Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vui thay Phật ra đời

09/05/201223:56(Xem: 4716)
Vui thay Phật ra đời

vuithayphatradoi-trihienPhật đản sanh nhân thế hân hoan mừng vui vì Phật là chân, là thiện, là an lạc. Phật hiền thiện an lạc nên ai nghĩ tưởng đến Phật tức là an lạc trong lòng.

Này Visàkhà Thánh đệ tử niệm nhớ về Phật: Đây là Thế Tôn, bậc A-la-há, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Do vị ấy niệm Phật như vậy, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận”1. Hơn 2.500 năm về trước Phật ra đời ở Ấn Độ “vì hạnh phúc an lạc cho số đông”. Ngày nay chúng sinh trên cõi trần thế này vẫn may mắn tìm thấy niềm tin và nguồn an ủi lớn nhờ những lời dạy hiền thiện của Phật. Kinh Tăng Chi Bộ nói rằng Phật ra đời là vận may lớn cho nhân thế, vì Phật có đủ uy đức “Khiến cho số đông xa lìa ác pháp, an trú vào tiện pháp”2.

Quả thực như vậy. Bức tranh các hoạt động tôn giáo ở Ấn Độ thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch cho thấy giữa lúc các vị đạo sư khác cố tìm mọi cách chứng minh và xiển dương học thuyết của mình bằng các cuộc tranh luận đả phá gay gắt khiến lòng người càng thêm hoang mang nghi ngờ về tính chân thực của chân lý thì Phật lặng lẽ đi hết làng này đến làng khác, hết thị trấn này đến thị trấn khác, để khuyên dạy mọi người bỏ ác làm lành, sống tiết độ, ngay thẳng, không gian dối, sống với tâm hiểu biết, thương yêu và hòa bình. Phật là bậc giác ngộ, thấu suốt mọi nguồn của cái tâm vọng động mê lầm dẫn đến khổ đau nên không dự phần vào những gì gợi thêm mê lầm đau khổ, khổ cho mình và khổ cho người. Phật có trí tuệ minh mẫn không ai sánh bằng, nhưng Phật không ưa tranh biện triết lý. Phật cũng không can dự vào vòng thị phi tranh chấp. Suốt 45 năm, Phật lặng lẽ thực hiện cái hoài bão thuyết pháp độ sinh, ân cần chỉ bảo cho con người về sự thật khổ đau và cách thức diệt trừ khổ đau để cho cuộc sống được thảnh thơi an lạc. Phật sống cuộc đời giản dị, chân thực, hiền lành và khuyên dạy những điều hết sức giản dị, chân thực, hiền lành nên ai cũng sẵn lòng tin theo lời Phật, nhà nhà sống theo Phật, xứ sở nhờ đó mà được thái bình. Sử gia Will Durant nói rằng cứ từ từ, dịu dàng không cần tranh biện, Đức Phật thành lập một tôn giáo không tín điều và tuyên bố rằng con đường giải thoát mở ra cho mọi người, kể cả những người không theo đạo 3. Giáo sư Rhys Davids thì cho rằng đặc điểm nổi bật của Đức Gotama là Ngài không chỉ tìm hạnh phúc an lạc, và Ngài có đủ khả năng để giúp cho mọi người khác hiểu rõ ước muốn và chứng nghiệm điều đó 4. Câu chuyện đàm đạo sau đây, giữa đấng Giác ngộ và dân chúng Khàlàmà cho thấy Phật ra đời là hạnh phúc lớn cho thế gian, vì Phật mãi mãi là nơi nương tựa an ổn cho cuộc đời vẫn chơi vơi, không nơi nương tựa; và những lời dạy hiền thiện của Phật thực sự là kim chỉ nam cho cuộc sống đạo đức và hạnh phúc của nhân thế :

“ Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với đại chúng Tỳ-kheo, đi đến thị trấn của những người Kàlàmà tên là Kesaputta. Những người Kàlàmà ở Kesaputta hay tin: “ Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca đã đến Kesaputta …” Lành thay, nếu chúng ta được yết kiến một vị A-la-hán như vậy.

Rồi các người Kàlàmà ở Kesaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, có người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi, sau khi nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu, rồi ngồi xuống một bên; có người chắp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên ; có người im lặng và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên,các người Kàlàmà ở Keasputta bạch Thế Tôn :

- Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế tôn, đi đến Kesuputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm của người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc.Đối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân : “ Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo ?”.

- Đương nhiên, này các Kàlàmà, các người có những nghi ngờ ! Đương nhiên, này các Kalàmà, các người có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các người đương nhiên khởi lên phân vân.

- Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thông ; chớ có tin vì nghe người ta nói ; chớ có tin vì Kinh tạng truyền tụng ; chớ có tin vì nhân lý siêu hình ; chớ có tin vì đúng theo một lập trường ; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện ; chớ có tin vì phù hợp định kiến ; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo Sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự biết mình rõ như sau : “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này bị các người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này các Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!

