Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Brazil: Tổng thống ban hành ngày Phật đản là Quốc lễ

02/06/201507:43(Xem: 11789)
Brazil: Tổng thống ban hành ngày Phật đản là Quốc lễ

Hôm Chủ nhật, ngày 17/05/2015, đã diễn ra Lễ Phật đản PL. 2559 tại Quốc tế Phật Quang Như Lai Tự, gần năm nghìn người tham dự. Buổi Đại lễ đặc biệt có sự hiện diện của Dân biểu William Wu, Bà Dilma Vana Rousseff , Tổng thống Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil và ban hành Nghị định ngày lễ Phật đản là Quốc lễ, Pháp sư Diệu Diễn tiếp nhận Pháp lệnh, công nhận trong các Lễ hội Phật giáo địa phương.

Dilma Rosseff
Bà Dilma Vana Rousseff , Tổng thống Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil  

Ngũ đội hiến cúng trang nghiêm long trọng, do Như Lai Tự trưởng giả, Phật Quang thanh niên, Như Lai chi tử, Như Lai đồng quân đoàn, Phật Quang nhân, Bồ đề hợp xướng, tất cả gồm 200 vị đại biểu, những bài Phật khúc ca du dương, tuần tự cung hiến thượng hương, hoa, đăng, trà, quả, thực, đồ, bảo, châu, y 10 món cúng dường. Sau đó, cung tiến vào Đại Hùng bảo điện, Pháp sư Diệu Viễn, Trụ trì Như Lai Tự Chủ lễ Tụng kinh kỳ phúc, Cư sĩ Christine, người Bồ Đào Nha cung tuyên đọc: “Phật đản tiết kỳ nguyện văn” do Đại lão Hòa thượng Tinh Vân, Khai sơn Phật Quang sơn soạn.

Pháp sư Diêu Viễn phát biểu rằng: “2639 năm trước, Hoàng hậu Ma Da, Ca Tỳ La Vệ Ấn Độ, hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa dưới cây Vô Ưu, hoa viên Lâm Tỳ Ni, sau này Thái tử xuất gia tu hành, chúng đắc thành Phật quả hiệu là Thích Ca  Mâu Ni.

Thái tử  Tất Đạt Đa sinh ra từ hông bên phải, ngay lúc ấy Ngài đứng dậy đi bảy bước, dưới chân Ngài nở bảy đóa Liên hoa, một tay chỉ trời một tay chỉ đất mà nói rằng: "Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn. Nhất thiết thế gian, Sinh lão bệnh tử - 天上天下 惟我獨尊 一切世間 生老病死", "Ta chính là người tôn quý nhất trong vũ trụ, ta sẽ độ khắp tất cả chúng sanh thoát khỏi cảnh trầm luân sanh tử". Sau đó chín rồng phun nước (cửu long phún thủy) tắm gội cho Thải tử. Về sau, hằng năm tín đồ Phật giáo nhân kỷ niệm ngày này, đều long trọng tổ chức đại lễ Khánh chúc Đản sinh đức Từ phụ và tắm Phật theo truyền thống Phật giáo.

Để tịnh hóa thân, khẩu, ý, tam nghiệp của mỗi cá nhân đều được thanh tịnh, khi tay chúng ta cầm nước sạch thơm tắm gội trên thân Thái tử Tất Đạt Đa, trong tâm cần phải thành khẩn chúc nguyện, xướng tụng:

Hôm nay được tắm cho Như Lai

Trí tuệ trang nghiêm công đức lớn

Chúng sanh ba cõi đang chìm đắm

Được thấy trần gian hiện pháp thân.

Trong thành Tỳ Gia chưa từng sanh

Giữa cây Ta La chưa từng diệt

Bất sanh bất diệt đức Cù Đàm

Mắt sáng rạng soi không vẫn đục.

Ngày trăng tròn tháng tư âm lịch

Cung vua Tịnh Phạn sanh Tất Đạt

Chín rồng phun nước tắm kim thân

Mỗi bước hoa sen nâng gót ngọc.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Nguyện diệt trừ tham dục, sân hận và ngu si, khiến cho từng ý nghĩ, từng lời nói, từng hành động của chính mình được bảo trì trong sự thanh tịnh, hy vọng xã hội được an ninh, không có những sự việc như bạo lực, giả trá, tà ác... môi trường ngày càng trong sạch tốt đẹp. Nương nhờ công đức tắm Phật, cũng như gội rửa những bụi bẩn nhơ uế phiền não của chính mình, xa hơn nữa sẽ làm tốt đất nước xã hội của chúng ta, chuyển năm trược ác thế trở thành cõi Tịnh độ thanh tịnh, chuyển tà niệm trong lòng mỗi người trở thành cõi Phật thiện lương. Đây chính là ý nghĩa chân chánh của "Tắm Phật".

Cư sĩ Trần Vinh Tiêu, Hội trưởng Hiệp hội Brazil Quốc tế Phật Quang nói rằng: “Tắm Phật là để cảm ân đức Phật, khích lệ cho mình tịnh hóa thân tâm, tu học Phật pháp chủ yếu hộ trì Tam Bảo, thực hiện tinh thần Từ bi của đức Phật là chân thật an lạc, mỗi ngày hành thiện nghiệp, mỗi ý nghĩ, lời nói, hành động đều trong thiện nghiệp, tự tâm thanh tịnh, hòa hợp, gia đình hòa thuận, người người đều hòa kính với nhau, xã hội hài hòa, thế giới hòa bình tức Ngũ hòa Tịnh độ”.

