Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

76- 100

25/04/201318:12(Xem: 4643)
76- 100

THIỀN SƯ

ZENMASTERS

----o0o---

CHƯƠNG NĂM: Thiền Sư Việt Nam

CHAPTER FIVE: Vietnamese Zen Masters

76- 100

76. Zen Master Kim Liên Tịch Truyền

(1745-1816)

Thiền sư Kim Liên, người Việt Nam, quê ở Thượng Phước, Bắc Việt. Ngài xuất gia từ thuở bé tại chùa Vân Trai. Sau đó ngài đến chùa Liên Tông và trở thành đệ tử của ngài Từ Phong Hải Quýnh. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng pháp tại miền Bắc Việt Nam. Ngài thị tịch năm 1816, thọ 70 tuổi—A Vietnamese Zen master from Thượng Phước, North Vietnam. He left home and stayed at Vân Trai Temple when he was very young. Later he went to Liên Tông Temple and became a disciple of Zen Master Từ Phong Hải Quýnh. He spent most of his life to expand the Buddha Dharma in North Vietnam. He passed away in 1816, at the age of 70.

77. Zen Master Tường Quang

Chiếu Khoan (1741-1830)

Thiền sư Tường Quang, người Việt Nam, quê ở Hà Nội. Lúc thiếu thời, ngài xuất gia với Hòa Thượng Kim Liên ở chùa Vân Trai. Ngày ngày ngài dụng công tu hành khổ hạnh. Ngài lấy Lục độ làm tiêu chuẩn tu hành cho chư Tăng Ni. Ngài khuyến tấn Tăng Ni giảng kinh nói pháp và bố thí độ đời. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng pháp tại miền Bắc Việt Nam. Ngài thị tịch năm 1830, thọ 70 tuổi—A Vietnamese Zen master from Hanoi. At young age, he left home and became a disciple of Most Venerable Kim Liên at Vân Trai Temple in Hanoi. Everyday, he focused on ascetic practicing. He considered the six paramitas as cultivation standards for monks and nuns. He always encouraged monks and nuns to practice dharma preaching and almsgiving to save sentient beings. He spent most of his life to expand the Buddha Dharma in North Vietnam. He passed away in 1830, at the age of 70.

78. Zen Master Phúc Điền

Thiền sư Phúc Điền, quê ở Hà Đông. Ngài là người có công trong việc bảo tồn sử liệu Phật Giáo Việt Nam. Ngài thường trụ tại chùa Liên Tông để hoằng pháp. Ngài cũng là người khai sơn chùa Thiên Quang trên núi Đại Hưng ở Hà Nội. Sau đó, không ai biết ngài đi đâu và thị tịch hồi nào—A Vietnamese Zen master from Hà Đông, North Vietnam. He had the credit of preserving a lot of Vietnamese Buddhist history materials. He stayed most of his life at Liên Tông Temple in Hanoi to expand the Buddha Dharma. He was also the founder of Thiên Quang Temple at Mount Đại Hưng in Hanoi. Where and when he passed away were unknown.

79. Zen Master Phổ Tịnh

Thiền sư Phổ Tịnh, quê ở Thượng Phước, Bắc Việt. Khi còn rất nhỏ, ngài xuất gia với Thiền sư Phúc Điền, nhưng về sau thọ giới với Thiền sư Tường Quang và trở thành Pháp tử đời thứ 43 dòng Lâm Tế. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài hoằng pháp tại miền Bắc Việt Nam. Ngài đi đâu và thị tịch hồi nào không ai biết—Zen Master Phổ Tịnh, a Vietnamese monk from Thượng Phước, North Vietnam. He left home to follow Most Venerable Phúc Điền when he was very young. Later, he received precepts with Zen Master Tường Quang and became the Dharma heir of the forty-third generation of the Linn Chih Zen Sect. He spent most of his life to expand the Buddha Dharma in North Vietnam. His whereabout and when he passed away were unknown.

80. Zen Master Thông Vinh

Thiền sư Việt Nam, quê ở Hải Dương. Thuở nhỏ ngài xuất gia tại chùa Hàm Long. Về sau, ngài theo làm đệ tử Hòa Thượng Phúc Điền và trở thành Pháp tử đời 44 dòng Lâm Tế. Phần lớn cuộc đời ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Ngài thị tịch hồi nào và ở đâu không ai biết—A Vietnamese Zen master from Hải Dương. He left home at his young age to go to Hàm Long Temple to become a monk. Later, he became a disciple of Most Venerable Phúc Điền. He was the Dharma heir of the 44th generation of the Linn-Chih Zen Sect. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. His whereabout and when he passed away were unknown.

