Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Lễ Khai Mạc Vesak 2014

08/05/201420:10(Xem: 4790)
03. Lễ Khai Mạc Vesak 2014

Sáng nay 8/5/2014, tại hội trường chính chùa Bái Đính, thuộc xã Gia Viễn, huyện Gia Sinh, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam đã long trọng diễn ra đại lễ khai mạc mùa Vesak lần thứ hai tại Việt Nam và lần đầu tiên tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình.

Buổi lễ có sự hiện diện của HT. Thích Đức Nghiệp, phó Pháp chủ HĐCM, GHPGVN, HT. Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ thường trực kiêm Tông thư ký GHPGVN, HT. Thích Thanh Nhiễu, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đị lễ Phật đản LHQ tại Việt Nam, HT. Thích Chơn Thiện, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGCN, HT. Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, hơn 3500 đại biểu vào trong hội trương chính, trong đó có hơn 1100 đại biểu khách Quốc tế trên 95 quốc gia và hơn 2400 đại biểu trong nước gồm chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, chư vị giáo phẩm tiêu biểu, đại diện các ban, ngành, viện Trung ương, BTS Phật giáo các tỉnh, thành phố; đại diện các cộng đồng, tổ chức thuộc GHPGVN ở nước ngoài; đại biểu khách mời và hàng trăm ngànTăng Ni, Phật tử thủ đô và các tỉnh thành đã đến dự.

blank

Về phía lãnh đạo đảng, nhà nước có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, GS, Thứ trưởng bộ nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, GS. TS Phạm Dũng, các lãnh đạo đảng, nhà nước, nguyên thủ quốc gia các nước. Về phía đại biểu khách quốc tế có sự tham dự của Disanayaka Mudiyanselage Jayaratne, Thủ tướng Sri Lanka, Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam, Tiến sĩ Katherine Muller Marin, động đảo các vị Tăng thống, lãnh đạo Phật giáo các nước cùng tham dự.

8 giờ 40 tiểu ban Nghi lễ cung nghinh chư tôn giáo phẩm, lãnh đạo đảng, nhà nước, các đại sứ, đại biểu tiến vào Hội trường chính.

blank

blank

9 giờ, đoàn hợp xướng chào mừng quý đại biểu với nội dung hân hoan chào đón đức Phật ra đời và bay lên vì hòa bình thế giới.

Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh,... đã gửi những lẵng hoa tươi thắm chào mừng đại lễ.

blank

blank

9 giờ 35 phút, HT. Thích Thanh Nhiễu Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế 2014 tại Việt Nam phát biểu khai mạc. Hòa thượng nhấn mạnh: “Có được ngày trọng đại hôm nay, trước hết được sự đồng thuận của Ủy ban Tổ chức Quốc tế ICDV, đứng đầu là Hòa thượng Brahmapandit và được khẳng định trong tuyên bố tại Bangkok – Thái Lan năm 2013, chấp thuận cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc năm 2014 tại Việt Nam. Đây là một sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong trách nhiệm phát huy tinh thần Đạo Phật, Đạo của Từ bi, Trí tuệ và Hòa bình, tạo sự liên hữu trong ngôi nhà Phật giáo khắp 5 Châu mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam là thành viên đã thể hiện tinh thần cao cả ấy trong cộng đồng Phật giáo thế giới và khu vực trong thời kỳ hội nhập, phát triển toàn cầu”.

blank

blank

9 giờ 45 phút, Chủ tịch ủy ban tổ chức Quốc tế Thái Lan, HT. GS. TS Brahmapundit phát biểu chào mừng. Hòa thượng nhấn mạnh đến các vấn đề thiên niên kỷ mà Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo trên toàn cầu cần đạt được để mang lại lợi ích cho loài người.

