Trên Năm Thủ Uẩn như vầy :
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 321
Đây Sắc ; Sắc tập ; Sắc này diệt nhanh.
Đây Thọ ; Tưởng ; đây Hành ; đây Thức
Có Thức tập và Thức diệt liền,
Do sự tu tập, hành thiền
Diệt các lậu hoặc do chuyên hành trì.
* Vô Lượng Tâm : Từ ; Bi ; Hỷ ; Xả
Vị hành giả thực hiện tinh tường
An trú, biến mãn một phương
Với tâm câu hữu thanh lương với Từ.
Và cũng như phương hai ; ba ; bốn
Cùng khắp chốn thế giới vô biên
Hết thảy phương xứ, dưới trên
Cả bề ngang – Vị ấy liền trú an.
Biến mãn toàn với tâm câu hữu
Với Hỷ ; Xả ; câu hữu Từ ; Bi
Quảng đại vô biên, đồng thì
Không sân, không hận, chẳng chi muộn phiền.
* Vô Sắc giới ở riêng bốn cõi
Mọi sắc tưởng vượt khỏi như vầy,
Diệt mọi chướng ngại tưởng này
Không tác ý dị tưởng này dính đeo.
Vị hành giả Tỷ Kheo thầm nghĩ :
“ Hư không này đích thị vô biên”
Chứng, trú Xứ Không Vô Biên.
Vượt lên, lại nghĩ Vô biên Thức này
Chứng, trú ngay Thức Vô Biên Xứ.
Rồi Vô Sở Hữu Xứ vượt lên.
Vượt Vô sở hữu xứ trên
Liền chứng và trú an nhiên tức thì
Vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 322
Bốn Vô Sắc tuần tự đạt dần.
* Bốn Y Chỉ cho tự thân :
Tỷ Kheo thọ dụng sau phần nghĩ suy ;
Sau suy nghĩ, tức thì nhẫn thọ ;
Sau suy nghĩ, lại có viễn ly ;
Khiển trừ, sau khi nghĩ suy.
* Có Bốn Thánh Chúng hành trì viên thông :
– Vị Tỷ Kheo bằng lòng thọ nhận
Các loại Y, không gắng tìm cầu
Không được Y, không não sầu.
Được Y, không nhiễm-trước vào Y đây
Không mê say, không hề phạm tội.
Khi dùng Y, thấy lỗi hiểm nguy,
Rõ sự giải thoát quang huy
Bằng lòng với bất cứ Y loại nào,
Không khen mình, chê vào người khác
Vị Tỷ Kheo tỉnh giác, tinh cần
Chánh niệm, khéo léo mọi phần
Gọi là vị đã trung thành sớm trưa
Với Thánh chủng kế thừa truyền thống.
– Các Hiền-giả ! Nếp sống Chư Tăng
Tự bằng lòng với thức ăn
Do sự khất thực ; và hằng tán dương
Không kiếm phương tìm cầu vật thực
Không xứng đáng với bực xuất gia
Không có áo não phiền hà
Nếu không có món ăn mà mình ưa.
Khi khất thực, món vừa ý được
Không nhiễm-trước, phạm tội, say mê.
– Cũng như vậy, khi nói về
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 323
Chỗ ở trú ngụ mọi bề cũng xong
Tự bằng lòng trú trong phòng xá
Mà mình đã trú ngụ lâu, mau.
– Cũng không cố gắng tìm cầu
Một cách không xứng, mặc dầu cố công.
Không áo não nếu không trú xứ,
Có phòng xá không tự say mê
Không có phạm tội thuộc về
Luôn luôn quán tưởng mọi bề hiểm nguy
Để phát huy việc tu giải thoát
Trú an lạc bất cứ mọi nơi
Không khen mình, không chê người
Vị này khéo léo mọi thời chánh chân
Luôn tỉnh giác, tinh cần, chánh niệm
Đây là điểm đáng gọi vị này
Là vị trung thành ở đây
Đối với Thánh chủng sâu dày sớm trưa
Theo truyền thống kế thừa quá khứ.
Các Hiền-giả ! Phích-Khú an từ
Ưa thích, hoan hỷ đoạn trừ
Ưa thích, hoan hỷ sự tu tập này.
Nhờ hoan hỷ như vầy, vị ấy
Không khen mình, không lại chê người
Khéo léo, tinh cần mọi thời
Tỉnh giác, chánh niệm chẳng lơi tâm lành
Được gọi là trung thành Thánh chủng
Theo truyền thống quá khứ, chánh chân.
* Tiếp theo là Bốn Tinh Cần
Tinh cần chế ngự, tinh cần trừ đi
Rồi Tu tập, Hộ trì tinh tấn.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 324
– Thế nào là Chế ngự tinh cần ?
Này các Hiền-giả Chúng Tăng !
Ở đây, Phích-Khú này hằng tịnh an
Mắt thấy Sắc không màng nắm giữ
Tướng chung, riêng. Bất cứ nguyên nhân
Nhãn căn không được cản ngăn
Khiến cho các ác, ái tham khởi liền
Khiến ưu phiền, chẳng lành pháp khởi
Tự chế ngự từ bởi nguyên nhân
Hộ trì, chế ngự nhãn căn.
– Hay Tai nghe Tiếng ; Mũi hằng ngửi Hương
Lưỡi nếm Vị ; Thân thường cảm Xúc.
Ý nhận thức các Pháp, hiểu sâu.
Nhưng năm căn ấy duyên vào
Không hề nắm giữ tướng nào chung, riêng
Nguyên nhân gì khi duyên như vậy
Các căn ấy không được cản ngăn
Khiến tham ái, ưu bi tăng
Các bất thiện pháp dần dần khởi lên.
Vị Tỷ Kheo nói trên chế ngự
Nguyên nhân ấy ; chế ngự các căn,
Gọi là chế ngự tinh cần.
– Còn gọi trừ đoạn tinh cần là sao ?
Vị Tỷ Kheo không sao nhẫn nại
Với Dục tầm ; Sân & Hại tầm kia
Từ bỏ, tiêu diệt, đoạn lìa
Không cho hiện hữu sớm khuya mọi phần,
Là Tinh cần đoạn trừ đề cập.
– Còn Tinh cần tu tập là sao ?
Tỷ Kheo tâm ý thanh cao
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 325
Tu tập bảy pháp thuộc vào Giác Chi :
Niệm giác chi ; Giác chi Trạch pháp ;
Tu tập pháp Tinh tấn giác chi ;
Hỷ và Khinh an giác chi ;
Tu tập Định & Xả giác chi đủ đầy.
Những pháp này y vào ly dục
Y xả ly, thành thục đoạn trừ
Y đoạn diệt ; giữ khư khư
Như vậy được gọi danh từ chánh chân
Là Tu tập tinh cần pháp ấy.
– Các Hiền-giả ! Nay hãy nói vào
Hộ trì tinh cần là sao ?
Tỷ Kheo vị ấy thanh cao hộ trì
Khởi lên vì tốt tươi định tướng
Cốt tưởng ; trùng hám tưởng rõ bày
Thanh ứ & đoạn hoại tưởng này
Đến trương bành tưởng ( quán rày tử thi )
Như vậy gọi Hộ trì tinh tấn.
* Bốn Trí thắng : Pháp-trí thậm thâm
Loại-trí và trí-tha-tâm
Cùng thế-tục-trí thăng trầm kể ra.
* Bốn Trí khác : Khổ và Tập-trí
Cùng Diệt-trí ; Đạo-trí đồng thì.
* Có Bốn Dự Lưu quả chi :
Vị Thánh đệ tử hành trì trải qua
Tin tuyệt đối Phật Đà Chánh Giác
Tin tuyệt đối Giáo Pháp cao xa
Tuyệt đối tin tưởng Tăng-Già
( Thanh-tịnh Tăng-chúng hay là Thánh Tăng ).
– Tin tưởng Phật, lòng hằng kính ngưỡng
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 326
Bậc Thế Tôn, Vô Thượng Đạo Sư
Thiện Thệ, Điều Ngự Trượng Phu
Thế Gian Giải, Thiên Nhân Sư, Phật Đà
Chánh Đẳng Giác, Đại A-La-Hán
Minh Hạnh Túc viên mãn trí bi.
– Tin tưởng Giáo Pháp hành trì
Được Thế Tôn khéo thích nghi trình bày
Thuyết giảng Pháp hiện nay thiết thực
Vượt thời gian, uy lực thanh cao
Đến để mà thấy pháp mầu
Hiệu năng hướng thượng (nhắm vào trí minh)
Người có trí tự mình giác hiểu.
– Tăng đệ tử tiêu biểu Phật Đà
Đầy đủ diệu hạnh từ hòa
Đầy đủ trực hạnh trải qua như vầy
Như lý hạnh ; thẳng ngay chánh hạnh
Hàng Tăng Bảo bốn hạnh là đây.
Bốn đôi, tám vị. Lành thay !
Chúng Tăng đệ tử của Ngài Thế Tôn.
Đáng lễ bái, đáng tôn, kính ngưỡng
Đáng cung dưỡng, đáng được chấp tay,
Phước điền vô thượng đời này,
Thành tựu giới đức, đêm ngày tịnh thanh.
Các bậc Thánh sẵn dành ái mộ
Không tỳ vết, không chỗ hoại hư.
Thực hành liên tục chẳng từ
Không bị khiếm khuyết, tâm tư an bình
Được bậc Thánh nhiệt tình khen ngợi
Không nhiễm ô, hướng tới thiền tu.
* Bốn Sa-Môn Quả đặc thù :
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 327
– Là Dự Lưu quả tức Tu-Đà-Hoàn.
– Tư-Đà-Hàm – Nhất Lai quả vị.
– A-Na-Hàm – quả vị Bất Lai.
– A-La-Hán – quả vị này
Ứng Cúng, Vô Học, rõ bày Vô Sanh.
* Bốn Giới này hiểu rành : Địa giới
Thủy & Hỏa giới ; Phong giới như vầy.
Đất, nước, lửa, gió – chính đây.
* Bốn Thực : Đoàn thực, tế hay thô này
Xúc thực đây và tư niệm thực
Cùng thức thực – bốn thứ hiện tiền.
* Bốn Thức Trú biết căn nguyên
Khi duyên vào Sắc, thức liền khởi lên
Rồi an trú ; thức bèn lấy sắc
Làm sở y, lấy sắc cảnh quan
Làm căn cứ thọ hưởng an
Tăng trưởng, tăng thịnh, tăng quang dạt dào.
Các Hiền-giả ! Duyên vào uẩn khác
Thọ, Tưởng, Hành-thức phát khởi lên
Lấy uẩn ấy làm cảnh liền
Làm sở y của thức trên dần dà,
Làm căn cứ để mà thọ hưởng
Được tăng trưởng, tăng thịnh, tăng quang.
* Bất hành xứ hạnh bao hàm :
Bất hành xứ hạnh về tham dục phần
Bố úy & sân bất hành xứ hạnh
Cùng bất hành xứ hạnh về si.
* Bốn Ái Sanh do duyên vì :
– Do nhân Y phục, khởi thì ái tham,
– Nhân vật thực, khởi tham ái luyến,
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 328
– Nhân chỗ ở nên khiến ái tham,
– Nhân hữu, phi hữu bao hàm
Tỷ Kheo vị ấy khởi tham ái tà.
* Bốn Hành là : Khổ-hành trì-chứng,
Rồi khổ-hành tốc-chứng, biết qua
Lạc-hành trì-chứng thứ ba,
Lạc-hành tốc-chứng chính là thứ tư.
* Bốn hành khác đi từ từng mục :
Kham-nhẫn-hành ; điều-phục-hành này,
Bất-kham-nhẫn-hành như vầy
Tịch-tịnh-hành nữa điều đây bao hàm.
* Bốn Pháp Túc : Vô-tham pháp-túc ;
Rồi vô-sân pháp-túc trải sang
Chánh-niệm pháp-túc rõ ràng
Chánh-định pháp-túc lạc an tức thì.
* Bốn Pháp Thọ là chi ? Phải rõ :
– Có pháp thọ hiện tại khổ đau
Tương lai quả báo khổ đau.
– Pháp thọ hiện tại khổ đau rõ bày
Nhưng quả báo tương lai an lạc.
– Có pháp thọ an lạc hiện đời
Tương lai quả báo khổ thời.
– Pháp thọ an lạc ở đời hiện nay
Và quả báo tương lai an lạc.
Bốn pháp thọ tương tác như vầy.
* Bốn Pháp Uẩn được biết đây :
Giới uẩn ; Định uẩn dẫn rày lìa mê
Công đức uẩn ; Uẩn về giải thoát.
