Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình ảnh Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc (Vesak 2018) tại Thái Lan

26/05/201807:15(Xem: 9417)
Hình ảnh Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc (Vesak 2018) tại Thái Lan
3.000 đại biểu quốc tế, nhiều vị lãnh đạo các Giáo hội, tổ chức Phật giáo, các nhà chính trị các quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự lễ khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (LHQ) lần thứ 15, diễn ra tại Hội trường chính Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU, Wang Noi, Ayutthaya) vào sáng nay, 25-5. 

Đức Tăng thống Phật giáo Vương quốc Thái Lan, ngài Somdet Phra Ariyavangsagatayana đã quang lâm chứng minh, cử hành nghi lễ cầu nguyện và có thông điệp quan trọng gửi đến toàn thể đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, ngài kêu gọi các truyền thống, tông phái Phật giáo vượt lên các dị biệt về văn hóa, thắt chặt đạo tình trong ngôi nhà chung Phật giáo, cùng chung một bậc Thầy vĩ đại là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng thực hành các giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Bát Chánh đạo, v.v...

“Phật giáo cống hiến cho sự phát triển của nhân loại” là chủ đề chính của Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 15, năm 2018, được Ủy ban Quốc tế Ngày Vesak LHQ tại Thái Lan (UNDV) tổ chức. HT.GS.TS Phra Brahmapundit, Viện trưởng MCU là Chủ tịch sáng lập, đồng Chủ tịch trong 2 kỳ tổ chức tại Việt Nam (2008, 2014), tại Sri Lanka năm ngoái (2017), và đảm nhiệm vai trò này liên tục trong nhiều năm qua.

DSC00173.jpg
Hòa thượng Chủ tịch UNDV báo cáo công tác tổ chức trước Đức Tăng thống Thái Lan

Khách mời thuyết trình chính cho chủ đề của Đại lễ năm nay là Thủ tướng Tshering Tobgay của Vương quốc Bhutan, quốc gia đã sáng kiến khái niệm GNH - Tổng hạnh phúc quốc gia, thay vì thiên về vật chất qua Tổng sản phẩm nội địa - GDP trong nhận định về sự phát triển của một đất nước.

GNH là khái niệm do nhà Bhutan, Jigme Singye Wangchuck, người đã chủ trương mở cửa đất nước này với thế giới và kỷ nguyên hiện đại hóa, đưa ra vào năm 1972. GNH được xem là một bước tiến quan trọng trong lý thuyết kinh tế hiện đại, khi mà càng ngày người ta càng nhận ra cái giá phải trả cho sự suy thoái môi trường và đạo đức xã hội trước sự tác động tiêu cực của chủ nghĩa vật chất và tiêu thụ. Tiêu chí trọng yếu đánh giá này dựa trên cơ sở ý thức “biết đủ” (tri túc) trong lối sống mà Đức Phật đã chủ trương.

DSC00185.jpg
Gần 3000 đại biểu tham dự

Theo đó, có 9 yếu tố cấu thành phản ánh hạnh phúc được đưa vào chỉ số GNH: tình trạng về tâm lý, sử dụng thời gian, sức sống của cộng đồng, văn hóa - tính đa dạng và bảo tồn của truyền thống văn hóa, sức khỏe - y tế, giáo dục, môi trường - cảm nhận và hiểu biết về sinh thái, mức sống, và quản trị - cảm nhận về công bằng, chân chính và chất lượng. Chuẩn đánh giá căn cứ trên đạt mức “đủ”, cơ sở đánh giá về giá trị và phải là sự lựa chọn của công chúng.

Kinh nghiệm thực tế của đất nước Bhutan sau hơn ba thập niên đưa ra chỉ số GNH, đã đánh thức thế giới, rằng tăng trưởng và phát triển kinh tế không có nghĩa là phải hy sinh môi trường và hạnh phúc của cộng đồng. Và quan niệm ảnh hưởng từ nền tảng của các giá trị sống được xây dựng trên căn bản từ bi và tỉnh thức, duyên sinh mà Đức Phật đã dạy đã được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ quan tâm, nỗ lực ứng dụng.

Sự kiện văn hóa - tôn giáo thu hút sự quan tâm và tham dự của Phật giáo thế giới diễn ra chính thức trong ba ngày 25, 26 và 27-5-2018, với nhiều hoạt động hội nghị, hội thảo, thuyết trình, biểu diễn nghệ thuật... tại hai địa điểm: MCU - Ayutthaya và Trung tâm Hội nghị LHQ ở thủ đô Bangkok.

Đầu giờ của chương trình chiều hôm nay, Tướng Bundit Malaiarisoon, đại diện nhà vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn đến dự, cử hành nghi thức cầu nguyện Tam bảo theo truyền thống Hoàng gia Thái Lan và tuyên đọc bức thông điệp của nhà vua, thay vì nhà vua giá lâm như thông tin ban đầu, trước toàn thể đại biểu quốc tế.

Nhiều vị lãnh đạo các Giáo hội, tổ chức Phật giáo các quốc gia và vùng lãnh thổ đã có thông điệp và nhiều thông điệp đã được đọc tại Hội trường chính. Thay mặt GHPGVN, HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM đã có thông điệp trước toàn thể đại biểu trong sáng khai mạc Đại lễ. 

