Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Phật Đản, nhớ lời Phật dạy

26/05/201519:12(Xem: 5950)
Mùa Phật Đản, nhớ lời Phật dạy



phat-dan-sanh

MÙA PHẬT ĐẢN, NHỚ LỜI DẠY CỦA PHẬT


Mùa Phật đản ( PL2559 - DL2015), Mùa kỉ niệm Phật ra đời, là con cháu của Phật, chúng ta dành thời gian nhớ lại những lời dạy của Ngài.

Đức Phật trước khi xuất gia, là thái tử với tên gọi là Tất Đạt Đa. Với tuệ nhãn và tâm từ, thái tử Tất Đạt Đa, từ bỏ cuộc sống gia đình, tìm kiếm một con đường chấm dứt khổ đau cho ngài và cho người khác. Cuối cùng, sau sáu năm tu tập, dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật giác ngộ rằng, chánh niệm là con đường duy nhất để thực hiện giải thoát. Chánh niệm sẽ đưa thân tâm và hơi thở, trở về một mối. Có chánh niệm thì đời sống được soi sáng bởi cái nhìn chân thực (chánh kiến), suy tư chân thực (chánh tư duy), lời nói chân thực (chánh ngữ), hành động chân chính (chánh nghiệp), tu tập trên con đường chánh đạo (chánh tinh tiến) và thiền định giúp đạt mục đích giải thoát (chánh định).

Trong bốn mươi lăm năm, truyền bá đạo Pháp, Đức Phật lặp đi lặp lại, "Ta chỉ dạy khổ đau và sự chuyển hóa  khổ đau.". Khổ đau là phương tiện, Đức Phật sử dụng để giác ngộ và giải thoát. Biển khổ là mênh mông, nhưng quay đầu lại, ai cũng có thể nhìn thấy bờ.

Với giáo lý Tứ Diệu Đế, Đức Phật chỉ dạy mọi người về sự tồn tại của đau khổ, nguyên nhân gây đau khổ, khả năng khôi phục lại hạnh phúc và tu tập bằng Bát Chánh Đạo để dẫn đến hạnh phúc.

Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật Luận. Kể từ đó, hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe đạo pháp vẫn chuyển động không ngừng, dạy con người,  cách sống an lạc. Là con cháu của Phật để gìn giữ và truyền bá những lời dạy của Phật, chúng ta phải hiểu đúng những lời Phật dạy, để từ đó học đúng, hành trì đúng, truyền bá đúng những lời Phật dạy cho thế hệ con cháu của chúng ta.

Học Phật, đọc Kinh Phật đứng cứng nhắc từng câu chữ, bởi  ‘‘Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan’’, nhưng cũng phải biết ‘‘Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết’’. Đó là thái độ khôn ngoan của những người học Phật. Phải nương vào kinh, nhưng sử dụng kinh với tất cả sự thông minh và khôn khéo của mình thì mới không bị kẹt quá vào những câu những chữ trong kinh điển. Cần phải biết rằng giáo lý của Phật là một phương tiện để đi vào thực tại chứ không phải là để miêu tả thực tại, như ngón tay chỉ lên mặt trăng, chứ ngón tay không phải là mặt trăng.

Hiểu đúng lời dạy của Phật, từ đó học đúng, hành trì đúng lời dạy của Phật, thì cây Phật Pháp sẽ ngày càng nở hoa, đơm trái, tạo những cành lá sum suê, vững chãi.

                                                          Mùa Phật Đản, PL 2559

                                                     Hoàng Phước Đại  -  Đồng An

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/05/2011(Xem: 5583)
Năng nhân là có khả năng thực hiện sự yêu thương; Năng nhẫn là có khả năng kham nhẫn; Năng tịch có khả năng thực hiện đời sống an tịnh...
11/05/2011(Xem: 4745)
Buổi sáng sớm của ngày trọng đại, trong gió có mùi thơm chiên đàn, trầm thủy phả xuống từ các cõi trời. Bầu trời trong xanh và sâu thẳm hơn thường ngày.
11/05/2011(Xem: 4829)
Hàng năm khi mùa sen nở, người con Phật ở khắp nơi trên hành tinh này hân hoan, tưởng nhớ về những lời dạy vàng ngọc của đức Thế Tôn; tâm niệm mỗi người luôn hướng về ngày kỷ niệm đản sanh của bậc Đạo Sư.
11/05/2011(Xem: 4563)
Cũng như hoa sen mọc ra từ bùn, lớn lên từ bùn nhưng không bao giờ nhiễm bùn. Đức Phật cũng vậy, tuy Ngài sanh ra trong cõi đời ô trược nhưng không bị nhiễm ô bởi cõi đời ô trược.
10/05/2011(Xem: 7444)
Xuất phát từ Câu Thi Na vào khoảng xế trưa ngày 2 tháng 3 năm 2011, đoàn hành hương chúng tôi đã vượt biên giới Ấn Độ sang Nepal, nhưng mãi đến khi trời nhá nhem tối mớitới được chùa Hàn Quốc nằm trong vùng thánh địa Lâm Tỳ Ni, nơi mà chúng tôi sẽ ở lại hai đêm.
09/05/2011(Xem: 4487)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua, kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này...
09/05/2011(Xem: 4243)
NEW YORK, ngày 6 tháng 5 năm 2002 (Trụ sở Trung ương LHQ) – Sau đây là thông điệp của ông Tổng Thư ký Kofi Annan nhân dịp kỷ niệm lễ Vesak ngày 7 tháng 5 năm 2002: “Tôi rất sung sướng được gửi đến quý vị lời chào mừng nồng nhiệt nhất nhân dịp kỷ niệm ngày Đản sanh, Thành đạo và Nhập Niết bàn của Đức Phật. Những lý tưởng đạo đức và nhân đạo cao thượng của Đức Phật đã khai sinh ra một truyền thống tâm linh sinh động mà hơn 2500 năm sau, vẫn tiếp tục làm cho đời sống của hàng triệu người trở nên cao cả. Hôm nay, trên khắp thế giới, Phật tử vui mừng ca ngợi thông điệp Từ bi, Cảm thông và Tương kính mà Đức Phật đã mang đến cho nhân loại.
08/05/2011(Xem: 11498)
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si...
07/05/2011(Xem: 5380)
Phật dạy, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng tu hành theo một giáo pháp, cùng hòa hợp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích, sống an lạc.
07/05/2011(Xem: 5918)
Kính lạy Ðức Thế Tôn bậc Giác Ngộ của loài người. Ngài thị hiện vào cõi Ta bà trong tấm thân hài nhi bé nhỏ nhưng tâm hồn Ngài vượt khỏi phàm nhân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]