Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lại chuyện tư gia treo cờ kính mừng Phật Đản

25/05/201816:27(Xem: 5802)
Lại chuyện tư gia treo cờ kính mừng Phật Đản
LẠI CHUYỆN 
  TƯ GIA TREO CỜ KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN

 

Đúng theo thông lệ  hằng năm , trong nội dung thông tư  về  việc tổ chức lễ Phật đản của các Ban Trị Sự Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương GHPGVN, đều có cụm từ khuyến khích các tư gia treo cờ đèn  kính mừng Phật đản. Đây là cơ sở rất quan trọng để các địa phương an tâm thực hiện. Tuy nhiên, nhiều năm qua sự việc chỉ dừng lại ở tính văn bản đó thôi chứ chưa là mục tiêu phấn đấu phải có trong hạng mục tổ chức  đại lễ. điều này dễ nhận thấy qua các thời giảng pháp của cá giảng sư, người ta chưa nghe  một ai nói đến  điều này  và khuyến khích Phật tử nên làm theo , xem đó như là một công đức trong ngày đản sanh đức Từ Phụ. Có điều rất lạ lùng trong rất nhiều  khóa tu học của  nhiều đạo tràng đó đây thường được biết đến với  những con số ấn tượng, nhưng nếu lấy những con số đó  hoán đổi thành  mỗi lá cờ Phật giáo treo trong  lễ Phật đản tại tư gia thì  đáp án sẽ bằng không, rất lạnh lùng !


Lai chuyen treo co Phat giao (1)
Ảnh 1- Đường ngang ngõ nhà người viết.
Lai chuyen treo co Phat giao (2)
Ảnh 2 – Hẻm và nhà vị tổ trưởng treo cờ.
anh 4
Ảnh 3 – Đoạn đường số 6, tôi xóm  người viết cư ngụ.
Lai chuyen treo co Phat giao (3)
Ảnh 4 – Ngã ba trục lộ số 6 và 44, phía sau  là nghĩa trang Gia tô giáo.
Lai chuyen treo co Phat giao (5)
Ảnh 5 – Đường số 6, hướng ra trục lộ chính Nguyễn Duy Trinh.
Lai chuyen treo co Phat giao (6)
Ảnh 6-  Ngã ba đường số 6 và giáo xứ Mỹ Hòa.
anh 7
Ảnh 7- Đường rẽ  sang nhà thờ Tân Lập.




  Chỉ lấy ví dụ nhỏ  trong xóm ấp tôi hiện cư ngụ, có rất nhiều chùa và Phật tử đông đảo, thế mà bảo họ  treo một lá cờ Phật giáo  và sẵn sàng biếu không, thì ai cũng lắc đầu lãng tránh. Còn các ngôi chùathì  dường như chỉ biết trang hoàng cho  bảng hiệu mình rôm rả chứ không hề có chút quan tâm  chung quanh, dù chỉ cách vài dây cờ giăng của chùa.Ngược lại, năm nay khi đang leo trèo giăng cờ giữa trưa nắng gắt, một anh thanh niên  ngồi trong nhà thấy vậy chạy ra  nói “ Có gì cho con làm phu với chú ?” và một  anh bạn trung niên  cùng xóm cũng tham gia phụ giúp ngoài vị tổ trưởng  đã đồng hành nhiều năm nay. Thế nhưng  nhiều người chung quanh, trong đó có các Phật tử vừa nói đều nhìn chúng tôi như  người ngoài hành tinh vậy. Cần nên nói thêm  rằng, việc treo cờ  như vậy , chính quyền địa phương  chưa bao giờ cản trở hoặc gây khó dễ, ngược lại ngay chính vị tổ trưởng dân phố tôi năm nào cũng  tham gia nhận phần  trách nhiệm treo  cờ.Đó là nguồn động viên quý giá cho  chúng tôi chứ không từ  phía các chùa và các Phật tử ngơ ngác kia.Sẽ có nhiều lý do để  biện hộ cho việc  những cư sĩ  Phật tử không treo được cờ  Phật giáo  mừng Phật đản  như nhà cuối hẽm, chật hẹp, ở chung gia đình, ở  trọ , ở chung cư .v..v…nhưng hình ảnh  thường khi  các vị với bộ trang phục  màu lam, lũ lượt kéo nhau đi chùa, đi  dự các khóa tu  nườm nượp đầy đườngkhiến anh em chúng tôi thấy  chột dạ. Chưa hết có vị còn dõng dạc  “góp ý” rằng Tu tại tâm, Phật biết, làm gì mà khoe khoang ! Không lẽ đây là kết quả tu học của các đạo tràng  hay các chùa  mà quý vị này thường xuyên đến để huân tu ?

                          Đáng buồn và rất đáng tiếc  khi có một ngôi chùa cách đây hai mùa phật Đản, được  một anh tài xế ( gởi nhờ xe ở chùa mỗi đêm) phát tâm cúng dường cờ lá (loại 1mét 8) và cho người treo  hết hai đoạn đường dài ( đường số 6 và đường 42)làm không khí rận rả và hân hoan hẳn lên. Những tưởng  nương vào  cái đà ấy năm sau chùa lại tổ chức cho treo như vậy tiếp tục, dần dà tạo thành truyền thống  rất có ích. Nhưng ngược lại với những gì mình nghỉ, năm sau  tắt hẳn luôn cho đến  tận bây giờ. Ai cũng biết  cờ vải như thế treo  ít nhất cũng ba, bốn mùa Phật đản mới  phai màu, và đương nhiên nếu có ai hỏi lý do, chắc chắn lý do đầu tiên sẽ là “ Năm naykhông có ai cúng “ ! 

