Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Của Thằng Moi

20/10/201006:42(Xem: 5363)
Đức Phật Của Thằng Moi

Đức Phật Của Thằng Moi

Tưởng Niệm Ngày Đản Sanh Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Lần Thứ 2637

Huỳnh Kim Quang


Nó là một đứa bé miền quê, mà người trong làng hay gọi là thằng Moi. Có lẽ vì hồi nhỏ nó hay moi đất sét để nắn cái này cái kia cho nên, mới có cái biệt hiệu đó. Nó nhớ hồi đó, có lần nó nắn tượng mấy ông Phật mà nó thấy trong chùa, bị mẹ nó la cho một trận tơi bời khói lửa, nói là không nên làm vậy vì thất kinh với Phật. Trong đầu óc nó không biết làm như vậy là thất kính với Phật, nó chỉ biết thấy ông Phật trong chùa như thế nào thì nắn lại như vậy. Mà mẹ nó nói cũng đúng. Nó nắn tượng Phật xấu hoắc, không có tướng hảo quang minh gì cả, chỉ làm xấu đi hình tượng phước trí trang nghiêm của Phật mà thôi.

Nó có duyên vào chùa từ lúc còn tấm bé, đâu chừng một vài tuổi gì đó. Nhưng, ký ức trong nó còn ghi lại được về hình ảnh ngôi chùa và đức Phật thì chắc vào khoảng 4, 5 tuổi.

Đó là ngôi chùa quê ở miền Trung. Một ngôi chùa đơn sơ, mộc mạc, dân dã nằm giữa cánh đồng ruộng mênh mông bên con đường đất gồ ghề, sỏi đá lởm chởm. Không khí trong chánh điện của ngôi chùa với nó lúc đó rất thiêng liêng, thần thoại, và có cái gì đó làm cho một đứa bé như nó cảm thấy sợ sệt, nhất là tượng của ngài Tiêu Diện Đại Sĩ mà bọn trẻ được biết đến với tên là Ông Tiêu, và hai ông Hộ Pháp mặt đỏ, mặt trắng. Ông Tiêu thì thờ riêng một bàn, còn hai vị Hộ Pháp thì đứng hai bên bàn thờ Phật. Hồi đó nó không dám đứng đối diện để nhìn thẳng mặt Ông Tiêu, mà chỉ dám đứng xa xa ngoài cửa hàng ba để lén lén nhìn vào Ông. Nhưng, điều lạ là bất cứ nó đứng ở đâu dù lén lút nhìn thì cũng thấy Ổng nhìn chăm chăm vào nó. Nó sợ Ông Tiêu đến nỗi không bao giờ dám một mình bước vào chánh điện chùa mà không có ai dù là giữa ban ngày ban mặt. Hễ thấy Ông Tiêu là nó sợ. Ngược lại, thấy những tượng Phật trên bàn thờ Phật chính trong chùa thì nó không sợ hãi gì, chỉ có cảm nghĩ đức Phật là một vị thần thánh gì đó cao siêu, thần thoại, bí mật lắm. Trong những ngôi chùa miền Trung vào thời đó, đa phần đều thờ nhiều tượng Phật trên bàn thờ chính trong chánh điện nên, vị nào cũng không lớn lắm, chỉ cao độ 5, 6 tấc là cùng.

Vài năm sau, lúc 7, 8 tuổi, nó được vào chùa ở luôn. Với nó, lúc ban đầu, công việc khó khăn, đáng sợ nhất mà mỗi ngày phải làm là thời khóa cúng thí thực cô hồn vào chiều tối. Cúng thí thực cô hồn thì phải tới đứng trước tượng Ông Tiêu để cúng cơm cho cô hồn ăn, mà nó thì sợ Ông Tiêu quá làm sao dám làm việc này. Cho nên, dù nó cũng lại bàn Ông Tiêu để cúng cơm nhưng không dám nhìn mặt Ổng, chỉ gầm cái mặt xuống nhắm mắt lại hoặc nhìn hai bàn chân của Ông mà tụng lia lịa cho xong rồi bỏ chạy. Thầy nó biết được điều này nên dạy nó sau khi cúng thí thực xong thì uống chén nước lạnh để cúng trên bàn Ông Tiêu, rồi sẽ hết sợ. Nó làm theo. Vậy mà vài tháng sau thì nó hết sợ Ông Tiêu thiệt. Không biết có phải vì nó uống nước cúng Ông Tiêu mà hết sợ Ổng hay là nhờ ở chùa học kinh, tụng kinh mỗi ngày nên cảm thấy không còn sợ nữa. Có lẽ là cả hai, bởi vì uống nước cúng Ông Tiêu là cách trị bệnh tâm lý, mà đọc tụng kinh Phật cũng là cách điều phục tâm.