* Có Bốn Lực là các điều này :
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 329
Tinh-tấn-lực ; Niệm-lực đây
Định-lực ; Tuệ-lực trình bày rõ ra.
* Bốn Thắng Xứ hay là Bốn nguyện :
Tuệ thắng xứ diễn tiến đầu tiên
Đế & Xả thắng-xứ tùy duyên
Chỉ-tức thắng-xứ, đi liền chẳng lơi.
* Có Bốn cách trả lời câu hỏi :
– Bằng cách nói dứt khoát một đàng,
– Bằng cách phân tích rõ ràng,
– Bằng cách hỏi lại, chuyển ngang thế cờ,
– Hoặc bằng cách tảng lờ, không đáp.
* Có Bốn Nghiệp là các điều này :
– Hắc nghiệp hắc báo ở đây,
– Bạch nghiệp bạch báo như vầy kể ra,
– Hắc bạch nghiệp ; hắc và bạch báo,
– Phi hắc phi bạch nghiệp, cộng ngay
Phi hắc phi bạch báo này.
Tận diệt các nghiệp như vầy trước sau.
* Bốn pháp cần phải mau chứng ngộ :
– Túc mạng cần chứng ngộ bởi gì ?
Bởi niệm – hành giả liễu tri.
– Sinh tử chứng ngộ do vì nhãn căn.
– Tâm giải thoát bởi thân, chứng ngộ.
– Lậu tận cần chứng ngộ cho mau
Bởi tuệ - cứu kính làm đầu.
* Bộc lưu – nước lũ – kể vào bốn lưu :
Dục-bộc-lưu ; bộc-lưu về hữu
Kiến-bộc-lưu ; nước lũ vô-minh.
* Bốn Ách : – Dục ách phát sinh,
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 330
Hữu ách ; Kiến ách ; Vô minh ách này.
* Bốn Ly ách như vầy : Ly dục
Ly hữu ách không lúc nào ngơi
Ly kiến ách, chẳng đổi dời
Ly vô minh ách để đời thanh tân.
* Bốn Hệ Phược : Tham-thân hệ-phược
Đến Sân-thân hệ-phược như vầy
Giới-cấm-thủ thân-hệ đây
Thử-thực-chấp thân-hệ này kể ra.
* Có Bốn Thủ, đó là Dục thủ ;
Kiến thủ ; Giới cấm thủ – cùng là
Ngã thuyết thủ nữa kể ra.
* Bốn Sanh là Noãn sanh và Thai sanh
Cùng Thấp sanh, Hóa sanh – bốn loại.
* Bốn Nhập Thai – Đại loại có loài :
– Không biết lúc nhập mẫu thai
Không biết mình trú mẫu thai bao ngày
Xuất ra khỏi mẫu thai chẳng biết,
Loại thứ nhất của việc nhập thai.
– Có loại biết lúc nhập thai
Nhưng khi trú ở, xuất thai chẳng tường.
Đó là phương nhập thai đệ nhị.
– Cũng có loài biết kỹ nhập thai
Tỉnh giác khi trú mẫu thai
Nhưng không biết lúc thai này xuất ra,
Loại nhập thai thứ ba đề cập.
– Loại tỉnh giác khi nhập mẫu thai
Tỉnh giác khi trú mẫu thai
Tỉnh giác biết rõ lúc thai ra ngoài,
Loại thứ tư nhập thai được kể.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 331
* Phương cách được tự thể mới, do :
– Ý chí của mình quyết lo
Không phải có được là do ý người.
– Do ý chí của người quyết chí
Không phải do ý chí của mình.
– Chính do ý chí của mình
Cùng với ý chí đồng minh của người.
– Không do nơi chính mình ý chí
Cũng không do ý chí người nào.
* Bốn sự cúng dường là sao ?
Thế nào bất tịnh ? Thế nào tịnh thanh ?
– Người cúng dường tâm thành, thanh tịnh
Người thọ nhận bất tịnh, mê si.
– Người cúng không thanh tịnh chi
Nhưng người thọ nhận hành trì tịnh thanh.
– Người cúng dường không thanh tịnh hẳn
Người thọ nhận cũng chẳng tịnh thanh.
– Người cúng dường rất tịnh thanh
Người thọ nhận cũng tâm lành tịnh thanh.
.
* Bốn nhiếp pháp biết rành : Ái ngữ ;
Cùng Bố thí ; Đồng sự ; Lợi hành.
* Bốn Phi thánh ngôn chẳng lành :
Vọng ngữ ; lưỡng thiệt – tinh ranh hại người,
Cùng ác khẩu và lời ỷ ngữ
( Nói dối ; sự đâm thọc lời tà ;
Lời độc ác ; lời ba hoa
Nói chuyện phù phiếm, dan ca phí thời ).
* Bốn Thánh ngôn : – Tránh lời ác độc ;
– Tránh hai lưỡi đâm thọc bất hòa ;
– Tránh nói dối trá xấu xa ;
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 332
– Tránh nói vô ích ba hoa, phí giờ.
* Phi thánh ngôn khác do bốn loại :
– Không thấy mà nói thấy mọi bề,
– Không nghe mà lại nói nghe,
– Không nghĩ nói nghĩ, dấu che thực tình,
– Điều không biết nói mình biết rõ.
* Bốn Thánh ngôn khác đó là chi ?
– Không thấy, nói không thấy gì,
– Không nghe, nói rõ mình thì không nghe,
– Không nghĩ về, nói mình không nghĩ,
– Không biết kỹ, nói không biết qua.
* Bốn Phi thánh ngôn khác là :
– Thấy nói không thấy, điêu ngoa mọi bề,
– Nghe mà nói không nghe, đáng bỉ,
– Nghĩ mà nói không nghĩ, tệ thay !
– Biết nói không biết, không hay.
* Bốn Thánh ngôn khác thẳng ngay mọi thời :
– Biết nói biết ; Thấy thời nói thấy ;
– Nghĩ nói nghĩ ; Nghe vậy nói nghe.
* Bốn loại người được nói về :
– Người thường làm khổ mọi bề tự thân
Siêng năng làm khổ thân, tự phạt.
– Người làm cho người khác khổ đau
Siêng làm người khác khổ đau.
– Người siêng làm khổ nhắm vào tự thân
Cũng siêng làm tha nhân đau khổ.
– Người không làm đau khổ cho mình
Không siêng năng làm khổ mình,
Cũng không làm khổ tội tình tha nhân
Không siêng năng làm người khác khổ.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 333
Chính vì chỗ vị ấy mọi thời
Không làm khổ mình, khổ người,
Ngay trong hiện tại sống đời tịnh thanh
Sống ly dục, thiện lành, tịch mặc
Không dính mắc, thánh thiện, lạc an.
* Bốn loại người khác nói sang :
– Người hành tự lợi, không màng lợi tha.
– Người lợi tha, không hành tự lợi.
– Không tự lợi, không cả lợi tha.
– Hành cả tự lợi, lợi tha.
* Bốn loại người khác kể ra thế nào ?
– Sống trong tối, hướng vào bóng tối.
– Sống trong tối, hướng ánh sáng ngay.
– Sống trong ánh sáng như vầy
Hướng đến bóng tối đen dày chơi vơi.
– Lại loại người sống trong ánh sáng
Luôn hướng đến ánh sáng quang hoa.
* Bốn loại người khác, kể ra :
– Một là bất động cũng là Sa-môn ;
– Xích liên hoa Sa-môn được thấy ;
– Bạch liên hoa vị ấy Sa-môn
– Bốn là Diệu thiện Sa-môn.
Bốn Pháp đã được Thế Tôn giảng bày
Vị đã biết đủ đầy, đã thấy
Khéo giảng Pháp tự tại, từ hòa
Hiệu năng hướng dẫn sâu xa
Hướng đến an tịnh, Phật Đà giảng sâu,
Mọi người cần cùng nhau tụng đọc
Không tranh luận, bực dọc sân si,
Để Phạm hạnh được duy trì
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 334
Lâu dài thanh tịnh, uy nghi mọi thì.
Vì hạnh phúc và vì an lạc
Vì thương tưởng đến các chúng sinh
Chư Thiên, loài Người, hữu tình
Đó là Chánh Pháp siêu minh, nhiệm mầu.
- II -
Các Hiền-giả ! Thế nào Năm Pháp
Được Thế Tôn diễn đạt, trình bày ?
Ngài dạy Năm pháp như vầy
Mọi người cần phải theo đây hành trì :
* Năm Uẩn thì đầu tiên Sắc uẩn ;
Tiếp : Thọ uẩn ; Tưởng uẩn ở đây,
Hành uẩn ; Thức uẩn đủ đầy.
* Có Năm Thủ uẩn như vầy, kể ra :
Sắc thủ uẩn ; Thọ là thủ uẩn ;
Tưởng thủ uẩn ; Hành thủ uẩn này
Cùng Thức thủ uẩn trình bày.
* Năm Dục Công Đức như vầy nói qua :
– Sắc do là nhãn căn nhận thức
Sắc này thực khả ái, mỹ miều
Khả hỷ, khả lạc, yêu kiều
Kích thích lòng dục, càng nhiều đắm say.
– Tiếng do tai nghe và nhận thức,
– Mũi nhận thức, phân biệt mùi hương,
– Lưỡi nhận thức vị tinh tường,
– Xúc do thân cảm xúc, thường nhận ra.
Là khả ái hay là khả hỷ
Là khả lạc, khả ý trải qua
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 335
Kích thích lòng dục xấu xa
Duyên với ngũ uẩn cùng là ngũ căn.
* Có năm Thú kể dần tiếp tục :
– Cõi địa ngục thọ khổ vô vàn,
– Bàng sanh – xương sống nằm ngang,
– Ngạ quỷ đói khát than van kêu cầu,
– Còn loài Người khác nhau duyên phước,
– Cõi Chư Thiên hưởng được lạc an.
* Năm Xan tham hiểu rõ ràng :
– Xan tham trú xứ ; tham xan gia đình ;
– Xan tham những vật mình thu hoạch ;
– Xan tham đối với sắc một phần,
– Xan tham đối với pháp trần.
* Có năm Triền cái, ta cần nêu ra :
– Thứ nhất là Dục tham triền cái ;
– Sân triền cái ; – Hôn trầm thụy miên ;
– Trạo cử hối quá liên miên
– Hoài nghi triền cái đi liền chẳng phân.
* Rồi đến năm Hạ phần kiết sử
Là Thân kiến , tuần tự Nghi phần,
Giới cấm thủ cùng Tham ; Sân.
* Có năm Kiết sử thượng phần, trải qua :
Là Sắc tham ; Mạn và Trạo cử ;
Vô sắc tham ; tuần tự : Vô minh.
* Năm Học xứ : Không sát sanh
Không hề trộm cắp ; Không hành tà dâm ;
Không nói láo ; Không tầm uống rượu.
* Bất năng xứ thành tựu ra sao ?
Vị Lậu tận Tỷ Kheo nào
Không thể cố ý phạm vào giới minh :
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 336
– Không sát hại hữu tình đang sống,
– Không chủ động trộm cắp của người,
– Không hành dâm, trong sạch đời,
– Không nói vọng ngữ, những lời dối gian,
– Không tham gia những màn sát phạt
Các thú vui dục lạc như đời.
* Năm sự tổn thất, các nơi :
– Thân thuộc tổn thất, đổi dời biết nhiêu !
– Tài sản tổn ; Giới nhiều tổn thất ;
– Kiến tổn thất ; Bệnh tật tổn hao.
Các Hiền-giả ! Phải hiểu sâu :
Các loại tổn thất thuộc vào : người thân
Thuộc tài sản hay phần bệnh tật
Sau khi mất, người ấy không hề
Khổ giới, địa ngục sinh về.
Nhưng loại tổn thất thuộc về Giới đây,
Và Kiến tổn điều này cũng vậy,
Sau khi chết, người ấy đọa trầm
Sinh vào địa ngục tối tăm
Khổ giới, ác thú – khó tầm lạc an.
* Sự thành tựu rõ ràng năm hạng
Là Thân-thuộc ; Tài-sản tựu-thành
Vô-bệnh thành-tựu – an lành
Giới & Kiến-thành-tựu tịnh thanh vô cùng.
Các Hiền-giả ! Nói chung cố hữu
Hữu tình nào thành tựu các phần :
Tài sản, vô bệnh, người thân
Không sinh thiện thú, cõi trần, cõi Thiên.
Nhưng chỉ riêng tựu thành về Giới &
Kiến-thành-tựu dẫn tới cõi Thiên,
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 337
Thiện thú, cõi đời lạc yên.
