Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm mùa Phật Đản

13/05/201100:14(Xem: 4361)
Cảm niệm mùa Phật Đản
phat dan sanh2
Một lần nữa, mùa Phật Đản lại trở về với sự hân hoan chào đón của người con Phật trên khắp năm Châu. Chúng ta những người đệ tử Phật lại có dịp hòa chung niềm vui, lòng kính ngưỡng, quý trong đối với Đấng Đạo Sư, sáng ngời nhân cách thánh thiện, toàn chơn, toàn mỹ. Cũng vào thời gian này cách đây 2500 năm lịch sử, Thái tử Tất Đạt Đa đã lâm phàm đưới gốc cây vô ưu tại vườn Lâm Tì Ni, thuộc trung Ấn Độ.

Theo truyền sử khi vừa ra đời Thái tử đã bước đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân, đồng thời tay chỉ lên trời, tay chỉ xuống đất mà thốt lên lời “Thiên thượng thiên hạ,duy ngã độc tôn”. Thế rồi, theo ngày tháng qua đi, Thái tử dần khôn lớn, tinh thông cả văn lẫn võ nghệ, trưởng thành lập gia đình, cuối cùng tu Đạo và chứng Đạo.

Trải qua quá trình lịch sử, cuộc đời của Đức Phật đã được con người hiểu và nhận định theo nhiều cách nhìn khác nhau. Thân thế và sự nghiệp của Ngài đã được nhân loại nhìn nhận, ngưỡng mộ, tôn thờ là một vị Phật hiện hữu trên cuộc đời, cách đây hơn hai mươi thế kỷ. Tuy nhiên, nếu mở rộng tầm nhìn xa hơn, chúng ta không thể giới hạn sự hiểu biết về cuộc đời của Ngài đầy những huyền thoại phi lý và thần thánh hoá với mục đích tạo nên sự thiêng liêng để người đời thêm sùng mộ Ngài. Làm như vậy, chúng ta vô tình đẩy lùi hình ảnh Đấng Từ Tôn vào một thế giới hoang tưởng không thực tế đối với khoa học ngày nay.

Như chúng ta biết sự ra đời của Đức Phật, vốn không xuất phát từ một cõi siêu nhiên, thần bí nào, mà Ngài chỉ là một con người, vì Ngài mang bản chất một con người, nên Ngài luôn cảm nhận được một cách trọn vẹn về nổi khổ của con người, những nổi khổ của sanh, già, bịnh, chết để dâng hiến đời mình cho tha nhân bằng con đưòng tu tập tìm cầu chân lý. Đã có lần Đức Phật nói cùng đồ chúng:

“Ta sanh ra ở thế gian, hiện thân là con người và đồng điệu như bao con người bằng xương bằng thịt. Có khác chăng người đời sống mê trong dục lạc, ta quán xem dục lạc như rừng gươm đao. Có khác chăng người đời ôm ấp tiện nghi, vật chất, ta quán xem tiện nghi, vật chất là xích thừng trói buộc. Có khác chăng người đời sống bằng tâm niệm vị kỷ, tranh chấp, hận thù, ta thì lúc nào cũng ban cho, cứu giúp và sống trong pháp vị yêu thương bình đẳng.”

Cũng từ sự phân biệt có khác giữa mình và người, Đức Phật lại nêu cao giá trị đồng nhất của con người trong khả năng tu tập và giác ngộ, khi nhìn thấu suốt mọi căn tánh của chúng sanh, Đức Phật đã không khỏi ngạc nhiên mà thốt lên lời rằng:

Lạ thay, lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng của Như Lai”

Điều này, phải chăng Đức Phật đã khẳng định địa vị con người chỉ khác nhau khi còn ôm giữ bản ngã phàm tình, khi bản ngã phàm tình được diệt trừ thì chơn tánh hiển lộ không sai khác.

Hôm nay, cũng như bao lần, chúng ta những người con Phật đang tưng bừng đón mừng lễ kỷ niệm Phật Đản 8-4. Ngày này có ý nghĩa sâu xa mà không đơn giản chỉ là lễ ăn mừng thông thường. Đây không chỉ nhắc nhở ngày nhập thế của Đức Bổn Sư đã giải thoát nhân loại ra khỏi mọi sự hệ lụy và giới hạn của vật chất, dẫn dắt con người hướng đến đời sống tâm linh có hướng thượng, an vui, giải thoát. Mà ngày này còn là sự xuất hiện của Đức Phật trong tâm hồn của mỗi người.