blank

blank

9 giờ 55 phút, HT. Thích Đức Nghiệp tuyên đọc thông điệp của đức Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ: “Muốn xây dựng một thế giới hòa bình, hạnh phúc, tự do, văn minh, sạch, xanh và đẹp, thì cộng đồng Phật giáo thế giới, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phải mở rộng lòng từ bi, trí tuệ và dũng cảm, tham gia trực tiếp với Liên Hiệp Quốc, nhằm thực hiện cụ thể các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc. Nói rõ hơn, Phật giáo có thể góp phần thực hiện sáu mục tiêu chính như sau: Xóa bỏ nghèo đói; Xóa bỏ bệnh tật; Xóa bỏ thất học; Xóa bỏ chiến tranh; Thực hiện bình đẳng giới tính và nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội; và Thực hiện môi trường sinh thái sạch, xanh, đẹp và văn minh”.

blank

blank

10 gờ 05 phút, HT. Thích Chơn Thiện tuyên đọc diễn văn chào mừng của Ban thường trực HĐTS GHPGVN: “Chúng ta kỷ niệm ngày Lễ Tam hợp – Đản sinh, Thành đạo, Nhập Niết bàn của Đức Phật vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch, biểu thị một ý nghĩa viên mãn và phổ quát của các lĩnh vực: Từ bi, trí tuệ, hòa bình, giáo dục, văn hóa, nhân bản của loài người mà Đức Phật đã để lại cho chúng ta và nhân loại hơn 25 thế kỷ qua. Cũng chính từ lẽ đó, Đức Phật không những chỉ là một đấng giáo chủ sáng lập Đạo Phật mà còn là một nhà giáo dục, văn hóa, hòa bình, đạo đức, xã hội và Đạo Phật là Đạo Từ bi, Trí tuệ, Hòa bình và Văn hóa văn minh của nhân loại. Do đó, Liên Hiệp Quốc công nhận ngày Vesak, là ngày Lễ hội Tôn giáo quốc tế, mang đậm màu sắc lễ hội văn hóa, đạo đức, hòa bình của nhân loại”.

blank

blank

10 giờ 15 phút, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu chào mừng. Ông cho rằng; Đại lễ tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị sâu sắc của đức Phật Thích Ca Mâu Ni về tinh thần bình dẳng, hòa ái, tương thân... đã có trên 2500 năm trước. Qua đại lễ này, chúng tôi hy vọng sẽ thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị trên toàn thế giới, đẩy lùi nghèo đói, khổ đau, đưa con người đến cộc sống an vui hạnh phúc. Đại lễ Phật đản LHQ được tổ chức lần thứ hai tại Việt Nam, một tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, hòa hợp giữa đạo và đời, hướng dẫn con người đến chô hoàn thiện nhất. Hy vọng đại lễ này một lần nữa tổ chức thành công trên đất nước của chúng tôi.

blank

blank

10 giờ 20 phút, bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam đại diện Tổng thư LHQ Ban Ki Moon đọc thông điệp Phật đản: “Tôi đặc biệt hoan nghênh chủ đề của Đại lễ Vesak lần này tại Việt Nam và mong muốn quý vị trong việc khám phá những quan điểm Phật giáo nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Vì những lời dạy của Đức Phật có giá trị vĩnh cửu, nên trong thời đại ngày nay quan điểm Phật giáo vẫn có giá trị khi chúng ta thúc đẩy nỗ lực để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và đưa thế giới vào một con đường phát triển công bằng và bền vững hơn”.

blank

10 giờ 30 phút, Tiến sĩ Katherine Muller Marin thay mặt Tổng Giám đốc UNESCO H.E. Irina Bokova tuyên đọc thông điệp Phật đản: “Hôm nay, chúng ta tôn vinh ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của Đức Phật bằng việc suy ngẫm về những lời Đức Phật dạy về lòng nhân ái, sự thấu hiểu, nhẫn nại và sự hài hòa, và nhấn mạnh rằng mỗi con người tồn tại trong bối cảnh của một sự kết nối bao gồm không chỉ những con người mà cả mọi chúng sinh trong thế giới tự nhiên”.