* Năm điều nguy hiểm dành riêng những người :
Người ác giới hay người phạm giới.
Các Hiền-giả ! Ác giới người nào
Vì phạm giới luật thanh cao
Do sự phóng dật, biết bao hại điều :
– Thiệt hại nhiều về phần tài sản,
– Tiếng xấu đồn vô hạn xấu xa,
– Khi vào hội chúng như là
Chúng Sát-đế-lỵ hay Bà-la-môn
Thường sợ sệt, tâm hồn dao động,
– Khi mạng chung mê vọng loạn tâm,
– Sau khi chết, bị đọa trầm
Khổ giới, địa ngục – khó tầm lạc an.
* Năm lợi ích của hàng giữ giới :
Người đủ giới, giữ giới tịnh thanh
Nhờ không phóng dật thực hành :
– Tài sản sung túc sẵn dành vinh hoa,
– Tiếng tốt được lan xa đồn khắp,
– Khi đến gặp hội chúng nơi nào
Bàn-môn & Sát-đế-lỵ nào
Vẫn giữ bình tỉnh, không dao động gì,
– Lúc sắp chết chẳng chi dao động
Không mê vọng, sợ sệt lung tung,
– Sau khi thân hoại mạng chung
Sinh vào thiện thú, Thiên cung, cõi đời.
* Pháp Nội Tâm năm nơi, mục đích
Tỷ Kheo cần khi chỉ trích ai :
– Tôi nói đúng thời, hòa hài
Không phải chỉ trích vị đây phi thời.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 338
– Tôi nói lời đúng vào sự thật
Nói không sai sự thật chút nào.
– Tôi nói từ tốn, ngọt ngào
Không nói ác khẩu, cay sâu ngang tàng.
– Tôi nói lời hoàn toàn lợi ích
Không phải không lợi ích, thừa dư.
– Tôi nói với cả tâm Từ
Không lời sân hận, đoạn trừ sân tâm.
* Năm Cần Chi thâm trầm cao thượng :
– Vị Tỷ Kheo tin tưởng sâu xa
Sự giác ngộ của Phật-Đà
Đại A-La-Hán cũng là Thế Tôn
Đại Sa-môn, bậc Minh Hạnh Túc
Chánh Đẳng Giác điều phục, thuần từ,
Thiện Thệ , Điều Ngự Trượng Phu,
Thế Gian Giải, Thiên Nhân Sư nghiêm hòa.
Ngài cũng là bậc Vô Thượng Sĩ,
Tin tưởng bậc Đại trí vô biên.
– Vị ấy thiểu bệnh, vô phiền
Điều hòa tiêu hóa, an nhiên tự mình
Không lạnh, nóng, trung bình giới hạn
Hợp với sự tinh tấn nhiệt tình.
– Vị ấy không dối, bất minh
Lường đảo, nêu rõ tự mình như chân
Đối với Chân Đạo Sư chứng đạt ;
Đối với các vị khác cao minh
Các đồng Phạm hạnh với mình.
– Vị ấy tinh tấn giữ gìn siêng năng
Trừ ác pháp và hằng thành tựu
Các thiện pháp, trường cữu kiên trì
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 339
Cương quyết nỗ lực thực thi
Với các thiện pháp chẳng chi e dè.
– Vị ấy có mọi bề tuệ trí
Thành tựu trí hướng đến diệt sanh
Của các pháp đều rõ rành
Đạt Thánh quyết trạch đưa nhanh đến phần
Sự đoạn diệt chánh chân các khổ.
Đây công bố về năm Cần chi.
* Năm Tịnh Cư Thiên là gì ?
– Vô Phiền Thiên giới uy nghi cõi Trời.
– Vô Nhiệt Thiên và Trời Thiện Hiện.
– Sắc Cứu Cánh & Thiện Kiến Thiên đàng.
* Thế nào là Năm Bất Hoàn ?
– Là : Trung gian Bát Niết-bàn nghiêm trang,
– Vô hành Bát Niết-bàn an lạc,
– Rồi Sanh Bát Niết-bàn tịnh hòa,
– Hữu hành Bát Niết-bàn, và
– Cùng Thượng lưu thú A-Ca-Ni-Sà.
* Tâm Hoang Vu chính là năm thứ :
– Vị Tỷ Kheo do dự, nghi nan
Không quyết đoán, tin dở dang
Không thỏa mãn đối với hàng Đạo Sư.
Tỷ Kheo ấy do từ nghi tới
Không tin tưởng tuyệt đối Như Lai
Không hướng nỗ lực hăng say
Không có tinh tấn, quyết hay kiên trì.
Tâm hoang vu được ghi thứ nhất.
– Cũng như vậy, ngoài Phật Bảo ra
Đối với Pháp, với Tăng-Già
Đối với Học Pháp sâu xa vô bờ
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 340
Vị Tỷ Kheo nghi ngờ, do dự
Không quyết đoán, không tự tinh cần
Hăng hái, kiên nhẫn giảm dần
Tâm hoang vu có ba phần thêm đây.
– Vị Tỷ Kheo thường hay tức giận
Với các bạn Phạm hạnh đồng tu
Không hoan hỷ, tâm hoang vu
Không hướng nỗ lực công phu, kiên trì
Không tinh tấn chỉ vì do dự.
Tâm hoang vu đơn cử thứ năm.
* Tâm Triền Phược cũng có năm :
– Tỷ Kheo vị ấy có tâm thuộc về
Không ly tham, không hề ly dục
Không ly ái, tiếp tục khát khao
Không ly dục tình chút nào
Không ly ái nhiễm, dâng trào dục tâm.
Vị Tỷ Kheo có tâm như vậy
Thì vị ấy không hướng tinh cần
Hăng hái, kiên nhẫn giảm dần
Là tâm triền phược thuộc phần đầu tiên.
– Vị Tỷ Kheo não phiền do bởi
Không ly tham đối với các thân
Đối với các Sắc thiết thân
Không ly tham với Sắc phần chi chi,
Không ly dục, không ly khao khát
Không ly ái, phó mặc dục tình,
Không ly ái nhiễm vô minh
Nên tâm không thiết tận tình làm chi
Không nỗ lực, kiên trì, tinh tấn
Tâm triền phược ghi nhận : hai, ba.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 341
– Các Hiền-giả ! Tiếp theo là
Tỷ Kheo vị ấy ăn đà quá no
Không tri túc, khiến cho bao tử
Không chịu nổi bởi sự ăn nhiều.
Vị ấy lại hưởng thọ nhiều
Về sự sung sướng với điều ngủ nghê
Sự sung sướng thuộc về xúc chạm
Sự sung sướng đeo bám thùy miên
Tâm triền phược thứ tư liền.
– Vị Tỷ Kheo sống triền miên cầu tìm
Sống Phạm hạnh với niềm hy vọng :
‘Với pháp, luật tôi sống hiện nay
Với giới luật, phạm hạnh này
Tôi sẽ đạt được như vầy ý riêng :
Thành Chư Thiên cõi này cõi khác
Sống an lạc với các Chư Thiên’.
Tâm của Tỷ Kheo này liền
Không hướng đến sự cần chuyên, kiên trì
Không tinh tấn, không vì hăng hái
Tâm triền phược thuộc loại thứ năm.
* Năm Căn : Nhãn căn ; nhĩ căn ;
Tỷ & thiệt căn với thân căn – năm phần.
* Năm Căn khác kể dần thứ vị :
Lạc & Khổ & Ưu cùng Hỷ & Xả căn.
* Năm Căn khác nữa tinh cần :
Tín & Tấn & Niệm & Định và phần Tuệ căn.
* Xuất Ly giới năm phần nhớ kỹ :
Các Hiền-giả ! Vị Tỷ Kheo đây
– Tác ý với dục vọng ngay
Tâm không hướng nhập dục này ở trong
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 342
Không tín lạc, cũng không an trú
Không chi phối bởi dục vọng ni.
Tác ý ly dục tức thì
Và tâm hướng nhập vào ly dục này
Có tín lạc, nơi đây an trú
Bị chi phối bởi ly dục ni,
Nên tâm vị ấy khéo ly
Khéo tu, khéo khởi những chi phải cần
Khéo giải thoát, khéo phần ly hệ
Với dục lạc, cốt để an nhiên
Và các lậu-hoặc duyên liền
Tổn hại, nhiệt não ưu phiền khởi lên
Đều do duyên các điều dục lạc
Nhưng vị ấy được thoát chúng ngay,
Dứt cảm thọ cảm giác này.
Như vậy được gọi ở đây chính là
Giải thoát ra khỏi bao dục vọng.
Cũng như vậy, do sống tinh cần
– Tỷ Kheo tác ý với Sân ;
– Tác ý đối với Hại tâm âm thầm ;
– Tác ý với Tự thân & với Sắc
Không hướng nhập với bốn điều này
Không tín lạc, trú an đây
Không bị chi phối bởi đầy hận sân
Bởi hại tâm & tự thân, bởi sắc.
Vị ấy thật tác ý Vô sân
Tác ý với ly hại tâm
Tác ý Vô sắc và Thân diệt này
Có tín lạc ở đây, an trú
Bị chi phối bởi các nguyên nhân
Khi tâm hướng nhập vô sân
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 343
Vô sắc cùng ly hại tâm nơi này
Hướng nhập thân diệt đây tức khắc,
Tâm Tỷ Kheo ấy thật khéo ly
Khéo tu, khéo khởi đồng thì
Lại khéo giải thoát, khéo ly hệ vào
Sân & hại tâm và vào thân diệt
Ly hệ sắc, cần thiết làm ngay.
Các lậu-hoặc, tổn hại này
Và các nhiệt não đêm ngày khởi lên
Do từ duyên các phần : sân hận ;
Sắc ; hại tâm kia, lẫn tự thân
Vị ấy đối với các phần
Được giải thoát khỏi, không cần lo toan.
Cảm giác ấy không còn cảm thọ
Được gọi đó Giải thoát các phần
Sân ; hại tâm ; sắc ; tự thân.
Năm xuất ly giới chánh chân đồng thời.
* Giải Thoát Xứ năm nơi chân thật :
– Vị Tỷ Kheo nghe bậc Đạo Sư
Hay đồng Phạm hạnh thuần từ
Thuyết pháp đúng với chân như Pháp mầu
Với pháp ấy, hiểu sâu nghĩa lý
Cả văn cú hiểu kỹ và nhanh
Nhờ hiểu văn, nghĩa rõ, rành
Liền sinh khoan khoái, hỷ sanh dễ dàng.
Nhờ hỷ tâm, khinh an liền có
Nhờ khinh an, lạc thọ sinh ngay.
Chính nhờ vào lạc thọ này
Tâm được định tỉnh, như vầy trải qua.
Giải thoát xứ này là thứ nhất.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 344
– Vị Tỷ Kheo chân thật bất hư
Không nghe được bậc Đạo Sư
Hay đồng Phạm hạnh thuần từ thuyết ra
Pháp vi diệu sâu xa như vậy,
Nhưng vị ấy theo sự học qua
Theo điều nghe, thấy gần xa
Thuyết pháp rộng rãi khắp ra nhiều người.
– Hay vị ấy là người chân thật
Không được nghe từ bậc Đạo Sư
Hay đồng Phạm hạnh thuần từ
Thuyết pháp đúng với Chân như Pháp mầu
Cũng không theo điều nào đã học
Hay đã nghe, chọn lọc thuyết ra,
Vị ấy theo điều học qua
Theo điều nghe, tụng đọc ra Pháp này.
– Hoặc vị đây không theo cách ấy
Theo điều học, nghe thấy Pháp Từ
Dùng tâm tầm cầu, suy tư
Quán sát Pháp ấy để ‘như pháp’ hành.
– Không thực hành như trên bốn cách
Vị Tỷ Kheo dùng cách nhắm vào
Nắm giữ một định tướng nào
Và khéo tác ý, khéo mau thọ trì
Khéo thể nhập do vì trí tuệ,
Vị Tỷ Kheo nhờ thế hiểu rành
Nên đối với pháp thiện lành
Hiểu được nghĩa lý, cú văn rõ ràng
Nhờ hiểu vậy nên càng khoan khoái
Nhờ khoan khoái nên hỷ tâm sinh
Nhờ hỷ, thân khinh an sinh
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 345
Nhờ khinh an, lạc thọ sinh dễ dàng
Nhờ lạc thọ, tâm càng định tỉnh.
Giải thoát xứ ở chính đây ra.
* Giải thoát thành thục tưởng là :
Khổ tưởng trong vô thường và tiếp, như :
Vô thường tưởng ; Đoạn trừ tưởng đó
Vô ngã tưởng trong khổ, vẫn còn
Cùng Vô tham tưởng – vuông tròn.