81. Zen Master Nguyên Thiều

(1648-1728)

Thiền Sư Trung Hoa, quê ở Quảng Đông. Ngài sinh năm 1648, xuất gia vào tuổi 19 và trở thành đệ tử của Thiền sư Bổn Khao Khoáng Viên tại chùa Báo Tư, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ngài là Pháp tử đời thứ 33 dòng Thiền Lâm Tế. Vào năm 1665, ngài sang Trung Việt và trụ tại Qui Ninh, tỉnh Bình Định, nơi mà ngài đã xây chùa Thập Tháp Di Đà. Thập Tháp Di Đà tọa lạc trên đồi Long Bích, cách Qui Nhơn khoảng 25 cây số, qua khỏi thị trấn Đập Đá, thuộc thôn Vạn Xuân, xã Nhơn Thành, quận An Nhơn. Về sau, ngài đi Thuận Hóa xây chùa Hà Trung, và Phú Xuân xây chùa Quốc Ân và tháp Phổ Đồng. Ngài đã từng phụng mạng chúa Nguyễn Phước Thái trở lại Quảng Đông để thỉnh các bậc cao Tăng, tượng Phật và pháp khí về tổ chức giới đàn Thiên Mụ. Sau đó ngài vâng sắc chỉ làm trụ trì chùa Hà Trung. Khoảng cuối đời, ngài trở lại chùa Quốc Ân. Năm 1728, ngài hơi có bệnh, đến ngày 19 tháng 10, ngài triệu tập đồ chúng lại và thuyết về lẽ huyền vi. Xong ngài dặn dò đệ tử bằng bài kệ thị tịch:

Thị tịch kính vô ảnh

Minh minh châu bất dung

Đường đường vật phi vật

Liêu liêu không vật không.

(Lặng lẽ gương không bóng,

Sáng trong ngọc chẳng hình

Rõ ràng vật không vật

Mênh mông không chẳng không.)

Viết xong bài kệ, ngài an nhiên thị tịch, thọ 81 tuổi. Đồ chúng dựng tháp ngài ở thôn Thuận Hòa, làng Dương Xuân Thượng. Chúa Nguyễn Phước Châu thân làm bia ký và ban thụy hiệu là Hạnh Đoan Thiền Sư.” Nay bia vẫn còn trước chùa Quốc Ân—A Chinese Zen Master from Kuang-Tung. He was born in 1648, left home at the age of nineteen and became a disciple of Zen Master Bổn Khao Khoáng Viên at Báo Tư temple in Kuang-T’ung, China. He was the Dharma heir of the thirty-third generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1665, he went to Cental Vietnam and stayed in Qui Ninh, Bình Định, where he established Thập Tháp Di Đà Temple. The temple is situated on Long Bích hill, about 25 kilometers from Qui Nhơn City, across Đập Đá town, in Vạn Xuân hamlet, Nhơn Thành village, An Nhơn district. Later, he went to Thuận Hóa to build Hà Trung Temple, then to Phú Xuân to build Quốc Ân Temple and Phổ Đồng Stupa. At one time, he obeyed order from Lord Nguyễn Phước Thái to return to Kuang-Chou to invite more high-rank Chinese monks to Vietnam, and to obtain more statues of Buddhas as well as religious ritual instruments in preparation for a great Vinaya-affirming ceremony at Thiên Mụ temple. Later on he received an edict to be headmonk of Hà Trung temple. At the end of his life, he moved to Quốc Ân temple. In 1728, after being slightly ill, he summoned all his disciples and delivered a discourse on the wonderful truths of Buddhism. After giving his instructions to the disciples, he wrote his last poem:

The image in the mirror,

The latter tranquil in itself,

Should not be considered as real.

The reflection from a gem,

The latter perfectly clear in itself,

Should not be taken as true.

Things existing to you do not really exist.

What is non-existent to you is truly non- Existent.

Having finished this poem, he peacefully breathed his last breath, at the age of 81. His disciples built a stupa in his memory at Thuận Hóa hamlet, Dương Xuân Thượng village. Lord Nguyễn Phước Châu himself wrote the eulogy for his tomb, and honored him with postthumous title “Hạnh Đoan Thiền Sư.” The stele now remains in front of Quốc Ân temple.