Do Vậy, muốn tìm thấy Phật tốt hơn hết là chúng ta hãy hướng về bên trong của chính mình, để thấy rằng Phật tánh vốn trong ta. Khi nào trong tâm ta khởi lên lòng thương, có bao dung, hỷ xả, không vị kỷ, không hạn hẹp thì chính lúc ấy hình ảnh một Đức Phật ra đời. khi nào trong tâm ta không còn những đố kỵ, tranh chấp, hận thù, thì đấy chính là lúc một vị Phật trong ta xuất hiện.

Đạo lý Phật dạy đơn giản là vậy đó, thực tế là vậy đó.

Ngay khi Đức Phật ra đời, dưới mỗi bước chân đều có hoa sen đón đỡ, hình ảnh này không mơ hồ mà thật gần gũi với chúng ta, nếu chúng ta hiểu đươc rằng sự hiện hữu của hoa sen, đó là một dữ kiện Đức Phật muốn nói cho mọi người biết rằng, cái gì đó là Phật tánh. Là cái sẵn có trong mỗi con người. Một hoa sen được vươn lên và nở rộ trong bùn lầy và biến chất bùn thành hương thơm lan tỏa. Cũng vậy, Đức Phật là một con người như bao con người sanh ra trong cuộc đời, nhưng luôn không bị cuộc đời làm đắm nhiễm, mê hoặc, hãy lắng nghe âm vang của thi kệ:

Từ vũng bùn nhơ uế, vứt bỏ bên lề đường, một đóa sen xuất hiện, làm đẹp ý mọi người.

Từ vũng bùn sanh tử, phiền não của thế gian, bậc thánh trí xuất hiện, làm lợi lạc quần sanh”

Với hoài bão đó, Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường Ngài đã đi qua, đã tu tập, đã chứng ngộ và được giải thoát Niết Bàn.

Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm mừng Phật đản sanh, hình ảnh của Đấng Từ Tôn qua khói trầm xông tỏa, vẫn là nụ cười trầm tỉnh, uy hùng. Vẫn là cái nhìn khoan dung từ ái, biểu lộ một tình thương rộng lớn bao la. Chúng ta những người con Phật hãy luôn trân trọng hành trì và vâng giữ giáo pháp của Đức Từ Phụ để lại, thể hiện qua sự kiên trì nỗ lực, bằng vào phương tiện chiếc bè tam học Giới- Định- Tuệ, cùng với tinh thần và hạnh nguyện “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”, thay Phật tuyên dương giáo hóa, đem ánh sáng chánh Pháp soi rọi vào trong nhân gian, từng bước vươn lên và hài hòa với những thiện duyên của nền văn hóa mới, con người mới trong thời đại ngày nay.

Dù đã tịch diệt cách đây hơn hai mươi thế kỷ, nhưng lúc nào và bao giờ Đức Phật cũng luôn hiện hữu trong tâm của mỗi người con Phật. Chúng ta, hàng đệ tử Phật hãy hướng về Đức Phật, thành tâm đốt nén tâm hương, cúng dường ngày Đại lễ và cầu nguyện Tăng già có nhiều Bậc tu chứng, có sở đắc tâm linh, để Đạo Phật hiển hóa làm lợi lạc quần sanh.

Có được như vậy, ta mới phần nào báo đáp thâm ân trong muôn một công ơn của Đấng Từ Phụ. Đấng đã hiến mình cho tất cả, và trở nên tất cả.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mùa Phật Đản 2631

