Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Ninh Bình trước lễ khai mạc Vesak

08/05/201420:09(Xem: 4838)
02. Ninh Bình trước lễ khai mạc Vesak

Hoi_Thao_7_5_2014 (15)
NINH BÌNH TRƯỚC NGÀY VESAK 2014

Bài: Minh Mẫn
Hình: Võ Văn Tường


Chuyến bay đáp xuống Nội Bài lúc 11,20, mãi nửa giờ sau mới ra khỏi đường băng để vào đến nhà ga. Bên sân ga quốc tế, ban tiếp nhận khách mời làm việc khá nhộn nhịp, các tình nguyện viên còn quá trẻ, chưa quen việc nên có lúc luộm thuộm khi sắp xếp khách về các khách sạn. Trước ngày khai mạc Vesak, tại sân bay vẫn chưa có bản hiệu, cờ. Trên đường về TP Hà Nội, thỉnh thoảng vài đoạn đường giăng cờ lưa thưa do một vài chùa tại địa phương tổ chức. Vào tới TP Ninh Bình, cách Bái Đính 20km, không khí Vesak bắt đầu khởi sắc.

Xe đưa về tới Bái Đính đúng 16g. Từ ngoài lộ lội bộ vào đến Trung Tâm báo chí trên đỉnh điện Tam Thế phải mất hơn một giờ. Hai chân không nghe theo lệnh, nó cứ muốn xiêu vẹo mỗi lần leo từng bậc cấp, nhờ gió núi và thời tiết êm dịu, tuy mệt mõi nhưng không đến nỗi khốn khổ như cái nóng Sài gòn 37 độ mấy ngày trước. Thời tiết Hà Nội 27 độ, thỉnh thoảng mưa lâm thâm giúp cho quần chúng các Tỉnh về tham dự thêm phần phấn chấn, dễ chịu. Anh em từ Sài Gòn tự túc phương tiện ra đến nơi bằng tàu hỏa hoặc xe thuê bao, ăn ở lây lất đâu đó quanh khu vực chùa trên 50 mẫu. Các cụ miền Bắc tỏ ra thích thú có dịp chứng kiến lễ hội quốc tế do Phật Giáo Việt Nam đăng ký tổ chức. Phần lớn người dân phía Bắc lấy làm tiếc không thể tham dự khi đại lễ thiết lập tại vùng đất cách xa Hà Nội 90km.

Ninh Bình là Thành phố đang phát triển, hạ tầng cơ sở cũng chưa được chỉnh chu, nhưng không khí thanh bình khá rõ nét qua cuộc sống và phong cách lịch lãm của cư dân bản địa. Ninh Bình không xa Nam Định. Nếu Nam Định là chiếc nôi phát sinh Ki Tô giáo thì Ninh Bình là Linh địa không những của lịch sử dân tộc mà còn là thánh tích của Phật giáo xưa và nay.

Trên 500 mẫu thuộc khu vực Bái Đính thì diện tích chùa xây dựng đã hết 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha cho khu chùa mới. Đây là một thắng tích thuộc Đông Nam Á với những tôn tượng bằng đồng khối mỗi tượng trên 30 tấn. 500 tôn giả Alahan bằng đá khối cao trên 2m mỗi tượng. Bảo tượng Di Lặc nặng 80 tấn bằng đồng, cao 10 m Một quả chuông đồng 30 tấn, tượng Thiên thủ Thiên nhãn bằng đồng dát vàng nặng 80 tấn cũng là một kỷ lục hiếm hoi của Phật giáo Việt Nam. Bái Đính còn nhiều biểu tượng vượt trội đáng vào kỷ lục.

Mở đầu chào mừng Vesak, chương trình Hội thảo Khoa Học Quốc Tế với chủ đề:” Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc”. PGS.TS Trương văn Chung trình bày chủ đề: “Phát triển bền vững nhìn từ triết học Phật giáo”. Chư tôn Hòa Thượng và các giáo sư cũng đã có nhiều chủ đề khá mới lạ xoay quanh sự phát triển thiên niên kỷ do LHQ chủ xướng.

