Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sen Tịnh Tâm mùa Phật Đản

01/06/201320:30(Xem: 4571)
Sen Tịnh Tâm mùa Phật Đản
lotus_1

SEN TỊNH TÂM MÙA PHẬT ĐẢN
Lê Huỳnh Lâm

Nói đến hồ Tịnh Tâm ở cố đô Huế, mọi người liên tưởng ngay đến sen. Một loài hoa tinh khiết, cao quý nhưng lại được mọc lên từ đất bùn nơi các ao hồ. Suốt cả một thời gian dài trong năm, mặt hồ Tịnh Tâm lặng lẽ chỉ có gió nước, nắng mưa, bèo và rau muống, không hề thấy dấu vết của sen hồng, sen bạch. Cuối mùa xuân, những tia nắng vàng giúp cho những cuống lá sen dần dần mở ra, trải rộng những hình tròn màu lục non với vô số đường gân mơ hồ vàng trắng đan lồng nhau như tơ trời, gợi lên những kỳ vọng về một tương lai thanh bình của loài người. Qua mùa hạ, sắp đến mùa Phật đản chúng ta sẽ thấy những phép lạ từ mặt hồ Tịnh Tâm. Sau những đêm dài tĩnh lặng, mặt hồ bỗng rộ lên những búp hồng, búp trắng e ấp, thẹn thùng như dáng hình thiếu nữ miền Hương Ngự nghiêng chào. Khi đợt hoa sen sau cùng vừa úa tàn là lúc tiết trời sang thu, thời gian sen buông từng đám bụi phấn vàng rồi thả hương theo gió và hấp thu, tích tụ những dòng năng lượng của trời đất để chuẩn bị tạo nên những mầm sen mới trong tương lai. Rồi mùa đông qua và xuân lại đến, qua bàn tay của con người, những mầm sen lại ẩn mình trong lòng đất bùn dưới ao hồ để chờ ngày vượt thoát khỏi lớp bùn và mặt nước để vươn lên nở hoa trong không gian. Kinh điển Phật giáo đã ví cuộc hành trình của sen như sự chuyển hóa của người tu tập vượt qua tam giới để giải thoát. Đời sen cũng tuần hoàn theo nhịp quay của thiên nhiên, theo vòng xoay của sinh, trụ, dị, diệt. Hoa sen như một minh triết sống, đó là sự vô nhiễm trước những môi trường được xem là không trong sạch, biểu hiện qua câu ca dao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, không những vô nhiễm mà sen còn có chức năng thanh lọc làm cho nước ao hồ lắng trong. Sen còn tượng trưng cho sự hồi sinh, sáng tạo, cho trí huệ siêu việt, thánh thiện; và trong ý nghĩa cao đẹp, hoa Sen còn là Mẹ, là biểu tượng cho chuyến trở về thật lộng lẫy của mỗi phận người; đó là trở về với cái đẹp, trở về với bản tính uyên nguyên không nhiễm trước,… và trong những chuyến trở về đầy gian nan, không ai giống ai, mỗi người tùy theo nghiệp mà chính mình đã tạo tác để thọ hưởng kết quả, đa phần mỗi người sẽ mang theo những hoài niệm đã trải nghiệm và một vệt tâm dài đã huân tập, nhiễm trước trong cuộc sống thường ngày.

Xứ Huế có rất nhiều nơi trồng sen. Các ao hồ ở các vùng làng quê, dọc con đường về biển Thuận An, hay các ao hồ ở nhà vườn Kim Long, trong khuôn viên các ngôi chùa,… nhưng đặc biệt nhất là các hồ sen quanh kinh thành Huế, trong số đó, sen hồ Tịnh Tâm là tuyệt hảo. Một giả thuyết cho rằng sen hồ Tịnh có vị thanh và thơm ngon như vậy là do dòng nước đó bắt nguồn từ sông Hương. Ngày trước hồ Tịnh Tâm còn có tên là Ký Tế. Ký Tế là tên một quẻ trong kinh Dịch, bao hàm ý nghĩa “việc đã xong, đã rồi.”Theo sử sách, hồ Ký Tế là một khúc sông Kim Long (là một chi lưu của sông Hương) chảy qua làng Phú Xuân. Năm 1805, vua Gia Long quyết định nắn, chặn dòng sông này để xây dựng kinh thành Huế.