82. Zen Master Tử Dung Minh Hoằng

Thiền sư Trung Hoa, quê ở Quảng Đông. Ngài là Pháp tử đời thứ 34 dòng Thiền Lâm Tế. Năm 1665, ngài theo Thiền sư Nguyên Thiều sang Việt Nam và trụ tại Thuận Hóa. Sau đó ít lâu, vào khoảng năm 1690, ngài đã dựng nên một ngôi thảo am tên Ấn Tôn giữa vùng đồi núi cây cối um tùm, cảnh sắc tiêu sơ trên ngọn đồi Long Sơn để tu tập. Năm 1703, chúa Nguyễn Phước Châu đã ban cho chùa biển ngạch sắc tứ Ân Tông Tự, về sau chùa nầy được vua Thiệu Trị đổi tên thành chùa Từ Đàm. Ngài truyền pháp cho Tổ Liễu Quán. Ngài thị tịch ở đâu và hồi nào không ai biết—A Chinese monk from Kuang-Tung. He was the Dharma heir of the thirty-fourth generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1665, he followed Most Venerable Nguyên Thiều to arrive in Vietnam and stayed in Thuận Hóa. Sometime later, maybe in 1690, he built a thatched house in a desolate area in deep forest on Hill Long Sơn. In 1703, Lord Nguyễn Phước Châu officially recognized the temple with the Ấn Tông. Later, king Thiệu Trị gave an edict for the temple name to change to Từ Đàm. He transmitted his Dharma to Zen Master Liễu Quán. His whereabout and when he passed away were unknown.

83. Zen Master Liễu Quán

(?-1743)

Thiền sư Việt Nam, quê ở Song Cầu, Phú Yên. He was born in Song Cầu town, Phú Yên province. He moved to Thuận Hóa vào cuối thế kỷ thứ 17. Vào lúc sáu tuổi ngài đã mồ côi mẹ, cha ngài đem ngài đến chùa Hội Tôn làm đệ tử của Hòa Thượng Tế Viên. Bảy năm sau, Hòa Thượng Tế Viên thị tịch, ngài đến chùa Bảo Quốc xin làm đệ tử Hòa Thượng Giác Phong Lão Tổ. Vào năm 1691, ngài trở về nhà để phụng dưỡng cha già. Năm 1695, ngài đi Thuận Hóa thọ giới Sa Di với Thiền Sư Thạch Liêm. Năm 1697, ngài thọ giới cụ túc với Hòa Thượng Từ Lâm tại chùa Từ Lâm. Năm 1699 ngài học thiền với Thiền sư Tử Dung. Ngài là Pháp tử đời thứ 35 dòng Thiền Lâm Tế. Chúa Nguyễn rất mến trọng đạo đức của ngài nên thường thỉnh ngài vào cung giảng đạo. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài đã chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Trung Việt. Ngài là vị khai sơn chùa Bảo Tịnh tại Phú Yên vào cuối thế kỷ thứ 17. Sau lần trở lại Huế lần thứ hai để cầu đạo, ngài đã khai sơn chùa Viên Thông vào khoảng năm 1697. Năm 1741, ngài đã mở đại giới đàn tại chùa Viên Thông. Ngài thị tịch năm 1743. Trước khi thị tịch, ngài để lại một bài kệ truyền thừa cho các đệ tử về sau nầy kế tiếp tuần tự theo đó mà đặt tên Pháp.

Thật tế đại đạo, tánh hải thanh trừng

Tâm nguyên quảng nhuận, đức bổn từ phong

Giới định phước huệ, thể dụng viên thông

Vĩnh siêu trí quả, mật khế thành công

Truyền kỳ diệu lý, diễn sướng chánh tông

Hạnh giải tương ưng, đạt ngộ chơn không.

A Vietnamese Zen Master from Song Cầu, Phú Yên. He was born in Song Cầu town, Phú Yên province. His family moved to Thuận Hóa province in the late seventeenth century. When he lost his mother at the age of six, his father brought him to Hội Tôn Temple to become a disciple of Most Venerable Tế Viên. Seven years later, Tế Viên passed away. He went to Bảo Quốc Temple to study with Most Venerable Giác Phong Lão Tổ. In 1691 he returned home to take care of his old father. In 1695, he went to Thuận Hóa to receive Samanera’s precepts with Most Venerable Thạch Liêm. In 1697, he receive complete precepts with Most Venerable Từ Lâm at Từ Lâm Temple. In 1699, he studied meditation with Most Venerable Tử Dung. He was the Dharma heir of the thirty-fifth generation of the Linn-Chih Zen Sect. Lord Nguyễn Vương greatly appreciated his virtues and often invited him to preach Dharma in the Royal Palace. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in Central Vietnam. He was the founder of Bảo Tịnh Temple in Phú Yên in the late seventeenth century. During the time when he came to Huế for the second time to seek the truth, he built Viên Thông temple in 1697. In 1741, he held a Vinaya-affirming ceremony at Viên Thông temple. He passed away in 1743. Before his death, he left a versified text to his Dharma offsprings to give the first word of the religious name.

