Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Của Thằng Moi

20/10/201006:42(Xem: 5322)
Đức Phật Của Thằng Moi

Đức Phật Của Thằng Moi

Tưởng Niệm Ngày Đản Sanh Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Lần Thứ 2637

Huỳnh Kim Quang


Nó là một đứa bé miền quê, mà người trong làng hay gọi là thằng Moi. Có lẽ vì hồi nhỏ nó hay moi đất sét để nắn cái này cái kia cho nên, mới có cái biệt hiệu đó. Nó nhớ hồi đó, có lần nó nắn tượng mấy ông Phật mà nó thấy trong chùa, bị mẹ nó la cho một trận tơi bời khói lửa, nói là không nên làm vậy vì thất kinh với Phật. Trong đầu óc nó không biết làm như vậy là thất kính với Phật, nó chỉ biết thấy ông Phật trong chùa như thế nào thì nắn lại như vậy. Mà mẹ nó nói cũng đúng. Nó nắn tượng Phật xấu hoắc, không có tướng hảo quang minh gì cả, chỉ làm xấu đi hình tượng phước trí trang nghiêm của Phật mà thôi.

Nó có duyên vào chùa từ lúc còn tấm bé, đâu chừng một vài tuổi gì đó. Nhưng, ký ức trong nó còn ghi lại được về hình ảnh ngôi chùa và đức Phật thì chắc vào khoảng 4, 5 tuổi.

Đó là ngôi chùa quê ở miền Trung. Một ngôi chùa đơn sơ, mộc mạc, dân dã nằm giữa cánh đồng ruộng mênh mông bên con đường đất gồ ghề, sỏi đá lởm chởm. Không khí trong chánh điện của ngôi chùa với nó lúc đó rất thiêng liêng, thần thoại, và có cái gì đó làm cho một đứa bé như nó cảm thấy sợ sệt, nhất là tượng của ngài Tiêu Diện Đại Sĩ mà bọn trẻ được biết đến với tên là Ông Tiêu, và hai ông Hộ Pháp mặt đỏ, mặt trắng. Ông Tiêu thì thờ riêng một bàn, còn hai vị Hộ Pháp thì đứng hai bên bàn thờ Phật. Hồi đó nó không dám đứng đối diện để nhìn thẳng mặt Ông Tiêu, mà chỉ dám đứng xa xa ngoài cửa hàng ba để lén lén nhìn vào Ông. Nhưng, điều lạ là bất cứ nó đứng ở đâu dù lén lút nhìn thì cũng thấy Ổng nhìn chăm chăm vào nó. Nó sợ Ông Tiêu đến nỗi không bao giờ dám một mình bước vào chánh điện chùa mà không có ai dù là giữa ban ngày ban mặt. Hễ thấy Ông Tiêu là nó sợ. Ngược lại, thấy những tượng Phật trên bàn thờ Phật chính trong chùa thì nó không sợ hãi gì, chỉ có cảm nghĩ đức Phật là một vị thần thánh gì đó cao siêu, thần thoại, bí mật lắm. Trong những ngôi chùa miền Trung vào thời đó, đa phần đều thờ nhiều tượng Phật trên bàn thờ chính trong chánh điện nên, vị nào cũng không lớn lắm, chỉ cao độ 5, 6 tấc là cùng.

Vài năm sau, lúc 7, 8 tuổi, nó được vào chùa ở luôn. Với nó, lúc ban đầu, công việc khó khăn, đáng sợ nhất mà mỗi ngày phải làm là thời khóa cúng thí thực cô hồn vào chiều tối. Cúng thí thực cô hồn thì phải tới đứng trước tượng Ông Tiêu để cúng cơm cho cô hồn ăn, mà nó thì sợ Ông Tiêu quá làm sao dám làm việc này. Cho nên, dù nó cũng lại bàn Ông Tiêu để cúng cơm nhưng không dám nhìn mặt Ổng, chỉ gầm cái mặt xuống nhắm mắt lại hoặc nhìn hai bàn chân của Ông mà tụng lia lịa cho xong rồi bỏ chạy. Thầy nó biết được điều này nên dạy nó sau khi cúng thí thực xong thì uống chén nước lạnh để cúng trên bàn Ông Tiêu, rồi sẽ hết sợ. Nó làm theo. Vậy mà vài tháng sau thì nó hết sợ Ông Tiêu thiệt. Không biết có phải vì nó uống nước cúng Ông Tiêu mà hết sợ Ổng hay là nhờ ở chùa học kinh, tụng kinh mỗi ngày nên cảm thấy không còn sợ nữa. Có lẽ là cả hai, bởi vì uống nước cúng Ông Tiêu là cách trị bệnh tâm lý, mà đọc tụng kinh Phật cũng là cách điều phục tâm.

