Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

61- 76

25/04/201317:44(Xem: 5057)
61- 76

THIỀN SƯ

ZENMASTERS

----o0o---

CHƯƠNG BỐN: Những Thiền Sư Sau Lục Tổ Huệ Năng

CHAPTER FOUR: Zen Masters After the Sixth Patriarch Hui-Neng

61 - 76

61. Phù Dung Đạo Giai Thiền Sư

Zen master Fu-Reng-T’ao-Jai

Thiền sư Phù Dung Đạo Giai sanh năm 1043 tại Nghi Châu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông), là đệ tử của Đầu Tử Nghĩa Thanh—Zen master Fu-Reng-Yi-Qing was born in 1043 in Yi-Chou (now the city in southern San-T’ong Province), was a disciple of T’ou-Tzi-Yi-Qing.

·Sư hỏi Đầu Tử: “Ngôn giáo của Phật Tổ như việc cơm nước thường ngày trong nhà, lìa rời việc nầy riêng có chỗ vì người hay chăng?” Đầu Tử đáp: “Ngươi nói sắc lệnh của Thiên Tử trong cõi nầy, lại nhờ vua Võ, vua Thang, Nghiêu, Thuấn hay chăng?” Sư suy nghĩ để đáp lại. Đầu Tử lấy phất tử bịt miệng sư, nói: “Ngươi phát ý ra đã đáng ăn ba mươi gậy rồi.” Ngay câu nói nầy, sư tỉnh ngộ, đảnh lễ, liền lui ra. Đầu Tử gọi: “Xà Lê hãy lại đây.” Sư chẳng ngó lại. Đầu Tử nói: “Ngươi đến chỗ chẳng nghi chăng?” Sư liền bịt tai—Fu-Rong asked T’ou-Tzi: “The words of the Buddhas and ancestors were about everyday things such as drinking tea or eating rice. Besides this, does the teaching have anything special for people or not?” T’ou-Tzi said: “You speak the Cosmic Emperor’s edict. Are you pretending to be Yao, Shun, Yu, and T’ang or not? Fu-Rong wanted to continue speaking but T’ou-Tzi raised his whisk and placed it over Fu-Rong’s mouth, saying: “If you have some intention, then you already deserve thirty hits with the stick!” Fu-Rong then experienced enlightenment. He bowed and turned to leave. T’ou-Tzi said: “Come back! Your reverence!” Fu-Rong ignored him. T’ou-Tzi said: “Have you come to the place of no doubt?” Fu-Rong then covered his ears with his hands.

·Một hôm, sư theo Đầu Tử đi dạo vườn trà. Đầu Tử trao cây gậy cho sư, sư nhận lấy liền đi theo sau Đầu Tử. Đầu Tử bảo: “Lý nên thế ấy.” Sư thưa: “Cùng Hòa Thượng xách giày cầm gậy, cũng chẳng phải việc phần ngoài.” Đầu Tử bảo: “Vẫn có người đồng hành.” Sư thưa: “Đây là một người không nhận dạy.” Đầu Tử thôi hỏi. Đến chiều, Đầu Tử bảo: “Sớm mai nói thoại chưa hết.” Sư thưa: “Thỉnh Hòa Thượng nói tiếp.” Đầu Tử nói: “Mạo sanh nhật, tuất sanh nguyệt.” Sư liền đốt đèn đem đến. Đầu Tử nói: “Ngươi đi lên đi xuống đều không luống công.” Sư thưa: “Ở bên cạnh Hòa Thượng lý phải như thế.” Đầu Tử nói: “Kẻ tôi đòi trong nhà nào mà không có.” Sư thưa: “Hòa Thượng tuổi cao thiếu nó không được.” Đầu Tử hỏi: “Ân cần cái gì?” Sư thưa: “Có phần đền ăn.”—One day, T’ou-Tzi and Fu-Rong were walking in the vegetable patch. T’ou-Tzi came up to Fu-Rong and handed him his staff. Fu-Rong took it, then walked behind T’ou-Tzi. T’ou-Tzi said: “Is this in accordance with principle?” Fu-Rong said: “Carrying the master’s shoes or staff for him, it can’t be otherwise.” T’ou-Tzi said: “There’s one walking with me.” Fu-Rong said: “Who’s not learning from you?” T’ou-Tzi went back. When evening came, he said to Fu-Rong: “The master we spoke of earlier isn’t finished.” Fu-Rong said: “Master, please speak your mind.” T’ou-Tzi said: “The morning gives birth to the sun. The evening gives birth to the moon.” Fu-Rong then lit the lamp. T’ou-Tzi said: “Your comings and goings, none of it is like that of a disciple.” Fu-Rong said: “Taking care of the master’s affairs, this is in accordance with principle.” T’ou-Tzi said: “Servants and slaves, what household doesn’t have them?” Fu-Rong said: The master is advanced in years. Neglecting him is unacceptable.” T’ou-Tzi said: “So this is how you apply your diligence!” Fu-Rong said: “One should repay kindness.” 

·Vào ngày mười bốn tháng tám âm lịch năm 1118, sư hỏi bút giấy, đoạn viết kệ:

“Ngô niên thất thập lục

Thế duyên kim dĩ túc

Sanh bất ái thiên đường

Tử bất phạ địa ngục

Tán thủ hoành thân tam giới ngoại

Đằng đằng nhận vận hà câu thúc.”

(Ta tuổi bảy mươi sáu,

Duyên đời nay đã đủ

Sanh chẳng thích thiên đường

Chết chẳng sợ địa ngục

Buông tay đi ngang ngoài tam giới

Mặc tình vươn bổng nào buộc ràng).

Sau đó, sư thị tịch.

On the fourteenth day of the eighth lunar month in the year 1118, Fu-Rong asked for a brush and paper. He then wrote this verse:

“I’m seventy-six years old,

My causational existence is now completed

In life I did not favor heaven

In death I don’t fear hell

Hands and body extend beyond the three realms.

What stops me from roaming as I please?

Soon after writing this verse, the master passed away.

62. Huệ Nam Hoàng Long Thiền Sư

Zen master Hui-Nan-Huang-Lung

Thiền sư Huệ Nam Hoàng Long sanh năm 1002 tại Tín Châu, đệ tử của Thiền Sư Thạch Sương Sở Viên—Zen master Hui-Nan-Huang-Lung was born in 1002 in Xin-Chou, was a disciple of Shi-Shuanghu-Yuan.

·Nhơn dịp sư và Văn Duyệt cùng đi Tây Sơn, ban đêm nghỉ lại, hai người đàm đạo. Văn Duyệt nói: “Thiền Sư Hoài Trừng tuy là con cháu Vân Môn, nhưng pháp đạo còn khác xa Vân Môn.” Sư hỏi: “Khác ở chỗ nào?” Văn Duyệt đáp: “”Vân Môn như đơn sa đã chín phen luyện, để vào sắt liền biến thành vàng; Hoài Trừng như được Hồng Ngân nhìn thấy đẹp mắt, mà để vào lò liền chảy.” Sư nổi giận cầm chiếc gối ném Văn Duyệt. Sáng ra Văn Duyệt xin lỗi lại nói: “Chí khí Vân Môn như vua, cam chịu tử ngữ sao?” Hoài Trừng có pháp dạy người là tử ngữ. Tử ngữ mà hay làm người sống được sao?” Nói xong, Văn Duyệt liền bỏ đi. Sư kéo lại nói: “Nếu vậy thì ai có thể hợp ý thầy?” Văn Duyệt bảo: “Thạch Sương Sở Viên thủ đoạn vượt cả mọi nơi, thầy muốn yết kiến thì không nên chậm trễ.” Sư thầm nghĩ: “Đây là việc lớn của người hành khất vậy, Văn Duyệt là đồ đệ Nham Thúy, mà dạy ta đến yết kiến Thạch Sương thì có liên hệ đến ông đâu?”—Huang-Long was traveling with Zen master Wen-Yueh. One night they were talking about Yun-Men’s Dharma and Yun-Feng said: “Although Cheng-Kong came after Yun-Men, his Dharma is different.” Huang-Long asked: “What’s different about it?”Yun-Feng said: “Yun-Men’s Dharma is like making cinnabar with nine turns of the grinder, or touching iron and turning it to gold. But Cheng-Kong’s medicine is old hat to the disciples, and if you stick it in the forge it melts away.” Huang-Long grew angry and threw a cushion at Yun-Feng. The next day Yun-Feng apologized and said: “Yun-Men’s bearing is like that of a king. Are you willing to die beneath his words? Cheng-Kong also imparts a Dharma to people. Death words. But these death words, can they also give people life?” Yun-Feng then turned to leave, but Huang-Long pulled him back, saying: “If that’s so, then what teacher now lives up to your meaning?" Y”n-Feng said: “Shi-Shuang-Chu-Yuan’s methods are known everywhere and all the disciples can see that he’s unsurpassed. Huang-Long thought to himself , Master Yueh is a student of Da-Yu, but he’s sending me to see Shi-Shuang. How can this be?” 

·Sư liền sửa soạn khăn gói sáng hôm sau lên đường. Đi đến nửa đường, sư nghe Từ Minh mỗi việc đều lừa đảo thiền sinh, liền thối chí không đi. Sư ở tại làng Bình nhiều ngày. Kế, sư lên Hoành Nhạc đến chùa Phước Nghiêm yết kiến Thiền sư Hiền, Thiền sư Hiền cử sư làm thơ ký. Chợt Thiền sư Hiền tịch, Quận thú mời Từ Minh đến trụ trì. Được tin nầy, sư rất hoan hỷ có cơ hội để nghiệm xét lời Văn Duyệt nói. Từ Minh đến, sư trông thấy thân tâm đều cung kính. Nghe Từ Minh luận nói phần nhiều chê các nơi mỗi đều thuộc tà giải. Chính chỗ Sư được mật chỉ nơi Phần Đàm cũng bị bác bỏ. Sư nhớ lại lời nói của Văn Duyệt lúc bình nhật rất đúng. Sư liền thay đổi quan niệm nói: “Đại trượng phu trong thâm tâm cứ nghi ngại hoài sao?”—Huang-Long then went to seek out Shi-Shuang. While on the way he heard that Shi-Shuang was not taking students, so he went instead to Mount Heng, where he visited the teacher Fu-Yan Xian. Fu-Yan gave Huang-Long the job of temple secretary. Shortly thereafter Fu-Yan died, and the governor appointed Shi-Shuang to replace him. When Shi-Shuang arrived, he disparaged everything at the temple, ridiculing everything he saw as wrong. Huang-Long was deeply disappointed with Shi-Shuang’s manner. When Huang-Long visited Shi-Shuang in his abbot’s room, Shi-Shuang said: “Cheng-Kong studied Yun-Men’ Zen, so he must surpass Yun-Men’s teaching. When Yun-Men spared T’ong-Shan Shou-Chu three blows with staff, did T’ong-Shan suffer the blows or not?” Huang-Long said: “He suffered the blows.” Shi-Shuang said fiercely: “From morning till night the magpies ry and the crows caw, all of them in response to the blows they’ve suffered.” Shi-Shuang then sat in a cross-legged position, and Huang-Long lit incense and blowed to him. Shi-Shuang later asked: “Zhao-Chou sai: ‘The old lady of Mount T’ai, I’ll go check her out for you.’ But where was the place he checked her out?” Huang-Long sweated profusely but he couldn’t answer. 