84. Zen Master Tánh Thông Giác Ngộ

Thiền sư Việt Nam, quê ở Gia Định. Ngài là một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Hòa Thượng Đạo Dụng Đức Quảng. Ngài là Pháp tử đời thứ 39 dòng Thiền Lâm Tế. Hầu hết đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại miền Trung và miền Đông Nam phần. Ngài thị tịch năm 1842, thọ 87 tuổi—A Vietnamese Zen Master from Gia Định. He was one of the most outstanding disicples of Most Venerable Đạo Dụng Đức Quảng. He was the Dharma heir of the thirty-ninth generation of the Linn Chih Zen Sect. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in Central and East of South Vietnam. He passed away in 1842, at the age of 87.

85. Zen Master Pháp Thông Thiện Hỷ

Thiền Sư Việt Nam, quê tại Nam Việt. Ngài là Pháp tử đời thứ 36 dòng Thiền Tào Động. Ngài khai sơn ngôi chùa Long Ẩn trên núi Long Ẩn, tỉnh Phước Long, có lẽ vào năm 1733. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Nam Việt. Sau khi ngài thị tịch, đệ tử xây tháp và thờ ngài ngay trước chùa—A Vietnamese Zen Master from South Vietnam. He was the Dharma heir of the thirty-sixth generation of the T’ao-T’ung Zen Sect. Probably in 1733, he built Long Ẩn Temple on Mount Long Ẩn, in Phước Long province. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in the South. After he passed away, to honor him, his disciples built his stupa at the right front of the Temple.

86. Zen Master Tịnh Giác Thiện Trì

Thiền sư người gốc Hoa, đến xã Linh Phong, quận Phù Cát, tỉnh Bình Định lập am Dũng Tuyền tu tập. Đến năm 1733, chúa Nguyễn Phước Trú ra lệnh cho quan chức địa phương trùng tu chùa và đặt tên lại là Linh Phong Thiền Tự. Năm 1741, chúa Nguyễn Phước Khoát cho triệu hồi ngài về kinh đô giảng pháp cho hoàng gia. Sau đó ngài trở về Linh Phong tự và thị tịch tại đây vào năm 1785—A Chinese Zen Master who came to Vietnam in around 1702. He went to Linh Phong, Phù Cát, Bình Định to build a thatch small temple named Dũng Tuyền. In 1733, Lord Nguyễn Phước Trú ordered his local officials to rebuild this temple and renamed it Linh Phong Temple. In 1741, Lord Nguyễn Phước Khoát sent an Imperial Order to summon him to the capital to preach Buddha Dharma to the royal family. Later, he returned to Linh Phong Temple and passed away there in 1785.

87. Zen Master Minh Vật Nhất Tri

(?-1786)

Thiền sư Việt Nam, quê tại Đồng Nai, Nam Việt. Ngài là đệ tử của Tổ Nguyên Thiều Siêu Bạch. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài đã chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại miền Nam. Ngài thị tịch năm 1786. Một vài đệ tử xuất sắc của ngài như Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt ở chùa Thiên Mụ, Huế; Thiền sư Thiệt Thoại Tánh Tường, khai sơn chùa Hoa Nghiêm ở Thủ Đức, Gia Định; Thiền sư Phật Chí Đức Hạnh, khai sơn chùa Long Nhiễu ở Thủ Đức, Gia Định—A Vietnamese Zen master from Đồng Nai, South Vietnam. He was a disciple of Patriarch Nguyên Thiều Siêu Bạch. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in the South. He passed away in 1786. Some of his most outstanding disciples are: Zen master Thiệt Thành Liễu Đạt at Thiên Mụ Temple in Huế, Zen master Thiệt Thoại Tánh Tường, founder of Hoa Nghiêm temple in Thủ Đức, Gia Định, Zen master Phật Chí Đức Hạnh, founder of Long Nhiễu Temple in Thủ Đức, Gia Định.

88. Zen Master Phật Ý Linh Nhạc

(1725-1821)

Thiền sư Việt Nam, có lẽ quê ở Trấn Biên, bây giờ là Bà Rịa. Ngài thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thành Đẳng Minh Lương tại chùa Đại Giác tại Biên Hòa. Vào năm 1752, ngài trùng tu chùa Đại Giác và đổi tên là “Từ Ân.” Người ta nói rằng Chúa Nguyễn Vương đã từng trú ngụ tại chùa nầy. Năm 1822, vua Minh Mạng ban tặng bản “Sắc Tứ Từ Ân Tự.” Ngài Phật Ý đã sống phần lớn cuộc đời ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật Giáo tại miền Nam Việt Nam. Ngài thị tịch năm 1821—A Vietnamese Zen master, probably from Trấn Biên (now Bà Rịa). He received precepts with Most Venerable Thành Đẳng Minh Lương at Đại Giác Temple in Biên Hòa. In 1752, he rebuilt Đại Giác small temple and renamed it “Từ Ân.” It is said that Lord Nguyễn Vương stayed at this temple. In 1822, King Minh Mạng offered it a board entitled “Royal Recognized Từ Ân Temple.” He spent most of his life in the South to revive and expand Buddhism. He passed away in 1821.

