Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Điệp Lễ Phật Đản PL 2526

09/10/201003:18(Xem: 6815)
Thông Điệp Lễ Phật Đản PL 2526


phat dan sanh_2

 

THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2526
của Hòa Thượng Chánh Thư Ký, Xử lý Viện Tăng Thống.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

– Thưa chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa khả kính.

– Hàng Giáo Phẩm trong Hội Đồng Lưỡng Viện.

– Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

– Chư Đại Đức Tăng Ni, Phật Tử Ban Đại Diện Giáo Hội các cấp.

– Cùng toàn thể Phật Giáo đồ, những người con trung kiên của Giáo Hội ở trong nước cũng như ngoài nước.

Mùa Phật Đản lại về. Cùng với Phật Giáo đồ trên toàn thế giới, cũng vào ngày giờ này, chúng ta thành kính đón mừng lễ Đản Sanh của Đức Từ Phụ trong niềm hân hoan và lòng biết ơn vô hạn đối với Ngài, đối với đạo lý giải thoát như thật do Ngài vạch ra. Trong niềm hân hoan và biết ơn vô hạn đó, tôi xin gửi đến chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tang Ni và đồng bào Phật Tử trong cũng như ngoài nước, lời cầu chúc an lành, lời kêu gọi hòa hợp và tiến tu.

Đức Phật ra đời vì một đại sự duy nhất là mở bày con đường giác ngộ tri kiến Phật cho tất cả chúng sanh thấy lại diện mục xưa nay của bản thân mình, của đồng loại mình, để phá vỡ những trói buộc do nhận thức mê mờ, tình cảm mù quáng, do ý chí xung đột bủa vây mà vươn lên thành bậc Giác Ngộ.

Động cơ của sự ra đời để mở bày con đường giác ngộ ấy, chính là lòng từ bi vô hạn đối trước những nỗi khổ đau đang đè nặng lên thân phận kiếp người. Thật vậy, dưới ánh sáng của Phật Pháp, chỉ khi nào tình thương của mọi người, của chính mình thương lấy mình và thương nhau, chỉ khi nào phá vỡ được những trói buộc đã nói trên, con người mới thực sự sống hòa bình, an lạc. Cư xử với nhau trong tình huynh đệ tương thân, bình đẳng là mỗi từng bước một tiến lên địa vị giác ngộ của Phật Đà.

Chúng ta càng vững tin hơn, vì 2526 năm lịch sử trôi qua, đã kéo theo biết bao sự nghiệp vĩ đại, kiêu hùng của các nền văn minh, văn hóa của loài người chìm sâu trong bóng tối, nhưng với đạo Phật thì vẫn mãi mãi còn đó. Vẫn Sống và vẫn Sáng. Sự hiện diện của đạo Phật trong cuộc sống con người là nhằm mục đích thực hiện chân hóa, thiện hóa, mỹ hóa cuộc đời mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Do những nhân duyên ấy, nên đạo Phật truyền bá tới đâu cũng được con người hân hoan đón nhận, coi như sự phát triển của chính mình.

Khi đạo Phật truyền vào nước ta, đã được ông cha ta niềm nở đón nhận, phát huy thành một lối sống, đặt nền móng cho sự hình thành một truyền thống dân tộc lành mạnh, biến con người Việt Nam bình dị thành những anh hùng, kiên trì, rộng lượng của những thời đại Lý, Trần.

Cụ thể hóa trong thực tế, đạo Phật đã là chất liệu xây dựng những nếp sống văn minh, tương thân, tương trợ, xuyên qua đời sống Lục Hòa của Tăng Già. Sống Lục Hòa tức là sống hòa hợp một cách chân thành, tha thiết đến sự nghiệp chung, nhưng không bỏ qua những yêu cầu chính đáng của từng cá thể con người.

Ôn lại lịch sử đạo Phật tại Việt Nam, chúng ta sẽ rút được những kinh nghiệm quí báu của sự hòa hợp. Có sống hòa hợp như thế mới mong làm tròn nhiệm vụ của Phật Tử đối với đại sự mở bày tri kiến Phật của Đức Từ Phụ, mới mong làm nên những sự nghiệp ích nước, lợi dân. Điều này có nghĩa, sống hòa hợp là điều kiện cần yếu cho sự tiến tu và sự tiến tu chỉ có thể thực hiện được nếu có sống hòa hợp. Chính vì tinh thần hòa hợp và nhu cầu tiến tu đó mà Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã ra đời và đã từng làm rạng rỡ thêm những trang sử vàng son của Dân Tộc và Đạo Pháp. Cho nên để thiết thực đón mừng Khánh Lễ Phật Đản năm nay, tôi mong mỏi chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni các cấp Giáo Hội, cùng toàn thể Phật Giáo đồ trong và ngoài nước, hãy hòa hợp và tiến tu và dõng mãnh tiến tu để cùng nhau hòa hợp.