Năm Pháp đã được Thế Tôn dạy rành
Vị đã biết ngọn ngành, đã thấy
Khéo giảng Pháp tự tại, từ hòa
Hiệu năng hướng dẫn sâu xa
Hướng đến an tịnh, Phật Đà giảng sâu,
Mọi người cần cùng nhau tụng đọc
Không tranh luận, bực dọc sân si,
Để Phạm hạnh được duy trì
Lâu dài thanh tịnh, uy nghi mọi thì.
Vì hạnh phúc và vì an lạc
Vì thương tưởng đến các chúng sinh
Chư Thiên, loài Người, hữu tình
Đó là Chánh Pháp siêu minh, nhiệm mầu.
* * *
2. Các Hiền-giả ! Thế nào Sáu Pháp
Được Thế Tôn diễn đạt, trình bày ?
Ngài dạy Sáu pháp như vầy
Mọi người cần phải theo đây hành trì :
* Sáu Nội Xứ tường tri : Nhãn xứ ;
Nhĩ & Tỉ xứ ; Thiệt xứ ; Ý & Thân.
* Sáu Ngoại Xứ được kể dần :
Sắc & Thinh & Hương-xứ, ba phần đầu tiên
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 346
Vị & Xúc & Pháp-xứ liền hiểu tận.
* Sáu Thức Thân là Nhãn thức phần
Nhĩ & Tỉ & Thiệt thức ; Ý & Thân.
* Sáu Xúc Thân cũng lâng lâng, sáu phần :
Nhãn & Nhĩ & Tỉ & Thiệt & Thân & Ý xúc.
* Sáu Thọ Thân : ‘Nhãn xúc sở sanh’,
‘ Nhĩ xúc sở sinh thọ’ nhanh
Tỷ & Thiệt & Thân & Ý xúc sanh thọ cùng.
* Sáu Tưởng Thân : Sắc cùng Thanh tưởng ;
Hương & Vị & Xúc & Pháp tưởng đồng cư.
* Sáu Tư Thân : Sắc & Thanh tư
Hương tư ; Vị & Xúc & Pháp tư sáu phần.
* Sáu Ái Thân : Sắc & Thanh & Hương ái
Vị & Xúc ái ; Pháp ái kể ra.
* Sáu không cung kính Pháp là :
– Tỷ Kheo đối với Phật-Đà Đạo Sư
Không cung kính, chối từ tùy thuận,
– Với Pháp, không cung kính thuận hằng,
– Không cung kính, tùy thuận Tăng,
– Học pháp không kính, thuận hằng cũng không,
– Bất phóng dật cũng không cung kính,
– Không tùy thuận, cung kính lễ nghi.
* Sáu cung kính Pháp, thuận tùy :
– Cung kính, tùy thuận với vì Đạo Sư,
– Với Pháp & Tăng cũng như Học pháp,
Bất phóng dật – cung kính, thuận tùy
– Cung kính, tùy thuận lễ nghi
(Xã giao, lễ phép), hành trì chánh chân.
* Sáu Suy Tư – căn & trần với Hỷ :
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 347
Mắt thấy sắc, hoan hỷ khởi lên
Sắc ấy được suy tư nên.
Khi tai nghe tiếng ; mũi liền ngửi hương ;
Lưỡi nếm vị ; thân thường xúc chạm ;
Ý nhận pháp ; hoan hỷ khởi lên.
Khi các hoan hỷ khởi lên
Các trần như thế được liền suy tư.
* Sáu suy tư đến Ưu, được kể :
Mắt thấy sắc, ưu sẽ khởi lên.
Khi ưu vì Thinh khởi lên
Hương & Vị & Xúc & Pháp được liền suy tư.
* Sáu suy tư đến phần Xả ấy :
Mắt thấy sắc ; mũi lại ngửi hương ;
Tai nghe tiếng ; thân xúc thường ;
Và lưỡi nếm vị ; ý vương pháp trần
Xả khởi lên – Sáu trần như thế
Được suy tư, thứ đệ thực hành.
* Sáu Pháp Hòa Kính tịnh thanh :
Này các Hiền-giả ! Thường hành trì theo
Vị Tỷ Kheo ở đây thành tựu :
– Từ thân nghiệp hiện hữu thực hành
Trước mặt, sau lưng đều lành
Với đồng Phạm hạnh tịnh thanh các vì
Là một pháp thực thi hòa kính
Tạo từ ái, cung kính, thuận lành
Đưa đến đoàn kết thuần thành
Tâm đồng ý hợp, không tranh luận gì.
– Các Hiền-giả ! Rồi thì khẩu nghiệp
– Cùng ý nghiệp – trước mắt, sau lưng
Với đồng Phạm hạnh sống chung
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 348
Thành tựu Hòa kính Pháp cùng trải qua
Tạo từ ái, tạo ra cung kính
Khiến đoàn kết, thanh tịnh vô tranh,
Tâm đồng ý hợp, an lành.
– Đối với đồ vật tịnh thanh cúng dường
Đúng pháp, do tứ phương tín thí
Hoặc vật thí khất thực hằng ngày
Đều đem chia đồng đều ngay
Giữa các Phích-Khú đủ đầy giới nghiêm
Sống cùng nhau một niềm hòa kính.
– Lại Tỷ Kheo thanh tịnh thọ trì
Giới Luật không bị hoại đi
Không để phạm giới, kiên trì khâm tuân
Không tỳ vết, không phần uế tạp
Mong giải thoát, người trí tán dương
Hướng đến Thiền định thường thường
Cùng nhau giữ giới, chủ trương hợp hòa,
Đó cũng là pháp hòa kính nữa.
– Các Hiền-giả ! Lại nữa, vị này
Sống đời sống chung thẳng ngay
Hướng dẫn bởi Chánh Kiến đầy thanh cao
Ý đoạn diệt khổ đau thực hiện
Thành tựu với chánh kiến điều này
Thực hành chân chánh thẳng ngay
Đem đến lợi lạc đủ đầy viên dung
Cùng sống chung với đồng Phạm hạnh
Cùng luận giải chân chánh Pháp mầu
Trước mặt, sau lưng như nhau,
Sáu pháp hòa kính thanh cao thiện lành.
* Sáu Tránh Căn sẵn dành được kể :
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 349
Vị Tỷ Kheo thường để tâm mình
– Phẫn nộ, uất hận bất bình
Sống không cung kính trí minh Phật-Đà
Không tùy thuận Phật và Pháp tịnh
Không tùy thuận, cung kính Tăng-già
Học pháp không thành tựu qua,
Vị ấy tranh luận giữa hòa hợp Tăng
Do tranh luận nên hằng từ đó
Khiến mọi người không có lạc an
Không có lợi ích, nghiêm trang
Chư Thiên, Nhân loại cũng toàn không vui
Không hạnh phúc, dập vùi đau khổ.
Các Hiền-giả ! Phải cố đoạn trừ
Ác tránh căn ấy, chẳng từ
Nếu thấy căn ấy cho dù ở đâu,
Giữa các vị, trước sau các vị.
Nếu không thấy, giữ kỹ đêm ngày
Đừng cho ác tránh căn đây
Có dịp làm hại tương lai sau này.
Làm như vầy là ngăn nguy hại
Ác tránh căn đến mãi tương lai.
– Lại nữa, Tỷ Kheo vị này
Che dấu, giả dối với ngay mọi người
– Thường xan tham, tính thời tật đố,
– Thường lừa đảo và cố gạt lường,
– Có ác dục, tà kiến thường.
– Chấp trước sở kiến, khó phương bỏ rời
Kiên trì giữ gìn nơi sở kiến
Cứ khư khư thực hiện ý mình.
Những tính xấu xa bất minh
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 350
Sống không cung kính trí minh Phật-Đà
Không tùy thuận Phật và Pháp tịnh
Không tùy thuận, cung kính Tăng-già
Học pháp không thành tựu qua,
Vị ấy tranh luận giữa hòa hợp Tăng
Do tranh luận nên hằng từ đó
Khiến mọi người không có lạc an
Không có lợi ích, nghiêm trang
Chư Thiên, Nhân loại cũng toàn không vui
Không hạnh phúc, dập vùi đau khổ.
Các Hiền-giả ! Phải cố đoạn trừ
Các Ác tránh căn, chẳng từ
Nếu mà thấy chúng cho dù ở đâu
Giữa các vị, trước sau các vị.
Nếu không thấy, giữ kỹ đêm ngày
Đừng cho các tránh căn đây
Có dịp làm hại tương lai sau này.
Làm như vầy là ngăn nguy hại
Ác tránh căn đến mãi tương lai.
* Sáu Giới : Địa & thủy giới này
Hỏa & phong & không & thức giới đây đủ đầy.
* Sáu Xuất Ly Giới đây có đủ :
Có Phích-Khú nọ nói lầm bầm :
“ Tôi đã tu tập Từ tâm ;
Bi tâm tu tập ; Hỷ tâm thực hành ;
Tu Xả tâm ; tu tâm Vô tướng ;
‘Tôi có mặt’ là hướng lập trường
Hay là quan điểm khác thường
‘Cái này tôi đó’ tương đương như vầy,
Tôi từ khước cả hai đã dẫn
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 351
Không được tôi chấp nhận ở đây.
– Nhưng khi tu Từ tâm này
Làm cho sung mãn, ở đây làm thành
Cỗ xe vững, làm thành căn cứ
Để an trú, khéo léo tinh cần
Tuy vậy vẫn có Sân tâm
Thường xuyên ngự trị trong tâm tôi hoài.
– Còn tu hoài Bi tâm nỗ lực
Thì Hại tâm cứ chực tuôn tràn.
– Tu tập Hỷ tâm tinh cần
Bất lạc tâm vẫn nhiều lần phát huy.
– Tu Xả tâm kiên trì cố sức
Nhưng tâm tôi hừng hực Tham tâm.
– Tu Giải thoát Vô tướng tâm
Nhưng Thức tôi vẫn âm thầm chạy theo
Với các tướng, bám đeo theo đó.
– Còn quan điểm ‘Tôi có mặt’ đây
Quan điểm ‘Tôi là cái này’
Tôi không chấp nhận cả hai bấy giờ,
Nhưng mũi tên nghi ngờ, do dự
Vẫn ám ảnh, an trú trong tôi ”.
Các Hiền-giả ! Nghe vậy thời
Các vị cần phải nói lời trực ngôn :
“ Chớ hiểu lầm Thế Tôn như thế !
Chớ vu khống Thiện Thệ Phật-Đà !
Thế Tôn không hề nói ra
Những điều như thế, thật là lầm sai ”.
Sự kiện này vốn không như vậy
Trường hợp cũng không phải thế này.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 352
– Nếu tu tập Từ tâm này
Làm cho sung mãn, ở đây làm thành
Cỗ xe vững, làm thành căn cứ
Để an trú, khéo léo tinh cần
Thế mà vẫn có tâm Sân
An trú, ngự trị lớn dần trong ta.
Sự kiện không xảy ra như vậy
Từ tâm ấy thừa có khả năng
Giải thoát sân tâm đằng đằng.
– Cũng vậy, tu tập về phần Bi tâm
Cho sung mãn, thậm thâm quảng bác
Có khả năng giải thoát Hại tâm.
– Còn như tu tập Hỷ tâm
Sung mãn, khéo léo tinh cần nhiệt tâm
Giải thoát bất lạc tâm, nhất định.
– Tu tập chính giải thoát Xả tâm
Nỗ lực , sẽ thoát Tham tâm.
– Tu giải thoát Vô tướng tâm điều này
Làm sung mãn, đủ đầy vô lượng
Có khả năng các tướng thoát xa.
– Còn như quan điểm kể qua
‘Tôi có mặt’ với ‘Tôi là chính đây’.
Sự kiện này không hề xác đáng
Nhờ khước từ ngạo mạn ngập tràn
‘Tôi có mặt’ đầy kiêu gàn
Mũi tên do dự, nghi nan tiêu liền,
Được giải thoát hoàn toàn như vậy.
* Sáu Vô Thượng điều ấy thế nào ?
Kiến & Văn vô thượng thanh cao
Lợi đắc vô thượng thuộc vào tịnh thanh
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 353
Niệm & Học giới và Hành vô thượng.
* Sáu Niệm Xứ vô lượng chánh chân :
Niệm Phật ; niệm Pháp ; niệm Tăng ;
Niệm Giới ; niệm Thí và hằng niệm Thiên.
* Sáu Hằng Trú uyên nguyên chân thật :
– Mắt Tỷ Kheo thấy sắc rõ liền
Không hoan hỷ, không ưu phiền
Trú xả, chánh niệm và liền giác an.