Trong trí óc của một đứa bé học tiểu học như nó, đức Phật là một bậc thần thánh, thiêng liêng, và cao siêu khó tả. Lúc ấy, nhìn đức Phật nó không sợ nhưng cảm thấy khoảng cách giữa Ngài và nó rất xa. Nó cũng không có ý tưởng thực hành theo giáo pháp của Ngài để diệt khổ và được an lạc. Tuổi trẻ ngây thơ chưa biết thế gian và kiếp người đau khổ cỡ nào để mà mong cầu hết khổ.

Rồi mấy năm sau lên trung học, nó được lên chùa tỉnh để học, vừa nội điển vừa ngoại điển, tức vừa học Phật Pháp vừa học chương trình văn hóa ngoài đời. Kiến thức đời và đạo cùng với kinh nghiệm sống đã bắt đầu lớn dần theo tuổi tác. Nhờ có học chữ Nho nên nó có thể hiểu được Kinh Phật dạy những gì. Nó nhớ năm đó, lúc còn học trung học đệ nhất cấp, có một ni sư vì thân phụ của cô mang trọng bệnh nên đã nhờ chùa tụng Kinh Pháp Hoa để hồi hướng công đức cho cụ. Lần đầu tiên trong đời nó có duyên được đọc trọn bộ Kinh Pháp Hoa tới 7 lần liên tục theo bản dịch tiếng Việt của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh. Lạ thiệt, càng đọc nó càng thấy thấm, mới lờ mờ hiểu rằng thì ra nó cũng giống gã cùng tử và tâm ý của đức Phật thật vĩ đại và đáng tôn kính biết chừng nào. Quả đúng như Kinh Pháp Hoa nói, “Đức Phật ra đời vì một nhân duyên lớn, đó là muốn cho chúng sinh được mở bày, chỉ vẽ, thấu rõ, và thâm nhập vào trí tuệ của Phật.”

Từ đó nó xem Phật Pháp như không khí để thở, như thức ăn để nuôi sống mỗi ngày và nhìn thấy đức Phật là vị Thầy thật gần trong đời. Trong trí óc nó vào những năm sau này, đức Phật không còn thần thoại, không còn bí mật, và cũng không xa với cuộc sống hằng ngày. Mỗi khi nghĩ đến đức Phật và lời dạy của Ngài trong kinh, nó thấy đức Phật gần gũi hơn bất cứ ai. Ngày xưa, còn bé, mỗi khi niệm danh hiệu Phật nó thường không chú tâm đến mà chỉ niệm cho lấy có. Đến khi hiểu được giá trị tôn quý và cao cả của Ngài trong đời mình thì nó không dám buông lung lúc niệm Phật, mà rất thành tâm như gọi tên một bậc Thầy, một vị Cha tôn kính và gần gũi trong đời.

Càng học kinh Phật, nó càng khẩu phục tâm phục đức tính ưu việt của đức Phật mà nó cho là không một vị giáo chủ tôn giáo nào có thể sánh bằng, đó là trí tuệ vượt thoái siêu việt của Ngài. Chính đức Phật đã vượt thoát lên trên tất cả mọi định chế tư tưởng, tôn giáo, và xã hội để đạt đến sự giác ngộ và giải thoát rốt ráo. Đức Phật cũng đem phương thức ấy để dạy lại cho hàng đệ tử của Ngài một cách bình đẳng và không giấu giếm điều gì. Trong giáo pháp mà đức Phật dạy, hễ còn một chút dính mắc nào đến ngã, tức sự hiện hữu, dù là sự hiện hữu của tự ngã năm uẩn hay sự hiện hữu của một pháp nào đó trong bản chất vi tế nhất của câu sinh, thì cũng chưa phải là sự giác ngộ và giải thoát tối hậu. Giác ngộ và giải thoát thực sự chính là vô ngã, và vô ngã cũng chính là niết bàn. Vô ngã cho nên, đức Phật đến đi tự tại. Vô ngã cho nên, đức Phật được xưng tụng là Như Lai (Tathàgata). Vô ngã cho nên, đức Phật nói Pháp 45 năm mà chưa từng nói lời nào. Vô ngã cho nên, đức Phật có thể bằng đôi chân trần đi khắp vùng châu thổ sông Hằng để nói Pháp dạy người diệt khổ. Vô ngã cho nên, đức Phật sinh ra dưới gốc cây, thành đạo dưới gốc cây, khất thực ngồi ăn dưới gốc cây, ngủ dưới gốc cây, và niết bàn cũng dưới gốc cây. Vô ngã cho nên, đức Phật không lập giáo đoàn, không xem chính Ngài như vị giáo chủ, và dạy hàng đệ tử tự thắp đuốc lên mà đi.