Như Nhật

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2014(Xem: 9465)
Thời đại của chúng ta là thời đại khoa học, văn minh của nhân loại đã tiến bộ vượt bậc. Nền khoa học tiên tiến phát triển với tốc độ vũ bão tại các nước văn minh. Khoa học phát triển đã chứng minh được những điều Phật dạy. Nếu chúng ta đến với đạo Phật thuần túy bằng đức tin thì chỉ là bước đầu, bởi vì bản chất của đạo Phật là giác ngộ. Giác ngộ của đức Phật dưới cội bồ đề đã khai sinh ra Đạo giác ngộ, nên Phật tử càng không phải là người mê tối.
07/05/2014(Xem: 7028)
Hiện nay Phật giáo có tiếng nói vô cùng quan trọng đối với Liên hiệp quốc, vì đã đánh thức được lương tri, lương tâm con người. Đạo Phật có tính ưu việt đồng thời mang tính minh triết và tồn tại gần 26 thế kỉ. Đức Phật đã truyền thông điệp giác ngộ và giải thoát xuyên suốt lịch sử trong quá trình hình thành và bây giờ truyền bá khắp thế giới. Vào thời đại văn minh, người ta sống không phải dễ tin bất cứ một điều gì nên chúng ta cần khơi gợi lại những điểm sáng của đạo Phật để có niềm tin không phai mờ. Cũng chính điều đó mà đạo Phật khác hẳn các tôn giáo áp đặt niềm tin.
06/05/2014(Xem: 21214)
Vừa đản sanh chín rồng phun nước tắm Mang an vui mát mẻ đến trần gian Xóa khổ đau an ủi kẻ nghèo nàn Vì chỉ rỏ mỗi tâm đều có Phật
02/05/2014(Xem: 15389)
Đêm Thiêng Thể lung linh Đâu Suất Vệt chân dài liễu thế cưu mang Thẳm từng cao vào lên chất ngất Êm như mơ rót ngọc cung vàng
02/05/2014(Xem: 14304)
Rằm tháng tư ngày Phật giáng trần Ba nghìn thế giới kết hoa vân Đông phương hào khí soi đường sáng Ấn Độ tư duy dẫn đạo chân
01/05/2014(Xem: 15721)
Quảng Đức Tu Viện hôm nay Rộn ràng tấp nập mừng ngày Đản Sanh Thích Ca Từ Phụ Cha Lành Giáng trần cứu khổ, sáng danh Đạo Vàng Thầy trò Tu viện Đạo tràng Thành tâm thiết lễ lập đàn cung nghinh
01/05/2014(Xem: 6841)
Tôi xin bày tỏ lời chào hỏi của tôi đến những người tham dự lễ kỷ niệm thứ 11 và Hội nghị PG quốc tế vào ngày Liên hiệp quốc Vesak 2014, được tổ chức bởi Tăng đoàn PG VN (NVBS). Đối với Phật tử khắp nơi trên thế giới, Vesak là một ngày mà chúng ta không những thể hiện lòng tôn kính, và cử hành lễ Phật Đản, sự giác ngộ, và Đại Bát Niết Bàn mà còn tự nhắc mình một điều quan trọng là sống sao cho phù hợp với những lời dạy cao quý của Ngài.
01/05/2014(Xem: 8017)
Nhờ Hồng Ân Tam Bảo và sự phát tâm cúng dường của đồng hương Phật tử, Chùa Di Lặc đã tạc xong 4 pho tượng Phật bằng đá Hoa Cương với chiều cao 4 mét và sẽ an vị các tôn tượng tại Chùa Di Lặc. Chùa xin kính mời quý đồng hương Phật tử về tham dự Lễ An Vị Tôn Tượng Bổn Sư vào lúc 2.00PM đến 8.00PM Chủ Nhật ngày 04 tháng 05. Nhân dịp này Chùa Triển Lãm và Chiêm Bái Tượng Phật Ngọc Từ Bi từ ngày 04 tháng 05 đến ngày 11 tháng 05. Pháp Hội Ðại Bi, Lương Hoàng Sám sẽ diễn ra từ Thứ Hai ngày 05 đến Thứ Sáu ngày 09 tháng 05 (từ 10.00AM - 8.00PM): Bao gồm trì Tụng Bộ Lương Hoàng Sám, Lạy Sám Hối, Nghe Thuyết Pháp, Dùng Cơm Chay, Trì 108 biến Chú Ðại Bi)
01/05/2014(Xem: 9243)
Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, Ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống rồi nói bài kệ: Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn Vô lượng sanh tử Ư kim tận hỷ. Dịch là: Trên trời dưới trời Ta là người duy nhất Kiếp này là kiếp cuối cùng của ta Vì không còn sinh tử nữa.
01/05/2014(Xem: 7007)
Em ơi! Ngày đại hỉ Tưng bừng khắp quê ta Vang vọng khúc tâm ca Cung đón mùa Vesak.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]