– Lưỡi nếm vị ; tai đang nghe tiếng ;
– Thân cảm xúc ; mũi hiện ngửi hương ;
– Ý nhận thức pháp thường thường…
Không có hoan hỷ, không vương ưu phiền
An trú xả và liền chánh niệm
Luôn tỉnh giác, vô nhiễm tịnh thanh.
* Sáu Sinh Loại, giải ngọn ngành :
– Người hắc sanh sống chẳng lành, tạo ra
Các hắc pháp trải qua cùng khắp.
– Người hắc sanh, bạch pháp tạo lành.
– Cũng có những người hắc sanh
Phi hắc phi bạch pháp dành trải sang
Và sống tạo Niết-bàn, uyên áo.
– Người bạch sanh sống tạo pháp lành,
– Tạo hắc pháp người bạch sanh,
– Người bạch sanh giữ pháp lành thực thi
Niết-bàn, phi hắc phi bạch pháp,
Sáu sinh loại phức tạp nêu ra.
* Sáu quyết trạch phần tưởng là :
– Khổ tưởng trên vô thường và tiếp, như :
– Vô thường tưởng ; Đoạn trừ tưởng đó ;
– Vô ngã tưởng trên khổ, biết ngay
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 354
– Vô tham tưởng ; diệt tưởng này.
Sáu Pháp được Đức Như Lai dạy rành
Vị đã biết ngọn ngành, đã thấy
Khéo giảng Pháp tự tại, từ hòa
Hiệu năng hướng dẫn sâu xa
Hướng đến an tịnh, Phật Đà giảng sâu,
Mọi người cần cùng nhau tụng đọc
Không tranh luận, bực dọc sân si,
Để Phạm hạnh được duy trì
Lâu dài thanh tịnh, uy nghi mọi thì.
Vì hạnh phúc và vì an lạc
Vì thương tưởng đến các chúng sinh
Chư Thiên, loài Người, hữu tình
Đó là Chánh Pháp siêu minh, nhiệm mầu.
* * *
3. Các Hiền-giả ! Thế nào Bảy Pháp
Được Thế Tôn diễn đạt, trình bày ?
Ngài dạy Bảy pháp như vầy
Mọi người cần phải theo đây hành trì :
* Bảy Tài Sản là chi được tính ?
Thất Thánh Tài cũng chính là đây :
Tín tài ; Giới tài ; Tàm tài ;
Quý tài ; Văn & Thí & Tuệ tài được ghi.
* Bảy Giác Chi : Giác-chi Niệm trước
Rồi có được Trạch-pháp giác-chi ;
Tinh-tấn và Hỷ giác-chi ;
Khinh-an & Định & Xả giác-chi – bảy phần.
* Bảy Định Cụ : Chánh chân tri kiến ;
Chánh ngữ thiện và chánh tư duy ;
Chánh nghiệp ; chánh mạng hành trì
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 355
Chánh tấn, chánh niệm, vị chi bảy điều.
* Phi Diệu pháp bảy điều tất cả :
Các Hiền-giả ! Đều chẳng nên làm
Tỷ Kheo bất tín ; vô tàm ;
Vô quý ; giải đải ; bao hàm thiểu văn ;
Cùng thất niệm và hằng liệt tuệ.
* Bảy Diệu Pháp được kể rõ ràng :
Tỷ Kheo có tín vững vàng
Có tàm ; có quý ; bao hàm đa văn ;
Có tinh tấn ; niệm hằng an trú
Có trí tuệ đầy đủ, minh quang
Là bảy diệu pháp nghiêm trang.
* Bảy Thượng Nhân Pháp vẹn toàn hành theo :
Vị Tỷ Kheo tự tri ; tri pháp ;
Tri nghĩa ; hạp tri lượng ; tri thời ;
Tri chúng ; tri nhân nơi nơi.
* Bảy Thù Diệu Sự của người hành theo :
Các Hiền-giả ! Tỷ Kheo tha thiết
– Cứ mãi miết học pháp hành trì
Khát vọng học pháp hành trì
Từ thì hiện tại đến thì tương lai.
– Tha thiết ngay và luôn khát vọng
Về quán pháp, đời sống tương lai.
– Điều phục dục vọng cũng vầy,
– Tinh tấn & an tịnh kéo dài tương lai.
– Quán sát hoài về phần tự niệm,
– Với kiến giải, sở kiến hiểu dần.
Vị ấy tha thiết ân cần
Với các điều ấy, bao lần khát khao
Để nhắm vào tương lai đạt được
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 356
Các điều ấy sau trước nói trên.
* Bảy Tưởng lần lượt nêu lên :
Bất-tịnh & Vô-ngã-tưởng bên Vô-thường &
Hoạn-nạn-tưởng ; cùng phường Đoạn-tưởng ;
Ly-tham-tưởng ; Diệt-tưởng đi liền.
* Bảy Lực : Tín lực đầu tiên
Tinh tấn & Tàm & Quý lực liền kể ra
Cùng Niệm & Định lực và Tuệ lực.
* Bảy Thức Trú chân thực thế nào ?
Này các Hiền-giả ! Hiểu mau :
– Hữu tình có loại khác nhau vô cùng
Thân sai biệt, tưởng cùng sai biệt
Như loài Người, chi tiết khác riêng
Hay là một số Chư Thiên
Một số đọa xứ, não phiền chúng sinh,
Đây Thức trú phát sinh thứ nhất.
– Loài hữu tình thân rất khác nhau
Nhưng tưởng đồng loại thuộc vào
Như Trời Phạm Chúng lần đầu hóa sinh
( Đạt Sơ thiền tự mình thiền định )
Loại Thức trú ấy chính thứ hai.
– Hữu tình thân đồng loại đây
Nhưng tưởng sai biệt, như vầy cõi riêng
Như chư Thiên Quang-Âm Thiên vậy,
Thức trú ấy là loại thứ ba.
– Hữu tình thân đồng loại, và
Tưởng cũng đồng loại trải qua đồng thời
Như chư Thiên cõi Trời Biến Tịnh
Thức trú bốn, được tính đến dần.
– Có những hữu tình tinh cần
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 357
Điều phục các tưởng về Sân mọi bề
Vượt mọi tưởng thuộc về Sắc ấy
Không tác ý các tướng khác xa
Không-vô-biên-xứ chứng qua
Chỉ với niệm : ‘Hư không là vô biên’,
Loại thứ năm tính riêng Thức trú.
– Loại hữu tình tự chủ vượt liền
Khỏi Không-vô-biên-xứ Thiên
Rồi chứng vào Thức-vô-biên-xứ này
Với niệm ngay : ‘Vô biên là Thức’,
Thức trú thực thứ sáu tính sang.
– Có những hữu tình vững vàng
Thức-vô-biên-xứ hoàn toàn vượt qua
Vô-sở-hữu-xứ đà chứng thật
‘Không có vật gì cả’ ở đây,
Thức trú thứ bảy loại này.
Là bảy Thức trú như vầy nêu lên.
* Bảy loại người đáng nên kính trọng :
– Tuệ giải thoát, đáng trọng người này,
– Câu phần giải thoát ở đây,
– Thân chứng & Kiến chí – cả hai thiện lành,
– Tùy pháp hành và hành Tùy tín,
– Cùng với Tín giải thoát – an nhiên.
* Thế nào là Bảy tùy miên :
Dục ái & Sân & Kiến tùy miên não phiền
Nghi tùy miên ; Hữu tham và Mạn
Cùng với khoản Vô minh tùy miên.
* Có Bảy Kiết Sử hiện tiền :
Ái & Sân kiết sử đi liền đinh ninh
Mạn & Hữu tham & Vô minh kiết sử
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 358
Kiến kiết sử ; kiết sử về Nghi.
* Bảy Diệt tránh pháp hành trì
Có thể đình chỉ tức thì, diệt đi
Các tránh pháp những gì đang khởi
Phải hiểu tới để cố thực thi :
– Ưng dữ hiện tiền tỳ-ni,
– Ưng dữ ức niệm tỳ-ni bảo tồn,
– Cùng Ưng dữ tự ngôn trị ấy
– Rồi Đa-mích tội tướng, đồng thì
– Ưng dữ bất si tỳ-ni,
– Đa nhân mích tội tương tùy ở đây,
– Như thảo phú địa này được thấy,
Bảy Diệt Tránh pháp ấy như vầy.
Thế Tôn tuệ trí lành thay !
Bảy Pháp được Đức Như Lai dạy rành
Vị đã biết ngọn ngành, đã thấy
Khéo giảng Pháp tự tại, từ hòa
Hiệu năng hướng dẫn sâu xa
Hướng đến an tịnh, Phật Đà giảng sâu,
Mọi người cần cùng nhau tụng đọc
Không tranh luận, bực dọc sân si,
Để Phạm hạnh được duy trì
Lâu dài thanh tịnh, uy nghi mọi thì.
Vì hạnh phúc và vì an lạc
Vì thương tưởng đến các chúng sinh
Chư Thiên, loài Người, hữu tình
Đó là Chánh Pháp siêu minh, nhiệm mầu.
* * *
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 359
- III –
1. Các Hiền-giả ! Thế nào Tám Pháp
Được Thế Tôn diễn đạt, trình bày ?
Ngài dạy Tám pháp như vầy
Mọi người cần phải theo đây hành trì :
* Tám Tà là Tà tri kiến, tiếp
Tà tư duy ; Ngữ & Nghiệp & Mạng tà
Tà tinh tấn ; Niệm & Định tà.
* Bát Chánh cần phải nghiêm hòa thực thi :
Chánh tri kiến ; Tư duy chân chánh ;
Rồi Chánh ngữ và Chánh nghiệp này,
Chánh mạng ; Chánh tinh tấn đây,
Chánh niệm ; Chánh định, ; như vầy mãn sung.
* Tám hạng người đáng cung kính nhất :
– Hạng Dự Lưu hay bậc Thất Lai
Chứng đạo, chứng quả hòa hài
Tu-Đà-Hoàn quả có hai bậc này.
– Tư-Đà-Hàm – Nhất Lai đạo, quả
Cũng hai bậc với quả vị này.
– A-Na-Hàm – bậc Bất Lai
Hạng đã thành tựu đạo hay chứng rồi.
– A-La-Hán chứng ngôi Ứng Cúng
Bậc Vô Học và cũng Vô Sinh
Chứng đạo, chứng quả tự mình
Bốn đôi tám vị, cao minh trên đời.
* Giải đãi sự, tám nơi cần biết :
– Vị Tỷ Kheo có việc phải làm
Nhưng vị này lại nghĩ thầm :
‘Ta nay có việc phải làm rồi đây !
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 360
Nếu làm việc, thân này mệt mỏi
Ta hãy nằm để khỏi làm chi !’.
Vị ấy nằm xuống tức thì
Không có tinh tấn, chỉ vì bản thân
Chưa thành tựu điều cần thành tựu
Chưa đạt tới hiện hữu điều cần
Cũng chưa chứng ngộ những phần
Phải cần chứng ngộ, chánh chân việc này,
Giải đãi sự như vầy thứ nhất.
– Các Hiền-giả ! Biếng nhát, lòng vòng
Tỷ Kheo vị ấy nhủ lòng :
‘Công việc ta đã làm xong hài hòa
Do làm việc, thân ta mệt mỏi
Ta hãy nẳm để khỏi mệt thêm’.
Rồi thì vị ấy nằm êm.
– Hay là vị ấy không thèm đi ngay
Việc phải đi đường dài thiên lý
Vị ấy nghĩ : ‘Đường ấy phải đi
Với ta, dằng dặc gian nguy
Thân ta mỏi mệt nếu đi như vầy
Vậy ta hãy nằm ngay xuống nghỉ’.
– Hay một vị Phích-Khú đã đi
Con đường thiên lý phải đi
Nghĩ rằng : ‘Ta mới vừa đi dặm dài
Thân ta nay rã rời mỏi mệt
Hãy vất hết, nằm xuống nghỉ thôi !’
Nghĩ xong, nằm xuống tức thời
Không có tinh tấn, biếng lười kéo theo.
– Hay trường hợp Tỷ Kheo một vị
Đi khất thực đô thị & xóm làng
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 361
Không nhận vật thí dễ dàng
Đồ ăn mềm, cứng sẵn sàng thí ra
Không đầy đủ như là mong muốn
Khất thực vậy, thân luống mệt nhiều
Không có lợi ích bao nhiêu
Vậy ta nằm nghỉ, khỏi điều mệt thân’.
