Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Phật Đản 2641 tại Thụy Sĩ

13/05/201717:27(Xem: 5816)
Mùa Phật Đản 2641 tại Thụy Sĩ
Mùa Phật Đản 2641 tại Thụy Sĩ
Trần Thị Nhật Hưng


   Phật giáo hay dùng hai chữ “vô thường„ (vô thường thị thường) để nói về sự thay đổi cả trong từng sát na và thậm chí tâm cũng vô thường theo từng hoàn cảnh huống hồ là hoàn cảnh.

   Lễ Phật Đản cũng vậy, dù ngày chính thức là mồng 8 tháng 4 âm lịch nhưng quốc tế thống nhất lấy rằm tức 15 tháng 4 nhập từ ba lễ trọng đại: Phật Đản Sanh, Phật Thành Đạo và Phật nhập Niết Bàn làm một.

   Tuy vậy ở hải ngoại vì hoàn cảnh, cuộc sống, “để hằng thuận chúng sinh„ các tự viện chỉ chọn cuối tuần loanh quanh trước và sau rằm tháng 4, tính sao cho tiện đôi bề để Phật tử sắp xếp thời gian công việc mới về tham dự được. Do vậy, ngày Đản Sinh của Phật đôi khi kéo dài hằng vài tháng trời thành ra “Mùa Phật Đản„ chứ không còn là...ngày nữa.

   Là con Phật,“mùa„ này đâu đâu cũng rộn ràng tưng bừng đón mừng ngày Phật ra đời. Các tự viện xôn xao tất bật tổ chức: in ấn quảng cáo, mời mọc, lau chùi dọn dẹp trong ngoài, trang trí ban thờ, tuy không nói ra nhưng ngấm ngầm thi đua trưng bày tôn tượng hoa trái sao cho đẹp mắt nhất để kính dâng lên mừng đấng Từ Phụ rồi chụp hình, quay phim đưa lên Internet để...trình làng với bàng dân thiên hạ. Có nơi cộng đồng Việt Nam đông như Hoa Kỳ làm cả xe hoa, tổ chức đám rước tưng bừng vô cùng náo nhiệt. Chưa kể Việt Nam với nhân số gốc đông đảo thì tưng bừng đến cỡ nào. Nói chung cả thế giới cùng hướng về ngày trọng đại hân hoan đón mừng.

   Riêng Âu Châu cũng thế. Chùa lớn thì tổ chức lớn, chùa nhỏ cũng cố gắng đóng góp theo khả năng mình. Nhưng tựu trung chương trình đâu đâu cũng vinh danh công đức về sự xuất hiện của Phật, rồi tụng kinh Khánh Đản, thuyết pháp, văn nghệ chào mừng, Phật tử tụ hội nói cười ăn uống...v.v...Nói chung làm thế nào để thu hút đông đảo Phật tử về chùa để buổi lễ trang trọng, khởi sắc.

   Riêng Thụy Sĩ cũng vậy. Là một nước nhỏ, diện tích đất có giới hạn lại thêm chính quyền luôn tôn trọng bản sắc dân tộc không muốn để văn hóa “ngoại lai„ xâm chiếm xáo trộn nước họ, nên chùa chiền không dễ dàng xây cất theo kiến trúc Á Đông, đa số đều “cải gia vi tự“ sinh hoạt có tính cách nội bộ, âm thầm, không...rùm beng như các nước khác. Đã vậy cộng đồng Việt Nam tại Thụy Sĩ thưa thớt, lại sống rải rác, nên qui tụ được về chùa vào những dịp này cũng là điều đáng mừng, đáng khích lệ. Chùa nào có chánh điện kha khá một chút thì tổ chức ngay tại chùa. Còn không, phải thuê hội trường bên ngoài sinh hoạt với nhau. Trong tinh thần đó, thì chùa Phật Tổ Thích Ca tại Luzern Thụy sĩ đã thuê bên ngoài để tổ chức Phật Đản. Đặc biệt năm nay 2017 ngay trong mùa này chùa mới đang sửa sang, tình trạng bề bộn ngổn ngang chưa hoàn tất, vẫn không quên tổ chức chào đón mừng ngày Đản Sanh của Phật.

   Hội trường thuê chỉ nhỏ thôi, dung chứa khoảng hơn trăm người để làm lễ Khánh Đản. Phật Tử dựng thêm lều ở ngoài sân để cùng nhau trò chuyện, ăn uống. Với tấm lòng hướng về Phật, mọi người tụ về, quây quần bên nhau, mỗi người mỗi việc cũng tất bật lo cho buổi lễ được trang trọng trong tinh thần hoan hỉ nên mặt mày ai nấy thật tươi vui.

