Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Singapore: Đại lễ Vesak 2022 Thành lập Hiệp hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly

21/05/202208:54(Xem: 5006)
Singapore: Đại lễ Vesak 2022 Thành lập Hiệp hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly

Singapore: Đại lễ Vesak 2022

Thành lập Hiệp hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly

(RCEP區域資訊 | 新加坡2022衛塞節 暨淨琉璃文化協會成立慶典)

 

Nhằm để hàn gắn những vết đau thương và tạo phúc đức nhân duyên cho nhân loại trên thế giới, vào ngày 15 tháng 5 năm 2022 (15/5/Nhâm Dần), tại khu tổ chức sự kiện Marina Bay Convention, Singapore, Hiệp hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly (Lapis Lazuli Cultural Association, 淨琉璃文化協會) đã long trọng tổ chức Quốc tế lễ Vesak PL. 2566 và thành lập Hiệp hội VHTLL và Khánh điển, công bố toàn cầu “Kinh Thất Phật Dược Sư”.

 

Sự kiện đã thu hút 3.000 người, những người hữu duyên và các cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới. Sự kiện tổ chức với thời gian một ngày và được cầu nối truyền hình trực tiếp toàn cầu bằng phương tiện công nghệ cao hiện đại. Pháp hội cộng đồng cầu phúc tiêu tai diên thọ, thành tâm cầu nguyện sự lành mạnh cho toàn thể nhân loại trên thế giới hậu kỳ đại dịch.

 

Mục đích của việc thành lập Hiệp hội Văn Hóa Tịnh Lưu Ly với tôn chỉ, nhằm khai quật, khám phá các tác phẩm kinh điển cổ phương Đông, sáng tạo và truyền bá, tịnh hóa nhân tâm, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh hóa và hài hòa thế giới.

 

Hiệp hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly sẽ tập trung vào việc bảo tồn các tác phẩm kinh điển Phật giáo cổ, dịch thuật và truyền bá, giáo dục sáng tạo, giao lưu văn hóa, triển lãm, pháp hội, hướng dẫn thực tiễn các phương pháp trị liệu, v.v. để phục vụ tốt hơn trong thời hiện đại và khiến mọi người, nhất là tuổi trẻ yêu thích sử dụng Internet để tìm hiểu các tác phẩm kinh điển cổ quý báu này. Những tác phẩm kinh điển Phật giáo cổ đại này sẽ được nhân thế ứng dụng thực tế vào cuộc sống sinh hoạt thường nhật, thu hoạch thành công những giá trị đạo đức nhân văn, tạo an lạc hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng nhân loại.

 

Buổi lễ trọng thể dưới sự chủ trì của Nữ sĩ Trần Minh Lợi Chủ tịch Danh dự Hiệp hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly và Cư sĩ Diêu Phúc Phát, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Lưu Ly đã có bài phát biểu. Tiến sĩ Wu, Chủ tịch Tổng Hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly toàn cầu chủ trì sự kiện. Các hoạt động bao gồm nội dung Nghi thức Tắm Phật, thụ trì đọc tụng và giảng giải “Thất Phật Dược Sư Kinh”.

 

Tiến sĩ Wu, Chủ tịch Tổng Hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly toàn cầu chia sẻ rằng, Vesak là ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn.

 

Ông nói, sau khi Đức Phật thành đạo Vô thượng Bồ đề hiệu Thích Ca Mâu Ni Phật. Tất cả chúng sinh đều hưởng phúc lợi, quan trọng hơn nữa là di sản của Ngài đã để lại cho chúng sinh, đó là Tam tạng Thánh điển, trong Phật pháp có Thất Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai vĩ đại, có thể giúp chúng ta nhiều phương pháp trị liệu về tâm, sinh lý một cách tuyệt hảo, với những phúc lợi tuyệt vời mà Phật pháp đã mang đến với chúng ta, vì vậy chúng ta nên bày tỏ lòng thành kính tri ân Đức Phật.