– Vị Tỷ Kheo khi cần khất thực
Tại thị xã, khất thực tại làng
Đồ ăn mềm, cứng cúng dàng
Đầy đủ như ý, muôn vàn an tâm.
Nhưng vị ấy nghĩ thầm : ‘Quả thực
Sau khi ta thọ thực đã xong
Thân ta nặng nề như đồng
Không làm gì được, chỉ mong nằm rồi !’
Rồi vị ấy tức thời nằm xuống.
– Hay có vị trạng huống hiện đang
Có bệnh đau bụng, cảm xoàng
Nhưng lại tự nghĩ : ‘Ta đang bệnh rồi !
Vậy ta phải tức thời nằm xuống’,
Rồi vị ấy nằm xuống tức thì.
– Hoặc có Tỷ Kheo một vì
Vừa mới khỏi bệnh, nghĩ suy xa gần :
‘Mới khỏi bệnh, ta cần nằm xuống
Thân yếu đuối, chẳng muốn làm gì !’.
Vị ấy nằm xuống tức thì
Không có tinh tấn, chỉ vì bản thân
Chưa thành tựu điều cần thành tựu
Chưa đạt tới hiện hữu điều cần
Cũng chưa chứng ngộ những phần
Phải cần chứng ngộ, chánh chân việc này.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 362
Giải đãi sự như vầy tám thứ.
* Tinh Tấn Sự cũng tám điều này :
Một vị Tỷ Kheo ở đây
– Có việc cần phải làm ngay chẳng chờ
Vị ấy nghĩ : ‘Bây giờ có việc
Ta phải làm mãi miết cho mau
Nếu ta làm việc dài lâu
Không dễ suy nghĩ Pháp mầu cao siêu
Ta phải cố đạt điều chưa đạt
Phải tinh tấn hoàn tất cho nhanh
Chứng ngộ điều chưa tựu thành’,
Là Tinh tấn sự thiện lành đầu tiên.
– Vị Tỷ Kheo cần chuyên làm việc
Đã hoàn tất công việc của mình.
– Hoặc sắp trải qua hành trình
Trên đường xa tắp tự mình phải đi.
– Hoặc vị ấy đã đi qua khỏi
Con đường dài với mọi gian nan,
Nghĩ rằng : ‘Ta đã trải sang
Con đường mệt nhọc hoàn toàn vượt qua .
Khi đi đường thì ta không thể
Suy tư đến liên hệ Pháp mầu
Của chư Phật truyền dạy sâu
Phải cố tinh tấn chú vào thực thi.
Phải đạt được những gì chưa đạt
Cần nỗ lực hoàn tất cho nhanh
Chứng ngộ điều chưa tựu thành.
– Hoặc Tỷ Kheo ấy thực hành ở đây
Theo pháp chế hằng ngày khất thực
Thị thành hay khất thực xóm làng
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 363
Nhận được vật thực cúng dàng
Không được đầy đủ, bĩ bàng như mong
Tự nghĩ : ‘Trong khi ta khất thực
Không đầy đủ vật thực để dùng
Nhưng thân nhẹ nhàng ung dung
Để ta làm việc vô cùng hiệu năng’.
– Hoặc vị ấy vẫn hằng khất thực
Thị thành hay khất thực xóm làng
Nhận được vật thực cúng dàng
Rất là đầy đủ, bĩ bàng như mong,
Tự nghĩ : ‘Trong khi ta khất thực
Rất đầy đủ vật thực mong chờ,
Như vậy thân ta được nhờ
Cơ thể khỏe mạnh và thơ thới nhiều
Để làm việc, những điều lợi lạc’.
– Các Hiền-giả ! Điều khác đáng bàn :
Vị Tỷ Kheo đau bệnh xoàng
Nhưng nghĩ : ‘Cơn bệnh ta đang mắc này
Tuy là nhẹ nhưng rày có thể
Trầm trọng hơn và dễ tăng dần,
Vậy ta phải cố tinh cần’.
– Hoặc Tỷ Kheo nọ có thân yếu gầy
Sau cơn bệnh, người đầy mệt mỏi
Vị ấy nghĩ : ‘Vừa khỏi bệnh duyên
Nhưng có thể tái phát liền
Phải cố tinh tấn cần chuyên hành trì
Phải đạt được điều gì chưa đạt
Cần nỗ lực hoàn tất cho nhanh
Chứng ngộ điều chưa tựu thành’.
Tám Tinh tấn sự trong lành thanh cao.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 364
* Bố thí sự khác nhau, tám cách :
– Người đến (xin hoặc khách, thân nhân)
Nên phải bố thí một phần.
– Vì sợ, nên phải tần ngần cho thôi.
– Vì ‘Người ấy cho tôi’ – bố thí.
– Thí vì nghĩ : ‘Người ấy sẽ cho’.
– Hoặc vì suy nghĩ đắn đo :
‘Bố thí lành tốt’, nguyên do như vầy.
– Vì suy nghĩ : ‘Ta nay đang nấu
Họ không nấu, ta phải sớt ra.
Thật không phải đạo, nếu ta
Không bố thí họ để mà có ăn’.
– Hoặc vị ấy vẫn hằng suy nghĩ :
‘Nếu bố thí, tiếng tốt đồn lan’.
– Bố thí thứ tám hoàn toàn
Trang nghiêm tâm, muốn chu toàn ở đây
Tư trợ tâm, nên hay bố thí.
Sự bố thí có tám điều này.
* Tám Thí Sanh là như vầy :
Này các Hiền-giả ! Ở đây nghe đồn :
– Người bố thí Sa-môn, Phạm-chí
Đồ ăn uống cho chí vải, hàng
Xe cộ, đèn đuốc, hoa man
Hương xông, phòng xá và sàng tọa riêng
Cùng hương thoa, hiện tiền dâng cúng
Vị ấy cũng nguyện ước quả lành
Sẽ sung mãn khi tái sanh
Được hưởng mọi thứ như mình thí ra.
Vì thấy Bà-la-môn nhiều vị
Sát-đế-lỵ, Gia chủ giàu sang
Họ có tài sản muôn vàn
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 365
Sung mãn, cụ túc, hiện đang hưởng nhàn
Năm dục lạc hoàn toàn thụ hưởng
Sống sung sướng, thoải mái vô cùng.
Vị này suy nghĩ mông lung :
‘Khi ta thân hoại mạng chung đời này
Tái sinh ngay vào trong chủng hệ
Làm Phạm-chí, Sát-đế-lỵ đây
Hay Gia chủ, nhiều sản tài’.
Từ đó an trú tâm ngay niệm này
Luôn nắm vững tâm đây, tu tập
Được giải thoát bậc thấp tâm này
Trong tầm hạ liệt ở đây
Không cao hơn nữa, nên rày tái sinh
Đúng vào nơi mà mình mong ước,
Nhưng cũng được xác nhận như vầy :
Trường hợp vị bố thí này
Không phá giới luật, đủ đầy giới kiêng.
Các Hiền-giả ! Căn nguyên tâm nguyện
Vị giữ giới đã khiến tựu thành
Nhờ sự bố thí tịnh thanh.
– Lại nữa, có vị tâm lành đáng tôn
Bố thí cho Sa-môn, Phạm-chí
Tất cả mọi thứ quý như trên
Với tâm an trú vững bền
Mong được quả báo sinh liền Thiên cung
Sau khi đã mạng chung thân hoại
Sinh cõi Trời Tứ Đại Thiên Vương
Vì nghe Chư Thiên đây thường
Đẹp trai, an lạc, thọ trường dài lâu.
– Hoặc có người tin vào bố thí
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 366
Đến Sa-môn, Phạm-chí mọi nơi
Sẽ sinh Đao Lợi cõi Trời,
Cõi Trời Đâu Suất, cõi Trời Dạ-Ma,
Trời Hóa Lạc cao xa sinh lại,
Hay Tha Hóa Tự Tại cõi Trời,
Vì nghe Chư Thiên ở nơi
Các Trời vừa kể đều thời sống lâu
Rất đẹp trai, dồi dào an lạc,
Nguyện sẽ đạt quả báo đến nhanh
Sinh về các cõi Trời lành
Như kể trên, phước sẵn dành hưởng ngay.
An trú tâm, tâm này tu tập
Được giải thoát bậc thấp tâm này
Trong tầm hạ liệt ở đây
Không cao hơn nữa, nên rày tái sinh
Đúng vào nơi mà mình ước nguyện.
– Các Hiền-giả ! Lại chuyện một người
Với Sa-môn, Phạm-chí thời
Bố thí đến các vị, rồi nguyện sanh
Nơi cõi lành Thiên cung Phạm Chúng
Vì nghe rằng Thiên chúng cõi này
Thọ trường, an lạc, đẹp trai
Suy nghĩ : ‘Bố thí như vầy, nguyện chung :
Sau thân hoại mạng chung, sinh tới
Nơi Phạm Chúng thiên giới, lành thay !
Vị ấy nắm vững tâm này
An trú, tu tập tâm đây tinh cần
Được giải thoát trong tầm hạ liệt
Không cao hơn ; Chi tiết tái sinh
Chỉ trong tầm ấy đinh ninh.
Trường hợp như vậy, quả tình ở đây
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 367
Là vị ấy đủ đầy giới luật
Không hề phá giới luật, thuần thành
Tâm nguyện vị giữ giới lành
Đã được thành tựu tịnh thanh như vầy.
* Tám Chúng được kể ngay tuần tự :
Sát-đế-lỵ ; Gia chủ ; Bàn-môn ;
Tứ Đại Thiên Vương ; Sa-môn ;
Thiên chúng Đao Lợi ; và còn Thiên Ma
Cùng Phạm Thiên cao xa Thiên chúng.
* Tám Thế Pháp – đây cũng chính là
Bát phong xuy động, kể ra :
Đắc ; bất đắc ; danh văn và ác văn ;
Cùng tán thán ; bất bằng – phỉ báng
Lạc và khổ vô hạn, nguồn cơn.
( Được ; thua ; tiếng xấu ; danh thơm ;
Khen ; chê ; vui ; khổ – tám cơn gió đời ).
* Tám Thắng Xứ đồng thời hiểu chắc :
– Một vị quán nội sắc ở đây
Thấy loại ngoại sắc như vầy :
Hạn lượng, đẹp, xấu. Vị này suy ra :
‘Nhiếp thắng chúng, nên ta thấy, biết’.
Là Thắng xứ cá biệt đầu tiên.
– Quán tưởng nội sắc, thấy liền
Ngoại sắc đẹp, xấu, tuy nhiên vô lường.
Nhận thức thường : ‘Sau khi nhiếp thắng
Ta thấy, biết’. Là Thắng xứ hai.
– Một vị quán tưởng ở đây
Nội tâm vô sắc, thấy ngay như vầy :
Các ngoại sắc ở đây hạn lượng
Và đẹp, xấu. Suy tưởng tức thời :
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 368
‘Sau khi nhiếp thắng chúng rồi
Ta biết, ta thấy’. Xứ thời đệ tam.
– Quán vô sắc nội tâm, nhận thấy
Các ngoại sắc vô lượng ở đây
Đẹp, xấu – Nhận thức như vầy :
‘Sau khi nhiếp thắng, thấy ngay, biết liền’.
Thắng xứ riêng thứ tư được giảng.
– Một vị quán vô sắc nội tâm
Thấy loại ngoại sắc màu xanh
Sắc màu xanh nữa, sắc xanh tướng & hình
Ánh sáng xanh lung linh, thật giống
Bông gai sống màu xanh, sắc xanh
Tướng & hình xanh, ánh sáng xanh
Như Ba-la-nại lụa xanh, xanh rờn
Cả hai mặt láng trơn, bóng lưởng
Sắc màu xanh ; hình & tướng màu xanh
Vị này nhận thức được rằng :
‘Sau khi nhiếp thắng, ta hằng biết ngay
Ta cũng thấy’. Xứ này đệ ngũ.
– Một vị tự quán tưởng như vầy
Vô sắc ở nội tâm đây
Thấy các ngoại sắc ở đây màu vàng
Tướng & hình vàng ; cũng vàng ánh sáng
Như lụa quý trơn láng hai bề
Lụa Ba-la-nại thuộc về
Sắc vàng ; hình & tướng đều vàng như y.
Nên nhận thức : ‘Sau khi nhiếp thắng
Ta thấy, biết’. Sáu thắng xứ tầm.
– Quán tưởng vô sắc nội tâm
Thấy các ngoại sắc lại nhằm đỏ tươi
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 369
Sắc màu đỏ ; đỏ tươi hình & tướng *
Ánh sáng đỏ, mường tượng như hoa
Tên Bân-Thú-Chi-Vá-Ka (1)
Tất cả đều đỏ ; hay là lụa trơn
Ba-la-nại láng trơn màu đỏ
Nhận thức rõ : ‘Nhiếp thắng chúng rồi
Ta thấy, ta biết hết thôi !’.