- Các người nghĩ như thế nào, này các Kàlàmà, lòng tham khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh ?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Các người nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, bị tham chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Các người nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng si khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Các người nghĩ thế nào, này các Kala mà, các phap1nay2 là thiện hay bất thiện?

- Là bất thiện, bạch Thế Tôn.

- Có tội hay không có tội?

- Có tội, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?

- Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không, hay ở đây, là như thế nào?

- Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng ta đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối với chúng con là vậy …

- Này các Kàlàmà, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo Sư của mình, nhưng này các Kàlàmà, kh nào tự mình biết như sau : “ Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này không bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận sẽ đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này các Kàlàmà, hãy đạt đến và an trú!

Phần tiếp theo, Đức Thế Tôn có hỏi các Kàlàmà về các pháp không tham, không sân, không si và các Kàlàmà khẳng định khi không tham, không sân, không si nổi lên trong nội tâm người nào thì đều mang đến hạnh phúc an lạc cho người đó; rằng các pháp không tham, không sân, không si là các pháp thiện; rằng các pháp ấy là không có tội; rằng các pháp ấy được người trí tán thán; và khi thực hiện, dược chấp nhận; các pháp ấy đưa đến hạnh phúc, an lạc. Và Đức Thế Tôn nói tiếp:

- Này các Kàlàmà, vị thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác chánh niệm , với tâm câu hữu từ …với tâm câu hữu vớ bi …với tâm câu hữu với hỷ …với tâm câu hữu với xả, biến mãn một phương, cũng vậy, phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư ; như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm hữu cầu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Thánh đệ tử ấy, này các Ka là mà, với tâm không oán như vậy, không sân như vậy, không uế nhiễm như vậy, thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, người ấy đạt đươc bốn sự an ủi:

“ Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung ta sẽ sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này” ; đây là an ủi thứ nhất vị ấy có được.

“ Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, thời ở đây, ngay trong hiện tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân không phiền não, được an lạc”, đây là an ủi thứ hai vị ấy có được.

“ Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau được”, đây là an ủi thứ ba vị ấy có được.

“ Nếu việc ác không có làm, như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn toàn thanh tịnh”, đây là an ủi thứ tư vị ấy có được.

- Thánh đệ tử ấy, này các Kàlàmà, với tâm không oán như vậy,với tâm không sân như vậy ; với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị ấy có được bốn an ủi này.

- Sự việc là như vậy, bạch Thế Tôn ! Sự việc là như vậy, bạch Thiện Thệ ! Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không si như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại có được bốn an ủi này.

- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái bị che kín, hay chỉ đường cho người lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, pháp được Tôn giả Gotama thuyết giảng với nhiều pháp môn. Nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con xin trọn đời quy y ngưỡng”.

Chú thích :

1- Kinh Các lễ Uposatha, Tăng Chi Bộ.

2- Kinh Một pháp, Tăng Chi Bộ

3- Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử văn minh Ấn Độ, tr 84.

4- TW, Rhys Davids, Lectures on some Points in the Hiatory of Buddhism, tr 162.

5- Kinh những người ở Keraputta, Tăng Chi Bộ

Nguồn: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/07/2013(Xem: 10334)
Hoa Bất Diệt - Quang Lê & Hương Thủy
30/06/2013(Xem: 7434)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật.
01/06/2013(Xem: 4578)
Nói đến hồ Tịnh Tâm ở cố đô Huế, mọi người liên tưởng ngay đến sen. Một loài hoa tinh khiết, cao quý nhưng lại được mọc lên từ đất bùn nơi các ao hồ. Suốt cả một thời gian dài trong năm, mặt hồ Tịnh Tâm lặng lẽ chỉ có gió nước, nắng mưa, bèo và rau muống, không hề thấy dấu vết của sen hồng, sen bạch. Cuối mùa xuân, những tia nắng vàng giúp cho những cuống lá sen dần dần mở ra, trải rộng những hình tròn màu lục non với vô số đường gân mơ hồ vàng trắng đan lồng nhau như tơ trời, gợi lên những kỳ vọng về một tương lai thanh bình của loài người. Qua mùa hạ, sắp đến mùa Phật đản chúng ta sẽ thấy những phép lạ từ mặt hồ Tịnh Tâm.
28/05/2013(Xem: 4545)
Hoàng hậu Mahamaya sinh Siddhartha một cách rất dễ dàng. Trên con đường về quê ngoại để sinh nở, bà và đoàn tùy tùng dừng chân nghỉ ngơi ở vườn Lumbini.
27/05/2013(Xem: 6418)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 10060)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
22/05/2013(Xem: 4132)
Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời, không như những vị thần linh và không hề mặc khải cho ai và cũng không hề để cho ai mặc khải, mà Ngài xuất hiện giữa cõi đời với tư cách của một bậc Giác ngộ hoàn toàn, nội hàm đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi, đến và đi duyên theo đại nguyện.
18/05/2013(Xem: 7185)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]