blank

blank

Liên tục được tuyên đọc là các thông điệp của Tăng vương Tep Vong Phật giáo Campuchia, thông điệp của Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, thông điệp của Hội liên hữu Phật giáo Lào. Đặc biệt là bài phát biểu của Thủ tướng Sri Lanka, HE.D.M Jayaratne, Thông điệp của đức Tổng thống cộng hòa Ấn Độ, Quốc vương Tooro.

blank

blank

11 giờ 25 phút, nghi thức tắm Phật được thực hiện ngay sau đó tại sân điện chính Thích Ca. Chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, các vị nguyên thủ Quốc gia, các cấp lãnh đạo đảng, nhà nước đã thực hiện nghi lễ tắm Phật theo truyền thống Văn hóa Phật giáo Việt Nam, những cánh chim bồ câu, nững quả bong bóng biểu trưng cho sự hòa bình, thịnh vượng được quý Ngài thả trên không trung, ước muốn dân tộc Việt Nam và Phật giáo Việt Nam mãi phồn vinh, phát triển, cầu nguyện thế giới hòa bình, người người sống trong ấm no hạnh phúc.

Phiên khai mạc Vesak 2014 đã kết thúc trong thành công rực rỡ, trong niềm hoan hỷ vô biên của tất cả người tham dự. Theo BTC, chương trình sẽ được tiếp tục vào lúc 13 giờ 30 chiều cùng ngày, bao gồm các nội dung như nghi lễ Tam bảo do Phật giáo Sri Lanka và Tibetan Chanting thực hiện. Sau đó là phần thuyết trình của HT. Thích Đức Nghiệp, phát biểu đặc biệt của GS. TS Phạm Dũng, Thứ trưởng bộ nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, phát biểu của Thứ trưởng cục Tôn giáo Trung Quốc, thông điệp của Thủ tướng Australia, thông điệp của đức Tăng thống Thái Lan, Tăng thống Campuchia, thông điệp của Trưởng dòng truyền thừa Drukpa Gyalwang Drukpa, thông điệp của chủ tịch Liên minh Phật giáo Lào, Phật giáo Myanmar, Liên minh Phật giáo Ấn Độ, bài thuyết trình của GS. TS Damien Keown; “Vai trò của Phật giáo trong xây dựng hòa bình” và một số thông điệp của các tổ chức Phật giáo và đại sứ các nước.

Nguồn: http://www.daophatngaynay.com

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/07/2013(Xem: 10423)
Hoa Bất Diệt - Quang Lê & Hương Thủy
30/06/2013(Xem: 7459)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật.
01/06/2013(Xem: 4593)
Nói đến hồ Tịnh Tâm ở cố đô Huế, mọi người liên tưởng ngay đến sen. Một loài hoa tinh khiết, cao quý nhưng lại được mọc lên từ đất bùn nơi các ao hồ. Suốt cả một thời gian dài trong năm, mặt hồ Tịnh Tâm lặng lẽ chỉ có gió nước, nắng mưa, bèo và rau muống, không hề thấy dấu vết của sen hồng, sen bạch. Cuối mùa xuân, những tia nắng vàng giúp cho những cuống lá sen dần dần mở ra, trải rộng những hình tròn màu lục non với vô số đường gân mơ hồ vàng trắng đan lồng nhau như tơ trời, gợi lên những kỳ vọng về một tương lai thanh bình của loài người. Qua mùa hạ, sắp đến mùa Phật đản chúng ta sẽ thấy những phép lạ từ mặt hồ Tịnh Tâm.
28/05/2013(Xem: 4556)
Hoàng hậu Mahamaya sinh Siddhartha một cách rất dễ dàng. Trên con đường về quê ngoại để sinh nở, bà và đoàn tùy tùng dừng chân nghỉ ngơi ở vườn Lumbini.
27/05/2013(Xem: 6448)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 10563)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
22/05/2013(Xem: 4170)
Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời, không như những vị thần linh và không hề mặc khải cho ai và cũng không hề để cho ai mặc khải, mà Ngài xuất hiện giữa cõi đời với tư cách của một bậc Giác ngộ hoàn toàn, nội hàm đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi, đến và đi duyên theo đại nguyện.
18/05/2013(Xem: 7273)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]