Mỗi lần ngang qua hồ Tịnh Tâm, trên đoạn đường Đinh Tiên Hoàng, đều thấy lúp xúp dưới những vòm cây, dáng những chị, những mệ đang ngồi lột vỏ, soi tim và xâu hạt sen thành từng chuỗi như tràng hạt để cung cấp cho du khách; công việc đó trở thành hạnh bình thường để lan truyền văn hóa và tôn giáo. Mùa Sen, người Phật tử Huế thường dâng hoa Sen trên bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên, hoặc cắm hoa Sen trong nhà tạo nên cảm giác thanh thoát, mát mẻ giữa mùa hè nắng nóng. Khi hoàng hôn buông xuống, những người già và trẻ nhỏ đến bên hồ Tịnh Tâm hóng gió. Những cụ già trầm ngâm soi bóng mình trong ánh trăng hiền hòa dưới mặt hồ rồi gửi hồn theo gió trở về với những kỷ niệm đẹp của đời người; các trẻ nhỏ hồn nhiên vui đùa ngập trong làn hương thanh thoát, lân la khắp mặt hồ khiến tôi nhớ đến thuở còn thơ đã có nhiều trò chơi rất thú vị với sen như: lấy lá sen làm mũ che nắng, còn chùm nhụy vàng được cột vào sợi chỉ cuốn lại nơi cuống rồi buông ra tạo nên những vòng xoáy tròn đẹp mắt; các hạt sen non trong đài sen được lấy ra đập vào trán vỡ kêu lốp đốp rồi đưa vào miệng nhai ngon lành… Những chiều mùa hạ, khi ráng chiều mơ mòng dần khuất phía núi gợi lên cảm giác cô đặc không gian thì hồn người cũng dập dìu theo những sóng hoa đang nhấp nhô trên mặt hồ. Dáng sen hồng, sen trắng thật đoan trang, quý phái. Những hoa sen vươn lên trong màu chiều cô tịch và hòa với những ánh màu hắt từ mặt hồ tạo nên khung cảnh lung linh, huyền ảo phả nhẹ vào không gian rồi tan dần, mờ dần theo thời gian.

Những đêm trăng tháng Tư, hoa sen hồ Tịnh Tâm nở rộ. Mỗi hạt sương đọng trên mỗi cánh sen in bóng muôn vàn mặt trăng lay động khắp hồ. Mỗi cánh hoa sen như mỗi chiếc thuyền chở trăng lênh đênh theo dòng đời và đưa hồn người vào cõi mông lung với những biến điệu ảo của sắc màu. Đến hồ Tịnh Tâm vào mùa sen nở, mùa trăng lên, đặc biệt là trăng tháng Tư, chúng ta mới cảm nhận sự yên bình, thanh thoát trong tâm hồn. Phải chăng, từ các yếu tố: mặt hồ tĩnh lặng, ánh trăng thơ mộng, và làn hương sen dìu dặt, đã gợi nên cái tên rất ý vị: Tịnh Tâm? Hay ẩn chứa đằng sau cái tên mang âm hưởng của đạo Phật là những ám ảnh của một quá khứ đầy tội lỗi của những hoài nghi, đố kỵ và để có một nơi trú ngụ nhằm ẩn tránh, xua tan những cơn ám ảnh hãi hùng hoặc cũng có thể để trực diện với những cảnh tượng hiện lên trong tâm tưởng mà phát nguyện lời ăn năn, sám hối… Con người sau những chuỗi ngày tất bật ai ai cũng muốn có những phút giây thanh thản, những cảm giác thư thái, an vui trong tâm hồn. Để rồi trong cuộc hành trình cuối cùng trở về nơi trú xứ xa xưa, trở về với trạng thái vắng lặng,… mọi người phải nỗ lực và thắp lên niềm hy vọng, rồi đây tất cả chúng ta sẽ lần lượt được đón nhận một đóa hoa sen trong cõi miền tràn đầy phúc lạc. ■

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 152 | LÊ HUỲNH LÂM


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/07/2013(Xem: 10330)
Hoa Bất Diệt - Quang Lê & Hương Thủy
30/06/2013(Xem: 7434)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật.
28/05/2013(Xem: 4542)
Hoàng hậu Mahamaya sinh Siddhartha một cách rất dễ dàng. Trên con đường về quê ngoại để sinh nở, bà và đoàn tùy tùng dừng chân nghỉ ngơi ở vườn Lumbini.
27/05/2013(Xem: 6416)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 10056)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
22/05/2013(Xem: 4132)
Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời, không như những vị thần linh và không hề mặc khải cho ai và cũng không hề để cho ai mặc khải, mà Ngài xuất hiện giữa cõi đời với tư cách của một bậc Giác ngộ hoàn toàn, nội hàm đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi, đến và đi duyên theo đại nguyện.
18/05/2013(Xem: 7179)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
10/04/2013(Xem: 5474)
Chúng ta kỷ niệm đại lễ Phật Đản, tức là chúng ta làm lễ kỷ niệm ngày ra đời của Đấng Thích Ca Mâu Ni, Đức từ phụ của chúng ta. Ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong cõi Diêm Phù Đề này có những ý nghĩa trọng đại và sâu xa như sau...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]