Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Lễ Tắm Phật

25/04/201121:30(Xem: 6116)
Ý Nghĩa Lễ Tắm Phật

Phat_Dan_Sanh_nhat_ban
Ý Nghĩa Lễ Tắm Phật

Nguồn gốc của lễ tắm Phật bắt nguồn từ sự tích đức Phật đản sinh, Tương truyền khi Phật giáng sinh, có chín vị rồng tới phun nước tắm rửa cho Ngài. Cùng với nước là hương hoa do các vị trời rơi xuống làm thanh tịnh thân Phật. Về sau Ấn Độ, các tự viện thường hay để tượng một vị Phật sơ sinh, mỗi ngày tín đồ có thể tới viếng chùa và lấy nước rưới lên mình Phật như là một hành động tẩy trừ sự ô nhiễm nơi thân Phật, cũng như thân mình. Về sau không rõ đích xác nguyên do gì truyền thống này lần lần cải biến. Ở Trung Hoa, vào đời Đường, đời Tống, tắm Phật là một pháp hội rất lông trọng, mỗi năm được tổ chức một lần vào ngày Phật đản sinh. Nhất là ở Nhật Bản, vào khoảng năm 840, niên hiệu Thừa Hòa thứ bảy trở về sau, mỗi năm nhằm vào ngày tám tháng tư lễ tắm Phật được cử hành vô cùng trang nghiêm trong hoàng cung. Vì vậy, ở Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam, lễ Phật đản là một ngày vô cùng quan trọng được gọi là Phật Sinh Hội, Dục Phật Hội, Quán Phật Hội, đều là chỉ vào nghi thức tắm Phật cử hành trong ngày ấy. Lý do nghi thức tắm Phật được tín đồ Phật giáo tôn trọng và cung kính thực hành hàng năm vì nó là một phương pháp rất hay để người tu phản tỉnh. Phương pháp tắm Phật thì rất giản dị: bạn lên trước tượng vị Phật sơ sinh đặt giữa một bồn nước, thông thường là nước pha trộn bởi các vị hương thơm như nước thơm chiên đàn hương bạch đàn hương, uất đàn hương, long não, xạ hương, tử chiên đàn, đinh hương, v.v... Bạn quỳ xuống đảnh lễ ba lạy để bày tỏ lòng thành kính và khiêm cung đối với vị Phật sơ sinh. Bạn cũng có thể cúng dường hương hoa, phẩm vật, để bày tỏ lòng kính mộ của mình. Xong bạn dùng một cái muỗng múc nước hương thơm, từ từ rưới lên thân mình Phật ba lần. Mỗi khi tắm Phật như vậy, bạn cần quán tưởng rằng thân Phật cũng ví như là thân tâm của mình vậy. Ba muỗng nước rưới lên thân Phật, sẽ gội rửa ba nghiệp ác do thân, miệng và ý của mình tạo ra. Nếu nước hương thơm là thứ dùng để tắm thân Phật, thì Phật pháp là thứ mà bạn phải dùng để tẩy rửa cấu bẩn của hành động, suy nghĩ và lời nói. Nhưng điều tuyệt diệu là vị Phật sơ sinh trước kia được tắm, vốn là một em bé thanh tịnh vô nhiễm; sau khi tắm xong, bụi trần gội sạch, em bé đó trở về lại với sự vô nhiễm thanh tịnh sẵn có. Cũng vậy, hành động, lời nói và suy nghĩ của kẻ phàm chúng ta trãi qua bao kiếp, tích tập vô số thói hư tật xấu, tà kiến ác hạnh, ngu si chấp trước, khiến ta ở trong vòng mê mờ vẩn đục; song bản tánh xưa nay của chúng ta chưa hề bị ô nhiễm, hệt như vị Phật sơ sinh thanh tịnh vô cấu. Nếu dùng Phật Pháp như nước tẩy, tắm gội tam nghiệp, tức là nếu ta sửa đổi thói hư tật xấu, xả trừ chấp trước, minh tâm kiến tánh, thì ta sẽ khôi phục lại được thể tánh thanh tịnh sẵn có xưa nay. Bởi vậy điều then chốt trong lễ tắm Phật là ta phải hết sức thành tâm, tụ thần chú ý, tâm niệm sáng suốt, thì nghi thức tắm Phật sẽ là một phương tiện xảo thù thắng để ta tiêu trừ nghiệp chướng chấp trước. Để giúp cho sự tập trung chuyên nhất của thân khẩu ý, đồng thời biến sự tắm Phật thành sự tẩy trừ nghiệp chướng, chư Tổ khi xưa đã khuyên dạy ta đọc câu chú sau đây: Án, đi sa đi sa, xăng che, sô pô hô. Với câu chú này, nếu ta thành tâm tụng niệm sẽ làm tâm ta không khởi vọng tưởng, dẹp trừ phiền não, và do đó tự nhiên an tịnh siêu nhiên.

Bồ Đề Hải

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2011(Xem: 4938)
Kính lạy Ðức Thế Tôn bậc Giác Ngộ của loài người. Ngài thị hiện vào cõi Ta bà trong tấm thân hài nhi bé nhỏ nhưng tâm hồn Ngài vượt khỏi phàm nhân.
07/05/2011(Xem: 7306)
Ở Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
06/05/2011(Xem: 3665)
Tắm Phật không đủ, cần phải tắm mình. Cho trôi mọi thứ tập tục đời thường. ÐẠO mà Phật nói, một bộ A Hàm, Thắng Man, Pháp Hoa v.v… Biết bao kinh điển chỉ bảo phương tiện...
06/05/2011(Xem: 6197)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
05/05/2011(Xem: 4929)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử đã thực hiện đúng lời di chúc của Ngài là lấy pháp làm nơi nương tựa. Do đó, việc kết tập các giáo pháp của Ngài là việc làm cấp bách...
04/05/2011(Xem: 4419)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nói và ý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
03/05/2011(Xem: 3761)
Khi ánh sáng chiếu rọi khắp gian phòng bóng tối tự nhiên biến đi. Cũng tương tự như thế khi tâm ta, lòng từ bi hiện diện, thì hận thù không còn nơi để trú ngụ nữa.
01/05/2011(Xem: 3960)
Mùa trăng tròn Tháng Tư năm Tân Mão, ngược dòng thời gian 2011 năm hết dương lịch, đi xa hơn nữa 634 năm về trước, có một đấng Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni...
28/04/2011(Xem: 3685)
Đức Phật ra đời cách đây đã hơn hai thiên niên kỷ. Thời ấy, phương tiện ghi chép lịch sử chưa được như ngày nay, chủ yếu là truyền miệng từ đời này sang đời khác...
28/04/2011(Xem: 3736)
Hàng năm, vào thời điểm Tháng Tư Âm lịch, chúng ta lại được nghe nói về một người siêu phàm đã đến với thế gian này, cách nay gần 2600 năm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567