·Sư liền vào thất Từ Minh, thưa: “Huệ Nam do tối dốt trông đạo mà chưa thấy, giờ tham thiền khi hôm, nghe thầy dạy như người đi lạc đường được xe chỉ nam. Cúi xin Hòa Thượng đại từ bố thí pháp khiến cho con dứt hết nghi ngờ.” Từ Minh cười bảo: “Thơ ký đã lãnh đồ chúng và du phương nổi tiếng khắp tùng lâm, nếu còn có nghi ngờ chẳng cần khổ cầu như vậy, hãy ngồi mà thương lượng.” Từ Minh liền gọi thị giả đem ghế mời sư ngồi. Sư vẫn từ chối và thành khẩn tha thiết cầu chỉ dạy. Từ Minh bảo: “Thơ ký học thiền Vân Môn ắt không được yếu chỉ ấy. Như nói: “Tha Động Sơn ba gậy.” Động Sơn khi ấy nên đánh hay chẳng nên đánh?” Sư thưa: “Nên đánh.” Từ Minh nghiêm nghị bảo: “Nghe tiếng ba gậy liền cho là nên ăn gậy, vậy ông từ sáng đến chiều nghe chim kêu trống đánh, tiếng chuông tiếng bảng, cũng nên ăn ba gậy. Ăn gậy đến lúc nào mới thôi.” Sư chỉ nhìn sửng mà thôi. Từ Minh bảo: “Tôi lúc đầu nghi không thể làm thầy ông. Giờ đây đã đủ tư cách làm thầy ông. Ông hãy lễ bái đi. Sư lễ bái xong, đứng dậy. Từ Minh nhắc lời trước: “Nếu ông biết được ý chỉ Vân Môn thì, Triệu Châu thường nói: ‘Bà già ở Đài Sơn bị ta khám phá,’ thử chỉ ra chỗ khám phá xem?” Sư mặt nóng hực, mồ hôi xuất hạn, không biết đáp thế nào—When Huang-Lung visited Shi-Shuang in his abbot’s room, Shi-Shuang said, “Cheng-Gong sutdied Yun-Men’s Zen, so he must surpass Yun-Men’s teaching. When Yun-Men spared Dong-Shan Shou-Chou three blows with the staff, did Dong-Shan suffer the blows or not?” Huang-Lung said, “He suffered the blows.” Shi-Shuang said piercely, “From morning till night the magpies cry and the crows caw, all of them in response to the blows they’ve suffered.” Shi-Shuang then sat in a cross-legged position, and Huang-Lung lit incense and bowed him. Shi-Shuang later asked, “Zhao-Chou said, ‘The old lady of Mount Tai—I’ll go check her out for you.’ But where was the placehe checked her out?” Huang-Lung sweated profusely but couln’t answer. 

·Hôm sau sư lại vào thất, bị Từ Minh mắng chửi. Sư hổ thẹn, nhìn những người hai bên nói: “Chính vì chưa hiểu câu quyết nghi, mắng chửi đâu phải qui củ từ bi thí pháp!” Từ Minh cười nói: “Đó là mắng chửi sao?” Ngay câu nói ấy, sư đại ngộ. Làm bøi tụng:

“Kiệt xuất tùng lâm thị Triệu Châu

Lão bà khám sứ một lai do

Như kim tứ hải thanh như cảnh

Hành nhơn mạc dỉ lộ vi thù.”

(Giỏi vượt tùng lâm là Triệu Châu

Lão bà nơi khám không mối manh

Hiện nay bốn biển như gương sáng

Bộ hành thôi chớ ghét con đường).

The next day, Huang-Long went to Shi-Shuang’s room again. Shishuang berated him unceasingly. Huang-Long said: “Is cursing a compassionate way of carrying out the teaching?” Shi-Shuang yelled: “Try cursing and see!” At these words Huang-Long experienced a great awakening. He the wrote the following verse:

“The eminent adept Zhao-Chou

Had his reasons for checking out the old lady.

Now the four seas are like a mirror,

And a pilgrim no longer hates the road.”

·Sư thị tịch năm 1069—He passed away in 1069.

63. Phương Hội Dương Kỳ Thiền Sư

Zen master Fang-Hui-Yang-Qi

Thiền sư Phương Hội sanh năm 992 tại Viên Châu (bây giờ thuộc tỉnh Giang Tây), đệ tử và là người kế thừa Pháp của Thiền Sư Thạch Sương Sở Viện, và là thầy của Bạch Vân Thủ Đoan. Dương Kỳ lập ra phái Thiền Lâm Tế mang tên ông, một trong hai nhánh thiền Lâm Tế sau khi thầy Thạch Sương thị tịch. Phái Thiền nầy được các thiền sư Trung Hoa và Nhật Bản mang vào Nhật Bản và hiện nay vẫn còn được lưu truyền tại đây—Zen master Fang-Hui-Yang-Qi was born in 992 in Yuan-Chou (now in Jiang-Xi Province), was a disciple and dharma successor of Shi-Shuang-Chu-Yuan, and the master of Pai-Yun-Shou-Tuan. Yang-Qi founded the Yogi school of Lin-Chi Zen, which bears his name. It is one of the two lineages into which the tradition of the Lin-Chi school divided after Master Shih-Shuang. The strict Zen of Yogi lineage was brought to Japan by Chinese and Japanese masters and still flourishes there today.

·Đi du phương, sư đến yết kiến Thiền sư Từ Minh ở Nam Nguyên. Sư dừng lại đây phụ tá cho Từ Minh một cách siêng năng cần khổ. Từ Minh dời sang Thạch Sương Đạo Ngô, sư cũng dời theo. Nơi đây sư làm Giám Tự (administrator). Tuy theo Từ Minh đã lâu mà sư chưa tỉnh ngộ. Mỗi khi đến thưa hỏi, Từ Minh bảo: “Việc trong ty khố quá nhiều hãy đi.” Hôm khác sư đến hỏi, Từ Minh bảo: “Giám Tự ngày sau con cháu khắp thiên hạ cần gì vội gấp.” Một hôm Từ Minh vừa đi ra chợt mưa đến, sư rình ở con đường tắt. Từ Minh đến, sư liền nắm đứng lại nói: “Ông già này! Hôm nay phải vì tôi nói, nếu không nói tôi sẽ đánh ông.” Từ Minh nói: “Giám Tự biết là việc quanh co liền thôi.” Câu nói chưa dứt, sư đại ngộ, liền đảnh lễ ngay dưới bùn. Hôm sau, sư đầy đủ oai nghi đến phương trượng lễ ta. Từ Minh quở: “Chưa phải.”—When Shi-Shuang Chu-Yuan moved from Nan-Yuan to Mount T’ao-Wu, and then to Shi-Shuang, Yang-Qi followed him, performing administrative affairs in each place. Although Yang-Qi remained with Shi-Shuang for a long time, he never attained enlightenment. Each time he would have an interview, Shi-Shuang would say: “There are a lot of administrative affairs requiring attention. Go do them.” On one occasion when Yang-Qi went to see Shi-Shuang for instruction on practice, Shi-Shuang said: “Director! Someday your descendants will cover the earth. Why are you in a hurry?” One day, Shi-Shuang had just gone out when it suddenly began to rain. Yang-Qi spied his teacher’s walking on a small path, chased him down, and grabbed him, saying: “You’ve got to talk to me now, or else I’m going to hit you!” Shi-Shuang said: “Director! You already completely know how to take care of things, so that’s enough!” Before Shi-Shuang had finished speaking, Yang-Qi experienced great enlightenment. He then kneeled and bowed to Shi-Shuang on the muddy path.

·Từ Minh thượng đường, sư ra hỏi: “Khi chim núp kêu nẩm nẩm, từ mây bay vào núi loạn, là thế nào?” Từ Minh đáp: “Ta đi trong cỏ hoang, ngươi lại vào thôn sâu.” Sư thưa: “Quan chẳng nhận kim, lại mượn một câu hỏi.” Từ Minh liền hét. Sư thưa: “Hét hay” Từ Minh lại hét. Sư cũng hét. Từ Minh hét luôn hai tiếng. Sư lễ bái. Từ Minh nói: “Việc nầy là cá nhơn mới gánh vác.” Sư phủi áo ra đi—Yang-Qi asked Shi-Shuang: “How is it when the great dark bird cries ‘na! Na!’ and flies down from the clouds into the chaotic mountain peak?” Shi-Shuang said: “I walk in wild grasses. You rush into the village.” Yang-Qi said: “When the senses have no room for even a needle, still there is another question.” Shi-Shuang then shouted. Yang-Qi said: “Good shout.” Shi-Shuang shouted again. Yang-Qi also shouted. Shi-Shuang then shouted twice. Yang-Qi bowed. Shi-Shuang said: “This affair concerns one person taking up and carrying a lotus.” Yang-Qi shook his sleeves and went out. 

·Dương Kỳ thường nói một cách tích cực về an tâm lập mệnh và cái giàu phi thế tục của ngài. Thay vì nói chỉ có đôi tay không, ngài lại nói về muôn vật trong đời, nào đèn trăng quạt gió, nào kho vô tận, thật quá đủ lắm rồi như chúng ta có thể thấy qua bài thơ sau đây diễn tả về ngôi nhà điêu tàn của sư:

“Nhà ta phên mái rách tơi bời

Nền trắng một màu tuyết trắng rơi

Giá lạnh toàn thân, lòng vạn mối

Người xưa nhà chỉ bóng cây thôi.”

—Zen master Yang Ch’i always talked positively about his contentment and unworldly riches. Instead of saying that he is empty-handed, he talked of the natural sufficiency of things about him as we can see throught this poem concerning his deserted habitation:

My dwelling is now here at Yang-Ch’i

The walls and roof, how weather-beaten!

The whole floor is covered white with

Snow crystal, shivering down the neck,

I am filled with thoughts.

How I recall the ancient masters whose

habitat was no better than the shade of a tree!”