89. Zen Master Liễu Đạt Thiệt Thành

(?-1823)

Thiền Sư Liễu Đạt Thiệt Thành (?-1823)—Vị sư Việt Nam vào thế kỷ thứ 19. Quê quán của ngài không rõ ở đâu. Ngài là Pháp tử đời thứ 35 dòng Thiền Lâm Tế, là đệ tử của Hòa Thượng Minh Vật Nhất Tri. Từ năm 1744 đến năm 1821, ngài trụ tại chùa Từ Ân. Năm 1816, vua Gia Long gửi sắc chỉ triệu hồi ngài về kinh đô Huế để thuyết pháp cho nhà vua và hoàng gia. Ngài trở về Nam năm 1823 và thị tịch trong cùng năm ấy—A Vietnamese monk in the nineteenth century. His origin was unknown. He was the dharma heir of the thirty-fifth generation of the Linn-Chih Zen Sect, a disciple of Most Venerable Minh Vật Nhất Tri. From 1744 to 1821, he stayed at Từ Ân Temple. In 1816, King Gia Long sent an Imperial Order to summon him to Huế Capital to preach to the king and the royal family. He went back to the South in 1823 and passed away in the same year.

90. Zen Master Tổ Ấn Mật Hoằng

(1735-1835)

Thiền sư Tổ Ấn Mật Hoằng, quê ở Phù Cát Bình Định, Trung Việt. Ngài xuất gia vào tuổi 15. Ngài thọ cụ túc giới với Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc tại chùa Từ Ân ở Tân Khai, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Ngài là Pháp tử đời thứ 36 dòng Lâm Tế. Vào năm 1773, ngài trụ trì tại chùa Đại Giác. Vào năm 1802, vua Gia Long sai quan địa phương trùng tu lại chùa Đại Giác. Đến năm 1815, vua Gia Long gửi sắc chỉ triệu hồi ngài về kinh đô Huế để thuyết giảng cho nhà vua và hoàng gia. Sau đó ngài về làm tăng cang chùa Thiên Mụ. Ngài thị tịch năm 1835, thọ 101 tuổi—A Vietnamese monk from Phù Cát, Bình Định, Central Vietnam. He left home and became a monk at the age of 15. He received complete precepts with Most Venerable Phật Ý Linh Nhạc at Từ Ân Temple in Tân Khai, Tân Bình, Gia Định. He was the Dharma heir of the 36th generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1773, he stayed at Đại Giác Temple. In 1802, King Gia Long ordered his local mandarins to rebuild Đại Giác Temple. In 1815 King Gia Long sent an Imperial Order to summon him to Hue capital to preach the Buddha Dharma to the King and the royal family. Later, he became a royal-recognized monk at Thiên Mụ temple. He passed away at Quốc Ân Temple in Huế in 1835, at the age of 101.

91. Zen Master Nhất Định

(1784-1847)

Thiền sư Việt Nam, quê ở Quảng Trị. Khi hãy còn rất trẻ, ngài đã xuất gia làm đệ tử của Hòa Thượng Phổ Tịnh tại chùa Thiên Thọ. Sau đó ngài thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Mật Hoằng tại chùa Quốc Ân. Sau khi thọ giới, ngài về trụ trì tại chùa Thiên Thọ. Rồi vâng mệnh vua Tự Đức đến trụ trì chùa Linh Hựu. Đến năm 1843, ngài trở thành một du Tăng rài đây mai đó. Trên đường hoằng hóa, ngài ghé lại Hương Thủy cất “Dưỡng Am” để phụng dưỡng mẹ già và trụ lại đây để hoằng trì Phật Giáo cho đến khi ngài viên tịch. Người ta nói Hòa Thượng Nhất Định xây dựng “Dưỡng Am” để phụng dưỡng mẹ già đang đau yếu bệnh hoạn. Lúc ấy thầy thuốc khuyên bà nên ăn cá hay thịt cho lợi sức. Mỗi sáng Hòa Thượng Nhất Định tự mình ra chợ mua cá về nấu cho mẹ ăn. Vì thế nên có tiếng dị nghị xấu. Tuy nhiên, vua Tự Đức rất thán phục sự hiếu hạnh của ngài nên ban tặng cho chùa tấm bảng đề “Sắc Tứ Từ Hiếu Tự.”—A Vietnamese monk from Quảng Trị. When he was very young, he left home and became a disciple of Zen Master Phổ Tịnh at Thiên Thọ Temple. Later he received complete precepts with Most Venerable Mật Hoằng at Quốc Ân Temple. He stayed at Thiên Thọ Temple. Then obeyed an order from King Tự Đức, he went to Linh Hựu temple. In 8143 he became a wandering monk. He stopped by Hương Thủy and built Dưỡng Am to serve his mother and stayed there to expand Buddhism until he passed away in 1874. It is said that “Dưỡng Am” was first built by Most Venerable Nhất Định as a thatch hut to serve his old mother. At one time, his mother was too sick so she was advised by the doctors to eat fish and meat for health recuperation. Every morning the Most Venerable went to the market place to get some fish and meat by himself to feed his ill mother. Therefore, he received a lot of bad comments from the local people. However, King Tự Đức appreciated him as a dutiful son so he gave the temple an escutcheon named Từ Hiếu (Filial Piety).

