Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Phật Đản 2641 tại Thụy Sĩ

13/05/201717:27(Xem: 5733)
Mùa Phật Đản 2641 tại Thụy Sĩ
Mùa Phật Đản 2641 tại Thụy Sĩ
Trần Thị Nhật Hưng


   Phật giáo hay dùng hai chữ “vô thường„ (vô thường thị thường) để nói về sự thay đổi cả trong từng sát na và thậm chí tâm cũng vô thường theo từng hoàn cảnh huống hồ là hoàn cảnh.

   Lễ Phật Đản cũng vậy, dù ngày chính thức là mồng 8 tháng 4 âm lịch nhưng quốc tế thống nhất lấy rằm tức 15 tháng 4 nhập từ ba lễ trọng đại: Phật Đản Sanh, Phật Thành Đạo và Phật nhập Niết Bàn làm một.

   Tuy vậy ở hải ngoại vì hoàn cảnh, cuộc sống, “để hằng thuận chúng sinh„ các tự viện chỉ chọn cuối tuần loanh quanh trước và sau rằm tháng 4, tính sao cho tiện đôi bề để Phật tử sắp xếp thời gian công việc mới về tham dự được. Do vậy, ngày Đản Sinh của Phật đôi khi kéo dài hằng vài tháng trời thành ra “Mùa Phật Đản„ chứ không còn là...ngày nữa.

   Là con Phật,“mùa„ này đâu đâu cũng rộn ràng tưng bừng đón mừng ngày Phật ra đời. Các tự viện xôn xao tất bật tổ chức: in ấn quảng cáo, mời mọc, lau chùi dọn dẹp trong ngoài, trang trí ban thờ, tuy không nói ra nhưng ngấm ngầm thi đua trưng bày tôn tượng hoa trái sao cho đẹp mắt nhất để kính dâng lên mừng đấng Từ Phụ rồi chụp hình, quay phim đưa lên Internet để...trình làng với bàng dân thiên hạ. Có nơi cộng đồng Việt Nam đông như Hoa Kỳ làm cả xe hoa, tổ chức đám rước tưng bừng vô cùng náo nhiệt. Chưa kể Việt Nam với nhân số gốc đông đảo thì tưng bừng đến cỡ nào. Nói chung cả thế giới cùng hướng về ngày trọng đại hân hoan đón mừng.

   Riêng Âu Châu cũng thế. Chùa lớn thì tổ chức lớn, chùa nhỏ cũng cố gắng đóng góp theo khả năng mình. Nhưng tựu trung chương trình đâu đâu cũng vinh danh công đức về sự xuất hiện của Phật, rồi tụng kinh Khánh Đản, thuyết pháp, văn nghệ chào mừng, Phật tử tụ hội nói cười ăn uống...v.v...Nói chung làm thế nào để thu hút đông đảo Phật tử về chùa để buổi lễ trang trọng, khởi sắc.

   Riêng Thụy Sĩ cũng vậy. Là một nước nhỏ, diện tích đất có giới hạn lại thêm chính quyền luôn tôn trọng bản sắc dân tộc không muốn để văn hóa “ngoại lai„ xâm chiếm xáo trộn nước họ, nên chùa chiền không dễ dàng xây cất theo kiến trúc Á Đông, đa số đều “cải gia vi tự“ sinh hoạt có tính cách nội bộ, âm thầm, không...rùm beng như các nước khác. Đã vậy cộng đồng Việt Nam tại Thụy Sĩ thưa thớt, lại sống rải rác, nên qui tụ được về chùa vào những dịp này cũng là điều đáng mừng, đáng khích lệ. Chùa nào có chánh điện kha khá một chút thì tổ chức ngay tại chùa. Còn không, phải thuê hội trường bên ngoài sinh hoạt với nhau. Trong tinh thần đó, thì chùa Phật Tổ Thích Ca tại Luzern Thụy sĩ đã thuê bên ngoài để tổ chức Phật Đản. Đặc biệt năm nay 2017 ngay trong mùa này chùa mới đang sửa sang, tình trạng bề bộn ngổn ngang chưa hoàn tất, vẫn không quên tổ chức chào đón mừng ngày Đản Sanh của Phật.