Theo Thiền sư D. T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, bài thơ nầy không ngụ ý tác giả ăn không ngồi rồi hay không làm gì khác, hoặc không có gì khác hơn để làm hơn là thưởng thức hoa đào no trong nắng sớm, hay ngắm vầng trăng trong tuyết bạc, trong ngôi nhà đìu hiu. Ngược lại, ngài có thể đang hăng say làm việc, hoặc đang dạy đệ tử, hoặc đang tụng kinh, quét chùa hay dẫy cỏ như thường lệ, nhưng lòng tràn ngập một niềm thanh tịnh khinh an. Mọi mong cầu đều xả bỏ hết, không còn một vọng tưởng nào gây trở ngại cho tâm trí ứng dụng dọc ngang, do đó tâm của ngài lúc bấy giờ là tâm ‘không,’ thân là ‘thân nghèo.’ Vì nghèo nên ngài biết thưởng thức hoa xuân, biết ngắm trăng thu. Trái lại, nếu có của thế gian chồng chất đầy con tim, thì còn chỗ nào dành cho những lạc thú thần tiên ấy. Kỳ thật, theo sư Dương Kỳ thì sự tích trữ của cải chỉ toàn tạo nghịch duyên khó thích hợp với những lý tưởng thánh thiện, chính vì thế mà sư nghèo. Theo sư thì mục đích của nhà Thiền là buông bỏ chấp trước. Không riêng gì của cải, mà ngay cả mọi chấp trước đều là của cải, là tích trữ tài sản. Còn Thiền thì dạy buông bỏ tất cả vật sở hữu, mục đích là làm cho con người trở nên nghèo và khiêm cung từ tốn. Trái lại, học thức khiến con người thêm giàu sang cao ngạo. Vì học tức là nắm giữ, là chấp; càng học càng có thêm, nên ‘càng biết càng lo, kiến thức càng cao thì khổ não càng lắm.’ Đối với Thiền, những thứ ấy chỉ là khổ công bắt gió mà thôi—According Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, Book I, this poem is not to convey the idea that he is idly sitting and doing nothing particularly; or that he has nothing else to do but to enjoy the cherry-blossoms fragrant in the morning sun, or the lonely moon white and silvery in a deserted habitation. In the contrary, he may be in the midst of work, teaching pupils, reading the sutras, sweeping and farming as all the master have done, and yet his own mind is filled with transcendental happiness and quietude. All hankerings of the heart have departed, there are no idle thoughts clogging the flow of life-activity, and thus he is empty and poverty-stricken. As he is poverty-stricken, he knows how to enjoy the ‘spring flowers’ and the ‘autumnal moon.’ When worldly riches are amassed in his heart, there is no room left there for such celestial enjoyments. In fact, according to Zen master Yang-Ch’i, the amassing of wealth has always resulted in producing characters that do not go very well with our ideals of saintliness, thus he was always poor. The aim of Zen discipline is to attain to the state of ‘non-attainment.’ All knowledge is an acquisition and accumulation, whereas Zen proposes to deprive one of all one’s possessions. The spirit is to make one poor and humble, thoroughly cleansed of inner impurities. On the contrary, learning makes one rich and arrogant. Because learning is earning, the more learned, the richer, and therefore ‘in much wisdom is much grief; and he that increased knowledge increased sorrow.’ It is after all, Zen emphasizes that this is only a ‘vanity and a striving after wind.’

·Sư hỏi vị Tăng mới đến: “Mây dày đường hẹp xe to từ đâu đến?” Vị Tăng thưa: “Trời không bốn vách.” Sư hỏi: “Đi rách bao nhiêu giày cỏ?” Vị Tăng liền hét. Sư bảo: “Một hét hai hét sau lại làm gì?” Vị Tăng nói: “Xem ông Hòa Thượng già vội vàng.” Sư nói: Cây gậy không có ở đây, thôi ngồi uống trà.”—Yang-Qi asked a monk who had just arrived: “The fog is thick and the road is obscured, so how did you get here?” The monk said: “The sky does not have four walls.” Yang-Qi said: “How many straw sandals did you wear out coming here?” The monk shouted. Yang-Qi said: “One shout. Two shout. After that, then what?” The monk said: “I meet you, Master, but you’re quite busy.” Yang-Qi said: “I don’t have my staff. Sit and have some tea.” 

·Sư hỏi vị Tăng mới đến: “Lá rụng mây dồn sớm rời chỗ nào?” Vị Tăng thưa: “Quan Âm.” Sư nói: “Dưới chơn Quan Âm một câu làm sao nói?” Vị Tăng nói: “Vừa đến thấy nhau xong.” Sư hỏi: “Việc thấy nhau là thế nào?” Vị Tăng không đáp được: Sư bảo: “Thượng Tọa thứ hai đáp thế Thượng Tọa thứ nhất xem?” Vị Tăng thứ hai cũng không đáp được. Sư bảo: “Cả hai đều độn hết.”—When another monk arrived, Yang-Qi said to him: “The leaves fall and the clouds gather. Where did you come from today?” The monk said: “From Kuan-Yin.” Yang-Qi asked: How would you say one word from beneath Kuan-Yin’s heels?” The monk said: “I’ve just arrived to see you.” Yang-Qi said: “What is it that you’ve seen?” The monk didn’t answer. Yang-Qi said to a second monk who had also come: “You! Can you say something for this practitioner?” The second monk didn’t answer. Yang-Qi said: “Here are a couple of dumb horses.” 

·Sư thị tịch năm 1054—He passed away in 1054. 

Dương Kỳ Phương Hội Phái: Yang-Qi-Fang-Hui Sect—Phái Thiền có nguồn gốc từ Thiền Sư Trung Quốc tên Dương Kỳ Phương Hội. Đây là nhánh quan trọng nhất trong hai nhánh thiền thoát thai từ thiền Lâm Tế sau khi Thiền sư Thạch Sương Sở Viện thị tịch. Trong truyền thống thiền Lâm Tế người ta gọi nó là Lâm Tế Dương Kỳ. Phái Dương Kỳ có nhiều thiền sư quan trọng, trong đó có Vô Môn Tuệ Khai, người sưu tập bộ Vô Môn Quan. Sau nầy các môn đệ của Vô Môn, nhất là Kakushin, đã du nhập vào Nhật Bản dòng thiền Lâm Tế Dương Kỳ, hiện vẫn còn tồn tại. Vào cuối thời nhà Tống, khi Thiền tông bất đầu suy thoái, dòng Lâm Tế Dương Kỳ trở thành nơi dung hợp cho tất cả các phái Thiền khác cũng đang suy yếu và biến mất. Dưới thời nhà Minh, Thiền hòa lẫn với Tịnh Độ nên mất đi tính chất riêng của nó, không còn tinh thần “tâm truyền tâm” nữa—Yang-Qi-Fang-Hui, a school of Zen originating with the Chinese Ch’an master Yang-Qi-Fang-Hui. It is one of the two most important lineages into which the Lin-Chih split after Shih-Shuang Ch’u-Yuan. As a traditional lineage of Lin-Chih Zen, it is also called the Lin-Chih-Yang-Qi lineage. TheYang-Qi school produced important Zen masters like Wu-Men-Hui-K’ai, the compiler of the Wu-Men-Kuan, and his Dharma successor, Kakushin, who brought the Ch’an of Lin-Chih-Yang-Qi lineage to Japan, where as Zen it still flourishes today. As Ch’an gradually declined in China after the end of Sung period, the Lin-Chih-Yang-Qi school became the catchment basin for all the other Ch'an schools, which increasingly lost importance and finally vanished. After becoming mixed with the Pure Land school of Buddhism, in the Ming period Ch’an lost its distinctive character and ceased to exist as an authentic lineage of transmission of the Buddha-dharma “from heart-minf to heart-mind.”

64. Đơn Hà Tử Thuần

Zen master Dan-Xia-Zhi-Chun

Thiền sư Đơn Hà Tử Thuần sanh năm 1064 tại tỉnh Tứ Xuyên, là một trong những đại đệ tử của Thiền sư Phù Dung. Ông thọ cụ túc giới vào năm hai mươi tuổi. Sư trụ tại núi Đơn Hà, thuộc tỉnh Tứ Xuyên—Zen master Dan-Xia-Zhi-Chun was born in 1064 in Si-Chuan province, one of the great disciples of Zen master Fu-Rong. He was ordained at the age of twenty. He resided at Mount Dan-Xia. 

·Một hôm sư thượng đường thuyết pháp: “Trong càn khôn giữa vũ trụ, ở trong có một hòn ngọc ẩn tại hình sơn. Triệu Pháp Sư nói vậy, chỉ có thể chỉ vào dấu và nói về vết, chứ không thể cầm lấy mà chỉ bày cho người. Ngày nay Đơn Hà mở toát vũ trụ đập nát hình núi, cầm lấy mà chỉ bày cho mọi người quan sát. Những người có tuệ nhãn có thể thấy được.” Đơn Hà cầm gậy dọng xuống sàn nói: “Có thấy không? Cò trắng trên tuyết sắc vẫn khác, Trăng sáng hoa lau chẳng giống nhau.”—One day he entered the hall and addressed the monk, saying, “Within the cosmos, inside the universe, at the very center, there is a jewel concealed in form mountain. Dharma master Zhao says that you can only point at tracks and speak of traces of this jewel, and that you cannot hold it up for others to see. But today I split open the universe, break apart form mountain and hold it forth for all of you to observe. Those with the eye of wisdom will see it.” Dan-Xia hit the floor with his staff and said, “Do you see? A white egret stands in the snow, but its color is different. It doesn’t resemble the clear moon or the water reeds!”

·Sư thượng đường, nhắc lại Đức Sơn dạy chúng nói: “Tông ta không ngữ cú, không một pháp cho người.” Đức Sơn nói thoại thế ấy, đáng gọi là chỉ biết vào cỏ tìm người, bất chợt toàn thân bùn nước. Chín chắn xem ra, chỉ đủ một con mắt. Nếu là Đơn Hà thì không thế. Tông ta có ngữ cú đao vàng cắt chẳng mở, sâu xa chỉ huyền diệu, ngọc nữ đêm mang thai—Dan-Xia entered the hall and said, De-Shan spoke as follows: “My doctrine is without words and phrases, and truthfully, I have no Dharma to impart to people.” You can say De-Shan knew how to go into the grass to save people. But he didn’t soak the whole body in muddy water. If you look carefully you see he has just one eye. But as for me, my doctrine has words and phrases, and a golden knife can’t cut it open. It is deep, mysterious, and sublime. A jade woman conceives in the night.”