 

Tiến sĩ Wu, Chủ tịch Tổng Hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly toàn cầu nói rằng: “Tắm gội tôn tượng Phật với biểu trưng cho việc tịnh hóa tam nghiệp, ý nghĩ, lời nói và hành động, thanh lọc tâm hồn, biểu hiện Phật tính, Như Lai tạng vốn sẵn trong mỗi cá nhân chúng ta. Chúng ta dùng nghi thức để khích phát sự kính ngưỡng đối với Đức Thế tôn. Thuở ban sơ Đức Phật sáng lập Đạo Phật, Từ bi, Trí tuệ, Tự do, Bình đẳng nhằm chuyển hóa nhân loại thế giới.

 

Trong Tam tạng Thánh điển Phật giáo, “Kinh Dược Sư Lưu Ly quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức”. Bản nguyện của Đức Dược Sư Như Lai là đưa ra nhiều phương thức trị liệu tất cả trọng bệnh phiền não về thể chất và tinh thần của chúng sinh. Ngài quán chiếu thực tế của nhân loại gặp nhiều chướng duyên, nghịch cảnh bởi thiếu thốn vật chất, sức khỏe, của cải vật chất, tiền tài và trí tuệ, lại thêm những bệnh tật, nghèo khổ, ngu dốt, tai nạn; những thứ xấu ác, nên dễ dàng tạo nhiều tội lỗi, hoặc khó tiến tu trên hành trình tiến tu Bồ tát đạo. Vào dịp Quốc tế lễ Vesak PL. 2566, việc phát tâm ấn tống Kinh này càng có ý nghĩa hơn. Đây là một phúc báu lớn lao cho toàn thể nhân loại trong thời kỳ hậu đại dịch.”

 

Tiến sĩ Wu nói thêm, Kinh Dược Sư được lưu truyền hàng nghìn năm lịch sử, trải nghiệm trong dân gian, công chúng ứng dụng thực tiễn thường nhật trong cuộc sống, giúp chữa lành bản thân và giúp cộng đồng nhân loại thế giới chữa lành bệnh tật thân lẫn tâm.


Tin PG Singapore 1Tin PG Singapore 2Tin PG Singapore 3Tin PG Singapore 4Tin PG Singapore 5

Tuy nhiên, sau thiên niên kỷ lưu hành, các chủng bản kinh văn khác nhau, vì vậy chúng tôi đã khởi động một công trình hiệu chỉnh quy mô, liên tiếp dịch các tàng bản “Dược Sư Lưu Ly Thất Phật Bản Nguyện Công Đức Kinh” và “Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức Kinh”. Chúng tôi đã tham khảo Hán ngữ Đại Tạng kinh Trung Hoa vào các triều đại Tống, Nguyên, Minh và sau đó tiến hành khảo cứu bản phiên dịch của triều đại nhà Đường, Đại sư Nghĩa Tịnh “Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bản Nguyện Công Đức Kinh”.

 

Về Chân ngôn mật chú Đà la ni, chúng tôi mời các chuyên gia và học giả Phạn ngữ, để đối chiếu các bản văn Phạn ngữ qua văn kinh Dược sư, đối chiếu Phạn ngữ, Tạng ngữ bản văn kinh triều đại nhà Đường, phiên bản Phạn văn độc âm và văn bản phát âm Hán ngữ hiện đại. Phiên bản chuyển ngữ để tạo điều kiện cho công chúng đọc và nghiên cứu.

 

Ông tiết lộ rằng với sự đóng góp của hơn 100 người hợp tác tham gia công trình các bản văn kinh Hán ngữ, Tạng ngữ, Phạn ngữ, Anh ngữ, cuối cùng được sự hỗ trợ của các nơi trên thế giới, bản kinh đã ấn loát được hoàn thành sau 1.800 ngày và hơn 40.000 giờ.

 

Ông hy vọng rằng mọi người thỉnh Kinh Dược Sư về nhà, thụ trì đọc tụng, lý giải hàm nghĩa của kinh, đó là công đức và ý nghĩa của việc thỉnh kinh.

 

Kinh văn do Phật thuyết, chúng ta thường nói tại gia có bảo tồn kinh thư Pháp bảo, công đức rất lớn.

 

Tất cả bệnh tật, kỳ thực là nhân tâm, thân và tâm của chúng ta có bệnh, kinh điển Phật pháp là phương diệu dược trị liệu bệnh thân, hóa giải những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống, cho nên Kinh Dược Sư Lưu Ly cống hiến rất lớn cho thời đại này, tiền đề là chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của kinh văn này.

