Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN 2013

28/05/201308:08(Xem: 3877)
THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN 2013
phatdan-title
THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN 2013
Thích Nhất Hạnh

thongdiepphatdan-contentHoàng hậu Mahamaya sinh Siddhartha một cách rất dễ dàng. Trên con đường về quê ngoại để sinh nở, bà và đoàn tùy tùng dừng chân nghỉ ngơi ở vườn Lumbini. Đang đi dạo thì bà cảm thấy giây phút sinh nở đang tới. Bà víu vào một cành cây asoka, và sinh ra thái tử Siddhartha trong thế đứng. Các thị nữ đã kịp thời đỡ lấy em bé với những trang bị cần thiết đã đem theo sẵn. Sau khi sinh Siddhartha, bà Mahamaya trở về lại Kapilavastu. Có những người hầu cận được gửi về trước để thông báo tin mừng này cho cả hai bên nội ngoại.

Công nương Yasodhara khi sinh bé Rahula, con của Siddhartha, lại gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian sinh nở kéo dài, có lúc người ta tưởng hai mẹ con đã không qua khỏi những giây phút khó khăn cực độ đó. Cả hoàng gia trong đó có Siddhartha, đều nhấp nhổm lo âu, năng lượng sợ hãi tập thể rất lớn, bao trùm cả cung điện. May thay, cuối cùng rồi Yasodhara cũng sinh được Rahula. Ta có thể thấy được rằng trong thời gian thai nghén Rahula, Siddhartha đang lâm vào một tình trạng thao thức, bất an, không có được hạnh phúc trong giây phút hiện tại. Chứng kiến những khổ đau trong bản thân, trong gia đình và cả trong vương quốc, Siddhartha không lòng nào ngồi đó mà hưởng thụ những điều kiện của một cuộc sống phù phiếm xa hoa. Yasodhara thấy được tất cả những bất an ấy nơi Siddhartha nhưng không biết cách nào để giúp Siddhartha. Những thao thức khổ đau dằn vặt của Siddhartha đã đi vào trong Yasodhara và trong cả bé Rahula. Sinh nở khó khăn ít nhất một phần cũng do nguyên do này.

Kinh nghiệm sinh nở khó khăn ấy đã góp một phần trong quyết định của Siddhartha bỏ nhà ra đi tìm đạo. Yasodhara đã hiểu và đã chấp nhận.

May mắn cho chúng ta là Siddhartha đã thành công. Sự thành công của Siddhartha là một sự thành công lớn của cả nhân loại, cũng như khi Neil Armstrong đặt bước chân đầu tiên lên mặt trăng đã nói rằng đây là một bước tiến lớn của nhân loại về phương diện khoa học kỹ thuật. Siddhartha thành công cho tất cả chúng ta. Siddhartha tìm ra được con đường giúp ta xử lý được khổ đau, chế tác được hỷ lạc trong đời sống hàng ngày, vượt thoát được những hệ lụy của danh vọng, tiền tài, quyền hành và sắc dục, đồng thời tiếp xúc được tới tự tính vô sinh bất diệt của hiện hữu.

Ngày hôm nay ta ăn mừng sự xuất hiện của Siddhartha trên hành tinh này. Nhưng hầu hết chúng ta đều chỉ biết tôn sùng Siddhartha như một quyền lực thiêng liêng có khả năng ban phúc trừ họa. Không mấy ai trong chúng ta đang đi được trên đường Siddhartha đã đi, biết cách xử lý khổ đau, chế tác hạnh phúc, tái lập được truyền thông, tiếp xúc với Niết bàn trong hiện tại. Đạo Bụt của chúng ta phần lớn chỉ là đạo Bụt của tín mộ. Những gì mà Bụt khuyên chúng ta nên buông bỏ như danh lợi, tài sắc v.v... bây giờ chúng ta lại cầu Bụt ban cho chúng ta những cái đó.

Thực tập niệm định tuệ để đi trên con đường bát chánh như con đường hạnh phúc trong giây phút hiện tại chỉ còn là một phần nhỏ. Chúng ta đã không biết thừa hưởng những phần quý giá nhất của gia tài tâm linh mà Siddhartha để lại. Đạo Bụt của chúng ta đã hủ hóa, không còn đóng được vai trò như ngày xưa. Chúng ta phải nỗ lực làm mới đạo Bụt để đạo Bụt có thể tiếp tục đóng được vai trò của nó trong việc đem lại an bình cho bản thân, gia đình, đất nước và xã hội. Chỉ thực tập đạo Bụt tín mộ, cả ngày chỉ cúi rạp mình dưới mấy cây hương, chúng ta sẽ không làm được việc đó, chúng ta sẽ không xứng đáng là con cháu của bậc Đại Hùng.

(langmai.org)

Mục Lục
Tuyển Tập Kính Mừng Phật Đản

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2010(Xem: 6753)
Mùahoa Ưu Ðàm nở, ngày Ðức Phật đản sanh lại về trong tâm tư người con Phật khắp nơi trên thế giới. Hàng triệu-triệu tấm lòng nhất tâm tưởng niệm và trang trọng cử hành đại lễ Khánh đản. ÐứcPhật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh. Sự hiện hữu của Bậc Ðại Giác Thế Tôn chính là bứcThông Ðiệp Hòa Bình gởi đến mọi loài chúng sinh trong tam giới...
17/09/2010(Xem: 5067)
Hằng năm, cứ mỗi độ mùa Phật đản về – thì khắp nơi khắp chốn –ở đâu – hình ảnh đức Phật hiện hữu, ngự trị ở đó không khí càng vui tươi, nhộn nhịp. Đó là tất cả những người con Phật hân hoan đón mừng ngày Phật đản. Kỷ niệm Phật đản là tưởng nhớ, ôn lại và tri ân về sự rađời vĩ đại của đức Phật... Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
10/09/2010(Xem: 50703)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 52155)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 51586)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567