Thắng xứ thứ bảy đồng thời quan tâm.
– Một vị quán nội tâm vô sắc
Thấy ngoại sắc các loại trắng tinh
Tướng & hình đều sắc trắng tinh
Và ánh sáng trắng, cũng hình như đây :
Ô-Ba-Thi (2) sao mai màu trắng,
Ba-la-nại lụa trắng láng trơn
Sắc trắng ; hình & tướng trắng trơn
Ánh sáng cũng trắng. Thiệt hơn biết là :
‘Nhiếp thắng chúng, nên ta thấy, biết’.
Thắng xứ thiệt thứ tám ở đây.
* Tám Giải Thoát được hiểu ngay :
– Tự mình có sắc, thấy rày sắc đây.
Giải thoát này chính là thứ nhất.
– Quán nội sắc là vô sắc ngay
Và thấy các ngoại sắc này.
Đó là giải thoát thứ hai như vầy.
– Quán tưởng Sắc ở đây là tịnh
Chú tâm chính vào suy tưởng này.
Giải thoát thứ ba là đây.
– Vượt khỏi các sắc tưởng đây hoàn toàn
Tưởng hữu đối sẵn sàng trừ diệt
_______________________________
(1) : Bông Bandhujìvaka . (2) : Sao mai Osadhi .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 370
Không suy tư khác biệt tưởng nào
‘Hư không vô biên’ nhắm vào
Không-vô-biên-xứ chứng vào an như.
Là giải thoát thứ tư tuần tự.
– Hư-không-vô-biên-xứ vượt qua
Vị ấy nhận thức gần xa
Với suy tư đến : ‘Thức là vô biên’.
Chứng, trú Thức-vô-biên-xứ nọ
Thứ năm giải thoát đó như vầy.
– Vượt Thức-vô-biên-xứ ngay
‘Vật gì chẳng có’, điều này nghĩ sâu
Chứng, trú vào Vô Sở Hữu Xứ
Là giải thoát thuộc thứ sáu đây.
– Vô-sở-hữu-xứ vượt ngay
Chứng và an trú nơi đây tức thì
Là Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ.
Đây giải thoát thuộc thứ bảy đây.
– Phi-tưởng phi-phi-tưởng này
Hoàn toàn vượt khỏi Xứ đây an hòa
Diệt Thọ Tưởng chứng và an trú
Giải thoát đủ thứ tám vuông tròn.
Các Hiền-giả ! Diệu pháp môn
Tám Pháp đã được Thế Tôn dạy rành
Vị đã biết ngọn ngành, đã thấy
Khéo giảng Pháp tự tại, từ hòa
Hiệu năng hướng dẫn sâu xa
Hướng đến an tịnh, Phật Đà giảng sâu,
Mọi người cần cùng nhau tụng đọc
Không tranh luận, bực dọc sân si,
Để Phạm hạnh được duy trì
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 371
Lâu dài thanh tịnh, uy nghi mọi thì.
Vì hạnh phúc và vì an lạc
Vì thương tưởng đến các chúng sinh
Chư Thiên, loài Người, hữu tình
Đó là Chánh Pháp siêu minh, nhiệm mầu.
* * *
2. Các Hiền-giả ! Thế nào Chín Pháp
Được Thế Tôn diễn đạt, trình bày ?
Ngài dạy Chín Pháp như vầy
Mọi người cần phải theo đây hành trì :
* Xung Đột Sự bất kỳ, có chín :
– ‘Người ấy tính làm hại đến tôi’,
– ‘Người ấy đang làm hại tôi’,
– ‘Người ấy cũng sẽ hại tôi’, như lời.
– ‘Người ấy hại người tôi thương mến’,
– ‘Đang hoặc sẽ hại đến người thương’,
– ‘Người ấy đã làm lợi thường
Cho người tôi vẫn không thương mến gì’.
– ‘Đang hoặc sẽ mong vì làm lợi
Người tôi ghét, vì bởi không thương’.
Chín Xung đột khởi lên thường.
* Điều phục xung đột chín phương pháp là :
– ‘Khi cho ta bị người làm hại
Hãy nghĩ lại : ‘Có ích lợi gì
Mà nghĩ như vậy, làm chi ?’
Điều phục xung đột tức thì ở đây.
– Cả ba thời : vị lai, quá, hiện
Đều phương tiện dùng cách nghĩ suy :
‘Ta nghĩ như vậy ích gì ?’.
– Rồi đến tư tưởng chỉ vì người thương
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 372
Mà cho là họ thường bị hại.
– Hay trái lại, với kẻ không thương
Cho là đã làm lợi thường
Cả ba thời đoạn đều tương tự vầy.
Cũng dùng ý trên đây suy nghĩ :
‘Ích lợi gì mà nghĩ như vầy ?’.
Sẽ điều phục xung đột ngay.
* Chín chỗ an trú ở đây hữu tình :
– Các Hiền-giả ! Hữu tình có loại
Thân và tưởng đại loại khác xa
Như loài Người cõi Ta Bà,
Một số các vị cũng là Chư Thiên,
Một số các não phiền đọa xứ.
Là hữu tình trú xứ đầu tiên.
– Hữu tình như Phạm Chúng Thiên
(Chỉ riêng các vị mới liền tái sinh)
Tưởng đồng nhất, thân hình sai biệt.
Ta được biết trú xứ thứ hai.
– Cũng có loài hữu tình này
Có thân đồng nhất, tưởng sai biệt liền
Như chư Quang Âm Thiên đơn cử.
Là hữu tình trú xứ thứ ba.
– Có loài hữu tình chính là
Tịnh Cư Thiên chúng, tưởng và thân cư
Đều đồng nhất. Thứ tư trú xứ.
– Loài hữu tình vốn tự căn nguyên
Không có tưởng & thọ nào riêng
Như các vị Vô Tưởng Thiên an bình.
Là thứ năm hữu tình trú xứ.
– Có hữu tình đã tự sẵn sàng
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 373
Vượt khỏi sắc tưởng hoàn toàn
Diệt trừ sân tưởng dễ dàng ở đây
Không tác ý về sai biệt tưởng
Chứng vào hướng Xứ Không Vô Biên
Nghĩ : ‘Hư không là vô biên’.
Trú xứ thứ sáu đến liền an nhiên.
– Vượt Hư không vô biên xứ đó
Thức Vô Biên Xứ nọ chứng liền
Nghĩ rằng : ‘Thức là vô biên’.
Trú xứ thứ bảy vẹn tuyền ở đây.
– Vượt ra ngoài Thức vô biên xứ
Chứng Vô Sở Hữu Xứ tức thì
‘Tất cả đều không có gì’.
Trú xứ thứ tám này thì điểm qua.
– Đã vượt ra Vô sở hữu xứ
Chứng vào Xứ thuộc Tưởng ở đây
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng này.
Trú xứ thứ chín hiểu ngay đồng thời.
* Phạm Hạnh Trú, bất thời bất tiết :
Các Hiền-giả ! Nên biết chánh chân :
Có bậc Thế Tôn giáng trần
Đại A-La-Hán vô ngần trí minh
Chánh Đẳng Giác tự mình chứng đạt
Ngài tuyên thuyết Chánh Pháp tịnh an
Hướng đến giác ngộ, Niết-bàn
Thiện Thệ khai thị minh quang tuyệt vời.
– Nhưng có người vẫn vào địa ngục,
Phạm hạnh trú này thực nhãn tiền
Bất thời bất tiết đầu tiên.
– Cũng có những kẻ sinh liền bàng sanh
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 374
( Xương sống ngang chỉ dành loài thú )
Phạm hạnh trú được biết ở đây.
Bất thời bất tiết thứ hai.
– Hoặc sinh ngạ quỷ sâu dày tội khiên.
– A-Tu-La não phiền khổ nạn.
– Sinh Chư Thiên thọ mạng dài lâu.
– Hoặc sinh ở những vùng sâu
Biên địa hạ tiện, địa đầu ít dân,
Giữa các loài độn đần mọi rợ
Chỗ đáng sợ thiếu hẳn tiện nghi,
Các Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni
Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di các hàng
Thiện tri thức hoàn toàn vắng biệt.
Sáu bất thời bất tiết đáng thương.
– Hoặc sinh vào nước đại cường
Nhưng lại tà kiến mọi đường đảo điên :
‘Đừng cúng dường, không nên bố thí,
Không cúng tế. Không quả báo gì
Từ những thiện ác hành vi.
Không hề luân chuyển đời này đời sau.
Không có cha và nào có mẹ !
Không hóa sinh theo lẽ sinh tồn ,
Không có Sa-môn, Bàn-môn
Chứng đạt chân chánh, pháp môn thực hành,
Tự chứng tri, an lành chứng ngộ
Thế giới này, thế giới về sau
Và tuyên thuyết pháp nhiệm mầu’.
Bất thời bất tiết hãy mau hiểu nhiều.
Các Hiền-giả ! Những điều đã kể
Cho dù là Thiện Thệ Như Lai
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 375
Thành đạo trong hiện tại này
Tuyên thuyết Giáp Pháp đủ đầy, cao minh
Độ hữu tình thực hành tinh tấn
Đạt an tịnh, hướng thẳng Niết-bàn,
Rất nhiều chúng sinh thế gian
Vẫn bị chìm đắm, trôi lăn biển đời.
– Có người thời sinh vào cường quốc
Rất văn minh và thực giàu sang
Nhưng bị ác huệ mọi đàng
Ngu si, điếc, ngọng, bệnh mang câm, mù
Không khéo nói trơn tru hết ý
Về nghĩa lý không biết chút nào.
Đó là Phạm hạnh trú vào
Bất thời bất tiết phần sau như vầy.
– Cũng có ngay hữu tình duyên phước
Sinh vào trong những nước phú cường
Nhưng có trí tuệ, hiền lương
Không điếc, ngọng ; nghĩa lý thường hiểu xa
Được khéo nói hay là vụng nói
Phạm hạnh trú đại loại là nơi
Chín thứ bất tiết bất thời
Được đức Thiện Thệ thuyết lời cao siêu.
* Thứ Đệ Trú chín điều tất cả :
Các Hiền-giả ! Vị Tỷ Kheo này
– Ly ác bất thiện pháp đây
Chứng Thiền Đệ Nhất, có ngay tứ, tầm
Do ly dục sanh phần hỷ lạc.
– Tiếp điều khác, vị ấy định thiền
Diệt tầm, diệt tứ được yên
Thì chứng và trú vào Thiền thứ hai
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 376
Một trạng thái ra ngoài tầm, tứ
Do định sanh, nội tỉnh nhất tâm.
– Ly hỷ trú xả âm thầm
Chánh niệm, tỉnh giác thì thân cảm liền
Sự lạc thọ ; Thánh Hiền gọi đủ
Là ‘Xả niệm lạc trú’ – Tam Thiền.
– Xả lạc, xả khổ – tâm yên
Diệt hỷ ; ưu ; cảm thọ liền trước đây
Chứng, trú ngay vào Thiền Đệ Tứ
Không khổ & lạc, không giữ niệm nào
Thanh tịnh, an lạc tiêu dao.
– Các loại Sắc tưởng vượt mau hoàn toàn
Hữu đối tưởng sẵn sàng trừ diệt
Không tác ý sai biệt tưởng, và
‘Không Vô Biên Xứ’ chứng qua
Với ý niệm ‘Hư không là vô biên’.
– Vượt Hư không vô biên xứ đó
Chứng Vô Sở Hữu Xứ, trú đi
‘Tất cả không sự vật gì’.
– Vô sở hữu xứ sau khi vượt, thì
Chứng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ
Và an trú ở tưởng xứ ngay.
– Phi tưởng phi phi tưởng này
Sau khi vượt khỏi Xứ đây hoàn toàn
Chứng, trú an Diệt Thọ Tưởng Định.
Đó là chin Thứ Đệ Trú này.
* Chín Thứ Đệ Diệt như vầy :
– Tỷ Kheo thành tựu vào ngay Sơ Thiền
Các Dục tưởng đều liền đoạn diệt.
– Thành tựu tiếp vào Đệ Nhị Thiền
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 377
Các tầm, tứ đoạn diệt liền.
– Tam Thiền thành tựu, diệt liền Hỷ đi.
– Đệ Tứ Thiền một khi thành tựu
Thì hơi thở hiện hữu vào ra
Đã bị đoạn diệt ngay mà !.
– Không vô biên xứ trải qua tựu thành
Thì sắc tưởng đã nhanh bị diệt.