Giờ đây hoa Ưu Đàm đã nở, tôi mong cho hoa nở mãi và hương thơm của hoa tỏa khắp nơi, hầu đem lại một cảnh sắc tươi vui cho con người và cuộc đời.

Cầu xin Đức Phật soi sáng cho chúng ta.

Viện Tăng Thống ngày 4 tháng 4 năm 1982

Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống

Hòa Thượng Thích Đôn Hậu

(ấn ký)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2023(Xem: 1937)
Khi Phật giáo đồ trên toàn thế giới kỷ niệm Quốc tế lễ Vesak vào ngày 5 tháng 5 năm 2023, chúng ta thấy mình được mời gọi tư duy về ý nghĩa của ngày lễ thiêng liêng này và cuộc sống mà ngày lễ này tôn vinh. Vesak, là kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn.
23/05/2023(Xem: 1113)
Thường niên cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịch là hoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Đản trở về như để đón mừng đức Thế Tôn ra đời. Tại trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc ánh quang minh của từ bi, trí tuệ của liên hoa đăng đã tỏa rạng, kính mừng Đại lễ Phật Đản, biến những khối bê tông xi măng nặng nề tại khu đô thị thủ đô xứ kim chi thành một không gian huyền ảo linh thiêng.
23/05/2023(Xem: 963)
Tôi là một tu sĩ thuộc Tổng hội Sinh viên Phật tử Hàn Quốc. Khi tôi học năm thứ nhất ở trường trung học, tôi được mời tham dự một “đêm văn học nghệ thuật” và lần đầu tiên tôi biết đến đạo Phật. Vào thời điểm đó, hầu hết các trường học ở nông thôn đều đi hành hương chiêm bái các ngôi già lam cổ tự Phật giáo. Thời thơ ấu của tôi tại học đường 6 năm tiểu học và 3 năm trung học, suốt 9 năm, tất cả bọn học sinh chúng tôi đều đi bộ rất xa để đến viếng thăm các ngôi già lam cổ tự.
23/05/2023(Xem: 1263)
“Hôm nay, chúng ta kỷ niệm Vesak, lễ hội thiêng liêng nhất đối với hàng trăm triệu Phật giáo đồ trên toàn thế giới. Quốc tế lễ Vesak Liên hợp quốc là đại lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca, người sáng lập đạo Phật: ngày Phật Đản sinh, ngày Phật Thành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn.
23/05/2023(Xem: 925)
365 Ngày thoáng như giấc mộng, ngày Đản sanh của đức Từ phụ cũng chạy đua với thời gian, nhất là những tín đồ thuần thục, ngày nào các U còn bỡ ngỡ thiết kế lễ đài lần đầu nơi vùng quê chưa có Tăng ni hướng dẫn, giờ đây tràn đầy kinh nghiệm. Hải Dương, một tỉnh cách Hà Nội trên dưới 100km,tại thôn nghèo Kinh Dương,huyện Bình Giang, phật tử Hà Nội như:Tuệ Hiền, Diệu Hoa, Phúc Tâm, Diệu Hiền,Tinh Phủ,Minh Vỹ,Tịnh Hương,Diệu Liên…đệ tử của Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc Phúc kết hợp một số Phật tử các nơi kéo về vùng quê để đem ánh sáng Phật pháp, lần đầu tiên, bà con nơi đây mới biết thế nào là Phật đản.
21/05/2023(Xem: 1067)
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã ra Nghị quyết 54/115 năm 1999, đã chính thức công nhận ngày Vesak là một ngày lễ chính thức của tổ chức quốc tế, để thừa nhận sự cống hiến của Phật giáo cho thế giới. Nghị quyết này là kết quả của một kiến nghị do một người Sri Lanka nổi tiếng, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Cư sĩ Lakshman Kadirgamar (1932-2005) khởi xướng.
21/05/2023(Xem: 1289)
Như Lai lẳng lặng chốn dương trần, Phóng rọi quang từ thoát khổ luân. Hóa giải nhiêu đường qua chín cõi, (**) Soi cùng khắp nẻo ứng ba thân.(*) Quần sanh thấu rõ đều qui hướng, Vạn loại nương theo chóng chuyển vần.
21/05/2023(Xem: 1095)
“Vesak”, ngày trăng tròn trong tháng 5, là ngày thiêng liêng nhất đối với hàng triệu Phật giáo đồ trên khắp thế giới. Đó là ngày Vesak cách đây hơn hai thiên niên kỷ, vào năm 623 trước Tây lịch. Quốc tế lễ Vesak Liên hợp quốc là đại lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca: ngày Phật Đản sinh, ngày Phật Thành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn cùng diễn ra trong ngày trăng tròn tháng Vesak thường niên, tương ứng với ngày Rằm tháng Tư âm lịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567