·Sư thượng đường: “Dừng dừng đúng ngọ còn thiếu nửa, lặng lặng canh ba vẫn chửa tròn, sáu cửa chẳng từng biết hơi ấm, lại qua thường ở trước trăng trong.”—Dan-Xia entered the hall and said, “At high noon is still lacks half. In the quiet night it is still not complete. Households haven’t known the intimate purpose, always going and coming before the clear moon.”

·Sư thượng đường thuyết: “Trăng sáng chiếu soi đầm trong bày bóng, nước không có ý thấm trăng, trăng không có tâm soi nước, trăng nước cả hai đều quên mới đáng gọi là đoạn. Vì thế nói: Việc lên trời cần phải thổi mất, việc thập thành cần phải dẹp mất, ném vàng vang tiếng chẳng cần xoay nhìn. Nếu hay như thế mới hiểu nhằm trong dị loại mà đi. Quý vị đến trong ấy lại thấu hiểu chăng? Sư im lặng một lúc lại nói: Thường đi chẳng cất nhân gian bước, mang lông đội sừng lẫn đất bùn.”—Dan-Xia entered the hall said, “The precious moon streams its shining light, spreading out vast and clear. The water reflects, but does not absorb its essence, nor does the moon rend its shining mind. When water and moon are both forgotten, this may be called cut-off. Therefore, it is said: Things rising to heaven must fall back to earth. What is fully completed is inevitably lacking. Cast off the desire for reputation and don’ look back. If you can do this, you can then walk in the fantastic diversity. And when you have reached this place, have you seen it all? After a long pause Dan-Xia said: If you are not devoted to walking among people, then you fall into the dirt and mud wearing feathers and horns.”

Thiền Sư Đơn Hà thị tịch vào mùa xuân năm 1117. Tháp cốt của sư được dựng lên ở phía nam Hồng Sơn, bây giờ là thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc—Dan-Xia died in the spring of the year 1117. A monment and the master’s complete remains were placed in a stupa south of Mount Hong, now is Wu-Han city, Hubei province.

65. Duy Chiếu Bảo Phong

Zen master Wei-Zhao-Bao-Feng

Thiền Sư Duy Chiếu Bảo Phong quê ở Giản Châu (bây giờ là Giản Dương thuộc tỉnh Tứ Xuyên)—Zen master Wei-Zhao-Bao-Feng’s home town was in ancient Jian-Chou (now is Jian-Yang in Si-Chuan province).

·Một hôm đọc sách, ông giật mình với câu, “Tánh tương cận dã, tập tương viễn dã.” Sư nói: “Phàm Thánh vốn một thể, do tập nên sai khác, tôi biết đó rồi.” Liền đó sư đến Thành Đô làm đệ tử Sư Thanh Thới ở Lộc Uyển. Sư thọ cụ túc giới năm mười chín tuổi—One day while reading a book, he was startled by the phrase, “One’s self-nature is near, but realizing it is remote.” He then said: “The mundane and the sacred are of one body, but because of habit and circumstances they are differentiated. I know this to be true.” He then hastened to the city of Cheng-Tu and studied under the teacher Shing-T’ai in Lu-Yuan, receiving full ordaination at the age of nineteen.

·Một hôm sư thượng đường thuyết pháp: “Phật xưa nói, ‘Khi ta mới thành Chánh Giác chính thấy chúng sanh trên đại địa thảy đều thành Chánh Giác.’ Sau Ngài lại nói, ‘Sâu thẳm xa xôi không người biết nổi.’ Kẻ không kiến thức, khéo đầu rồng đuôi rắn.” Sư liền xuống tòa—One day Bao-feng entered the hall and addressed the monks, saying: "A“ ancient Buddha said, 'W‘en I first gained complete awakening I personally saw that all beings of the great earth are each fully endowed with complete and perfect enlightenment.’ And later he said, ‘It’s a great mystery. No one can fathom it.’ I don’t see anyone who understands this. Just some blowhards.” He then got down from the seat.

·Sư thượng đường thuyết pháp: “Chư Phật quá khứ đã nhập Niết Bàn rồi, cả thảy các ngươi không nên vói nhớ; chư Phật vị lai chưa ra đời, cả thảy các ngươi không nên vọng tưởng; chính hiện ngày nay ngươi là người gì? Hãy tự xét lấy!.”—Bao-Feng entered the hall and addressed the monks, saying: “All the Buddhas of bygone have already entered nirvana. You people! Don’t be nostalgic about them. The Buddhas of the future have not yet appeared in the world. All of you, don’t be deluded! On this very day who are you? Study this! 

·Một lần khác sư thượng đường thuyết pháp: “Xưa tự chẳng sanh, nay cũng chẳng diệt, là chết chẳng được mẫu mực. Nơi đây xuất sanh chồn nầy diệt hết, là hàm sanh chịu quy củ. Bậc đại trượng phu cần phải ở trong dòng sanh tử, nằm trong rừng gai gốc, cúi ngước co duỗi tùy cơ lập bày, hay như thế đó là dùng vô lượng phương tiện trang nghiêm tam muội, cửa đại giải thoát liền mở rộng thênh thang. Nếu chưa như thế, vô lượng phiền não tất cả trần lao đứng sựng trước mặt bít lấp đường xưa.”—Another time, Bao-Feng entered the hall addressed the monks, saying: “The fundamental self is unborn, nor is it annihilated in the present. It is undying. But to be born in a certain place, and to die someplace else, is the rule of being born in a life. Great persons must position themselves in this flow of life and death. They must lie down in the thorny forest. They must be pliable and able to act according to circumstances. If they are thus, then immeasurable expedients, grand samadhis, and great liberation gates are instantly opened. But if they are not yet this way, then defilements, all toilsome dust, and mountains loom before them and block the ancient road.”

Thiền Sư Duy Chiếu Bảo Phong thị tịch năm 1128. Xá lợi của sư lóng lánh như bảo châu ngọc bích. Lưỡi và răng của sư không bị lửa đốt cháy. Tháp thờ xá lợi của sư hiện vẫn còn, bên đỉnh phía tây của tự viện—Zen master Wei-Zhao-Bao-Feng died in 1128. His cremated remains were like jewels and blue pearls. His tongue and teeth were undamaged by the flames. His stupa was placed on the western peak near the temple.

66. Tổ Tâm Hối Đường Hoàng Long

Zen master Hui-T’ang-Tsu-Hsin

(1025-1100)

·Thiền sư Tố Tâm Hối Đường sanh năm 1025 tại tỉnh Quảng Đông. Năm mười chín tuổi sư bị mù, cha mẹ nguyện cho sư xuất gia, liền đó mắt sư sáng lại. Sau khi tòng học ba năm với vị thầy thiền đầu tiên của sư là thiền sư Vân Duyện ở Vân Phong, sư bèn từ giả thiền sư Vân Duyệt ra đi. Sư Vân Duyệt bảo sư nên đến nương với Sư Huệ Nam ở Hoàng Bá. Sư đến Hoàng Bá ở bốn năm, nhưng không kết quả, sư lại trở về Vân Phong; tuy nhiên lúc ấy sư Vân Duyệt đã thị tịch, nên sư tìm đến với sư Thạch Sương—Zen master Tsu-Hsin-Hui-T’ang-Huang-Lung was born in 1025 in Kuang-T’ung province. After he was blind at the age of nineteen, his parents vowed to let him to leave home and to join the order. His eyes were back to normal again. After studying for three years with his first Zen teacher, Wen-Yueh in Yun-Feng, he left Yun-Yueh. Master Wen-Yueh advised him to go to see Zen master Hui-Nan at Huang-Bo. Tsu-Hsin then went to study under Hui-Nan; however, he returned to Yun-Feng after four years without gaining any clarity. Tsu-Hsin-Hui-Tang discovered that Wen-Yueh had passed away, so he stayed with Shih-Shuang.

·Một hôm sư đọc Truyền Đăng Thực Lục đến đoạn “Tăng hỏi Thiền sư Đa Phước: Thế nào là một vườn tre của Đa Phước? Đa Phước đáp: Một cây hai cây nghiêng. Tăng thưa: Chẳng hiểu. Đa Phước nói: Ba cây bốn cây cong.” Khi ấy sư liền giác ngộ hiểu rõ được hai thầy. Sư liền đi thẳng đến Hoàng Bá. Vừa mới trải tọa cụ, Huệ Nam cười nói: Ngươi vào thất của ta. Sư cũng thích thú vui mừng thưa: Việc lớn xưa nay như thế, Hòa Thượng cần gì dạy người khán thoại đầu và rán hết sức vạch tìm ra ý nghĩa ? Huệ Nam đáp: Nếu chẳng dạy ông tầm cứu như thế, đến chỗ không dụng tâm tự thấy tự nhận, là ta đã chôn vùi ngươi vậy.”—One day he was reading A Lamp Record, when he came upon the passage, “A monk asked Zen master T’o-Fu, ‘What is T’o-Fu’s bamboo grove?’ T’o-Fu replied, ‘One stalk, two stalk slanted.” The monk said, ‘I don’t understand.’ T’o-Fu then said, ‘Three stalks, four stalks crooked.” Upon reading these words Tsu-Hsin-Hui-T’ang experienced great awakening and finally grasped the teaching of his previous two teachers. Tsu-Hsin returned to see Huang-Bo. When he arrived there and prepared to set out his sitting cushion, Huang-Bo said, “You’ve already entered my room.”Tsu-Hsin jumped up and said, “The great matter being thus, why does the master teach koans to the disciples and study the hundred cases of the koan collections?” Huang-Bo said, “If I did not teach you to study in this manner, and you were left to reach the place of no-mind by your own efforts and your own confirmation, then I would be sinking you.”