Trong trí óc của một đứa bé học tiểu học như nó, đức Phật là một bậc thần thánh, thiêng liêng, và cao siêu khó tả. Lúc ấy, nhìn đức Phật nó không sợ nhưng cảm thấy khoảng cách giữa Ngài và nó rất xa. Nó cũng không có ý tưởng thực hành theo giáo pháp của Ngài để diệt khổ và được an lạc. Tuổi trẻ ngây thơ chưa biết thế gian và kiếp người đau khổ cỡ nào để mà mong cầu hết khổ.

Rồi mấy năm sau lên trung học, nó được lên chùa tỉnh để học, vừa nội điển vừa ngoại điển, tức vừa học Phật Pháp vừa học chương trình văn hóa ngoài đời. Kiến thức đời và đạo cùng với kinh nghiệm sống đã bắt đầu lớn dần theo tuổi tác. Nhờ có học chữ Nho nên nó có thể hiểu được Kinh Phật dạy những gì. Nó nhớ năm đó, lúc còn học trung học đệ nhất cấp, có một ni sư vì thân phụ của cô mang trọng bệnh nên đã nhờ chùa tụng Kinh Pháp Hoa để hồi hướng công đức cho cụ. Lần đầu tiên trong đời nó có duyên được đọc trọn bộ Kinh Pháp Hoa tới 7 lần liên tục theo bản dịch tiếng Việt của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh. Lạ thiệt, càng đọc nó càng thấy thấm, mới lờ mờ hiểu rằng thì ra nó cũng giống gã cùng tử và tâm ý của đức Phật thật vĩ đại và đáng tôn kính biết chừng nào. Quả đúng như Kinh Pháp Hoa nói, “Đức Phật ra đời vì một nhân duyên lớn, đó là muốn cho chúng sinh được mở bày, chỉ vẽ, thấu rõ, và thâm nhập vào trí tuệ của Phật.”

Từ đó nó xem Phật Pháp như không khí để thở, như thức ăn để nuôi sống mỗi ngày và nhìn thấy đức Phật là vị Thầy thật gần trong đời. Trong trí óc nó vào những năm sau này, đức Phật không còn thần thoại, không còn bí mật, và cũng không xa với cuộc sống hằng ngày. Mỗi khi nghĩ đến đức Phật và lời dạy của Ngài trong kinh, nó thấy đức Phật gần gũi hơn bất cứ ai. Ngày xưa, còn bé, mỗi khi niệm danh hiệu Phật nó thường không chú tâm đến mà chỉ niệm cho lấy có. Đến khi hiểu được giá trị tôn quý và cao cả của Ngài trong đời mình thì nó không dám buông lung lúc niệm Phật, mà rất thành tâm như gọi tên một bậc Thầy, một vị Cha tôn kính và gần gũi trong đời.

Càng học kinh Phật, nó càng khẩu phục tâm phục đức tính ưu việt của đức Phật mà nó cho là không một vị giáo chủ tôn giáo nào có thể sánh bằng, đó là trí tuệ vượt thoái siêu việt của Ngài. Chính đức Phật đã vượt thoát lên trên tất cả mọi định chế tư tưởng, tôn giáo, và xã hội để đạt đến sự giác ngộ và giải thoát rốt ráo. Đức Phật cũng đem phương thức ấy để dạy lại cho hàng đệ tử của Ngài một cách bình đẳng và không giấu giếm điều gì. Trong giáo pháp mà đức Phật dạy, hễ còn một chút dính mắc nào đến ngã, tức sự hiện hữu, dù là sự hiện hữu của tự ngã năm uẩn hay sự hiện hữu của một pháp nào đó trong bản chất vi tế nhất của câu sinh, thì cũng chưa phải là sự giác ngộ và giải thoát tối hậu. Giác ngộ và giải thoát thực sự chính là vô ngã, và vô ngã cũng chính là niết bàn. Vô ngã cho nên, đức Phật đến đi tự tại. Vô ngã cho nên, đức Phật được xưng tụng là Như Lai (Tathàgata). Vô ngã cho nên, đức Phật nói Pháp 45 năm mà chưa từng nói lời nào. Vô ngã cho nên, đức Phật có thể bằng đôi chân trần đi khắp vùng châu thổ sông Hằng để nói Pháp dạy người diệt khổ. Vô ngã cho nên, đức Phật sinh ra dưới gốc cây, thành đạo dưới gốc cây, khất thực ngồi ăn dưới gốc cây, ngủ dưới gốc cây, và niết bàn cũng dưới gốc cây. Vô ngã cho nên, đức Phật không lập giáo đoàn, không xem chính Ngài như vị giáo chủ, và dạy hàng đệ tử tự thắp đuốc lên mà đi.

