Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại Sao Tay Đức Phật Chạm Đất

06/05/201211:07(Xem: 8805)
Tại Sao Tay Đức Phật Chạm Đất

TẠI SAO TAY ĐỨC PHẬT CHẠM ĐẤT
Tác giả: David Loy
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Toàn bộ vũ trụ là một sự hợp tác. Mặt trời, mặt trăng, và những vì sao sống với nhau như một sự hợp tác. Điều ấy cũng đúng với con người, thú vật, cây cỏ và Trái Đất. Khi chúng ta nhận ra rằng thế giới là một tổ chức hổ tương, phụ thuộc, hợp tác - sau đó chúng ta có thể xây dựng một môi trường quý giá chính đáng. Nếu đời sống của chúng ta không đặt căn cứ trên chân lý này, thế thì chúng ta sẽ diệt vong.--- Buddhadasa Bhikkhu

Thuật ngữ 'Đạo Phật Dấn Thân' được tạo nên để khôi phục ý nghĩa đúng đắn của Phật Giáo. Đạo Phật Dấn Thân là Phật Giáo đơn giản được áp dụng trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nếu nó không dấn thân được, nó không thể được gọi là Đạo Phật. Sự thực tập của Đạo Phật xảy ra không chỉ trong những tu viện, thiền đường, và học viện Phật Giáo, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta hiện diện. Đạo Phật Dấn Thân có nghĩa là những hành động trong đời sống hằng ngày phối hợp với sự thực hành chánh niệm.--- Thiền Sư Nhất Hạnh

Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ). Khi chúng tuyên bố những năng lực của thủ lãnh chúng , Ma vương đòi hỏi Gautama đưa ra một chứng cớ để xác định sự tỉnh thức tâm linh của Ngài. Đức Phật chỉ đơn giản chạm đất với tay phải của Ngài, và Trái Đất lập tức trả lời: "Tôi là nhân chứng của Ngài." Ma vương và bè nhóm của nó biến mất. Sao mai xuất hiện trên bầu trời. Đây là thời khắc của giác ngộ tối thượng là kinh nghiệm trung tâm mà toàn bộ truyền thống Phật giáo hiển bày.

Đại hiền nhân Vệ Đà của thế kỷ 20, Ramana Maharshi đã nói rằng Trái Đất ở trong thể trạng tương tục của dhyana (thiền định). Thủ ấn địa xúc của Đức Phật là một thí dụ tuyệt đẹp của "quan điểm hiện thân". Thái độ và tư thế của Ngài hiện thân sự tự chứng không lay chuyển. Ngài không yêu cầu chư thiên cho sự hổ trợ. Thay vì thế, không sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào, Đức Phật đã kêu gọi Trái Đất làm chứng nhân.

Trái Đất đã quán sát nhiều hơn sự tỉnh thức của Đức Phật. Trong ba tỉ năm qua Trái Đất đã chứng kiến sự tiến hóa của vô số hình thức sự sống, từ sinh vật đơn bào đến đến sự đa dạng và phức tạp vô cùng của đời sống cây cỏ và thú vật phong phú như ngày nay. Chúng ta không chỉ quán sát sự đa dạng này, mà chúng ta là một bộ phận trong ấy - ngay cả khi chủng loại chúng ta tiếp tục làm tổn hại nó. Nhiều nhà sinh vật học tiên đoán rằng phân nửa các chùng loại cây cỏ và động vật có thể biến mất vào cuối thế kỷ này, trong diễn tiến tăng trưởng hiện tại của dân số con người, kinh tế và ô nhiễm. Sự kiện tỉnh táo này nhắc nhở chúng ta rằng hiện tượng hâm nóng địa cẩu là vấn đề chính, nhưng không phải duy nhất khủng hoảng sinh thái học ngoại lệ đối diện chúng ta hiện nay.

Có phải Ma vương đã có một hình thể mới ngày nay - như chúng ta chủng loại chứ? Giống như Ma vương đã cho rằng chỗ ngồi của Đức Phật là của hắn, người Homo sapiens[1]ngày nay cho rằng, trong thực tế, chủng loại duy nhất thật sự quan trọng là chính nó. Tất cả những chủng loại khác chỉ đến mức độ như chúng phục vụ cho những mục tiêu của chúng ta. Thực tế, những yếu tố mạnh mẽ của hệ thống kinh tế (nổi bật là Big Oil[2]và quyền lực của nó) dường như đã di chuyển đến thể trạng ''không trắc ẩn", "không thấu cảm", một đặc trưng của những cá nhân ích kỷ hay tâm thần không ổn định.