·Một hôm quan Thái Sử Hoàng Sơn Cốc là một nhà nho, một nhà thơ, đến gõ cửa sư xin học Thiền. Sư nói: “Có một đoạn sách Nho ắt ngài đã nằm lòng dạy đúng như Thiền dạy. Ngài nhớ lại coi có phải Thánh Khổng nói ‘Ông nghĩ rằng tôi có điều dấu ông. Nầy các ông ơi, thật tôi không dấu diếm điều gì hết.’ Nhà Nho toan đáp, nhưng sư một mực nói: “Không! Không!” khiến cho quan Thái sử không mở miệng được, bối rối cả tâm thần, nhưng không biết thưa thốt gì. Sau đó hai người có dịp đi chơi núi. Gặp mùa hoa quế rừng nở rộ, hương thơm ngát cả một vùng. Sư hỏi: “Ngài có ngửi thấy mùi hương không?” Quan Thái sử đáp: “Vâng.” Sư tiếp: “Đó, tôi có dấu gì ngài đâu?” Câu nói tức thì mở tâm quan Thái sử. Thật hiển nhiên ‘ngộ’ há phải từ bên ngoài đến, hay do người khác cưỡng ép vào ta đâu, mà chính tự nó nó mọc lên ở trong ta? Dầu vị thầy không có dấu gì ta hết, nhưng ta phải ngộ mới thấy được, và tin quyết rằng không gì thiếu hết trong chính ta—One day Huang-Shan-Ku, a Confucian poet and a mandarin, came to Hui-T’ang to be initiated into Zen. Hui-T’ang said: “There is a passage in the text you are so thoroughly familiar with which fully describes the teaching of Zen. Did not Confucius declare: ‘Do you think I am holding back something from you, O my disciples? Indeed, I have held nothing back from you?’ Huang-Shan-Ku tried to answer, but Hui-T’ang immediately made him keep silence by saying: “No! No!” The mandarin felt trouble in mind, and did not know how to express himself. Some time later they were having a walk in the mountain. The wild laurel was in full bloom and the air was redolent. Hui-T’ang asked: “Do you smel it?” Huang-Shan-Ku said: “Yes!” Hui-T’ang said: “There, I have kept nothing back from you!” This suggestion from the master at once led to the opening of Huang-Shan-Ku’s mind. Is it not evident now that enlightenment is not a thing to be imposed upon another, but that it is self-growing from within? Though nothing is kept away from us, it is through enlightenment that we become cognizant of the fact, being convinced that we are all sufficient unto ourselves. 

·Một lần sư thượng đường đọc kệ—One time, he entered the hall to read this verse:

“Tích nhơn khứ thời thị kim nhật

Kim nhật y nhiên nhơn bất lai

Kim ký bất lai tích bất vãng

Bạch vân lưu thủy phong bồi hồi.

Not going,

Not leaving,

Thoughts of South Mountain and Mount T’ien-T’ai,

The silly white cloud with no fixed place,

Blown back and forth by the wind.

(Người xưa ra đi ngày này thực,

Ngày nay như cũ người chẳng về,

Nay đã chẳng về xưa chẳng đến,

Mây trắng nước trôi gió quẩn quanh.

Thích Thanh Từ dịch).

Sư thị tịch năm 1100. Cốt của sư được đưa vào phía đông của “Phổ Giác Tháp.” Ngài được vua ban hiệu “Bảo Giác” Thiền Sư—Tsu-Hsin died in 1100. His remains were intered on the east side of the “Universal Enlightenment Stupa.” The master received the posthumous title “Zen Master Precious Enlightenment.”

67. Thủ Đoan Bạch Vân Thiền Sư

Shou-Tuan-Bai-Yun

Thiền Sư Thủ Đoan Bạch Vân sanh năm 1025 tại Hàn Giang, thuộc tỉnh Hồ Nam. Từ thuở thiếu niên sư đã có khiếu về nghệ thuật. Năm hai mươi tuổi sư thọ cụ túc giới với Thiền sư Úc ở Trà Lăng. Về sau sư đến tham vấn với sư Dương Kỳ, một vị thầy lớn của trường phái Lâm Tế, và sư giác ngộ ở đây—Shou-Tuan-Bai-Yun was born in 1025 in Heng-Yang, Hunan province. As youth, he was skilled at scholarly arts. He received ordinationation at age twenty from Zen master named You in Cha-Ling. Later he traveled to study with Yang-Xi, the great teacher of the Lin-Chi lineage, with whom he attained enlightenment.

·Một hôm Dương Kỳ thình lình hỏi sư: “Bổn sư ngươi là ai?” Sư thưa: “Hòa Thượng Úc ở Đồ Lăng.” Dương Kỳ bảo: “Ta nghe ông ấy qua cầu bị té có tỉnh, làm một bài kệ kỳ đặc, ngươi có nhớ không?” Sư bàn nói lại bài kệ

“Ngã hữu minh châu nhất khỏa,

Cửu bị trần lao quan tỏa,

Kim triệu trần tận quang sanh,

Chiếu phá sơn hà vạn đóa.”

(Ta có một viên minh châu,

Đã lâu vùi tại trần lao,

Hôm nay trần sạch sáng chiếu,

Soi tột núi sông muôn thú.

Zen Master Thích Thanh Từ dịch).

One day Yang-Xi suddenly asked Bai-Yun: “Under what teacher were you ordained?” Bai-Yun said: “Master You in Tu-Ling.” Yang-Chi said: “I heard that he stumbled while crossing a bridge and attained enlightenment. He then composed an unusual verse. Do you remember it or not?” Bai-Yun then recited the verse:

“I possess a lustrous pearl

Long locked away by dust and toil.

Now the dust is gone and a light shines forth,

Illuminating myriad blossoms with the

mountains and rivers.”

·Bất chợt Dương Kỳ cười rồi nhẩy tửng lên. Sư Bạch Vân ngạc nhiên suốt đêm không ngủ. Hôm sau sư đến thưa hỏi, gặp ngày cuối năm, Dương Kỳ hỏi: “Ngươi thấy mấy người hát sơn đông đêm qua chăng?” Sư thưa: “Thấy.” Dương Kỳ bảo: “Ngươi còn thua y một bậc.” Sư lấy làm lạ thưa: “Ý chỉ thế nào?” Dương Kỳ bảo: “Y thích người cười, ngươi sợ người cười.” Sư liền đại ngộ. Sư hầu Dương Kỳ thời gian khá lâu mới giả từ đi Viên Thông. Sư được Thiền Sư Nột cử sư trụ trì chùa Thừa Thiên.Tại đây tiếng tăm của sư lừng lẫy—Yang-Xi sudenly laughed out loud and jmped up. Bai-Yun was shocked by this behavior so much that he hardly slept that night. Early the next morning Bai-Yun came to question Yang-Xi about what had happened the night before. Yang-Xi asked: “Did you witness an exorcism last night?” Bai-Yun said: “Yes.” Yang-Xi said: “You don’t measure up to it.” This startled Bai-Yun. He asked: “What do you mean?” Yang-Xi said: “I enjoyed someone’s laughter. You fear someone’s laughter.” Upon hearing these words, Bai-Yun experienced great enlightenment. Bai-Yun then served as Yang-Xi’s attendant for a long period of time. He later traveled to Yuan-T’ung temple where, at the recommendation of the abbot Zen master Yuan-T’ung Na, he then assumed the abbacy of the temple and taught at Cheng-T’ien temple. There his reputation became widely known.

·Một ngày nọ có một vị Tăng hỏi sư: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Chảo dầu không chỗ lạnh.” Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý Phật pháp?” Sư đáp: “Đáy nước thả trái bầu.” Tăng hỏi: “Thế nào là ý Tổ sư từ Tây sang?” Sư đáp: “Quạ bay thỏ chạy.” Tăng hỏi: “Chẳng cầu chư Thánh, chẳng trọng kỷ linh, chưa phải là việc phần trên của nạp Tăng, thế nào là phần trên của nạp Tăng?” Sư đáp: “Nước chết chẳng chứa rồng.” Tăng hỏi: “Khi thế ấy đi thì sao?” Sư đáp: “Lừa chết ngươi.”—A monk asked Bai-Yun: “What is Buddha?” Bai-Yun said: “A hot soup pot has no cool spot.” A monk asked: “What is the great meaning of Buddhism?” Bai-Yun said: “Push the gourd beneath the water.” A monk asked: “Why did Bodhidharma come from the west?” Bai-Yun said: “Birds fly, rabbits walk.” A monk asked: “Praying to the holy ones, believing in one’s self, there are not the concenrs of a monk. What are the concerns of a monk?” Bai-Yun said: “Dead water does not conceal a dragon.” The monk asked: “And when it’s like that, then what?” Bai-Yun said: “Gain kills you.”

·Một hôm sư thượng đường thuyết pháp: “Cổ nhân để lại một lời nửa câu, khi chưa thấu sờ đến giống hệt vách sắt, bỗng nhiên một hôm sau khi nhìn được thấu, mới biết chính mình là vách sắt. Hiện nay làm sao thấu? Sư lại nói: Vách sắt! Vách sắt!”—One day Zen master Bai-Yun entered the hall and addressed the monks, saying: “The ancients have passed down a few words, and before we penetrate them they are like an iron wall. Suddenly, one day, after we see through it, we know that we ourselves are an iron wall. What can be done to see through this question?” Zen master Bai-Yun also said: “An iron wall! An iron wall!” 

·Một hôm khác sư thượng đường thuyết pháp: “Nếu quả thực được một phen xuất hạn, liền nhằm trên một cọng cỏ hiện lầu quỳnh điện ngọc; nếu chưa quả thực được một phen xuất hạn, dù có lầu quỳnh điện ngọc lại bị một cọng cỏ che lấp mất, thế nào xuất hạn? Tự có một đôi tay khéo ấy, đâu từng xem nhẹ vũ tam đài.”—Another day Zen master Bai-Yun entered the hall to address the monks, saying: “If you go out and really work up a sweat, then when you see a single stalk of grass a jade palace is revealed. But if you don’t put forth this type of effort, then even if you have a jade palace, a single stalk of grass will confound you. How can you really work up a sweat like this? As long as your two hands are tired, you’ll never dance gaily in the three palaces.”

Sư thị tịch năm 1072—Zen master Shou-Tuan-Bai-Yun died in 1072.

68. Nhơn Dũng Bảo Ninh Thiền Sư

Zen master Ren-Yong-Bao-Ning

Thiền sư Nhơn Dũng Bảo Ninh quê ở Tứ Minh. Từ nhỏ sư đã có một phong thái đỉnh đạt thông minh khác thường. Sư thông đạt Thiên Thai giáo. Sau sư đến tham vấn với Thiền sư Tuyết Đậu thuộc phái Vân Môn. Sư Tuyết Đậu nhận ra khả năng tuyệt diệu của sư và thầm biết về sau nầy sư sẽ gánh vác đại pháp, bèn nói cợt bằng cách ban cho sư danh hiệu “Tọa Chủ Anh Tường.” Sư bỏ núi Tuyết Đậu mà thệ rằng: “Tôi đời nầy hoằng hóa nếu không tìm được một minh sư giỏi hơn Tuyết Đậu, thề chẳng trở về quê.” Sau đó sư đến ra mắt Thiền Sư Dương Kỳ. Người ta nói rằng Dương Kỳ nói chưa dứt một câu thì sư đã “đốn sáng tâm ấn.” Sau khi Dương Kỳ thị tịch, sư cùng Thủ Đoan hành hiệp. Cuối cùng sư trụ lại và dạy pháp tại Bảo Ninh cho đến khi thị tịch—Zen master Ren-Yong-Bao-Ning was from Si-Ming. As a young man he possessed a remarkably dignified appearance as well as extraordinary intelligence. He excelled at the study of T’ien-T’ai Buddhism. Later he studied under the great Yun-Men lineage teacher Xue-Tou. Xue-Tou recognized the young man’s wonderful potential as a vessel for the Dharma, but offended Bao-Ning by addressing him with a title “Academic Schoolmaster.” Bao-Ning left Xue-Tou’s mountain with the vow, “I will continue in this life to travel on a pilgrimage to study Zen, and if I don’t find a teacher who surpasses Xue-Tou, I vow to never return home.” Later he came to see Zen master Yang-Xi. It is said that at their first meeting, Yang-Xi did not complete even a single sentence before Bao-Ning attained the “Mind-seal of illuminated awakening” (complete enlightenment). Eventually he settled and taught at the Bao-Ning Temple.

