Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Ý nghĩa đại lễ Vu Lan Bồn

16/01/201202:11(Xem: 10855)
07. Ý nghĩa đại lễ Vu Lan Bồn

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG II
Ý NGHĨA ĐẠI LỄ VU LAN

Danh từ Vu Lan là phiên âm từ chữ Phạn Ullambana, người Trung Hoa dịch là Giải Đảo Huyền, có nghĩa là giải cứu tội khổ bị treo ngược. Người Trung Hoa còn gọi lễ này là VU LAN BỒN, chữ Bồn nghĩa là chậu đựng thức ăn dâng cúng. Còn gọi là Ô-lam-ba-noa. Dịch là đảo huyền, chỉ nỗi đau khổ cùng cực. Kinh Vu Lan Bồn do ngài Trúc Pháp (Dharmaraksa) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán vào thế kỷ thứ ba. Vậy lễ Vu Lan hay Vu Lan Bồn có nghĩa là lễ dâng cúng thức ăn lên Tam Bảo để xin chú nguyện cho ông bà, cha mẹ những người quá cố trong bẩy đời gọi là cửu huyền thất tổ, nếu ai đã làm những điều tội lỗi ở trần gian, khi ngủ giấc ngàn thu thì bị đầy vào ngạ quỉ, sẽ nhờ ân đức Tam Bảo được thoát khỏi cảnh địa ngục, được sanh về các cõi an lành khác.

Trong dân gian dựa vào đó, nên có một niềm tin vào các vong hồn bị đầy đọa vào cảnh ngục tù ở dưới âm phủ đã được cứu thoát ra khỏi địa ngục, nên các vong hồn này đang đói ăn, khát uống, bởi vậy người trên trần gian có bổn phận mua sắm các lễ vật, thức ăn, cúng các vong linh đang bơ vơ đói khát. Nhưng đây chỉ là một ý nghĩa còn ý nghĩa quan trọng hơn hết đó là lòng hiếu thảo của những người con đối với các bậc sinh thành. 

Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con cháu của các thế hệ sau này phải lấy chữ “HIẾU” làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao, vằng vặc như sông dài, rực rỡ như mặt trời, tỏ rõ như ánh trăng rằm. Lúc thiếu thời tôi đã được học thuộc lòng các câu ca dao, truyền bá trong dân gian như sau:

Ơn cha cao như núi thái sơn
Đức mẹ hiền sâu rộng biển khơi

Dù cho dâng cả một đời

Cũng không trả được ơn trời sinh ra.”

Hay là: 

Công cha như núi thai sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đức Phật đã dậy cho ta rằng: “Tâm hiếu tức là tâm Phật. Hiếu Đạo vô phi Phật Đạo”. Tâm hiếu là tâm Phật, đạo hiếu là đạo Phật.” Vì vậy mà đạo Phật xác định: Cùng cực điều thiện không có gì hơn hiếu, cùng cực điều ác không có gì hơn bất hiếu.

Đã là con người, từ đấng thánh hiền đến người thường dân ai ai cũng phải có một cha, một mẹ sinh ra, chính cha, mẹ đã san sẻ một phần máu thịt để tạo nên hình hài của mỗi người con... Công ơn sinh thành và dưỡng dục của Mẹ, Cha không bút nào tả xiết.

Trong kinh Thi Phụ cũng có một đoạn như sau: Phụ hề sinh ngã, Mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thiên ân, hiệu thiên võng cực. (Cha sinh ra ta, Mẹ bồng bế ta, thương thay cha mẹ, sinh ta khó nhọc, muốn báo ân sâu, khác nào như trời cao, khôn cùng) như một lời tuyên ngôn về Hiếu Đạo. Còn khi đề cập đến công ơn từ mẫu thì đã có công thức chín chữ Cù lao: “Sinh, Cúc, Phủ, Súc, Trưởng, Dục, Cố, Phục, Phúc”. Sinh (đẻ ra), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (nuôi cho bú mớm), trưởng (nuôi cho khôn lớn) dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (là xem tính tình mà chỉ bảo), phúc (là bảo vệ). Ở Trung Hoa cũng đã có quyển sách “Thập nhị tứ hiếu” (24 tấm gương hiếu thảo). Ở Việt Nam ta cũng còn có những câu ru con của các bà mẹ xưa kia như:

Ru hời, ru hỡi, ru hơi
Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Làm con trước phải đền công sinh thành.”

“Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ hiền.”

Lễ Vu Lan nay không còn là một đặc thù riêng của người Phật Tử mà là một nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mọi người con hiếu hạnh, (không phân biệt tôn giáo, sắc tộc) đối với các bậc sinh thành. Người Mỹ họ có ngày Father’s day và ngày Mother’day, nhưng Việt Nam ta có cả một mùa Vu Lan để báo hiếu.

Trong các hàng đệ tử của Đức Phật có Ngài Mục Kiền Liên tiêu biểu cho sự hiếu thảo vô biên, nên còn được tôn xưng là “Đại Hiếu Mục Kiền Liên”, ngài có thần thông cao nhất trong số 10 đại đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Ngài đã chứng đươc sáu phép thần thông:

1.- Thấy mọi vật trong vũ trụ. (Thiên nhãn thông).
2.- Nghe được mọi thứ tiếng ở khắp nơi, (thiên nhĩ thông).
3.- Biết chuyện đời trước, hiện tại và sau này của mình cũng như của mọi người, (túc mạng thông)
4.- Biết trong lòng người khác đang nghĩ gì, (tha tâm thông).
5.- Biết đi đến khắp nơi, biến hóa nhanh như chớp mắt, (thần túc thông).
6.- Trong sạch hoàn toàn, dứt bỏ hết các trìu mến, không còn chấp ngã. (lậu tận thông).