Cộng đồng Trái Đất là một bản chất tự biểu hiện, tương thuộc, phối hợp. Con người chúng ta không có thực chất hay thực tại tách rời khỏi cộng đồng này. Thiền sư Nhất Hạnh liên hệ đến điều này như sự "tương tức" của chúng ta: chúng ta và những chủng loại khác "tương tức" với nhau. Nếu chúng ta căn cứ đời sống của chúng ta và hành hoạt trên chân lý này, chúng ta vượt khỏi quan điểm rằng sự thực tập của Đạo Phật xảy ra trong một khuôn khổ tôn giáo chỉ thúc đẩy sự tỉnh thức cá nhân. Chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc hòa nhập sự thực tập chánh niệm vào trong những hoạt động của đời sống hàng ngày. Nếu chúng ta thật sự quan tâm Bà Mẹ Trái Đất như một cộng đồng liên kết và một nhân chứng của giác ngộ, thì có phải chúng ta không có trách nhiệm để bảo vệ bà qua "chủ nghĩa hoạt động thánh thiện[3]" chánh niệm?

Năm nay Tổng thống Hoa Kỳ sẽ quyết định chấp thuận hay không đề xuất ống dẫn dầu, sẽ mở rộng từ "quả bom carbon lớn của Hoa Kỳ [4]" thuộc Alberta Tar Sands[5]đến nhà máy lọc dầu Texas. Những quan hệ mật thiết là vô lượng. Sự tàn phá sẽ đưa đến kết quả từ những tiến trình và đốt cháy ngay cả phân nửa dầu mỏ ở Tar Sands là không thể tính đếm: kết quả gia tăng carbon trong không khí sẽ đẩy "những cực điểm" vượt khỏi tầm kiểm soát của việc hâm nóng địa cầu. Nhà khoa học khí tượng sáng suốt nhất của chúng ta từ NASA là James Hansen, tuyên bố rằng nếu chỉ chương trình này tiến hành, nó sẽ là "trò chơi xong rồi" cho khí hậu Địa Cầu. Đây là một thử thách không thể tránh khỏi. Thật là quan yếu cho những người Phật tử để hợp lực với những người quan tâm khác trong sự đối kháng sáng tạo và vững vàng đến sự ngu ngơ nghiêm trọng tiềm tàng mới này.

Như sự giác ngộ của Đức Phật nhắc chúng ta, sự tỉnh thức của chúng ta cũng liên hệ đến Trái Đất. Trái Đất đã làm chứng cho Đức Phật và bây giờ Trái Đất cần chúng ta làm chứng - đối với sự thiền định[6]của nó, sự vững vàng của nó, không gian hổ trợ nó cung cấp liên tục cho sinh động vật. Một loại mới của hữu tình giác (bodhisattvas - bồ tát) --- "hữu tình sinh thái" (ecosattvas - có thể tạm gọi là 'bồ tát sinh thái học'chứ?[7]) là cần thiết, phối hợp sự thực hành tự chuyển hóa với việc tôn trọng đến sự chuyển hóa của xã hội và sinh thái học. Vâng chúng ta cần viết những bức thư và email đến Tổng thống, hy vọng ảnh hưởng đến quyết định của ông[8]. Nhưng chúng ta có thể cũng cần quan tâm đến những chương trình khác nếu sự bày tỏ như thế bị lãng quên, chẳng hạn như sự bất tuân bất bạo động dân sự. Đó là bởi vì sự quyết định này không chỉ là về một khung trần nợ tài chính. Đây là về khung trần carbon của Trái Đất. Đây là về khung trần tồn tại của con người. Như Trái Đất là nhân chứng của chúng ta.

J. Stanley & David Loy direct & advise the Ecobuddhism Project.
Nguyên tác: Why the Buddha Touched the Earth
Ẩn Tâm Lộ ngày 9-4-2012
http://www.ecobuddhism.org/wisdom/editorials/wtbtte/


[1]Con người, theo phân loại họcHomo sapiens, tiếng La-tinhnghĩa là "người thông thái" hay "người thông minh",[1][2]là một loài còn sống duy nhất của chi Homo, thuộc loài động vật có vú, Con người là một loài sinh vậtbộ nãotiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy luận trừu tượng, ngôn ngữvà xem xét nội tâm. Điều trên kết hợp với một cơ thể đứng thẳng cho phép giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển và được dùng vào việc cầm nắm, cho phép con người dùng nhiều công cụhơn tất cả những loài khác.

[2]International Oil Company(IOC),

[3]Sacred Activism -Chủ nghĩa hoạt động thánh thiện: là sự hợp nhất tâm thức, niềm đam mê, lòng hào hiệp và hòa bình thánh thiện. Việc tìm ra những phương thức để phục vụ nhân loại và Trái Đất qua Chủ nghĩa hoạt động thánh thiện mở ra con đường cho việc phát sinh một kiễu mẫu mới của tâm thức nhiệt tình trên thế giới.