·Một hôm sư thượng đường thuyết pháp: “Sơn Tăng hơn hai mươi năm quảy đãy mang bát vân du tứ hải, đã tham vấn thiện tri thức hơn mười vị, nhà mình trọn không có chỗ thấy; giống như đá cứng vô tri vô giác, tham vấn cũng không có chỗ hay để lợi ích cho nhau, từ đây một đời chỉ làm người không hiểu chi cả, thật tự đáng thương. Bỗng bị gió nghiệp thổi đến phủ Giang Ninh, vô cớ bị người xô đến đầu đường chữ thập, trụ cái viện rách, làm chủ nhơn cơm cháo tiếp đãi kẻ Nam người Bắc, việc bất đắc dĩ, tùy thời có muối có giấm đủ cháo đủ cơm, mặc tình qua ngày. Nếu là Phật pháp, chẳng từng mộng thấy.”—One day Bao-Ning entered the hall to address the monks, saying: “For more than twenty years I carried a pack and bowl, traveling everywhere within the four seas, studying with more than ten different Zen good advisors. But I never caught a glimpse of my own house, and I was just like a senseless stone. All the worthies I practiced with couldn’t provide me a single positive benefit. During that entire time I didn’t learn a thing. But fortunately, my pitiable life was suddenly blown by the karmic winds into Jiang-Ning, where, jostled by the crowd, I was pushed into an old run-down temple on a busy intersection. There, I just served as a porridge vendor, receiving and helping everyone who came along. My duties never let up. There was sufficient salt and vinegar and there was enough gruel and rice. I passed some time in this fashion. I previously never imagined, even in a dream, that I would realize the Buddhadharma in this way."

·Một hôm khác, vị Tăng đến hỏi sư: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Gần lửa trước phỏng.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là đạo?” Sư đáp: “Trong bùn có gai.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là người trong đạo?” Sư đáp: “Rất kỵ đạp đến.” Vị Tăng hỏi tiếp: “Cổ nhân nói gió lạnh thổi lá rụng, vẫn vui cố nhân về, chưa biết ai là cố nhân?” Sư đáp: “Hòa Thượng Dương Kỳ viên tịch đã lâu.” Vị Tăng hỏi: “Chính hiện nay lại có người nào là tri âm?” Sư đáp: “Ông mù trong thôn thầm gật đầu.”—Another day a monk asked Bao-Ning: “What is Buddha?” Bao-Ning said: “Add wood to the fire.” The monk asked: “What is the way?” Bao-Ning said: “There are thorns in the mud.” The monk asked: “Who are people of the Way?” Bao-Ning said: “Those that hate walking there.” The monk asked: “An old worthy said ‘Though the cold wind withers the leaves, it is still a joy when an ancient returns.’ Who is an ancient?” Bao-Ning said: “Master Yang-Xi is long gone.” The monk said: “Right here and now, is there someone who can comprehend this?” Bao-Ning said: “The eyeless old villager secretly taps his head.”

·Hôm khác sư thượng đường nói kệ:

“Gió thu mát,

Vận tùng hay,

Khách chưa về,

Nhớ cố hương.”

Another day Zen master Bao-Ning entered the hall to recite a verse:

“A cold autumn wind,

The wind drones in the pines,

The wayward traveler,

Thinks of his home.”

69. Thanh Liễu Chơn Yết Thiền Sư

Xing-Liao-Zhen-Yieh

Thiền sư Thanh Liễu Chơn Yết sanh năm 1089 tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Sư xuất gia năm mười một tuổi, đến năm mười tám tuổi sư thi đậu Kinh Pháp Hoa. Sau đó sư tiếp tục đi đến Thành Đô tiếp tục học tập kinh điển—Xing-Liao-Zhen-Yieh was born in 1089 in Si-Chuan province, China. He left home at the age of eleven and passed his scriptural examinations on the Lotus Sutra at the age of eighteen. He then traveled to Cheng-Tu, where he continued his scriptural study. 

·Một lần trên đường vân du, sư gặp thiền sư Đơn Hà. Đơn Hà hỏi sư: “Thế nào là chính mình trước không kiếp?” Sư suy nghĩ để trả lời, thì Đơn Hà đã chận lại bảo: “Ngươi còn ồn ào thế sao, hãy đi đi!”—One time on the way of traveling, he met Tan-Xia. Tan-Xia asked him: “What is the self before the empty eon?” When Xing-Liao began to answer, Tan-Xia stopped him and said: “You are disturbed now. Go!”

·Một hôm sư lên ngọn Bát-Vu, bỗng nhiên khế ngộ. Trên đường sư trở về gặp Đơn Hà, thì Đơn Hà đã biết, tát ông một cái và nói: “Đã nói là ông sẽ chạy về đây nói cho ta biết mà.” Sư lễ bái rồi lui ra. Hôm sau, Đơn Hà thượng đường nói kệ:

“Nhật soi cô phong biếc,

Nguyệt đến nước trong khe,

Tổ sư huyền diệu quyết,

Chớ hướng tất lòng an.”

Nói xong Đơn Hà liền xuống tòa.

Thanh Liễu bèn tiến đến trước tòa thưa: “Ngày nay đăng tòa lại chẳng lừa được con.” Đơn Hà hỏi: “Ngươi thử nhắc lại ngày nay ta đăng tòa xem?” Sư im lặng giây lâu. Đơn Hà bảo: “Sẽ nói ông khắp đất.” Sư liền đi ra. 

One day he went to nearby Bo-Yu Peak, he suddenly experienced enlightenment. Upon returning to see Tan-Xia, his teacher immediately knew what had transpired. Before Tan-Xia could speak, Tan-Xia slapped him saying: “You were going to tell me what you know!” He bowed and retreated. The next day, Tan-Xia entered the hall and said to the monks this verse:

“The sun shines on a solitary green peak,

The moon reflects in the cold creek water.

The sublime mystery of the ancestors,

Is not found in the small mind.”

Tan-Xia then got down from the seat. Xing-Liao came forward and said: “A talk like the one you gave today won’t deceive me again.” Tan-Xia said: “Then explain it to me and we will see if you understand.” Xing-Liao was silent. Tan-Xia said: “I will say you caught a glimpse of it.” Xing-Liao then went out.

·Có vị Tăng hỏi: “Chư Phật ba đời nhằm trong đống lửa xoay bánh xe đại pháp, lại quả thực đấy chăng?”Thanh Liễu bảo: “Ta lại nghi đấy.” Vị Tăng bảo: “Hòa Thượng vì sao lại nghi?” Sư đáp: “Hoa đồng thơm đầy đất, chim rừng chẳng biết thơm.”—A monk asked Xing-Liao: “All the Buddhas in the three worlds have turned the great wheel of Dharma into the flames. Has this ceased or not?” Xing-Liao laughed out loud and said: “I have doubts about it.” The monk said: “Master, why do you have doubts about this?” Xing-Liao said: “The fragrance of wild flowers fills the road. The secluded bird does not know it’s spring.”

·Vị Tăng thưa: “Chẳng rơi phong thể lại nhận chuyên thân hay không?” Sư đáp: “Chỗ đi người đá chẳng đồng công.”—A monk asked: “Without letting go of wind and color, is it still possible to pivot oneself or not?” Xing-Liao said: “Whre the stone person walks, there is no other activity.”

·Một hôm sư vào nhà trù xem làm bún, chợt thùng thông lủng đáy. Tăng chúng la hoảng: “Uổng lắm!” Sư bảo: “Thùng thông lủng đáy tự nên vui mừng, vì sao lại phiền não?” Tăng chúng thưa: “Hòa Thượng thì được.” Sư nói: “Quả thực đáng tiếc một thùng bún.”—One day Xing-Liao went into the kitchen and saw a pot of boiling noodles. Suddenly, the bottom fell out of the pot. The monks there were crestfallen, saying: “Oh, what a waste!” Xing-Liao said: “An overturned bucket is a joy. Why are you disturbed?” the monks said: “The master can take delight in it.” Xing-Liao said: “Really, it’s a shame to waste a pot of noodles!”

Thiền sư Thanh Liễu thị tịch năm 1151, ngài được vua ban danh hiệu “Ngộ Không Thiền Sư.”—Xing-Liao died in 1151. He received the posthumous name “Zen Master Enlightened Emptiness.”

70. Ngộ Tân Tử Tâm Thiền Sư

Zen master Wu-Xin-Tzu-Xin-Huang-Lung

Thiền Sư Ngộ Tân Tử Tâm ở Hoàng Long, sanh năm 1044 tại Thiều Châu. Sư xuất gia và thọ cụ túc giới tại tuviện Phật Đà lúc còn rất trẻ. Về sau sư vân du tới viếng Thiền Sư Hoàng-Long-Tổ Tâm thuộc dòng Lâm Tế—Zen master Wu-Xin-Tzu-Xin-Huang-Lung was born in 1044 in Shao-Chou. As a very young man, he entered Fo-Tuo Monastery where he gained ordination. Later he traveled to visit the teacher Huang-Lung-Zu-Xin of the Lin-Chi lineage. 