92. Zen Master Tiên Giác Hải Tịnh

(1788-1875)

Thiền sư Tiên Giác Hải Tịnh, quê ở Gia Định, Nam Việt. Vào năm 1802, cha ngài cho phép ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc. Về sau nầy ngài thọ cụ túc giới với Thiền sư Tổ Tông Viên Quang, một trong những đại đệ tử của ngài Phật Ý Linh Nhạc. Sau khi Phật Ý Linh Nhạc thị tịch vào năm 1821, ngài trụ tại chùa Từ Ân. Đến năm 1825 vua Minh Mạng gửi sắc chỉ triệu hồi ngài về kinh đô. Ngài trụ tại chùa Thiên Mụ. Đến năm 1847, ngài trở về Gia Định để chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại phương Nam cho đến khi ngài thị tịch năm 1875—Zen Master Tiên Giác Hải Tịnh, a monk from Gia Định, South Vietnam. In 1802, his father allowed him to leave home to become a disciple of Zen Master Phật Ý Linh Nhạc. Later, he received complete precepts with Zen Master Tổ Tông Viên Quang, one of the great disciples of Phật Ý. He became the Dharma heir of the thirty-seventh generation of the Linn-Chih Zen Sect. After Phật Ý Linh Nhạc passed way in 1821, he stayed at Từ Ân Temple. In 1825, king Minh Mạng sent an Imperial Order to summon him to the Capital. He stayed at Thiên Mụ Temple. He returned to Gia Định in 1847 and stayed at Viên Giác temple (used to be Quan Âm Viện, founded by Zen Master Hương Đăng in 1802 in Gia Định) to revive and expand Buddhism in the South until he passed away in 1875.

93. Zen Master Minh Vi Mật Hạnh

(1828-1898)

Thiền sư Việt Nam, đệ tử của Thiền sư Tiên Giác Hải Tịnh. Năm 1850, ngài trụ tại chùa Giác Lâm và là Pháp tử đời thứ 38 của dòng Thiền Lâm Tế. Sau khi sư phụ ngài thị tịch, phần lớn cuộc đời còn lại của ngài, ngài đã trùng tu và hoằng hóa Phật giáo tại miền Nam nước Việt. Ngài thị tịch năm 1898, thọ 72 tuổi—A Vietnamese monk, a disciple of Zen master Tiên Giác Hải Tịnh. In 1850, he stayed at Giác Lâm temple in Gia Định. He was the dharma heir of the thirty-eighth generation of the Linn-Chih Zen Sect. After his master passed away, he spent most of the rest of his life to revive and expand Buddhism in the South until he passed away in 1898, at the age of 71.

94. Zen Master Minh Khiêm Hoằng Ân

(1850-1914)

Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân, một trong những đệ tử nổi tiếng của Thiền sư Tiên Giác Hải Tịnh. Năm 1869 ngài trụ trì chùa Viên Giác. Ngài là Pháp tử đời thứ 38 dòng Thiền Lâm Tế. Năm 1875, ngài được cử làm giáo thọ khi mới 26 tuổi. Sau khi thầy ngài thị tịch, hầu hết cuộc đời ngài, ngài đã trùng tu và hoằng hóa Phật giáo tại miền Nam nước Việt. Ngài thị tịch năm 1914—A Vietnamese monk, one of the outstanding disciples of Zen Master Tiên Giác Hải Tịnh. In 1869 he stayed at Viên Giác Temple. He was the Dharma heir of the thirty-eighth generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1875, he became the Acarya (see Acarya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section) when he was only 26 years old. When his master passed away, he spent most of his life to revive and expand Buddhism in the South. He passed away in 1914.