Kỳ diệu làm sao, gần gũi làm sao bậc Thầy như đức Phật!

Bởi vậy nó thường nghĩ, cái quý giá nhất trong đời này của nó chính là gặp được Phật Pháp và có một bậc Thầy như đức Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/05/2023(Xem: 18785)
Thư Mời tham dự Lễ Phật Đản Pl 2567 (2023) tại Chùa Phật Giáo Quốc Tế Darwin, Bắc Úc
28/05/2023(Xem: 809)
Bồ tát từ cõi trời Đâu-suất (cõi trời thứ tư trong sáu tầng trời) thưòng có năm phép quán: 1- Quán sát nơi sinh. 2- Quán sát cõi nước. 3- Quán sát thời tiết. 4- Quán sát chủng tộc. 5- Quán sát cha mẹ sinh.
28/05/2023(Xem: 1418)
Hàng triệu người hằng năm cử hành Đại lễ Phật Đản. Tác động mạnh mẽ tâm thức chúng sanh… ………..Với bảy bước chân sen. Từ miền đất tâm an lạc, khi biểu đạt trui rèn Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần, Thất giác chi, Bát Chánh Đạo !
27/05/2023(Xem: 2228)
Một Con Người đã vượt qua tất cả mọi hạn chế của con người, trong hạn chế của tư duy và nhận thức, bị ràng buộc bởi những cảm nghiệm phù phiếm về bản thân và thế giới; bị thúc đẩy bởi khát vọng sinh tồn mù quáng, ám ảnh bởi sợ hãi trước những sức mạnh vô hình luôn luôn đe dọa sự sống và sự chết; trong bóng tối kinh sợ của vô minh và khát ái, không tìm thấy nơi nương tựa an toàn, nhiều người tìm đến nương tựa, cầu khẩn thần núi, thần rừng, thần vườn, thần cây, thần miếu.
27/05/2023(Xem: 865)
Hộ Minh Bồ Tát, Nhập Thánh Thai. Ứng Mộng Ma Da, Tiếp Nhận Ngài. Thai Kỳ Thính Pháp, Hành Tát Đạo. Cung Trời Đâu Xuất, Vọng Như Lai.
27/05/2023(Xem: 1247)
Tháng Tư Phật Đản ngày Rằm Muôn người con Phật hàng năm chúc mừng Đó đây lễ hội tưng bừng Đài hoa muôn sắc thơm lừng khoảng không Trên đài sen rực rỡ hồng Đón chân Đức Phật giáng trần độ sinh Dáng Ngài tỏa rạng anh linh Hào quang chiếu rọi quang minh ánh vàng
26/05/2023(Xem: 1404)
Để chào mừng ba lễ hội cùng ngày “Phật đản, Ngày của Mẹ và Ngày Từ Tế toàn cầu” (佛誕節, 母親節, 全球慈濟日), Hội từ thiện Phật giáo Từ Tế Đài Loan đã tổ chức “Đại lễ Phật đản và lễ tắm Phật, lễ hội Kỳ phúc tri ân Báo hiếu năm 2023” (2023年佛誕浴佛孝親感恩祈福會) tại Đài tưởng niệm quốc gia Tưởng Giới Thạch (中正紀念堂), quận Trung Chính, Đài Bắc, Đài Loan, sự kiện được diễn ra vào lúc 18 giờ: 00 ngày 14 tháng 5 năm 2023, Đại lễ Phật đản và lễ tắm Phật do Hội từ thiện Phật giáo Từ Tế tổ chức tại Đài tưởng niệm quốc gia Tưởng Giới Thạch,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567