– Vô sở hữu xứ tiếp tựu thành
Thức vô biên tưởng diệt nhanh.
– Phi tưởng phi phi tưởng thành tựu đây
Thì diệt ngay Tưởng vô sở hữu.
– Khi thành tựu Diệt thọ tưởng thiền
Các tưởng & thọ bị diệt liền.
Chín Pháp Đức Phật tùy duyên dạy rành
Vị đã biết ngọn ngành, đã thấy
Khéo giảng Pháp tự tại, từ hòa
Hiệu năng hướng dẫn sâu xa
Hướng đến an tịnh, Phật Đà giảng sâu,
Mọi người cần cùng nhau tụng đọc
Không tranh luận, bực dọc sân si,
Để Phạm hạnh được duy trì
Lâu dài thanh tịnh, uy nghi mọi thì.
Vì hạnh phúc và vì an lạc
Vì thương tưởng đến các chúng sinh
Chư Thiên, loài Người, hữu tình
Đó là Chánh Pháp siêu minh, nhiệm mầu.
* * *
3. Các Hiền-giả ! Thế nào Mười Pháp
Được Thế Tôn diễn đạt, trình bày ?
Ngài dạy Mười Pháp như vầy
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 378
Mọi người cần phải theo đây hành trì :
* Có Mười điều Hộ Trì Nhân Pháp :
– Vị Tỷ Kheo hạ lạp thế nào
Vẫn giữ Giới hạnh thanh cao
Và sống chế ngự, nương vào uy nghi
Của Giới bổn Ba-Tì-Mốc-Khá (1)
Đủ chánh hạnh và cả oai nghi
Thấy được hậu quả hiểm nguy
Trong lỗi nhỏ nhặt bất kỳ gần xa
Thọ lãnh và tu trong Giới pháp
Là Hộ trì nhân pháp đầu tiên.
Các Hộ trì nhân tiếp liền :
– Tỷ Kheo vị ấy thường chuyên nghe nhiều
Thường gìn giữ những điều nghe ấy
Chất chứa điều nghe thấy bao lần
Những pháp ấy tăng trưởng dần
Sơ & trung & hậu thiện cú văn đủ đầy
Và nghĩa lý như vầy cụ túc
Đề cao mục Phạm hạnh sống lành
Hoàn toàn đầy đủ tịnh thanh
Với những pháp ấy, nghe rành nhiều hơn.
Đã nắm giữ, keo sơn ghi nhớ
Nhờ tụng đọc nhắc nhở nhiều lần
Chuyên ý quán sát mọi phần
Nhờ vào chánh kiến, khéo thành tựu ngay.
– Hoặc vị này đa văn quảng kiến
Thành tựu nhờ chánh kiến tịnh thanh.
– Tỷ Kheo là thiện hữu lành
_______________________________
(1) : Giới Bổn Patimokkhasamvarasìla : Biệt biệt giải thoát thu
thúc giới ( trong Tứ Thanh Tịnh giới của Luật Tỳ-kheo ) .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 379
Là thiện bạn lữ sẵn dành cận thân.
Pháp ấy hộ trì nhân như vậy.
– Các Hiền-giả ! Vị ấy cũng là
Thiện ngôn, đầy đủ nhu hòa
Khiêm nhường, nhẫn nại, tránh xa tị hiềm
Nhận chỉ trích một niềm cung kính.
– Khi nhận định trách nhiệm đinh ninh
Cần phải thực hiện nhiệt tình
Các đồng Phạm hạnh của mình hạ cao.
Thường khéo léo và nào biếng nhác
Cùng suy tư một cách đủ đầy
Về các phương tiện ở đây
Vừa đủ tổ chức, vừa ngay đủ làm.
Hộ trì nhân bao hàm như vậy.
– Các Hiền-giả ! Vị ấy tư lương
Ưa thích đối với Pháp thường
Ái luyến nói Pháp cũng dường thương thân.
Rất hoan hỷ về phần Thắng Pháp
Cùng Thắng Luật, dung nạp chánh chân
Chính là Pháp hộ trì nhân.
– Lại nữa, vị ấy tự bằng lòng thâu
Những vật dụng từ đâu nhận được
Như y phục, bệnh dược, thức ăn
Chỗ ở, sàng tọa vân…vân…
Như vậy là hộ trì nhân pháp này.
– Tỷ Kheo đây sống luôn tinh tấn
Siêng đoạn tận ác pháp khởi lên
Thành tựu các thiện pháp bền
Cương quyết, tinh tấn, dựa trên kiên trì
Không phế bỏ những gì Thiện pháp.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 380
Hộ trì nhân là pháp như vầy.
– Vị ấy chánh niệm đủ đầy
Đủ tối-thượng-niệm thẳng ngay an hòa
Luôn tỉnh giác, nhớ và ghi nhớ
Điều đã nói, nhắc nhở đã làm.
Hộ trì nhân pháp bao hàm.
– Lại nữa, vị ấy uyên thâm sẵn dành
Có huệ trí, đủ sanh-diệt-trí
Hướng sự lý quyết trạch Thánh nhân
Diệt trừ đau khổ chánh chân
Như vậy là hộ trì nhân pháp này.
* Mười Biến Xứ như vầy chi tiết :
– Vị nào biết địa-biến-xứ toàn
Phía trên, phía dưới, bề ngang
Bất nhị, vô lượng mọi đàng hiểu mau.
– Hay vị ấy biết vào thủy-biến.
– Biết hỏa-biến ; phong-biến-xứ đây,
– Biết được thanh-biến-xứ này,
– Hoàng-biến ; xích-biến cũng rày biết thông
– Biết bạch-biến ; hư-không-biến đó
– Và biết rõ thức-biến-xứ toàn.
Tất cả xứ : trên, dưới, ngang
Bất nhị, vô lượng mọi đàng hiểu mau.
Các Hiền-giả ! Bàn vào rốt ráo
* Mười Bất Thiện Nghiệp Đạo sai lầm :
Sát sinh, trộm đạo, tà dâm
Lưỡng thiệt, ác khẩu và phần dối gian
Cùng ỷ ngữ , tham, sân, tà kiến.
* Có Mười Thiện Nghiệp Đạo an lành :
Không trộm đạo ; không sát sanh ;
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 381
Không tà dâm ; nói lời lành không sai ;
Không hai lưỡi ; không hay nói ác ;
Không thêu dệt này khác điều gì ;
Không tham ; không sân ; không si ;
Mười Thiện-nghiệp-đạo hành trì chánh chân.
* Mười Thánh Cư phải cần biết rõ :
Các Hiền-giả ! Lại có Tỷ Kheo
Tinh tấn để thực hiện theo :
– Năm chi trừ dứt, thảy đều hành ngay.
– Sáu chi phải đủ đầy, thuận tiện.
– Một hộ trì . – Thực hiện bốn y.
– Các giáo-điều loại bỏ đi.
– Mong cầu đoạn tận tức thì cho xong.
– Tâm tư không để cho trệ phược.
– Làm thân thể thường được khinh an.
– Tâm thiện giải thoát sẵn sàng.
– Tuệ thiện giải thoát, hoàn toàn thanh cao.
a) Các Hiền-giả ! Thế nào nghĩa ý
Năm chi cần cố nghĩ đoạn trừ ?
– Hôn trầm thụy miên đoạn trừ,
– Tham dục ; trạo hối ; sân trừ dứt ngay,
– Đoạn trừ nghi, như vầy tuân thủ.
b) Thế nào là đầy đủ sáu chi ?
Tỷ Kheo gìn giữ oai nghi :
– Mắt khi thấy sắc chẳng chi động lòng
Không thích ý cũng không phật ý
An trú kỹ vào xả tức thì
Chánh niệm, tỉnh giác tự tri.
– Cũng như thế, với những gì trần, căn :
Tai nghe tiếng ; lưỡi cần nếm vị
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 382
Mũi ngửi hương ; thân cảm xúc liền ;
Ý nhận thức pháp chung riêng.
Vị ấy đều giữ an nhiên cõi lòng
Không thích ý cũng không phật ý
An trú kỹ vào xả tức thì
Chánh niệm, tỉnh giác tự tri.
Như vậy, đầy đủ sáu chi kể vào.
c) Một hộ trì - thế nào nghĩa ý ?
Các Hiền-giả ! Một vị thực hành
Hộ trì về Niệm tựu thành,
Tỷ Kheo vị ấy một danh hộ trì.
d) Thế nào là bốn y thực hiện ?
Vị Tỷ Kheo tinh tiến suy tư :
Thọ dụng một pháp an như
Nhẫn thọ một pháp ; đoạn trừ pháp đơn
Thứ tư còn Tránh xa một pháp.
e) Thế nào là loại các giáo điều ?
Tất cả thông thường giáo điều
Sa-môn các vị phần nhiều chủ trương
Vị Tỷ Kheo kiên cường loại bỏ
Không chấp nhận, chẳng có nương chiều,
Tẩn xuất, phóng xả giáo điều.
g) Này các Hiền-giả ! Mong nhiều hại thay !
Vị Tỷ Kheo thẳng ngay trừ diệt
Các mong cầu về hiện hữu đây
Làm cho an tịnh đêm ngày
Mong cầu về phạm hạnh nay đoạn trừ.
h) Thế nào là tâm tư sau trước
Không trệ phược với các hại tâm
Đoạn trừ các dục vọng tâm
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 383
Tâm tư sân hận chú tâm đoạn trừ
Đoạn trừ các tâm tư não hại.
Tỷ Kheo ấy không trệ phược tâm.
i) Thế nào Tỷ Kheo tịnh lành
Hành trì có được thân hành khinh an ?
Vị Tỷ Kheo sẵn sàng trừ diệt
Diệt lạc & khổ, trừ diệt hỷ & ưu,
Chứng, trú vào Thiền thứ tư
Xả niệm thanh tịnh, đoạn trừ khổ, vui.
k) Thế nào vui thiện tâm giải thoát ?
Tỷ Kheo tâm giải thoát khỏi tham
Tâm giải thoát khỏi sân tàm
Tâm giải thoát khỏi si, làm tịnh thanh.
m) Các Hiền -giả ! Hiểu rành sự kiện
Là Tuệ thiện giải thoát thế nào ?
Tỷ Kheo tự biết thanh cao :
‘Như cây bị chặt, bị đào rễ đi
Nay tham, si, sân tâm ta đó
Đã đoạn trừ, đào bỏ rễ ngay
Không thể sinh khởi tương lai,
Tuệ thiện giải thoát vị đây tựu thành.
* Pháp Vô Học mười nhành chí thiện :
– Vô học chánh tri kiến ở đây,
– Vô học chánh tư duy này,
– Vô học chánh ngữ thẳng ngay mọi bề,
– Rồi vô học thuộc về chánh nghiệp,
– Vô học tiếp chánh mạng như vầy,
– Vô học chánh tinh tấn đây,
– Vô học chánh niệm thẳng ngay, an hòa,
– Đến chánh định thiền-na vô học,
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 33 : PHÚNG TỤNG * MLH – 384
– Cùng vô học chánh trí đủ đầy,
– Vô học chánh giải thoát này.
Mười Pháp Vô Học Như Lai dạy rành
Vị đã biết ngọn ngành, đã thấy
Khéo giảng Pháp tự tại, từ hòa
Hiệu năng hướng dẫn sâu xa
Hướng đến an tịnh, Phật Đà giảng sâu,
Mọi người cần cùng nhau tụng đọc
Không tranh luận, bực dọc sân si,
Để Phạm hạnh được duy trì
Lâu dài thanh tịnh, uy nghi mọi thì.
Vì hạnh phúc và vì an lạc
Vì thương tưởng đến các chúng sinh
Chư Thiên, loài Người, hữu tình
Đó là Chánh Pháp siêu minh vô bờ ”.
4. Lúc bấy giờ, Thế Tôn ngồi dậy
Sau khi nghỉ, cảm thấy an hòa
Bảo ngài Sa-Ri-Pút-Ta
Đệ nhất Trí Tuệ, thiền gia cao đồ :
– “ Xá-Lợi-Phất ! Hướng vô căn bản
Ngươi đã khéo thuyết giảng chánh chân
Khéo tụng những kinh rất cần
Cho chúng Phích-Khú muôn phần ân triêm ”.
Chúng Tỷ-Kheo một niềm hoan hỷ
Được nghe bậc Đại Trí thuyết ra
Với sự chấp thuận Phật-Đà,
Một lòng tín thọ gấm hoa lời Ngài ./-
* * *
( Chấm dứt Kinh 33 : PHÚNG TỤNG – Sangiti-sutta )