William Wu, Dân biểu Cộng hòa liên bang Brazil nhấn mạnh rằng: “Ngoài Cộng hòa liên bang Brazil và thành phố Cotia, Dilma Rosseff, Nữ Tổng thống Brazil ban Pháp lệnh số 12.623, văn bản ký vào ngày 09/05/2012, tức vào tháng 05 Tây lịch hàng năm, trọn trong tháng này, chọn ngày Chủ nhật để cử hành Đại lễ Phật đản, theo Nghị định là Quốc lễ do Pháp sư Diệu Viễn tiếp nhận”. 

Bồ đề hợp xướng, biểu diễn Văn hóa văn nghệ 15 năm tại nước sở tại, do Lão sư Lâm Tuyết Ngọc hướng dẫn.

Lễ Phật đản tại Như Lai Tự, Cộng hòa Liên bang Brazil kết thúc vào lúc 17:00 giờ thành công viên mãn.

 












 
Vị trí của Brasil
 
 
    Nữ Tổng thống Brazil là Dilma Rosseff đã ban Pháp lệnh số 12.623/2015 cho văn bản ký vào ngày 09/05/2012. Theo đó, vào tháng 05 Tây lịch hàng năm, trọn trong tháng này, chọn ngày Chủ nhật để cử hành Đại lễ Phật đản, theo Nghị định là Quốc lễ.
 
blank

Nghi thức tắm Phật trong lễ Phật đản 2015 tại Brasil
Tâm điểm của lễ mừng Phật đản trên khắp thế giới là nghi thức tắm Phật. 
 
    Đất nước Brasil có dân số hiện nay khoảng 200 triệu. Cơ cấu tôn giáo của người dân Brasil theo cuộc điều tra của IBGE như sau:
·         64,6% dân số theo Công giáo.
·         22,2% dân số theo Đạo Tin lành.
·         8,0% dân số tự cho mình là người theo Thuyết bất khả tri hay Thuyết vô thần.
·         2,0% dân số theo Thuyết thông linh.
·   2,7% dân số là thành viên của các tôn giáo khác.  Một số tôn giáo đó là Mormon (227.000 tín đồ), Nhân chứng Jehovah (1.393.000 tín đồ), Phật giáo (244.000 tín đồ), Do Thái giáo (107.000 tín đồ), và Hồi giáo (35.000 tín đồ)
·  0,3% dân số theo các tôn giáo truyền thống Châu Phi như Candomblé, Macumba và Umbanda.
·         0,1% không biết.
·      Một số người theo tôn giáo pha trộn giữa các tôn giáo khác nhau, như Công giáo, Candomblé, và tổng hợp các tôn giáo truyền thống Châu Phi.
    Được biết, ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 nước, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của đức Phật, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc, những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp Quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi.   
    Sự chọn lựa này được sự đồng thuận của đại diện các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có quốc giáo không phải là Phật giáo; sự kiện lựa chọn cũng không căn cứ vào khối lượng tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào trên toàn thế giới. 
    Vesak là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống Nam tông và Bắc tông.  Lễ Vesak hay còn gọi là lễ Tam hiệp gồm 3 kỷ niệm là Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn. Vesak là tiếng Sinhala  của Tích Lan có thể được đọc trại ra từ Vaishākha trong tiếng Pali
 
blank

 
***
Ý kiến bạn đọc
02/06/201510:01
Khách
Thank you Mss President,
Vui thay chư Phât ra đời, Mừng thay chánh Pháp rạng ngời chiêú soi
02/06/201509:57
Khách
Thánk you Mss Prếidnt,
Vui thay chu Phât ra doi, Mung thay chánh Pháp rang ngoi chiêú soi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2013(Xem: 7449)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật.
01/06/2013(Xem: 4587)
Nói đến hồ Tịnh Tâm ở cố đô Huế, mọi người liên tưởng ngay đến sen. Một loài hoa tinh khiết, cao quý nhưng lại được mọc lên từ đất bùn nơi các ao hồ. Suốt cả một thời gian dài trong năm, mặt hồ Tịnh Tâm lặng lẽ chỉ có gió nước, nắng mưa, bèo và rau muống, không hề thấy dấu vết của sen hồng, sen bạch. Cuối mùa xuân, những tia nắng vàng giúp cho những cuống lá sen dần dần mở ra, trải rộng những hình tròn màu lục non với vô số đường gân mơ hồ vàng trắng đan lồng nhau như tơ trời, gợi lên những kỳ vọng về một tương lai thanh bình của loài người. Qua mùa hạ, sắp đến mùa Phật đản chúng ta sẽ thấy những phép lạ từ mặt hồ Tịnh Tâm.
28/05/2013(Xem: 4553)
Hoàng hậu Mahamaya sinh Siddhartha một cách rất dễ dàng. Trên con đường về quê ngoại để sinh nở, bà và đoàn tùy tùng dừng chân nghỉ ngơi ở vườn Lumbini.
27/05/2013(Xem: 6440)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 10414)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
22/05/2013(Xem: 4144)
Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời, không như những vị thần linh và không hề mặc khải cho ai và cũng không hề để cho ai mặc khải, mà Ngài xuất hiện giữa cõi đời với tư cách của một bậc Giác ngộ hoàn toàn, nội hàm đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi, đến và đi duyên theo đại nguyện.
18/05/2013(Xem: 7237)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
10/04/2013(Xem: 5482)
Chúng ta kỷ niệm đại lễ Phật Đản, tức là chúng ta làm lễ kỷ niệm ngày ra đời của Đấng Thích Ca Mâu Ni, Đức từ phụ của chúng ta. Ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong cõi Diêm Phù Đề này có những ý nghĩa trọng đại và sâu xa như sau...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]