[4]The great American carbon bomb

[5]Còn được biết như Athabasca tar sands là một vĩa dầu lớn và cả cát, đất sét, và nước khoáng ở Đông Bắc Alberta Canada

[6]dhyana

[7]Tuệ Uyển

[8]Theo báo Người Việt, ngày 18-4-2012, chính phủ Hoa Kỳ đã bác bỏ kế hoạch trên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2023(Xem: 141254)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
18/08/2021(Xem: 12740)
LỜI GIỚI THIỆU Trong Hán Tạng, kinh Đại Bát Niết Bàn do Ngài Đàm Vô Sấm dịch với thời Bắc Lương (thế kỷ thứ 5) có ghi lại lời dạy cuối cùng của Đức Phật với các đệ tử: „… Sau khi ta nhập Niết Bàn, đại chúng phải tinh tấn tu hành sớm ra khỏi ba cõi, chớ có giải đãi, phóng dật tán tâm…“ (Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm 26)
10/11/2020(Xem: 10618)
Kính Mừng Lễ Vía Đức Phật Dược Sư Ngày 30-09 Âm Lịch (Dược Sư Như Lai, Đại Y Vương Phật) Kính lạy Đức Phật Dược Sư Bi mẫn, Cả năm rồi, đại dịch xuất hiện thần kỳ Thế giới phong tỏa, thân quyến chia ly Nguyên nhân đến từ đâu hiện còn ẩn khuất?
30/04/2020(Xem: 5510)
Chúng ta đi giữa đất trời thiên niên thế kỷ thứ ba, nghe đâu đây suối nguồn róc rách chảy từ trái tim Phật với nụ cười vô biên không giới hạn thời gian và không gian. Từng tia nắng reo vui lấp lánh niềm tin MỘT THẾ GIỚI - MỘT HY VỌNG của nhân loại đang hướng tới để yêu thương tràn đầy bước lên thềm thế kỷ 21, thật ấm áp tình người trên trái đất nầy.
29/04/2020(Xem: 5247)
Xưa nay trên lịch sử loài người, chưa có nhà cách mạng nào đại tài như Đức Phật Thích Ca. Ngài đã thành công vẻ vang trên đường cách mạng bản thân, cách mạng xã hội và cách mạng tư tưởng để giải phóng con người thoát ách nô lệ của Bà La Môn thống trị. Đường lối và phương thức cách mạng của Ngài không giống những nhà cách mạng khác, có thể nói đi trước thời đại và cũng là tiên phong cho những phong trào cách mạng về sau. Sự cách mạng của Ngài khởi điểm tại Ấn Độ, khởi đầu bằng sự thành đạo nơi gốc Bồ đề, sau bốn mươi chín ngày nhập định, tìm ra lối thoát và lẽ sống cho chúng sanh.
13/03/2020(Xem: 19923)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
29/09/2018(Xem: 9618)
Thái tử Siddhãrtha Gautama (Pãli) hay Siddhattha Gotama (Sanskrist) hoặc Sĩ-Đạt-Ta (Tất-Đạt-Đa) Cồ-Đàm, sau khi thành đạo được các Phật tử tôn kính xem Ngài là một bậc đạo sư vĩ đại, vì Ngài là người đã giác ngộ viên mãn, là người tự biết mình thực sự thoát khỏi vòng quay luân hồi sinh tử, là người hiểu rõ được nguyên tắc vận hành khách quan của hiện tượng thế gian. Sau đó truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người hữu duyên không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dạy họ phương pháp tu tập chấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống thế gian, hầu kinh nghiệm được hạnh phúc tối thượng.
07/09/2018(Xem: 7668)
Theo truyền thống Đại thừa, một ngàn vị Phật sẽ giáng thế trong thời kiếp may mắn này là điển hình của Hóa thân tối thượng (mchog-gi sprul-sku, thể dạng của các hóa thân tối thượng). Mỗi một vị Phật trong một ngàn vị Phật đã thành tựu giác ngộ từ lâu. Khi một vị Phật thị hiện trong thời kiếp này thì mỗi vị sẽ đồng thời hóa thân ở Nam Thiệm Bộ Châu (Southern Continent) trong mỗi một tỷ hệ thống thế giới trong vũ trụ của chúng ta, đồng thời thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ (mdzad-pa bcu-gnyid) của một vị Phật ở nơi đó.
07/01/2015(Xem: 16450)
Để trả lời nghi vấn của một số độc gỉa TVHS về một bức tranh đen trắng vẽ Đức Phật Thích Ca khi Ngài còn tại thế (khoảng năm 41 tuổi) do một đệ tử của Ngài là Phú Lâu Na (Purna) vẽ, chúng tôi đã liên lạc với tác giả quyển sách Mùi Hương Trầm , GSTS. Nguyễn Tường Bách, người đã đề cập đến bức tranh vẽ này trong quyển sách của ông. Tác gỉa đã gửi cho chúng tôi bài đề ngày 16-1-2003 trả lời ông Vương Như Dương Chuyết Lão, người cũng có thắc mắc tương tự.
01/07/2013(Xem: 2841)
.... Năm mươi năm Ngài thuyết pháp đề huề Độ vô lượng hằng sa người giải thoát Vượt bể khổ để sang bờ an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]