95. Zen Master Đạo trung Thiện Hiếu

Thiền sư Việt Nam, đời 38 dòng Lâm Tế. Không ai biết ngài quê quán ở đâu. Ngài khai sơn chùa Long Hưng tại tỉnh Sông Bé và chùa Linh Sơn tại tỉnh Tây Ninh, Nam Việt. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài hoằng hóa tại miền Nam nước Việt—A Vietnamese Zen Master. His origin was unknown. He was the Dharma heir of the 38th generation of the Linn-Chih Zen Sect. He was the founder of Long Hưng temple in Sông Bé province and Linh Sơn temple in Tây Ninh province in South Vietnam. He spent most of his life to expand and revive Buddhism in South Vietnam.

96. Zen Master Như Nhãn Từ Phong

(1864-1939)

Thiền sư Việt Nam nổi tiếng, quê ở Đức Hòa, Long An, Nam Việt. Năm 1880, khi song thân hoạch định cuộc hôn nhân cho ngài, thì ngài bỏ nhà đi xuất gia với Hòa Thượng Minh Khiêm Hoằng Ân với Pháp hiệu Như Nhãn Từ Phong và trở thành Pháp tử đời thứ 39 dòng Lâm Tế. Năm 1887, bà Trần thị Liễu xây chùa Giác Hải ở Phú Lâm và thỉnh ngài về trụ. Năm 1909, ngài được thỉnh làm Pháp Sư tại chùa Long Quang tỉnh Vĩnh Long. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng hóa và trùng tu Phật giáo tại miền Nam Việt Nam. Ngài thị tịch năm 1938, thọ 74 tuổi—A Vietnamese famous Zen Master from Đức Hòa, Long An, South Vietnam. In 1880, his parents planned his marriage, but he left home and became a disciple of Most Venerable Minh Khiêm Hoằng Ân with the Buddha name of Như Nhãn Từ Phong, and became the Dharma heir of the thirty-ninth generation of the Linn-Chih Zen Sect. He was the secretary monk for Giác Viên Temple. In 1887, he stayed at Giác Hải Temple in Phú Lâm. The temple was built and donated to the Sangha by a lay woman named Trần Thị Liễu. In 1909 he was invited to be the Dharma Master at Long Quang Temple in Vĩnh Long. He spent most of his life to expand and to revive Buddhism in the South. He passed away in 1938, at the age of 74.

97. Zen Master Hải Bình Bảo Tạng

(1818-1862)

Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng, một thiền sư nổi tiếng của Việt Nam vào tiền bán thế kỷ thứ 19, quê ở Phú Yên. Ngài xuất gia và thọ giới cụ túc với Thiền sư Tánh Thông Sơn Nhân tại chùa Bát Nhã trên núi Long Sơn, tỉnh Phú Yên. Khi Hòa Thượng Sơn Nhân thị tịch, ngài trở thành Pháp tử đời thứ 40 dòng Lâm Tế. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng hóa tại miền Nam Trung Việt. Ngài thị tịch năm 1862—A Vietnamese famous monk from Phú Yên, South Vietnam. He left home and received complete precepts with Zen Master Tánh Thông Sơn Nhân at Bát Nhã Temple on Mount Long Sơn in Phú Yên province. When his master passed away, he became the Dharma heir of the fortieth generation of the Linn-Chih Zen Sect and spent most of his life to expand the Buddha Dharma in the southern parts of Central Vietnam. He passed away in 1862.

98. Zen Master Ngộ Chân Long Cốc

Thiền sư Ngộ Chân Long Cốc, quê ở Nam Việt. Ngài là một thiền sư thuộc dòng Lâm Tế, nhưng không rõ đời nào. Ngài khai sơn chùa Đức Vân trên núi Chứa Chan ở Biên Hòa. Lúc cuối đời ngài đi vân du, ngài thị tịch hồi nào và ở đâu không ai biết—A Vietnamese zen master from South Vietnam. He was a monk from the the Linn Chih Zen Sect; however, his generation was unknown. He built Đức Vân Temple on Mount Chưa Chan in Biên Hòa province. Late in his life, he became a wandering monk. His whereabout and when he passed away were unknown.

99. Zen Master Hoàng Long

(?-1737)

Thiền sư Hoàng Long, quê ở Bình Định, Trung Việt. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng hóa ở Hà Tiên, Nam Việt. Ngài thị tịch năm 1737—A Vietnamese Zen Master from Bình Định, Central Vietnam. He spent most of his life to expand the Buddha Dharma in Hà Tiên, South Vietnam. He passed away in 1737.