DSC00150.jpg
Chư tôn đức đoàn GHPGVN

Đoàn GHPGVN gồm 22 thành viên chính thức, trong đó có 8 vị là khách mời của Ủy ban Tổ chức quốc tế do HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM làm trưởng đoàn. Cùng đi có HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS; TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế T.Ư; HT.Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký HĐTS kiêm Chánh Văn phòng II TƯGH và chư tôn đức Ban Thường trực HĐTS, đại diện các Ban, Viện T.Ư... cùng nhiều đại biểu là Tăng Ni, Phật tử tham dự với tư cách quan sát viên đến từ các tỉnh, thành tại Việt Nam.

TND_5229.JPG
Quang cảnh buổi lễ khai mạc - Ảnh: Ngộ Dũng

TND_5142.JPG
Đức Tăng thống Phật giáo Vương quốc Thái Lan quang lâm, chào thân mật chư tôn đức - Ảnh: Ngộ Dũng

TND_5151.JPG
Đức Tăng thống thắp nến trước khi cầu nguyện Tam bảo - Ảnh: Ngộ Dũng

TND_5187.JPG
Thủ tướng Bhutan đảnh lễ Đức Tăng thống Phật giáo Thái Lan - Ảnh: Ngộ Dũng

TND_5274.JPG
Thủ tướng Bhutan thuyết trình chủ đề chính của Đại lễ - Ảnh: Ngộ Dũng

TND_5279.JPG

TND_5333.JPG
HT.Thích Trí Quảng đọc thông điệp trong buổi sáng khai mạc - Ảnh: Ngộ Dũng

TND_5107.JPG
Hòa thượng Trưởng đoàn GHPGVN ký bản lưu niệm của BTC - Ảnh: Ngộ Dũng

TND_5407.JPG
Chư tôn đức các nước trong lễ cúng dường của Hoàng gia Thái Lan - Ảnh: Ngộ Dũng

TND_5394.JPG
Chư tôn đức đến từ đoàn GHPGVN chụp hình lưu niệm - Ảnh: Ngộ Dũng

TND_5229.JPG
Khoảng 1.200 khách mời quốc tế, và gần 2.000 chư Tăng và Phật tử Thái Lan tham dự - Ảnh: Ngộ Dũng

DSC00166.JPG
Các em trong đoàn chào mừng


Hoàng Độ (từ Ayutthaya, Thái Lan


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2010(Xem: 6535)
Cách đây 2638 năm tại kinh thành Ca Tỳ La Vệ xứ trung Ấn Độ, giữa loài người chúng ta và trên trái đất xinh đẹp này, một Đức Phật đã ra đời đó là Đức Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền thuyết thái tử Tất Đạt Đa khi đản sinh đã bước đi bảy bước có hoa sen đở chân, cùng lúc ấy chư thiên tung hoa trời, trổi thiên nhạc đón mừng thái tử ra đời, trên không trung có chín rồng phun nước ấm mát tắm cho thái tử.
09/10/2010(Xem: 6867)
Mùa Phật Đản lại về. Cùng với Phật Giáo đồ trên toàn thế giới, cũng vào ngày giờ này, chúng ta thành kính đón mừng lễ Đản Sanh của Đức Từ Phụ trong niềm hân hoan và lòng biết ơn vô hạn đối với Ngài, đối với đạo lý giải thoát như thật do Ngài vạch ra. Trong niềm hân hoan và biết ơn vô hạn đó, tôi xin gửi đến chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tang Ni và đồng bào Phật Tử trong cũng như ngoài nước, lời cầu chúc an lành, lời kêu gọi hòa hợp và tiến tu.
08/10/2010(Xem: 5841)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và loài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.
21/09/2010(Xem: 5180)
Mỗinăm đến ngày Phật Đản, nhìn hình tượng đức Phật Sơ Sinh tôi có cảm giácrằng sự kiện lịch sử ấy xảy ra dường như không xa lắm. Mớimột ngày nào trong vườn Lâm Tỳ Ni nơi thành Ca Tỳ La Vệ nước Nepal (mộtvương quốc của Ấn Độ), đức Từ phụ của chúng ta vì lợi ích của chúng sanh mà một lần nữa trở lại cõi đời này với hình ảnh một con người bình thường, một thoáng thời gian mà đã 2625 năm trôi qua, nhưng hình ảnh bậcvĩ đại đó vẫn còn sống mãi với dòng thời gian bất tận, và tồn tại mãi trong con tim của người phật tử chúng ta...
20/09/2010(Xem: 6796)
Mùahoa Ưu Ðàm nở, ngày Ðức Phật đản sanh lại về trong tâm tư người con Phật khắp nơi trên thế giới. Hàng triệu-triệu tấm lòng nhất tâm tưởng niệm và trang trọng cử hành đại lễ Khánh đản. ÐứcPhật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh. Sự hiện hữu của Bậc Ðại Giác Thế Tôn chính là bứcThông Ðiệp Hòa Bình gởi đến mọi loài chúng sinh trong tam giới...
17/09/2010(Xem: 5095)
Hằng năm, cứ mỗi độ mùa Phật đản về – thì khắp nơi khắp chốn –ở đâu – hình ảnh đức Phật hiện hữu, ngự trị ở đó không khí càng vui tươi, nhộn nhịp. Đó là tất cả những người con Phật hân hoan đón mừng ngày Phật đản. Kỷ niệm Phật đản là tưởng nhớ, ôn lại và tri ân về sự rađời vĩ đại của đức Phật... Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
10/09/2010(Xem: 51055)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 52812)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 51934)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567