Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Từ Bi và Trí Tuệ (Con người và Đạo Phật, Mê hay Ngộ)

16/01/201202:11(Xem: 10101)
07. Từ Bi và Trí Tuệ (Con người và Đạo Phật, Mê hay Ngộ)

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG I
TỪ BI và TRÍ TU
(Con người và Đạo Phật, Mê hayNgộ)

Đạo Phật là đạo Từ Bi Hỷ Xả, cứu khổ giải thoát và Trí Tuệ giác ngộ bình đẳng với mục đích làm lợi ích an lạc cho chúng sinh, nhân loại là mục tiêu chính.

Từ bi hỷ xả: Thương yêu chúng sinh, mang lại cho họ niềm an lạc vui sướng gọi là TỪ. Đồng cảm nỗi khổ và thương xót chúng sinh, trừ bỏ nỗi khổ cho họ gọi là BI. Đây là 2 trong 4 vô lượng tâm. (Đại Từ Đại Bi thương chúng sinh). Từ còn có nghĩa là hiền lành, phúc hậu, bỏ các điều dữ, làm các việc lành, nhân đức, ăn ở có hậu. HỶ là vui mừng, thường vui vẻ đối với tất cả mọi người; mình làm được điều gì tốt hay thấy người khác làm được các việc lợi ích, tốt đẹp đều lấy làm vui mừng. XẢ là dứt bỏ, dứt bỏ những chuyện thị phi, ác độc, không tốt, không hợp với nhân nghĩa, đạo lý, cần phải cương quyết dứt bỏ, không lưu tâm phiền não. (Đại Hỷ Đại Xả cứu muôn loài)

Thiện căn ở tại lòng ta, chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Cứu khổ giải thoát: Cứu gỡ cả cho mình và cho người cùng được thoát khỏi những cảnh khổ đau, phiền não, thấy người khác đau khổ, uất ức bị chèn ép mình cũng phải chia sẻ cảnh hoạn nạn đó. “Thương người như thể thương thân”. Tìm mọi cách để cứu vớt người ta được thoát khỏi cảnh đau khổ đó, mọi người đều được giải thoát lìa bỏ mọi trói buộc mà được tự tại về cả vật chất đến tinh thần.

Trí Tuệ Giác Ngộ: (thuật ngữ) Janàma, Prajnà. Tiếng Phạn Nhã-na dịch là Trí, Bát Nhã dịch là Tuệ. Quyết đoán là Trí, Tuyển chọn là Tuệ. Còn chỉ biết rõ Tục đế gọi là Trí, sáng tỏ Chân đế gọi là Tuệ. Đại thừa nghĩa kinh, Q.9: Chiếu kiến gọi là Trí, sáng tỏ gọi là Tuệ. Các kinh điển và tất cả các pháp môn của đức Phật để lại không ngoài mục đích làm cho chúng sinh có một trí tuệ sáng suốt, hầu thích ứng với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống hàng ngày và nhất là mỗi người đều thoát ra khỏi cảnh mê lầm (vô minh), không mê tín dị đoan, không chạy theo tà ma ngoại đạo. Chủ yếu của đạo Phật là dậy chúng sinh giải thoát mọi khổ đau, muốn được giải thoát phải xây dựng trên nền tảng giác ngộ. Trước phải giác ngộ sau mới giải thoát. Nhận rõ lý nhân qủa và lý nhân duyên đó là tác dụng của trí tuệ.

Sự giải thoát chỉ đạt được trong sự giác ngộ hoàn toàn với lòng từ bi vô lượng. Sự giác ngộ chính là sự phát triển tột đỉnh của trí tuệ, là sự hiểu biết toàn diện. Tâm trí con người bị vô minh phiền não che lấp không nhìn thấy bản tính chân thật của sự vật, sự việc, đã vô minh thì không phân tách được cái nào đúng, cái nào sai, ai nói cũng phải, cái nào cũng hay, không nhạy bén và thích ứng kịp thời được những sự việc khi xảy đến, đó là con người không có trí tuệ. Nếu còn vô minh thì làm sao có trí tuệ. Nhưng nếu chỉ có trí tuệ mà không có Từ Bi thì cũng vô ích con người ấy sẽ đi đến chỗ tự tôn, tự cao, tự đại dễ làm những điều ác. Do đó, từ bi mà không có trí tuệ là từ bi què mà trí tuệ mà không có từ bi là trí tuệ mù.