Một hôm Ngài nhớ đến mẹ, ngài dùng thiên nhãn thông tìm thấy mẹ sanh vào ngạ quỉ, không được ăn uống, ngài đem cơm vượt qua chín tầng địa ngục để dâng cho mẹ, bà Thanh Đề lòng vẫn còn bủn xỉn, lấy tay trái che miệng bát cơm, tay phải bốc cơm ăn, nhưng cơm chưa đưa tới miệng thì cơm hóa thành lửa, ăn không được. Ngài Mục Kiền Liên trở về Bạch với Phật. Đức Phật dậy rằng, tội của bà Thanh Đề quá nặng. Mục Kiền Liên “tự lực” không thể cứu được, muốn cứu mẹ, con phải nhờ đến “tha lực” của mười phương chư tăng mới giải thoát được, muốn được vậy phải làm như sau:

Đến ngày rằm tháng bẩy là ngày mãn hạn tự tứ của chư tăng, hãy vì ông bà, cha mẹ bẩy đời nhiều kiếp hay các bậc sinh thành hiện tiền, sám sửa trai soạn, hương hoa và thức ăn tịnh soạn để vào trong BỒN, dâng cúng cho các chư tăng, và lập đại giới đàn để các chư Tăng nhất tâm đảnh lễ cùng hiệp lực cầu nguyện chư Phật mười phương, thì mới giải thoát được cho mẹ. 

Đức Mục Kiền Liên vâng lời Đức Phật dậy về làm y như thế, Bà Thanh Đề liền được thoát khỏi kiếp ngạ quỉ, được sanh lên cõi trời. Do đó, Đại lễ Vu Lan xuất phát từ thời gian đó cho đến ngày nay hàng năm cứ đến ngày rằm tháng bẩy là mọi người dân Việt, nếu những ai hiểu và sống trong một gia đình có truyền thống dân tộc thì đều tham gia tổ chức lễ Vu Lan để có dịp báo ân sinh thành, cha mẹ hiện tiền, cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà đã quá vãng được siêu sanh cực lạc quốc và xóa tội vong nhân.

Theo truyền thống của Phật Giáo hàng năm quí chư Tăng, Ni nhập hạ trong thời gian ba tháng kể từ ngày Đản Sanh của Đức Phật cho đến ngày rằm tháng bẩy âm lịch với mục đích vân tập về một nơi để tu tập đó là mùa kiết hạ, trong dịp ba tháng kiết hạ có dịp ôn tập lại các giới luật, tu tập đạo hạnh và tu học kiến thức Phật pháp, ngày hạ nạp (mãn hạ) gọi là ngày Tự Tứ có nghĩa là Pravaranà (thuật ngữ) tiếng Phạn là Bát-thích-bà cách dịch cũ là Tự tứ, cách dịch mới là Tuỳ ý. Nghi thức vào ngày cuối cùng của thời kỳ an cư kiết hạ, ngày đó mọi người đều tự nêu ra các tội lỗi mà mình đã mắc phải (tự kiểm) trước các tỳ kheo khác và tự sám hối nên gọi là Tự Tứ. 

Trên đây là ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan, một ngày lễ quan trọng của dân tộc Việt Nam và nhất là những người Phật tử cần phải thể hiện ra chữ “HIẾU” trong dịp đại lễ Vu Lan hàng năm để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ hiện tiền và cửu huyền thất tổ nhiều đời nhiều kiếp của mỗi người con hiếu hạnh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/07/2013(Xem: 10541)
Hoa Bất Diệt - Quang Lê & Hương Thủy
30/06/2013(Xem: 7510)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật.
01/06/2013(Xem: 4642)
Nói đến hồ Tịnh Tâm ở cố đô Huế, mọi người liên tưởng ngay đến sen. Một loài hoa tinh khiết, cao quý nhưng lại được mọc lên từ đất bùn nơi các ao hồ. Suốt cả một thời gian dài trong năm, mặt hồ Tịnh Tâm lặng lẽ chỉ có gió nước, nắng mưa, bèo và rau muống, không hề thấy dấu vết của sen hồng, sen bạch. Cuối mùa xuân, những tia nắng vàng giúp cho những cuống lá sen dần dần mở ra, trải rộng những hình tròn màu lục non với vô số đường gân mơ hồ vàng trắng đan lồng nhau như tơ trời, gợi lên những kỳ vọng về một tương lai thanh bình của loài người. Qua mùa hạ, sắp đến mùa Phật đản chúng ta sẽ thấy những phép lạ từ mặt hồ Tịnh Tâm.
28/05/2013(Xem: 4605)
Hoàng hậu Mahamaya sinh Siddhartha một cách rất dễ dàng. Trên con đường về quê ngoại để sinh nở, bà và đoàn tùy tùng dừng chân nghỉ ngơi ở vườn Lumbini.
27/05/2013(Xem: 6505)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 10820)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
22/05/2013(Xem: 4205)
Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời, không như những vị thần linh và không hề mặc khải cho ai và cũng không hề để cho ai mặc khải, mà Ngài xuất hiện giữa cõi đời với tư cách của một bậc Giác ngộ hoàn toàn, nội hàm đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi, đến và đi duyên theo đại nguyện.
18/05/2013(Xem: 7317)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]