Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Đản 2639

04/06/201506:19(Xem: 4901)
Phật Đản 2639

Phat Dan Sanh 30

PHẬT ĐẢN 2639



Phật đản  năm nay (2015-2639), tuy chủ trương của Giáo hội không tổ chức xe hoa, vì  đang xây dựng Việt Nam Quốc Tự, hẳn nhiên phần lớn quần chúng không ai tán thành quyết định nầy, nhưng rồi cũng phải tuân hành.

Điều mà các năm trước được tổ chức theo truyền thống và có chỉ đạo của Giáo hội, ba miền đều thành kính tổ chức, nhất là qua 2 lần Vesak tổ chức tại Việt Nam, tinh thần quần chúng Phật tử khá phấn chấn. Năm nay, tuy thu hẹp mức tổ chức đón mừng Khánh đản, nhưng ba miền không vì thế mà kém khởi sắc, nhất là miền Trung, những Thành phố lớn như Thừa Thiên, Đà Nẵng đã trở thành một tập quán từ khi Hòa Thượng T. Tố Liên tham dự đại hội Phật giáo thế giới tại Srilanka vào năm 1951, lá cờ chính thức của Phật giáo biểu tượng Ngũ căn, Ngũ lực, biểu tượng ánh quang minh của chư Phật được rộng rãi phổ biến trên đất nước, cũng chính vì tinh thần bất khuất của toàn thể Tăng tín đồ Phật giáo được biểu trưng qua  lá cờ năm màu tung bay khắp nơi, Ngô Đình Diệm theo lệnh Ngô Đình Thục đã triệt hạ cờ Phật giáo qua công điện số 9195 ngày 06/5/1963, từ đó sanh ra cuộc đấu tranh gian khổ của Phật giáo để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và quyền bình đẳng tôn giáo. 1964, GHPGVNTN ra đời. Qua 11 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo đã đóng góp không nhỏ cho quê hương và đào tạo Tăng tài cho Phật giáo.

Sau 1975,lá cờ Phật giáo chỉ được treo trong các am tự viện, đạo ca của Lê Cao Phan cũng chưa được đưa vào Hiến chương, mãi đến 2005, đại hội Phật giáo nhiệm kỳ 5 mới chấp nhận đạo kỳ và đạo ca của PGVN.Từ đó, khắp nơi, cờ được tung bay, Trong các Thành thị, cờ chạy dọc hai bên đường, hai bên cầu và một số nơi được giăng ngang lộ trong phố với biểu ngữ “kính mừng Phật đản”. Đó là điều chưa đáng nói, những vùng sâu vùng xa dọc duyên hải tỉnh lẽ, trên cao nguyên đất đỏ sậm màu, và ngay cả trong một số buôn làng người sắc tộc, cờ ngũ sắc cũng  khoe mình trong nắng sớm. Vùng quê nghèo khó như Bình Thuận, Ninh Thuận chạy dọc ra Quảng Nam, những lá cờ năm màu nhỏ nhoi cũng được treo bên vách nhà tole cũ kỹ. Các nhà hai bên lộ trang bày cả vườn Lâm Tỳ Ni. Vào sâu thôn xóm dân cư thưa thớt, nhiều căn chòi cũng hãnh diện đón mừng Phật đản với tấm tranh đản sanh dán trên vách lá, vài lá cờ cũng góp phần hưng phấn trong gió nắng khô khốc mùa hè Trung Việt.

Hàm Tân là huyện lỵ được hình thành do người dân miền Trung vào lập nghiệp, riêng xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, Bình Thuận, phần lớn là dân Do Linh-Quảng Trị vào khẩn hoang lập thành thôn ấp; tinh thần của người dân miền Trung được hun đúc trui rèn qua nhiều thời đại và thiên tai hang năm,nên tín ngưỡng cũng vì thế mà kiên cố bền vững. Cuộc sống rất nghèo, họ vẫn dành thời gian đến chùa công quả, niềm vui của họ ngoài giờ lao động chỉ có chùa chiền. Có những vùng không tu sĩ, họ tự lập chùa thờ Phật và cùng nhau tu tập. Trong Thành phố, một số nhà tín đồ Phật giáo không muốn treo cờ, dù được chùa khuyến khích, nhưng, các vùng hẻo lánh miền Trung, tự động người Phật tử tìm cờ mà treo, có những gia đình không đủ tiền mua cờ, họ xin những lá cờ cũ về  để xác định mình dù tha phương lập nghiệp vẫn còn có niềm tin Tam Bảo.

Năm nay thiếu vắng xe hoa nhưng không vì thế mà không khí Khánh đản tẻ nhạt. Người dân vẫn đi chùa thâu đêm, các chùa đều có lễ đài trang trọng. Gia Đình Phật tử áo lam dù thuộc Truyền Thống hay Phân Ban vẫn là người con Phật, vẫn đón mừng Đản sanh bằng cả lòng thành. Quảng Hương Già Lam, trên 35 đơn vị của miền Quảng Đức và Gia Định cũng vân tập về quỳ dưới đất hướng về lễ đài lễ Phật. Các cựu huynh trưởng tổ chức mừng Khánh đản tại Pháp Vân-Tân Phú cũng trên 50 anh chị lớn tuổi, trong đó anh Ngô văn Chơn cấp Dũng, tổ kiểm GĐPTVN và anh Sang phó BHD GĐPTVN tham dự.

Sinh khí Phật đản 2639 diễn ra một cách nhẹ nhàng, tràn đầy lòng hân hoan và tôn kính.