·Một hôm ngài thượng đường thuyết pháp: “Này chư Thượng Tọa, thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Thân nầy không nhắm đời nay độ, còn đợi đời nào độ thân nầy? Nay còn sống đó, các ngài hãy tham thiền đi, tham thiền là để buông bỏ. Buông bỏ cái gì? Buông bỏ tứ đại, ngũ uẩn; buông bỏ bao nhiêu nghiệp thức từ vô lượng kiếp đến nay; hãy nhìn xuống dưới gót chân của mình mà suy xét cho thấu đáo để thấy đạo lý ấy là gì? Suy tới lui hốt nhiên tâm hoa bừng nở, chiếu khắp mười phương. Sự chứng ngộ thì không thể trao truyền dù chính các ngài biết rõ nó là cái gì. Đây là lúc các ngài có thể biến đất lớn thành vàng ròng, quậy sông dài thành biển sữa. Há không sướng khoái bình sinh hay sao! Vậy thì đừng phí thì giờ niẹm ngôn niệm ngữ mà hỏi đạo hỏi thiền nơi sách vở; bởi vì đạo thiền không ở nơi sách vở. Dù cho thuộc lòng một bộ Đại Tạng cũng như Bách gia chư tủ, chẳng qua là những lời rỗi rãi, khi chết đi chẳng dùng được gì.”—One day he entered the hall to preach his disciples: “O brothers, to be born as a human being is a rare event, and so is the opportunity to listen to discourses on Buddhism. If you fail to achieve emancipation in this life, when do you again expect to achieve it? While still alive, be therefore assiduous in practicing meditation. The practice consists of abandonments. The abandonments of what? You may ask. Abandon your four elements (bhuta), abandon your five aggregates (skandha), abandon all the workings of your relative consciousness (karmavijnana), which you have been cherishing eternity; retire within your inner being and see into the reason of it. As your self-reflection grows deeper and deeper, the moment will surely come upon you when the spiritual flower will suddenly burst into bloom, illuminating the entire universe. The experience is incommunicable, though you yourselves know perfectly well what it is. This is the moment when you can transform this great earth into solid gold, and the great rivers into an ocean of milk. What a satisfaction this is then to your daily life! Being so, do not waste your time with words and phrases, or by searching for the truth of Zen in books; for the truth is not to be found there. Even if you memorize the whole Tripitaka as well as all the ancient classics, they are mere idle words which are of no use whatever to you at the moment of your death. ”

Sư thị tịch năm 1115. Tháp cốt của sư đã được xây về phía bắc của tu viện Hối Đường—He died in 1115. The master’s stupa was built north of the abbot’s room at Hui-T’ang Monastery.

71. Tùng Duyệt Thiền Sư

Zen master Tzong-Yueh Tou-Shuai

Thiền sư Tùng Duyệt Đẩu Suất sanh năm 1044 tại Cám Châu, bây giờ là tỉnh Giang Tây—Zen master Tzong-Yueh Tou-Shuai was born in 1044 in Kan-Chou, a place in modern Jiang-Xi province.

·Sư làm “thủ chúng” ở tu viện Đạo Ngộ, trong một dịp hướng dẫn Tăng chúng đến yết kiến Hòa Thượng Trí ở Vân Cái. Sau một vài câu đàm luận, thiền sư Trí đã biết được biệt tài của sư. Hòa Thượng Trí bèn cười bảo: “Xem thủ tọa khí chất phi phàm, tại sao thốt ra lời dường như kẻ say?” Sư đỏ mặt xuất mồ hôi thưa: “Cúi mong Hòa Thượng chẳng tiếc từ bi.” Hòa thưuợng Trí lại dùng lời châm chích thêm. Sư mờ mịt, liền xin nhập thất tham vấn riêng với Hòa Thượng. Hòa thượng Trí hỏi: “Ông đã từng thấy Hòa thượng Pháp Xướng chăng?” Sư thưa: “Có từng xem ngữ lục của Ngài, tự hiểu rõ, chứ không mong thấy.”—Tzong-Yueh was the head monk at Tao-Wu Monastery, and on one occasion he led a group of monks on a journey to visit Zen master Yun-Kai Zhi. After only a few sentences of conversation, Zhi knew that Tzong-Yueh possessed special ability. Zhi laughed and said: “I observe that your breath is unusual. Why is it that when you speak your breath is like that of a drunkard?” Tzong-Yueh’s face became flushed and he broke out in sweat, and he said: “Ihope the master won’t spare your compassion.” Zhi continued to talk to Tzong-Yueh, goading him. Tzong-Yueh was flushed and didn’t understand. He asked to have a private interview with Zhi. In the abbot’s room, Zhi asked Tzong-Yueh: “Have you ever seen Zen master Fa-Chang?” Tzong-Yueh said: “I have read the record of his talks. I understood it all, so I don’t want to see him.”

·Hòa Thượng Trí hỏi tiếp: “Từng thấy Hòa thượng Văn ở Động Sơn chăng?” Tùng Duyệt thưa: “Người Quan Tây vô não, mang một cái quần vải khai nước đái, có chỗ nào hay?” Hòa thượng Trí nói ngay: “Ông nên đến ngay chỗ khai nước đái ấy mà tham vấn.” Sư theo lời dạy của Hòa thượng Trí, tìm đến yết kiến Hòa thượng Văn và thâm nhận được áo chỉ. Sư trở lại yết kiến Hòa thượng Trí. Trí hỏi: “Sau khi thấy người Quan Tây đại sự thế nào?” Sư thưa: “Nếu chẳng được Hòa thượng chỉ dạy, đã luống qua một đời.” Sư bèn lễ tạ Hòa thượng Trí mà lui ra—Zen master Zhi continued to ask Tzong-Yueh: “Have you seen Zen master Tung-Shan Wen?” Tzong-Yueh said: “Kuan-Xi’s disciples don’t have any brains. If you put on a cotton garment that smells like piss, what good is it?” Zhi said: “You should go and practice at that place that smells like piss.” Following Zhi’s instructions, Tzong-Yueh went and practiced with Zen master Wen at Tung-Shan, and deeply realized his great teaching. Later Tzong-Yueh returned to see Zen master Zhi. Zhi asked: “Now that you’ve seen Kuan-Xi’s disciples, what about the great matter?” Tzong-Yueh said: “Had it not been for your instructions=, it would hae slipped past me my entire life.” Tzong-Yueh then bowed and retreated.

·Một lần sư thượng đường thuyết pháp: “Tai mắt một bề trong, ỏ yên trong hang vắng, gió thu vào cổ tùng, trăng thu sanh sông biếc. Thiền Tăng khi ấy lại cầu chơn, hai con khỉ đột bốn đuôi duỗi.” Nói xong sư bèn hét lên một tiếng—One time he entered the hall to address the monks, saying: “When a person’ eyes and ears are clear, then he resides in a remote mountain valley. The autumn wind rustles the ancient pines and the autumn moon reflects from the cold waters. A patch-robed monk who reaches that place must go still further to realize the truth, for this is still just two apes with four tails hanging down.” Afetr saying this the master shouted.

·Một lần khác sư thượng đường thuyết pháp: “Đẩu Suất trọn không biện biệt, lại kêu rùa đen là trạnh, không thể nói diệu bàn huyền, chỉ biết khua môi động lưỡi, khiến cho Thiền Tăng trong thiên hạ xem thấy trong mắt một giọt máu, chớ có đổi sân làm hỷ người tiếu ngạo yên Hà đó chăng? Sư im lặng giây lâu nói: “Thổi lên một bản thăng bình nhạc, mong được sanh bình chưa hết sầu.”Another time Tou-Shuai entered the hall to address the monks, saying: “I can’t differentiate anything. I see a hard-shelled turtle and I mistakenly call it soft-shelled. I can’t talk any wondrous talk, or speak about truth. I just flap my lips and drum my tongue. When all the monks in the world see me, they laugh so hard in derision that their tears turn to blood. Don’t I turn their derision to happiness? Are you laughing at me now?” After a pause, the master said: “I blowe a light hearted tune on my flute and it causes people to forget a lifetime of troubles.”

·Một hôm sư thượng đường thuyết pháp: “Mới thấy tân xuân lại sang đầu hạ, bốn mùa dường tên sáng tối như thoi, bỗng chợt mặt hồng trở thành đầu bạc, cần phải nỗ lực riêng dụng tinh thần, cày lấy vườn ruộn của mình, chớ phạm lúa mạ của người, tuy nhiên như thế kéo cày mang bừa, phải là con trâu trắng ở núi Tuyết mới được. Hãy nói lỗ mũi ở chỗ nào? Sư im lặng giây lâu lại nói: “Bậy! Bậy!”—One day Zen master Tou-Shuai enterd the hall to address the monks, saying: “Fist comes the new spring, and then it’s the beginning of summer. The four seasons pass like a shuttle. Before you know it, a red-faced babe has turned into an old white-hair. You must truly exert yourself and use extraordinary effort. Cultivate your own field, and don’t steal someone else’s seedings. Applying yourself in this way, your cultivation will certainly result in finally seeing the white ox on snow mountain.”

·Vào mùa đông năm 1091, sau khi tắm gội, sư họp Tăng chúng lại nói kệ:

“Bốn mươi tám năm,

Thánh phàm giết sạch,

Chẳng phải anh hùng,

Long An đường trơn.”

Nói xong sư ngồi yên thị tịch, được vua ban danh hiệu “Chơn Tịnh Thiền Sư.”

In the winter of 1091, after bathing, the master assembled the monks and recited this verse:

“After forty-eight years,

Sacred and mundane are completely killed off,

Although not heroic,

The Longan road is slippery.”

Upon finishing the verse, the master passed away (still sitting). He received posthumous title of “True Stillness Zen Master.”

72. Pháp Diễn Thiền Sư

Fa-Yan (1024-1104)

Thiền Sư Pháp Diễn ở Ngũ Tổ sanh năm 1024, đệ tử của Thiền Sư Bạch Vân Thủ Đoan. Khởi đầu sư học triết lý Bách Pháp Luận của phái Duy Thức, ông đọc thấy câu nầy ‘Khi Bồ Tát vào chỗ thấy đạo thì trí hay ý thức suy luận và lý hay tâm thể trực giácngầm hợp nhau, cảnh hay ngoại giới và thần hay nội tâm gặp nhau, không còn phân biệt có chủ thể hay năng chứng và khách thể hay sở chứng nữa. Giới ngoại đạo Ấn Độ từng vấn nạn phái Duy Thức rằng đã không phân biệt năng chứng sở chứng thì làm sao có chứng. Các nhà Duy Thức không đáp được lời công kích ấy. Pháp sư Tam Tạng Huyền Trang lúc ấy đang ở Ấn Độ, đến cứu nguy phái Duy Thức bằng câu nói ‘Như người uống nước, nóng lạnh tự biết.’ Đọc câu ấy Pháp Diễn tự hỏi ‘Nóng lạnh có thể biết được, vậy cái gì khiến ta tự biết.’ Sư mang nỗi thắc mắc ấy đến hỏi các pháp sư thông thái của phái Duy Thức, nhưng không ai đáp được. Có người đáp: “Ông muốn rõ ý ấy hãy sang phương nam gõ cửa phái Thiền truyền Tâm ấn Phật.” Thế là rốt cùng Pháp Diễn đi đến với Thiền tông—Zen master was born in 1024, was a disciple of Bai-Yun-Shou-T’uan. He first studied the Yogacara school of Buddhist philosophy and came across the following passage, ‘When the Bodhisattva enters on the path of knowledge, he finds that the discriminating intellect is identified with Reason, and that the objective world is fused with Intelligence, and there is no distinction to be made between the knowing and the known.’ The anti-Yogacarians refuted this statement, saying that if the knowing is not distinguishing from the known, how is knowledge at all possible? The Yogacarians could not answer this criticism, when Hsuan-chang, who was at the time in India, interposed and saved his fellow-monks in the Yogacara. His answer was: “It is like drinking water; one knows by oneself whether it is cold or not.” When Fa-Yan read this answer, he questioned himself ‘What is this that makes one know thus by oneself.’ This was the way he started on his Zen tour, for his Yogacara friends, being philosophers, could not enlighten him, and he finally came to a Zen master for instruction. 

