Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm Niệm Ngày Phật Đản

21/09/201013:19(Xem: 5994)
Cảm Niệm Ngày Phật Đản

Mỗinăm đến ngày Phật Đản, nhìn hình tượng đức Phật Sơ Sinh tôi có cảm giácrằng sự kiện lịch sử ấy xảy ra dường như không xa lắm.
Mớimột ngày nào trong vườn Lâm Tỳ Ni nơi thành Ca Tỳ La Vệ nước Nepal (mộtvương quốc của Ấn Độ), đức Từ phụ của chúng ta vì lợi ích của chúng sanh mà một lần nữa trở lại cõi đời này với hình ảnh một con người bình thường, một thoáng thời gian mà đã 2625 năm trôi qua, nhưng hình ảnh bậcvĩ đại đó vẫn còn sống mãi với dòng thời gian bất tận, và tồn tại mãi trong con tim của người phật tử chúng ta.

Hìnhảnh đức Phật đản sinh, với một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất, Ngài tuyên bố rằng: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn", người phật tử bình dân đều cho rằng ý nghĩa câu nói ấy là đức Phật tuyên bố: "Trên trời dưới đất Ngài là một con người duy nhất không ai vượt hơn", thật sự Ngài là một con người mà thế gian không ai vượt hơn, nếu hiểu một cách cạn cợt, và trên văn tự thì ngoại đạo sẽ cho rằng đức Phật chưađoạn trừ được "Tự ngã", vì còn cho mình là một người không ai sánh bằng. Từ Độc Tôn ở đây đức Phật muốn nhấn mạnh rằng: "trong vũ trụ bao la này Ngài là một con người bình thường như bao nhiêu người bình thườngkhác cũng được cấu tạo bằng xương thịt nhưng Ngài không còn chi phối bởi các pháp hữu vi, một con người nhận chân được bản giác thường chân của chính mình", sự hiện thân của Ngài ở thế giới Ta Bà này dùng nhiều phương pháp để cho chúng sinh nhận chân được cái giác tánh vĩnh hằng, vịphật của chính mình, kinh Pháp Hoa gọi là "Tri Kiến Phật", Ngài muốn nhấn mạnh rằng: Bản giác của chúng sinh là một vật thường hằng nhưng chúng sinh vì mong cầu dục lạc mà cái thường chân đó đã bị bỏ quên "Một thuở đức Phật tại nước Ba La Nại, nơi vườn Lộc Uyển, bấy giờ có hàng ngàn vị tỳ kheo và chư thiên thần, đều có mặt trong đại hội, tự nhiên một bánh xe pháp luân xuất hiện trước mặt đức Phật và đại chúng. Đức Phật dùng ngón tay của mình chỉ vào bánh xe pháp luân đó và nói rằng: Tatừ vô số kiếp về trước, bị lay chuyển trước danh sắc nên phải chịu vô lượng khổ, nay mọi nghi ái đều đã đoạn tận, giải thoát các kiết sử và lậu hoặc, các căn đã định, sinh tử đã đoạn trừ, không còn luân chuyển trong Ngũ đạo…" (Đại tạng kinh, A hàm bộ cuốn 2, kinh Chuyển Pháp Luân, trang 503)

Chínhvì vậy trên phương tánh giác Ngài vượt xa hơn một con người bình thườngnhư chúng ta, nên Ngài ở trong một niệm mà tròn đầy khắp cả pháp giới thanh tịnh, còn chúng sinh thì trong một niệm khởi dẫy đầy phiền não khổđau và cứ mãi truy tìm cái dục lạc khổ đau đó, không liễu tri được rằngtrong niềm vui tạm bợ ấy đã nảy sinh mầm mống của khổ đau, vì trong "quả" đã hàm tàng cái "nhân" và do "nhân" mà hình thành nên "quả". Điều này chúng ta thấy rõ ở giáo lý Duyên Khởi của Phật giáo "thử hữu cố bỉ hữu, thử vô cố bỉ vô; thử sinh cố bỉ sinh, thử diệt cố bỉ diệt", vì cái này có nên cái kia có, cái này không nên cái kia không; cái này sinh nêncái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt", sự sự vật vật trùng trùngđiệp điệp đều như thế. Nếu chúng ta cho rằng sự hiện hữu của mọi sự vậttrên cõi đời này điểm xuất phát của nó là từ "không" hay "có" thì chúngta lại rơi vào vòng tương đãi, học thuyết của Lão Tử rơi vào trường hợpnày, Ngài nói:

"Phản giả đạo chi động
Nhược giả đạo chi dụng

Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu

Hữu sinh ư vô"
Nghĩa là:
Trở về là cái động của đạo

Yếu nhược là cái dụng của đạo
Mọi vật trong thiên hạ sinh ra từ "có"
Mà "có" lại sinh ra từ "không"