 

Thích Vân Phong biên dịch

Nguồn: 新加坡讯

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2014(Xem: 18355)
Lá Thư Phật Đản Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Kính thưa quý đồng hương Phật Tử, quý thân hữu, quý ân nhân thân mến, Cách đây 2638 năm tại vườn Lâm Tỳ Ni, dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn, thuộc Miền Trung Ấn Độ (nay là Nepal), Thái Tử Tất Đạt Đa, con của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da, đã giáng trần. Thái tử được sinh ra và lớn lên trong cung vàng điện ngọc, có đầy đủ mọi thứ xa hoa vật chất, cao sang quyền quý nhất trần gian, nhưng Ngài cảm nhận tất cả mọi thứ trên thế gian này cuối cùng rồi cũng theo lẽ vô thường, thành, trụ, hoại, diệt, tan rã theo thời gian.
19/03/2014(Xem: 7644)
Thư mời Lễ Phật Đản Quốc Tế tại Straßburg, Pháp Quốc cũng như lễ cầu nguyện cho quốc nạn và pháp nạn tại quê nhà nhân ngày lễ nầy.
16/12/2013(Xem: 27232)
Viết xong cuộc đời ngài Tôi bần thần, dã dượi Sinh lực tổn hao Như thân cây không còn nhựa luyện Như sức ngựa đường dài Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
29/11/2013(Xem: 15898)
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bằng chứng về một ngôi chùa Phật giáo cổ nhất chưa từng được khám phá, có niên đại khoảng năm 550 trước Công nguyên. Tọa lạc tại trung tâm hành hương Lâm Tì Ni của Nepal, địa điểm huyền thoại nơi Đức Phật đản sinh, phát hiện chỉ ra rằng Ngài đã từng sống hơn một thế kỷ trước đó so với thời gian được chấp nhận bởi nhiều học giả trước đây.
26/10/2013(Xem: 63971)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
25/10/2013(Xem: 12739)
Every year since the resolution passed by the United Nation’s General Assembly on 15 December 1999 - the thrice-sacred day of Vesak (celebrating the birth, enlightenment and passing away of the Buddha Gotama) is celebrated internationally. The International Council for the Day of Vesak has been granted Consultative Status with the UN Economic and Social Council since 2013 – to honor commitments, the 11th United Nations Day of Vesak celebrations will take upon: “Buddhism and the UN Millennium Development Goals”, as the general theme of the 2014 UNDV Conference.
12/08/2013(Xem: 8493)
Loay hoay mà đã 5 năm kể từ năm 2008 Vesak diễn ra tại Hà Nội; năm nay. GHPGVN chính thức xin phép đăng cai, đã được sự chấp thuận của nhà nước, để chuẩn bị cho năm 2014 diễn ra tại Bãi Đính.
23/07/2013(Xem: 6975)
Lâu nay mỗi chúng ta theo đạo Phật nhưng có nhiều điểm nghi ngờ, thấy đạo Phật hình như tiêu cực, đa số chùa chiền đều ở trên núi, cách xa thành thị. Gần đây mới có một số chùa ở thành thị. Chư Tăng, chư Ni chỉ lo tu, ít đến nơi này nơi kia giáo hóa. Hoặc như đức Phật ngày xưa cứ ôm bình bát đi khất thực, ngày nay hình thức ấy vẫn còn. Qua những hình ảnh ấy, người ta nghĩ đạo Phật bi quan, Tăng Ni không cố gắng, không nỗ lực tạo kinh tế sống cho mình, cứ đi xin hoài. Vì vậy tôi sẽ giải thích câu Phật hóa hữu duyên nhân cho tất cả hiểu. Ðạo Phật chỉ giáo hóa người có duyên thôi. Nghe thế đa số Phật tử nghi ngờ đạo Phật giáo hóa có sự lựa chọn, không công bằng. Nhưng nhìn cho thấu đáo, có thể nói rằng người Việt Nam chúng ta thấm nhuần đạo Phật rất sâu. Hồi xưa khi còn bé, tôi thích đọc Minh Tâm Bửu Giám, trong đó có câu:
16/07/2013(Xem: 10615)
Hoa Bất Diệt - Quang Lê & Hương Thủy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]