Chương trình Vesak năm nay tại Bái Đính nhiều tiết mục phong phú. Điện Bổn sư, Điện Quán Âm, Điện Tam Thế, mỗi nơi đều có sân khấu riêng cho những tiết mục đặc thù. Riêng tại sân khấu điện Quán Âm, đêm giao lưu biễu diễn Nghệ Thuật Quốc Tế, theo chương trình, vào đêm 08/5 có sự góp mặt những đoàn Phật tử trong và ngoài nước. Tuy chưa vào chính thức lễ, lượng số người dân có mặt tại Bái Đính khá nhộn nhịp. Trên 50 kiosque trưng bày các loại kinh sách, sản phảm thủ công, thực phẩm chay, pháp phục, băng đĩa. Phòng triển lãm trưng bày khá đa dạng các khi cụ, bản mộc khắc kinh, hình ảnh các chùa cổ và danh thắng Phật giáo…

Từ xa nhìn Bái Đính như vùng đất được bao bọc bởi vô số núi đá vôi như từng khối oản tròn nằm úp trên cánh đồng, làm địa thế chiến lược mà thế kỷ thứ X đã được anh hùng dân tộc Đinh Tiên Hoàng lập cứ đô Hoa Lư của Đại Cồ Việt lập nên Đế chế.

Nếu Vesak 2014 nhằm Phật Lịch 2638 là một sự cố gắng thể hiện bước trưởng thành của GHPGVN trong thời đại hội nhập, thì Bái Đính là bàn đạp mang nhiều ý nghĩa về tâm linh lẫn địa thế chiền lược, chính trị của một dân tộc đang đối đầu trước những khó khăn trước nhiều tham vọng của kẻ mạnh.

Sau Vesak, sự thành quả không thể là viên sỏi lọt thỏm giữa lòng hồ tĩnh lặng, cũng không mãi cứ là tiếng vang “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc”, mà phải là một hành động cụ thể tương thích với chủ trương mà LHQ đề ra, để PGVN luôn là một thực thể sống động và hiện thực; phải thoát khỏi một hào quang trong lịch sử để làm nên một hào quang thời đại kỷ thuật số.

Như sự phát triển đang lên của Ninh Bình, Vesak tại Bái Đính đang là biểu tượg của sự chuyển mình cho một Phật giáo Việt Nam trong tương lai.