100. Zen Master Khánh Long

Thiền sư Khánh Long, quê ở Biên Hòa, Nam Việt. Ngài khai sơn chùa Hội Sơn ở Biên Hòa vào cuối thế kỷ thứ 18 và hầu hết cuộc đời ngài hoằng hóa ở Nam Việt Nam. Ngài đi đâu và thị tịch hồi nào không ai biết—A Vietnamese Zen Master from Biên Hòa, South Vietnam. He was the founder of Hội Sơn temple in Biên Hòa, South Vietnam in the late eighteenth century. He spent most of his life to expand the Buddha Dharma in South Vietnam. His whereabout and when he passed away were unknown.

----o0o---

References

1) THIEN SU VIET NAM, Hoa Thuong Thich Thanh Tu, 1972
2) THIEN SU TRUNG HOA, Hoa Thuong Thich Thanh Tu, 1995
3) THIEN TONG VIET NAM CUOI THE KY XX, Hoa Thuong Thich Thanh Tu, 1991
4) ZEN CHINESE HERITAGE, Andy Ferguson, 2000

----o0o---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2011(Xem: 3569)
Trong Kinh Pháp Cú, Phật nói rằng: “Có 4 cái hạnh phúc chân thật, đó là hạnh phúc thay chư Phật giáng sinh”, bởi vì nơi nào mà có chư Phật giáng sinh thì nơi đó sẽ mang lại nguồn lợi ích, an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Tại sao chúng ta gọi là ngày giáng sinh hoặc đản sinh? Đản có nghĩa là vui vẻ, hân hoan, lợi ích cho nên ngày đức Phật sinh ra đời là ngày làm cho người hân hoan, vui vẻ. Đó là nguyên nhân mà mỗi mùa Phật Đản những người con Phật chào mừng ngày đức Từ Phụ ra đời với tinh thần thương yêu, hòa ái. Cờ Phật Giáo có 5 màu, và khi xưa người ta làm cờ với quan điểm là 5 màu thể hiện cho 5 châu nhưng về sau địa cầu có tất cả 6 đại châu mà Phật Giáo đều đến và làm cho tất cả xứ sở an ổn, hòa bình.
21/03/2011(Xem: 9971)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
19/02/2011(Xem: 19359)
Nói đến Phật giáo là nói đến Phật, Pháp, Tăng. Phật, Pháp, Tăng tổng hợp lại thành một Phật giáo hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu hiểu rõ Phật, Pháp, Tăng là hiểu rõ toàn bộ Phật giáo.
07/02/2011(Xem: 4835)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phú và thiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
04/02/2011(Xem: 2212)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
17/01/2011(Xem: 16883)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
05/01/2011(Xem: 1862)
“Nếu bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin. Chính là Phật đó. Siêu phàm thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người.” Đức Phật là một con người có nhân cách đặc biệt siêu phàm, có một không hai trong lịch sử của nhân loại. Một nhà văn hào Âu châu nhận định rằng: “Không có nơi nào trong thế giới tôn giáo, sùng bái và tín ngưỡng mà chúng ta có thể tìm thấy một vị giáo chủ chói sáng như thế ! Trong hàng loạt các vì sao, ngài là vì tinh tú khổng lồ, vĩ đại nhất. Một số các khoa học gia, triết gia, các nhà văn hóa đã tuyên bố về ngài “Con người vĩ đại nhất chưa từng có.” Ánh hào quang của vị Thầy vĩ đại nầy soi sáng cái thế giới đau khổ và tối tăm, giống như ngọn hải đăng hướng dẫn và soi sáng nhân loại.” (Phật Giáo dưới Mắt các Nhà Trí Thức)
02/01/2011(Xem: 1623)
Sau khi rời khỏi hoàng cung trong đêm tối cùng với người đánh xe Channa (Xa Nặc) và ngựa Kanthaka (Kiền Trắc), Thái Tử Siddahattha -- giờ đây là Đạo Sĩ Gotama (Cồ Đàm) -- đi suốt đến sáng, và vượt qua sông Anomà (Neranjara). Trên bãi cát dài theo bờ sông, Ngài tự cạo râu tóc, trao xiêm y cho Channa đem về, rồi khoác lên mình tấm y vàng, nguyện sống đời tu sĩ và sẵn sàng chấp nhận mọi thiếu thốn vật chất. Ngài không ở nơi nào thường trực. Một cây cao bóng mát, hoặc một hang đá hoang vu nào cũng có thể che mưa đỡ nắng cho Ngài. Chân không giày dép, đầu không mũ nón, Ngài đi trong ánh nắng nóng bức và trong sương gió lạnh lùng.
21/10/2010(Xem: 4557)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
28/08/2010(Xem: 2253)
Rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Đức Phật như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến. Viết về đức Phật, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng giáo chủ, đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại; hoặc đề cập đến Ngài như là mộ nhà tư tưởng, một nhà tư tưởng cách mạng... Nhưng có rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Ngài như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]