Tâm trí của con người bị vô minh phiền não che lấp, không nhận chân được thế nào là sự thật thì đó chính là nguyên nhân đưa đến sự đau khổ. Sự khổ đau đó chỉ chấm dứt khi nào tâm con người được trong sáng, không còn ngộ nhận, không còn chấp ngã. Quá trình tu tập để phát triển trí tuệ, làm sáng cái đức sáng, thân với nhân tâm thì đạt được hạnh phúc. Tham vọng ích kỷ được chuyển hoá thành vị tha, hận thù được chuyển hoá thành từ bi, mê muội được chuyển hóa thành trí tuệ. Trong quá trình chuyển hóa đó nội tâm được gạn lọc. Những cặn bã vô minh được tẩy trừ, để tâm trí hoàn toàn trong sáng. Đó chính là cao điểm của trí tuệ và sự giác ngộ vậy.

Bồ Tát Quan Thế Âm, trong kinh Phổ Môn, với hạnh nguyện cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh, ngài lắng nghe tiếng kêu đau thương của chúng sinh để thị hiện cứu độ. Nơi nào có tiếng kêu đau thương nơi đó ngài thị hiện. Bồ Tát Quan Thế Âm đã phát nguyện “Khi nào trong chúng sinh không còn đau khổ, lúc đó ngài mới nhập niết bàn”. Trong kinh Địa Tạng Bồ Tát phát nguyện xuống địa ngục để cứu độ chúng sinh với đại nguyện: “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sinh vị tận phương chứng Bồ Đề”. (Khi nào địa ngục chưa trống hết thì tôi chưa thành Phật, lúc nào chúng sinh chưa khỏi luân hồi thì tôi chưa chứng Bồ Đề). Với đại nguyện đó Bồ Tát Địa Tạng đã xông pha vào các tầng địa ngục để cứu vớt chúng sinh.

Trong khi đó, từ quá khứ cho đến hiện tại đã có những tôn giáo mệnh danh là các đấng tối cao, thần thánh hóa cá nhân tạo ra những giáo điều để mê hoặc con người thiếu trí tuệ vẫn phó thác thân xác và tâm linh cho một vị thần thánh nào đó được tôn sùng như một vị thiêng liêng tối thượng, có phép lạ mầu nhiệm cứu rỗi và cứu vớt linh hồn được về thiên đàng khi nhắm mắt ngàn thu. Những giáo điều mê hoặc con người đi đến chỗ cuồng tín vào thần quyền, tự xiềng xích mình vào địa ngục của hoang tưởng đó. Sự cuồng tín tôn giáo đã làm cho con người thù hận con người thay vì thương yêu nhau như các giáo chủ đã dậy.

Hãy nhìn lại các cuộc thánh chiến đã xẩy ra tàn khốc giữa Thiên Chúa Giáo với Do Thái Giáo và Hồi Giáo đã kéo dài hơn ngàn năm, cuộc tàn sát đẫm máu giữa Thiên Chúa và Tin Lành kéo dài hàng trăm năm tại Âu Châu. Ngày nay tại Bắc Ái Nhĩ Lan cuộc xung đột giữa các tôn giáo này vẫn còn đang tiếp diễn. Sự tranh giành ảnh hưởng về tín ngưỡng đó chỉ vì “Con người không được giáo dục bởi lòng Từ Bi và Trí Tuệ”, mà chỉ nhồi sọ cho các tín đồ của họ có một niềm tin mê tín, cuồng tín vào một đấng tối cao của tôn giáo họ thờ phượng.

Phật Giáo đã tự hào suốt dòng lịch sử trên hai ngàn năm trăm năm, trước Thiên Chúa giáng sinh gần 600 năm cho đến nay chưa bao giờ đổ một giọt máu vì nhân danh tín ngưỡng Phật Giáo. Lúc Hồi Giáo tàn sát Phật Giáo tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ mười hai, Chư Tăng và Phật Tử cam tâm chịu chết chứ không chống trả, một số khác chạy trốn ra nước ngoài để rồi đạo Phật truyền ra khắp phương Đông. Ngày nay Phật Giáo bị bách hại tại các nước phương Đông, thế rồi Phật Giáo lại lan tràn khắp phương Tây. Từ ngày Phật Giáo xâm nhập được vào Phương tây thì các nhà trí thức và khoa học gia phương Tây mới nghiên cứu ra được những gì khoa học hiện nay khám phá ra chỉ là đi sau những gì mà Đức Phật đã nói ra từ mấy ngàn năm trước.

Con người với TÂM, THÂN thiện và ác, nếu được giáo dục bởi lòng Từ Bi thì con người có tâm thiện và nếu được giáo dục bởi sự hận thù tranh chấp cuồng tín thì con người sẽ trở nên hung dữ và độc ác, đức Khổng tử đã nói “Nhân chi sơ là tính bổn thiện” hay Nho Giáo cũng có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” (mực đây là mực tầu để viết chữ nho). Đức Phật ra đời như một thách đố của con người với thần linh và sự thành đạo của Ngài như một sự trưởng thành của tâm thức nhân loại. Ngài đã siêu việt hoá khả năng vô biên của tâm linh để con người từ nay vĩnh viễn làm chủ vận mệnh của mình. Với nỗ lực của chính mình con người tự giải thoát mình ra khỏi sự đau thương cả vật chất lẫn tinh thần.