Hoi_Thao_7_5_2014 (1)Hoi_Thao_7_5_2014 (2)Hoi_Thao_7_5_2014 (3)Hoi_Thao_7_5_2014 (4)Hoi_Thao_7_5_2014 (5)Hoi_Thao_7_5_2014 (6)Hoi_Thao_7_5_2014 (7)Hoi_Thao_7_5_2014 (8)Hoi_Thao_7_5_2014 (9)Hoi_Thao_7_5_2014 (10)Hoi_Thao_7_5_2014 (11)Hoi_Thao_7_5_2014 (12)Hoi_Thao_7_5_2014 (13)Hoi_Thao_7_5_2014 (14)Hoi_Thao_7_5_2014 (15)Hoi_Thao_7_5_2014 (16)Hoi_Thao_7_5_2014 (17)Hoi_Thao_7_5_2014 (18)Trien_lam_7-5-2014 (1)Trien_lam_7-5-2014 (2)Trien_lam_7-5-2014 (3)Trien_lam_7-5-2014 (4)Trien_lam_7-5-2014 (5)Trien_lam_7-5-2014 (6)Trien_lam_7-5-2014 (7)Trien_lam_7-5-2014 (8)Trien_lam_7-5-2014 (9)Trien_lam_7-5-2014 (10)Trien_lam_7-5-2014 (11)Trien_lam_7-5-2014 (12)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/06/2015(Xem: 13079)
Trước khi ôn lại Tiểu Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, để người đọc nhận định dễ hơn về ngày tháng ghi trong tiểu sử của Ngài, chúng tôi xin nhắc lại là Đức Phật Thích Ca sanh vào năm 624 trước Tây Lịch. Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi vào năm 544 trước Tây Lịch. Sáu trăm hai mươi bốn năm sau, Tây Phương mới bắt đầu chọn năm sinh của Đức Chúa Jesus Christ làm khởi điểm cho Dương lịch. Như vậy tính đến nay là năm 2015 thì Đức Phật đã ra đời được 2,639 năm và chiếu theo Phật lịch khởi đầu từ năm Đức Phật viên tịch (năm 544 trước TL) thì Ngài đã nhập Niết Bàn được 2,559 năm. Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực Đông Á như Nhật Bản, Trung Hoa, Triều Tiên ... từ xưa đều làm Lễ Phật Đản vào ngày mồng 8 tháng Tư Âm Lịch. Tên gọi tắt dành cho ngày Lễ Phật Đản là "Ngày mồng Tám tháng Tư" đã lưu truyền hằng bao thế kỷ, trở thành phong tục tập quán cổ truyền, ghi đậm vào tâm khảm của mọi người kể cả người theo hay không theo Phật giáo.
02/06/2015(Xem: 11004)
Hôm Chủ nhật, ngày 17/05/2015, đã diễn ra Lễ Phật đản PL. 2559 tại Quốc tế Phật Quang Như Lai Tự, gần năm nghìn người tham dự. Buổi Đại lễ đặc biệt có sự hiện diện của Dân biểu William Wu, Bà Dilma Vana Rousseff , Tổng thống Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil và ban hành Nghị định ngày lễ Phật đản là Quốc lễ, Pháp sư Diệu Diễn tiếp nhận Pháp lệnh, công nhận trong các Lễ hội Phật giáo địa phương.
02/06/2015(Xem: 5715)
Hôm Chủ nhật, ngày 24/05/2015, đã diễn ra Lễ Kính mừng ngày Phật Đản sinh lần thứ 2639, PL. 2559 và chúc Phúc Cát tường cho trẻ em do Pháp sư Vĩnh Phú, Trụ trì Phật Quang Sơn, Ma Cao chủ trì Pháp hội, có 113 trẻ chưa đầy 1 tuổi và các trẻ cùng gia đình gần một nghìn người tham dự. Thượng Ngọ, 10:00 giờ, các bố mẹ ôm hôn các em bé, tiếp theo là búp bê "Siddhartha" phát ra giọng nói như trẻ con: Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn Nhất thiết thế gian Sinh lão bệnh tử.
01/06/2015(Xem: 9209)
Đại lễ Phật Đản tại 5 ngôi chùa mà chúng tôi có duyên đến dự Đại lễ Phật Đản năm nay: Đạo tràng Thôn Yên, thành phố Gilroy, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 16 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Thích Tịnh Từ. Chùa Phổ Đà, thành phố Santa Ana, miền Nam California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 23 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Sakya Trí Tuệ. Chùa Quang Thiện, thành phố Ontario, miền Nam California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 24 tháng 5 năm 2015. Trụ trì: Thượng tọa Thích Minh Dung. Niệm Phật Đường Fremont, thành phố Fremont, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 30 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Thích Thái Siêu. Chùa Phổ Từ, thành phố Hayward, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 31 tháng 5 năm 2015. Trụ trì: Thượng tọa Thích Từ Lực.
01/06/2015(Xem: 7302)
Lễ Phật Đản 2639 (2015) tại Chùa Giác Nhiên, Tân Tây Lan
31/05/2015(Xem: 8482)
Lễ Phật Đản 2639 (2015) tại Chùa Pháp Quang, Úc Châu
31/05/2015(Xem: 6421)
Lễ Phật Đản 2639 (2015) tại Thiền Viện Minh Quang, Sydney
29/05/2015(Xem: 6851)
Hướng đến đệ thất cá niên của quốc gia Liên hoan Phật đản PL. 2559 và Tiết kỵ Mẫu thân, Tiết Khánh chúc đại hội, mùa hè thời tiết dương quang ấm áp, gần hai trăm nghìn người không phân biệt Tôn giáo, Quốc tịch, Chính đảng, ngày 10/05/2015 tại Đài Bắc Quốc tế Phật Quang hội tổ chức thiên Tăng, vạn Chúng Khánh chúc Phật đản, nhất tâm Thập nguyện báo Mẫu ân, các hoạt động hài hòa, chia sẻ niềm hoan hỷ trong bầu không khí trang nghiêm trọng thể.
29/05/2015(Xem: 6137)
Cách đây hơn 26 thế kỷ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện tại xứ Ấn Độ cổ xưa, cội nguồn của nền văn minh sông Hằng. Sự kiện trọng đại Đức Thế Tôn thị hiện vào cõi đời này thật là hy hữu. Ngài đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni, ngoại thành Ca Tỳ La Vệ, ngày nay là xứ Nepal. Sử sách Ấn Độ cho rằng một người ra đời với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, sau này xuất gia sẽ thành Phật, sẽ đem chánh pháp giáo hoá chúng sanh. Khi Đức Thế Tôn thị hiện đản sanh, tiên nhân A Tư Đà đoán rằng sau này Ngài sẽ trở thành Chuyển Luân Thánh Vương hoặc xuất gia sẽ thành Phật; còn ngài Kiều Trần Như cho rằng Đức Thế Tôn sau này chỉ thành Phật và điều ấy đã trở thành sự thật. Lịch sử của Đức Thế Tôn có tính siêu việt giống như đoá hoa Vô Ưu mấy ngàn năm mới nở một lần. Theo tục lệ Ấn Độ, người phụ nữ hoài thai sẽ trở về quê ngoại để sinh nở, Hoàng hậu Ma-Da sắp đến ngày nở nhụy khai hoa đến vườn Lâm Tỳ Ni gặp hoa Vô Ưu nở, đưa tay hái liền hạ sanh Thái tử Sĩ-Đạt-Ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567