   Hội trường thuê chỉ nhỏ thôi, dung chứa khoảng hơn trăm người để làm lễ Khánh Đản. Phật Tử dựng thêm lều ở ngoài sân để cùng nhau trò chuyện, ăn uống. Với tấm lòng hướng về Phật, mọi người tụ về, quây quần bên nhau, mỗi người mỗi việc cũng tất bật lo cho buổi lễ được trang trọng trong tinh thần hoan hỉ nên mặt mày ai nấy thật tươi vui.

   Nói nhiều, viết dài, tai nghe không bằng mắt thấy, xin trân trọng gởi đến quí vị những hình ảnh chụp trong ngày Khánh Đản để...khoe, một nhúm người thôi, cũng góp phần cho Mùa Phật Đản thêm khởi sắc với tấm lòng thành của người con Phật nơi “rừng sâu núi thẩm„ (Thụy Sĩ nhiều rừng và núi) để mừng ngày trọng đại của đấng Từ Phụ. Xin kính mời Quí vị thưởng thức.

   Nhân Mùa Phật Đản, kính chúc Quí vị dồi dào sức khỏe, thân tâm thường lạc, Bồ Đề tâm kiên cố.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Trần Thị Nhật Hưng


Le Phat Dan 2641_Thuy Si (40)Le Phat Dan 2641_Thuy Si (42)Le Phat Dan 2641_Thuy Si (43)Le Phat Dan 2641_Thuy Si (44)Le Phat Dan 2641_Thuy Si (45)Le Phat Dan 2641_Thuy Si (46)

Le Phat Dan 2641_Thuy Si (64)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2011(Xem: 8457)
Ở Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
06/05/2011(Xem: 4278)
Tắm Phật không đủ, cần phải tắm mình. Cho trôi mọi thứ tập tục đời thường. ÐẠO mà Phật nói, một bộ A Hàm, Thắng Man, Pháp Hoa v.v… Biết bao kinh điển chỉ bảo phương tiện...
06/05/2011(Xem: 7588)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
05/05/2011(Xem: 5803)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử đã thực hiện đúng lời di chúc của Ngài là lấy pháp làm nơi nương tựa. Do đó, việc kết tập các giáo pháp của Ngài là việc làm cấp bách...
04/05/2011(Xem: 5167)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nói và ý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
03/05/2011(Xem: 4325)
Khi ánh sáng chiếu rọi khắp gian phòng bóng tối tự nhiên biến đi. Cũng tương tự như thế khi tâm ta, lòng từ bi hiện diện, thì hận thù không còn nơi để trú ngụ nữa.
01/05/2011(Xem: 4914)
Mùa trăng tròn Tháng Tư năm Tân Mão, ngược dòng thời gian 2011 năm hết dương lịch, đi xa hơn nữa 634 năm về trước, có một đấng Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni...
28/04/2011(Xem: 4423)
Đức Phật ra đời cách đây đã hơn hai thiên niên kỷ. Thời ấy, phương tiện ghi chép lịch sử chưa được như ngày nay, chủ yếu là truyền miệng từ đời này sang đời khác...
28/04/2011(Xem: 4680)
Hàng năm, vào thời điểm Tháng Tư Âm lịch, chúng ta lại được nghe nói về một người siêu phàm đã đến với thế gian này, cách nay gần 2600 năm.
26/04/2011(Xem: 4379)
Thời điểm linh thiêng nhất của ngày và đêm là giờ phút Ngài thị hiện, thực sự đã trở thành ngày trọng đại với người Phật tử, nhất là với người Phật tử làm thơ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]