   Nói nhiều, viết dài, tai nghe không bằng mắt thấy, xin trân trọng gởi đến quí vị những hình ảnh chụp trong ngày Khánh Đản để...khoe, một nhúm người thôi, cũng góp phần cho Mùa Phật Đản thêm khởi sắc với tấm lòng thành của người con Phật nơi “rừng sâu núi thẩm„ (Thụy Sĩ nhiều rừng và núi) để mừng ngày trọng đại của đấng Từ Phụ. Xin kính mời Quí vị thưởng thức.

   Nhân Mùa Phật Đản, kính chúc Quí vị dồi dào sức khỏe, thân tâm thường lạc, Bồ Đề tâm kiên cố.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Trần Thị Nhật Hưng


Le Phat Dan 2641_Thuy Si (40)Le Phat Dan 2641_Thuy Si (42)Le Phat Dan 2641_Thuy Si (43)Le Phat Dan 2641_Thuy Si (44)Le Phat Dan 2641_Thuy Si (45)Le Phat Dan 2641_Thuy Si (46)

Le Phat Dan 2641_Thuy Si (64)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/04/2011(Xem: 7150)
Nguồn gốc của lễ tắm Phật bắt nguồn từ sự tích đức Phật đản sinh, Tương truyền khi Phật giáng sinh, có chín vị rồng tới phun nước tắm rửa cho Ngài. Cùng với nước là hương hoa do các vị trời rơi xuống làm thanh tịnh thân Phật.
22/04/2011(Xem: 5036)
Đức Phật xuất hiện ở cõi đời, đem ánh sáng đến với cõi đời, và ánh sáng đó được những đệ tử của Ngài trao truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác...
18/04/2011(Xem: 4448)
Một mùa Phật Đản nữa lại đang đến gần chúng ta, đến với những người con Phật của một đất nước có bề dày hơn hai ngàn năm Phật giáo.
17/04/2011(Xem: 4388)
Tháng Tư mùa Hạ, cũng như toàn thể cộng đồng Phật giáo trên thế giới, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam hân hoan bước vào mùa Phật đản, chào mừng ngàytrăng tròn của tháng, ngày xuất hiện trên đời của Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, đấng Hy hữu Đại Pháp Vương.
16/04/2011(Xem: 10431)
Có một vị Thánh nhân tên là Siddhartha đã thị hiện ra đời cách đây 2634 năm để tiếp nối hạnh nguyện cứu độ muôn loài vượt qua khổ ải sanh tử, đưa đến bờ Giác...
14/04/2011(Xem: 5721)
Nhân dịp Đại Lễ Phật Đản Sinh, Ban Biên Tập chúng tôi kính giới thiệu đến chư Tôn Đức Tăng Ni, Phật Tử trong và ngoài nước hình ảnh lịch sử Đức Phật theo truyền thuyết của Phật Giáo BắcTông. (đây là bản quyền của TT.Thích Đồng Văn chùa Viên Giác cung cấp).
14/04/2011(Xem: 5271)
ĐứcThích Tôn xuống phàm trần vì một niềm tin không gì lay chuyển nổi, vì Ngài tin rằng hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh và đầy đủ tất cả các tính năng có thể thành Phật, chỉ cần có người khai đạo thì tính năng thành Phật ấy lập tức thành tựu và một vị Phật trong tương lai bắt đầu cuộc hành trình tìm lại cội nguồn của chính mình, từng bước lấy lại những khả năng thành Phật của mình đã đánh mất, tự mình hoàn thiện, cụ túc các duyên thành Vô Thượng Giác, cho nên trong Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Phật dạy: "Đức Phật ra đời vì một nhân duyên lớn, đó là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến".
11/04/2011(Xem: 7503)
Có những nước Á Châu như nước Xilanca, vào ngày Phật Đản không có ai bị đói bụng hết. Tại vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và bất cứ ai đói bụng cũng đều được mời ăn cơm đó. Trong ngày Phật Đản không có ai bị đói vì nhà nào cũng cúng dường cơm, chùa nào cũng cúng dường cơm. Đây là một truyền thống có từ mấy ngàn năm trước, từ thời Đức Thế Tôn.
11/04/2011(Xem: 19995)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
10/04/2011(Xem: 6558)
Cách đây hơn 2500 năm, tại miền Bắc Ấn Độ xuất hiện một vị thái tử. Thái tử lớn lên trong thương yêu kính mộ nhưbao nhiêu thái tử con vua mọi vương triều. Tuy nhiên vị Tháitử có tên Tất Đạt Đa này lại có một điểm hoàn toànkhác biệt với bao thái tử xưa nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]