Thếnên những học thuyết của Nho giáo vẫn không được xem là giáo lý giải thoát như Phật giáo. Chính vì vậy, nên suốt chiều dài lịch sử khi thì tồn tại, lúc thì bị xã hội không chấp nhận; nếu được phát triển chăng thì điểm tột cùng của những tư tưởng đó cũng chỉ dạy cho con người trở thành một người tốt trong xã hội tương đương với Ngũ giới của Phật giáo.Trong nền giáo lý trác tuyệt của Phật giáo, những điều đức Phật nói ra hàng ngàn năm trước đây, có những điều mà các nhà khoa học chưa phát hiện thì trong Thánh giáo điển đức Phật đã tuyên bố. Chúng ta không nên nhìn đức Phật bằng cái nhìn khoa học, học vị mà phải nhìn Ngài ở gốc độ giác ngộ thì chúng ta mới nhận ra được sự khác biệt giữa Ngài và những vị giáo chủ, luận chủ của các tôn giáo, học thuyết khác, đó chính là tính ưu việt của đức Từ phụ chúng ta. Khoa học phát triển đến điểm tột cùng của nó, nó vẫn không thoát khỏi những dụng cụ do tri thức phát minhvà vẫn phải tiếp tục truy nguyên, tìm tòi… không ngày kết thúc. Còn đức Phật chúng ta bằng kinh nghiệm và chứng đắc thực tiễn nên trong một niệmthanh tịnh Ngài nhìn thấy được Tam thiên đại thiên thế giới. Khi phật giáo Đại thừa phát triển các luận sư đã chứng minh được điều này tức "Nhất niệm tam thiên", Ngài Long thọ nói: "pháp chân thật không điên đảo, các tưởng niệm đã trừ sạch, ngôn ngữ của các pháp đều đã diệt, chúng sinh vô lượng tội đã trừ sạch, chỉ thường trú nơi nhất tâm, khi đạt được trạng thái này thì có thể thấy được Bát nhã" (luận Ma Ha Chỉ Quán). Chúng ta ngày nay nhìn sự vật hiện tượng bằng những tưởng niệm mộng tưởng điên đảo, phan duyên bởi các pháp, nên không thấu triệt được nguồn tâm là thường trú, bất biến, chân như…Nếu dùng tâm này để thấy được con người và sự vật luôn ở trạng thái sinh - trụ - dị - diệt; thành- trụ - hoại - không, thì chúng ta trong một niệm sẽ đầy đủ tất cả tam thiên thế giới, đó là chỗ vi diệu trong những lời dạy của đức Phật, nội dung kinh Pháp Hoa nói rõ đức Phật dùng đại bi tâm mà khai phương tiện để chúng sinh thấy được pháp Ngài nói ra là Diệu Hữu, pháp này làm cho tất cả chúng sinh đều có thể: "Mặc áo Như lai, ngồi tòa Như lai, mặc áo Như lai", có thể về đến chốn Bảo sở.

Vớimột hệ thống giáo lý trác tuyệt như vậy đã nuôi dưỡng chúng ta, đã làm cho chúng ta trưởng thành trong chánh pháp. Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu bốn bể, hình ảnh một vị hoàng tử đã từ bỏ tất cả những gì cao quý nhất của con người trong đời sống thế gian từ tinh thần lẫn vật chất để đi tìm lý tưởng xuất thế, con đường Ngài tìm ra trãi qua quá trình thực nghiệm và chứng ngộ đã đem lại niềm an vui, hạnh phúc cho tất cả chúng sinh trên hành tinh này. Nhân ngày kỷ niệm ngày đản sinh của Ngài, chúng ta cùng nhau ôn lại một khía cạnh nào đó trong kho tàng giáo pháp bất tận, để thấy đượ? chân giá trị về lời dạy của Ngài, mà thế gian tôn thờ Ngài là bậc thầy của trời người "Thiên nhơn chi đạo sư".

"Dung nhan Phật tốt lạ lùng
Hào quang chiếu sáng khắp cùng mười phương
Từ bi oai đức không lường

Ra đời tế độ dẫn đường chúng sinh
Được thấy tướng, lại nghe danh
Cũng nhờ kiếp trước căn lành trồng sâu
Thế tôn đủ phép nhiệm mầu
Làm cho muôn loại cúi đầu quy y"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/07/2013(Xem: 10542)
Hoa Bất Diệt - Quang Lê & Hương Thủy
30/06/2013(Xem: 7511)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật.
01/06/2013(Xem: 4642)
Nói đến hồ Tịnh Tâm ở cố đô Huế, mọi người liên tưởng ngay đến sen. Một loài hoa tinh khiết, cao quý nhưng lại được mọc lên từ đất bùn nơi các ao hồ. Suốt cả một thời gian dài trong năm, mặt hồ Tịnh Tâm lặng lẽ chỉ có gió nước, nắng mưa, bèo và rau muống, không hề thấy dấu vết của sen hồng, sen bạch. Cuối mùa xuân, những tia nắng vàng giúp cho những cuống lá sen dần dần mở ra, trải rộng những hình tròn màu lục non với vô số đường gân mơ hồ vàng trắng đan lồng nhau như tơ trời, gợi lên những kỳ vọng về một tương lai thanh bình của loài người. Qua mùa hạ, sắp đến mùa Phật đản chúng ta sẽ thấy những phép lạ từ mặt hồ Tịnh Tâm.
28/05/2013(Xem: 4605)
Hoàng hậu Mahamaya sinh Siddhartha một cách rất dễ dàng. Trên con đường về quê ngoại để sinh nở, bà và đoàn tùy tùng dừng chân nghỉ ngơi ở vườn Lumbini.
27/05/2013(Xem: 6506)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 10822)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
22/05/2013(Xem: 4205)
Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời, không như những vị thần linh và không hề mặc khải cho ai và cũng không hề để cho ai mặc khải, mà Ngài xuất hiện giữa cõi đời với tư cách của một bậc Giác ngộ hoàn toàn, nội hàm đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi, đến và đi duyên theo đại nguyện.
18/05/2013(Xem: 7319)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]