Kỳ diệu làm sao, gần gũi làm sao bậc Thầy như đức Phật!

Bởi vậy nó thường nghĩ, cái quý giá nhất trong đời này của nó chính là gặp được Phật Pháp và có một bậc Thầy như đức Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2023(Xem: 1028)
Nhân dịp Đại lễ Vesak, kỷ niệm những sự kiện chính trong cuộc đời của Đức Phật, Bộ Đối thoại Liên tôn thuộc Tòa thánh Vatican chân thành gửi một thông điệp chào mừng đến các Phật giáo đồ trên toàn thế giới, với tựa đề: “Phật tử và Cơ đốc nhân: Chữa lành vết thương cho nhân loại và hành tinh thông qua Karuna (từ bi tâm) và Agape (lòng bác ái).”
21/05/2023(Xem: 1188)
Vào sáng ngày 20/5/2023 (ngày 02/4 Quý Mùi), chùa Đại Bảo Trang Nghiêm tọa lạc tại số 2553 Darwin Street, thành phố Hayward, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2567.
21/05/2023(Xem: 1238)
Khi ánh sáng tâm từ, phúc hạnh và sự mẫn tuệ của Người khai sáng dòng mê lạc trú ẩn trong mỗi chúng sinh, soi rọi cõi ta bà bằng năng lượng của lòng từ bi và chánh đạo là khi Phật đã hướng con người ra khỏi lục trần với muôn nghìn bể khổ. Chính cuộc đời Đức Phật vĩ đại như thế khiến cho yếu tố huyền thoại của Người khi Đản sinh đi vào tâm thức nhân loại như là một huyền sử thiêng liêng, lưu truyền và tồn tại lâu dài trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng.
21/05/2023(Xem: 1583)
Nhìn bạn đạo dâng Thầy thiệp KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN Hỗ thẹn thầm và chợt ngộ ra rằng: “Thế nào để xứng danh Phật tử thuần thành?” Thêm vào Tết dân tộc, cử hành nhiều Tết Đạo
18/05/2023(Xem: 1552)
Lễ Phật Đản và Lễ Vesak có gì Khác Nhau ?
17/05/2023(Xem: 1689)
Phóng viên Đăng Trình SBS Radio phỏng vấn TT Thích Phước Tấn, TT Thích Nguyên Tạng cùng 3 Phật tử Tâm Huệ, Quảng An và Diệu Nghiêm tại Lễ Hội Vesak PL 2547 ở Melbourne Town Hall, Thứ Bảy 13/5/2023
17/05/2023(Xem: 1661)
Phật Giáo Đồ Kính Mừng Đại Lễ Vesak 2023 tại White House 2023
15/05/2023(Xem: 1923)
Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, Vesak là tên gọi của một tháng theo lịch xưa của nước Ấn Độ trong thời Đức Phật, tháng Vesak tương đương tháng Năm dương lịch, và tháng Tư âm lịch. (Nhưng vì năm nay , lịch Việt nhuận tháng hai nên tháng năm Dương lịch mà tháng ba vẫn còn).
11/05/2023(Xem: 1513)
Khi hàng triệu Phật giáo đồ trên khắp thế giới chuẩn bị đón mừng Quốc tế lễ Vesak Phật lịch 2567 (Tây lịch 2023), kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn, sự kiện được diễn ra vào ngày 5 tháng 5 năm 2023, các thành viên tăng đoàn Phật giáo từ các quốc gia trên thế giới tập trung tại Tòa Bạch Ốc, Washington, CD, để tham dự.
10/05/2023(Xem: 2131)
Đạo Phật đến với chúng sanh để đem lại giá trị bình đẳng giữa người và người, giữa con người với muôn loài chúng sanh, giữa chúng sanh và Đức Phật. Vì thế Đức Phật đã thường dạy: " Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Sự tự do và bình đẳng tuyệt đối này chỉ có trong đạo Phật. Nhưng một khi sự tự do và công bằng bị đe dọa bức hại thì người con Phật chỉ đấu tranh bằng phương thức bất bạo động, thậm chí đôi khi phải tự hy sinh luôn cả thân mạng của mình. Điển hình như sự tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức và các Thánh tử đạo năm 1963. Kỷ niệm ngày đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta hãy tiếp tục thắp sáng ánh đạo vàng lan tỏa khắp mọi thời gian và không gian. Lấy trí tuệ từ trong giáo pháp của Ngài để xóa tan mê mờ tăm tối của nhân gian. Lấy từ bi như lòng từ của Đức Phật để xoa dịu nỗi đau cho chúng sanh. Lấy tâm đại hùng đại lực để bảo vệ chánh pháp như các bậc tiền nhân đã vị pháp vong thân khi Phật pháp bị cường quyề
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567