                            Mỗi khi  đọc thông tin đại loại “sắc Thành phố hân hoan, rộn ràngmàu  chào đón ngày Phật đản”, đã không  khỏi làm người hiểu chuyện  buồn cười ! Bời lẽ, tất cả sự “hân hoan chào đón“ ấy đều là của các ngôi chùa, không bao giờ có bóng dáng  một tư gia nào tham gia dù chỉ treo một lá cờ khiêm tốn. Có lẽ  cũng nên góp ý với loại “thông tin không đúng sự thật” trên mà chỉnh sửa  lại rằng “ Các chùa , hân hoan rộn rã kính mừng Phật đản” thì dễ  giữ vững niềm tin  công chúng hơn là cường điệu điều không hoặc chưa có thật.

                         Thật lòng mà nói, việc treo cờ hiện nay  của những người thiện chí chỉ là cắm cờ  ở những nơi công cộng, đường phố, cột điện chứ  chưa phải là ý thức tự giác của chính các chủ gia treo trước nhà mình. Tuy nhiên thà như thế còn hơn lạnh lùng, vô cảm đến chai cứng tâm hồn.Việc làm này cũng nhằm tạo ra nét truyền thống cho cư dân quen mắt mỗi mùa Phật Đản về. Và tuy chủ gia nào đó không treo nhưng cho anh em cắm trước  hàng rào nhà mình cũng đã hơn lắm rồi người không cho! Chúng tôi lấy đó làm niềm vui vì có những  tư gia  khó chịu, thậm chí nhổ bỏ trước mặt  chỉ vì họ là người khác tín ngưỡng với chúng ta. Còn những ai cùng tín ngưỡng  thì sao ?

                         Đại lễ Vesak năm sau  sẽ được PGVN đăng cai tổ chức. Một lần nữa người con Phật VN chúng ta lại được dịp bày tỏ lòng tự hào với lịch sử hai ngàn năm gắn bó cúng dân tộc với bạn bè thế giới. Hy vọng rằng  hình ảnh rộn rã-hân hoan không chỉ  nằm giới hạn trong một ngôi chùa  và không phải đón mừng Phật đàn bằng những hình ảnh nghèo nàn, đơn điệu như việc anh em chúng tôi đã và đang làm lâu nay thế này. Với những vị giảng sư tôi luôn ngưỡng mộ , hãy  cất lên tiếng nói từ  đạo tràng tu học đúng nghĩa rằng  việc treo một  lá cờ phật giáo  là một phước báu mà thời  đại bùng nổ thông tin hiện nay luôn rất cần để hình ảnh Phật giáo  rạng ngời khắp nơi. Và để một ai đó biết rằng đây là lá cờ Phật giáo thế giới và của PGVN, điều rất khó tin nhưng có thật  vì đã có nhiều người hỏi chúng tôi: “Cờ gì vậy?”

 

Mùa Phật Đản lần thứ 2642 – PL 2562

Dương Kinh Thành

 

Lời  ngỏ cùng BBT:

Biết rằng  những hình ảnh  đính kèn theo đây chưa đủ nói lên sự hoành tráng, sang trọng nhưng với tấm lòng dành cho đạo pháp, tất cả  dâng lên đức Từ Phụ ngày Đản sanh, Rất mong BBT  cố gắng  post lên đầy đủ  số ảnh này để làm động lực tích cực giúp  những  người có thiện chí tiếp tục phát huy. Thành thật cảm ơn.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2013(Xem: 7449)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật.
01/06/2013(Xem: 4587)
Nói đến hồ Tịnh Tâm ở cố đô Huế, mọi người liên tưởng ngay đến sen. Một loài hoa tinh khiết, cao quý nhưng lại được mọc lên từ đất bùn nơi các ao hồ. Suốt cả một thời gian dài trong năm, mặt hồ Tịnh Tâm lặng lẽ chỉ có gió nước, nắng mưa, bèo và rau muống, không hề thấy dấu vết của sen hồng, sen bạch. Cuối mùa xuân, những tia nắng vàng giúp cho những cuống lá sen dần dần mở ra, trải rộng những hình tròn màu lục non với vô số đường gân mơ hồ vàng trắng đan lồng nhau như tơ trời, gợi lên những kỳ vọng về một tương lai thanh bình của loài người. Qua mùa hạ, sắp đến mùa Phật đản chúng ta sẽ thấy những phép lạ từ mặt hồ Tịnh Tâm.
28/05/2013(Xem: 4553)
Hoàng hậu Mahamaya sinh Siddhartha một cách rất dễ dàng. Trên con đường về quê ngoại để sinh nở, bà và đoàn tùy tùng dừng chân nghỉ ngơi ở vườn Lumbini.
27/05/2013(Xem: 6440)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 10411)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
22/05/2013(Xem: 4144)
Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời, không như những vị thần linh và không hề mặc khải cho ai và cũng không hề để cho ai mặc khải, mà Ngài xuất hiện giữa cõi đời với tư cách của một bậc Giác ngộ hoàn toàn, nội hàm đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi, đến và đi duyên theo đại nguyện.
18/05/2013(Xem: 7237)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
10/04/2013(Xem: 5482)
Chúng ta kỷ niệm đại lễ Phật Đản, tức là chúng ta làm lễ kỷ niệm ngày ra đời của Đấng Thích Ca Mâu Ni, Đức từ phụ của chúng ta. Ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong cõi Diêm Phù Đề này có những ý nghĩa trọng đại và sâu xa như sau...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]