Nếu diễn đạt hết ý của bốn chữ “Từ Bi và Trí Tuệ” phải viết cả một quyển sách khoảng 500 trang giấy chưa đủ. Trong phạm vi bài này tôi chỉ tóm lược với đại ý.

Mục đích của đạo Phật là lấy từ bi và trí tuệ làm kim chỉ nam cho việc tu tập hầu mở mang trí tuệ mới đi đến giác ngộ, có giác ngộ mới không mê lầm, không u minh. Chủ đích của đạo Phật là khuyên dậy và đào tạo cho con người thoát khỏi cảnh Vô Minh, lúc đó con người mới nhận thức được đâu là chính và đâu là tà, để tránh những cảnh lừa gạt bởi các giáo điều mê tín, dị đoan làm cho con người cuồng tín chỉ biết cầu xin, với đấng tối cao hão huyền nào đó.

Đức Phật đã cho chúng ta thấy rằng: chỉ có chính mình mới giải thoát được cho mình ra khỏi nỗi thống khổ, không một thần linh nào có thể thay đổi được vận mạng của con người do chính mình tạo ra. Đạo lý về Nghiệp (nghiệp báo) đã thấy rõ, làm ác thì phải gặp quả báo. Sự hạnh phúc hay khổ đau là do chính mình tạo ra, đừng bao giờ nghĩ đến việc đi cầu xin, van vái các đấng tối cao hoặc thần thánh nào đó để hy vọng được sự cứu rỗi hay phù hộ cho mình được thoát khỏi cảnh lầm than, đau khổ mà do chính mình đã tạo nên. Con ngưởi phải làm chủ lấy vận mạng của mình. Vì mê lầm chúng ta tự tạo ra một thần linh để rồi trở lại nô lệ cho một thần quyền ảo tưởng đó.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/05/2011(Xem: 15251)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
11/05/2011(Xem: 5554)
Năng nhân là có khả năng thực hiện sự yêu thương; Năng nhẫn là có khả năng kham nhẫn; Năng tịch có khả năng thực hiện đời sống an tịnh...
11/05/2011(Xem: 4716)
Buổi sáng sớm của ngày trọng đại, trong gió có mùi thơm chiên đàn, trầm thủy phả xuống từ các cõi trời. Bầu trời trong xanh và sâu thẳm hơn thường ngày.
11/05/2011(Xem: 4813)
Hàng năm khi mùa sen nở, người con Phật ở khắp nơi trên hành tinh này hân hoan, tưởng nhớ về những lời dạy vàng ngọc của đức Thế Tôn; tâm niệm mỗi người luôn hướng về ngày kỷ niệm đản sanh của bậc Đạo Sư.
11/05/2011(Xem: 4551)
Cũng như hoa sen mọc ra từ bùn, lớn lên từ bùn nhưng không bao giờ nhiễm bùn. Đức Phật cũng vậy, tuy Ngài sanh ra trong cõi đời ô trược nhưng không bị nhiễm ô bởi cõi đời ô trược.
10/05/2011(Xem: 7432)
Xuất phát từ Câu Thi Na vào khoảng xế trưa ngày 2 tháng 3 năm 2011, đoàn hành hương chúng tôi đã vượt biên giới Ấn Độ sang Nepal, nhưng mãi đến khi trời nhá nhem tối mớitới được chùa Hàn Quốc nằm trong vùng thánh địa Lâm Tỳ Ni, nơi mà chúng tôi sẽ ở lại hai đêm.
09/05/2011(Xem: 4473)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua, kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này...
09/05/2011(Xem: 4237)
NEW YORK, ngày 6 tháng 5 năm 2002 (Trụ sở Trung ương LHQ) – Sau đây là thông điệp của ông Tổng Thư ký Kofi Annan nhân dịp kỷ niệm lễ Vesak ngày 7 tháng 5 năm 2002: “Tôi rất sung sướng được gửi đến quý vị lời chào mừng nồng nhiệt nhất nhân dịp kỷ niệm ngày Đản sanh, Thành đạo và Nhập Niết bàn của Đức Phật. Những lý tưởng đạo đức và nhân đạo cao thượng của Đức Phật đã khai sinh ra một truyền thống tâm linh sinh động mà hơn 2500 năm sau, vẫn tiếp tục làm cho đời sống của hàng triệu người trở nên cao cả. Hôm nay, trên khắp thế giới, Phật tử vui mừng ca ngợi thông điệp Từ bi, Cảm thông và Tương kính mà Đức Phật đã mang đến cho nhân loại.
08/05/2011(Xem: 11363)
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si...
07/05/2011(Xem: 5359)
Phật dạy, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng tu hành theo một giáo pháp, cùng hòa hợp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích, sống an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]