Nếu gọi là sinh nhật, phải tính từ khi Thái tử thị hiện (624 trước Tây lịch, 2015 + 624 = 2639), cho dù Phật lịch kể từ khi Đức Thế tôn nhập diệt (544 trước Tây Lịch).Vì thế, thay vì 2559+80 năm khi Thái tử ra đời = 2639 có lẽ hợp lý hơn.

KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ KHÁNH ĐẢN 2639

                                                          MINH MẪN

                                                     03/6/2015- Phật đản 2639

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/05/2023(Xem: 1052)
Thường niên cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịch là hoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Đản trở về như để đón mừng đức Thế Tôn ra đời. Tại trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc ánh quang minh của từ bi, trí tuệ của liên hoa đăng đã tỏa rạng, kính mừng Đại lễ Phật Đản, biến những khối bê tông xi măng nặng nề tại khu đô thị thủ đô xứ kim chi thành một không gian huyền ảo linh thiêng.
23/05/2023(Xem: 911)
Tôi là một tu sĩ thuộc Tổng hội Sinh viên Phật tử Hàn Quốc. Khi tôi học năm thứ nhất ở trường trung học, tôi được mời tham dự một “đêm văn học nghệ thuật” và lần đầu tiên tôi biết đến đạo Phật. Vào thời điểm đó, hầu hết các trường học ở nông thôn đều đi hành hương chiêm bái các ngôi già lam cổ tự Phật giáo. Thời thơ ấu của tôi tại học đường 6 năm tiểu học và 3 năm trung học, suốt 9 năm, tất cả bọn học sinh chúng tôi đều đi bộ rất xa để đến viếng thăm các ngôi già lam cổ tự.
23/05/2023(Xem: 1160)
“Hôm nay, chúng ta kỷ niệm Vesak, lễ hội thiêng liêng nhất đối với hàng trăm triệu Phật giáo đồ trên toàn thế giới. Quốc tế lễ Vesak Liên hợp quốc là đại lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca, người sáng lập đạo Phật: ngày Phật Đản sinh, ngày Phật Thành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn.
23/05/2023(Xem: 879)
365 Ngày thoáng như giấc mộng, ngày Đản sanh của đức Từ phụ cũng chạy đua với thời gian, nhất là những tín đồ thuần thục, ngày nào các U còn bỡ ngỡ thiết kế lễ đài lần đầu nơi vùng quê chưa có Tăng ni hướng dẫn, giờ đây tràn đầy kinh nghiệm. Hải Dương, một tỉnh cách Hà Nội trên dưới 100km,tại thôn nghèo Kinh Dương,huyện Bình Giang, phật tử Hà Nội như:Tuệ Hiền, Diệu Hoa, Phúc Tâm, Diệu Hiền,Tinh Phủ,Minh Vỹ,Tịnh Hương,Diệu Liên…đệ tử của Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc Phúc kết hợp một số Phật tử các nơi kéo về vùng quê để đem ánh sáng Phật pháp, lần đầu tiên, bà con nơi đây mới biết thế nào là Phật đản.
21/05/2023(Xem: 1024)
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã ra Nghị quyết 54/115 năm 1999, đã chính thức công nhận ngày Vesak là một ngày lễ chính thức của tổ chức quốc tế, để thừa nhận sự cống hiến của Phật giáo cho thế giới. Nghị quyết này là kết quả của một kiến nghị do một người Sri Lanka nổi tiếng, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Cư sĩ Lakshman Kadirgamar (1932-2005) khởi xướng.
21/05/2023(Xem: 1210)
Như Lai lẳng lặng chốn dương trần, Phóng rọi quang từ thoát khổ luân. Hóa giải nhiêu đường qua chín cõi, (**) Soi cùng khắp nẻo ứng ba thân.(*) Quần sanh thấu rõ đều qui hướng, Vạn loại nương theo chóng chuyển vần.
21/05/2023(Xem: 1030)
“Vesak”, ngày trăng tròn trong tháng 5, là ngày thiêng liêng nhất đối với hàng triệu Phật giáo đồ trên khắp thế giới. Đó là ngày Vesak cách đây hơn hai thiên niên kỷ, vào năm 623 trước Tây lịch. Quốc tế lễ Vesak Liên hợp quốc là đại lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca: ngày Phật Đản sinh, ngày Phật Thành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn cùng diễn ra trong ngày trăng tròn tháng Vesak thường niên, tương ứng với ngày Rằm tháng Tư âm lịch.
21/05/2023(Xem: 925)
Kính mừng Quốc tế lễ Vesak (Happy Buddha Purnima) PL. 2567 (2023). Chúng tôi chân thành gửi những lời thân ái chúc tốt đẹp nhất đến các Phật giáo đồ trên toàn thế giới nhân dịp kỷ niệm Quốc tế lễ Vesak. Quốc tế lễ Vesak, kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn. Dịp này tạo cơ hội cho tất cả chúng ta tư duy về những kim ngôn khẩu ngọc lời giáo huấn của Đức Phật và làm mới cam kết của chúng ta với các giá trị phổ quát như từ bi tâm, lòng tha thứ, bao dung và phẩm giá con người.
21/05/2023(Xem: 995)
Nhân dịp Đại lễ Vesak, kỷ niệm những sự kiện chính trong cuộc đời của Đức Phật, Bộ Đối thoại Liên tôn thuộc Tòa thánh Vatican chân thành gửi một thông điệp chào mừng đến các Phật giáo đồ trên toàn thế giới, với tựa đề: “Phật tử và Cơ đốc nhân: Chữa lành vết thương cho nhân loại và hành tinh thông qua Karuna (từ bi tâm) và Agape (lòng bác ái).”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567