·Khi gặp Bạch Vân, Pháp Diễn hỏi Thủ Đoan về câu chuyện của Thiền Sư Nam Tuyền và Châu Ma Ni. Khi vừa dứt câu hỏi thì sư Bạch Vân Thủ Đoan liền nạt, ngang đây sư lãnh ngộ, bèn dâng bài kệ lên thầy

“Sơn tiền nhất phiến nhàn điền địa

Xoa thủ đinh ninh vân tổ tông

Kỷ độ mãi lai hoàn tự mại

Vị lân tùng trúc dẫn thanh phong.”

(Trước núi một mảnh đất thong dong

Tay chấp tận tình hỏi tổ tông

Mấy thuở bán ra rồi mua lại

Vui thay tùng trúc quyện thanh phong).

—Upon meeting Bai-Yun, Fa-Yan inquired to him about a story concerning Nan-Xan and the Mani Jewel. Just when he finished asking this question, Bai-Yun-Shou-T’uan shouted at Fa-Yan, causing him to instantly attain enlightenment. Fa-Yan then thanked Bai-Yun-Shou-T'’an by offering the following verse:

“Before the mountain quietly lies a patch of farm

Repeatedly, with folded hands before my chest, I asked the elders.

How often have you sold it and bought it back by yourself?

I like the pines and bamboos that bring forth the cloudless wind.”

·Theo Pháp Diễn, Thiền là hành chứ không phải là lý luận hay nói. Do đó, ngài ít khi nói về Thiền trong các bài giảng của ngài. Một hôm sau khi nghe Viên Ngộ thuyết về Thiền, Pháp Diễn bèn quở nhẹ đệ tử là Phật Quả Viên Ngộ. Pháp Diễn nói: “Được lắm, nhưng có chút chưa ổn.” Viên Ngộ gạn hỏi hai ba lần về chút ấy là chút gì, rốt cùng Pháp Diễn mới nói: “Ông nói đến Thiền nhiều quá.” Viên Ngộ phản ứng lại: “Sao vậy? Học Thiền thì tự nhiên phải nói Thiền, sư phụ ghét là sao?” Ngũ Tổ Pháp Diễn nói: “Nếu ông nói như một cuộc nói chuyện thường ngày vậy là tốt hơn.” Một vị Tăng có mặt lúc ấy hỏi: “Tại sao Hòa Thượng lại ghét người ta nói đến Thiền chứ?” Pháp Diễn trả lời: “Vì nó làm cho ta bợn dạ.”—According to Fa-Yan, Zen is practical, not reasoning or talking. Thus, in all his preaching, he seldom talked about Zen. One day, after hearing Yuan-Wu, one of his disciples, taught about Zen, he told Yuan Wu: “You are all right, but you have a little fault.” Yuan-Wu asked two or three times what that fault was. The master said: "Yo“ have altogether too much of Zen." Yuan-Wu protested: “If one is studying Zen at all, don’t you think it the most natural thing for one to be talking of it? Why do you dislike it?” Fa0Yan replied: “When it is like an ordinary everyday conversation, it is somewhat better.” A monk happened to be there with them, asked: “Why do you specially hate talking about Zen?” Fa-Yan said: “Because it turns one’s stomach.” 

·Ngày 25 tháng 6 năm 1104, sư thượng đường nói lời từ biệt với Tăng chúng: “Hòa Thượng Triệu Châu có lời cuối, các ông có nhớ không? Nói thử xem!” Khi không có ai trả lời, sư bèn nói:

“Giàu hiềm ngàn miệng ít

Nghèo hận một thân nhiều.”

Nói xong sư nhắn mọi người: “Trân trọng!” Tối đêm đó sư thị tịch

---On the twenty-fifth day of the sixth month of 1104, Fa-Yan entered the hal and bade the monks farewell, saying: “Zhao-Chou had some final words. Do you remember them? Let’s see if you can recite them!” When no one responded, Fa-Yan then recited Zhao-Chou’s words:

“Fortune few among the thousand

But one has countless pains and sorrows.”

Fa-Yan then said: “Take care!” Later that night Fa-Yan died.

73. Khắc Cần Phật Quả Thiền Sư

Ke-Ch’in-Fo-Kuo (1063-1135)

Cũng được biết với tên Viên Ngộ Khắc Cần, người tỉnh Tứ Xuyên. Vốn dòng dõi nhà nho. Ngài là một cao Tăng đời nhà Tống, và là tác giả bộ sách Bích Nham Lục nổi danh trong Thiền Giới. Từ tuổi ấu thơ ngài đã thuộc lòng kinh điển Khổng Giáo. Một hôm dạo chơi chùa Diệu Tịch, tình cờ đọc được sách Phật, nghe như đang nhớ lại những ký ức xa xưa. Sư nghĩ: “Kiếp trước chắc mình là ông thầy tu.” Từ đó lúc nào ngài cũng cảm thấy bị Phật Giáo thu hút nên đã vào một tu viện Phật Giáo để lao mình vào việc nghiên cứu kinh điển Phật. Sau một cơn bệnh thập tử nhứt sanh, ngài nhận thấy rằng chỉ riêng sự thông thái về sách vở sẽ không bao giờ cho phép mình khám phá ra chơn lý sống động của Phật pháp, nghĩa là ‘Con đường chân chánh dẫn đến Niết Bàn theo như chư Phật giảng dạy không nằm trong văn cú. Muốn tìm thấy trong thanh và sắc, thì chỉ còn cách chết mà thôi.’ Đến khi bình phục, sư từ bỏ phương pháp cũ, đến tham học với Thiền sư Chân Giác Thắng. Lối dạy của Thiền sư Chân Giác Thắng là lấy dao chích vào cánh tay cho máu chảy rồi bảo mỗi giọt máu chảy ra tứ Tào Khê (Tào Khê là nơi mà Lục Tổ Huệ Năng đã sáng lập ra tông tông phái của ngài) và câu trên ám chỉ rằng phải đem sinh mệnh ra mà thủ đắc Thiền. Được gợi hứng như thế, Khắc Cần Phật Quả bái phỏng rất nhiều Thiền sư. Họ rất cảm khích bởi sự thành đạt của sư, có vị còn nghĩ rằng chính sư sẽ là người dựng lên một tông phái đặc sắc mới trong pháp môn của ngài Lâm Tế. Cuối cùng sư quyết định du phương tìm một vị thầy thiền đã đạt được đại giác. Ngài du hành về phương nam Trung Quốc, gặp Ngũ Tổ Pháp Diểãn, và ở lại làm thị giả cho Ngũ Tổ trong nhiều năm. Nhưng Pháp Diễn không chịu ấn chứng kiến giải Thiền của sư. Sư nghĩ rằng Pháp Diễn cứ một mực nói ngược lại với mình, bèn thốt lên những lời vô lễ rồi bỏ đi. Khi sư sắp sửa rời khỏi Pháp Diễn, thì Pháp Diễn mới nói: “Đợi đến khi bệnh ngặt, bấy giờ ông mới nhớ đến ta. Sư ở Kim Sơn, mắc chứng thương hàn rất nặng, cố nhặt hết chỗ bình nhật bằng tất cả kinh nghiệm thiền đã từng đạt được trước kia, nhưng chẳng giúp được gì. Sư bèn nhớ đến lời của Pháp Diễn. Sau đó sư cảm thấy đở hơn nên trở lại với Thầy Pháp Diễn. Thiền sư Pháp Diễn vui vẻ thấy đồ đệ đã ăn năn trở về lại. Từ đó sư ở bên Thầy rất lâu. Ngay cả khi đã đạt được đại giác thâm sâu và đã được ấn chứng xác nhận từ Ngũ Tổ, ngài vẫn tiếp tục ở lại bên thầy để rèn luyện tâm linh—Ke-Ch’in-Fo-Kuo (1063-1135), also called Yuan-Wu Ko-Chin, a native of Szechuan, was born in a Confucian family. He was one of the famous monks in the Sung Dynasty and the author of a Zen text book known as the ‘Pi-Yen-Lu.’ As a child he learned the Confucian classics by heart. One day he went to Diệu Tịch monastery where he happened to read Buddhist books, and felt as if he were recalling his old memories. He thought to himself, “I must have been a monk in my previous life.” Since then he was attracted to Buddhism and entered a Buddhist monastery, where he devoted himself to the study of the sutras. After nearly dying from an illness, he came to a conclusion that mere scholarly erudition could not bring one to the living truth of the Buddha-dharma. It is to say: “The right way to the attainment of Nirvana as taught by the Buddhas is not to be found in words. I have been seeking it in sounds and forms and no doubt I deserve death.” When he recovered, he quitted his old method, and came to a Zen master named Chen-Chueh-Sheng. Master Sheng’s instruction consisted in making his own arm bleed by sticking a knife into it and remarking that each drop of the blood came from T’sao-Ch’i (T’sao-Ch’i is where the Sixth Patriarch Hui-Neng founded his school) which meant that Zen demanded one’s life for its mastery. Thus inspired, Ke-Ch’in-Fo-Kuo visited many Zen masters. They were all well impressed with his attainment, and some even thought that it was he who would establish a new original school in teaching of Lin-Chi. Finally, he set out to find an enlightened Zen master. He traveled to south China, where he eventually found and stayed with Master Wu-Tsu-Fa-Yen, whom he served as an attendant for many years. However, Fa-Yen refused to confirm his view of Zen. He thought Fa-Yen was deliberately contradicting him . Giving vent to his dissatisfaction in some disrespectful terms, he was about to leave Fa-Yen, who simply said: “Wait until you become seriously ill one day when you will remember me.” While at Chin-Shan, Fo-Kuo contracted a fever from which suffered terribly. He tried to cope with it with all his Zen experiences which he attained before, but to no purpose whatever. He then remembered Fa’Yen’s prophetic admonition. Therefore, as soon as he felt better, he went back to Wu-Tsu monastery. Fa-Yen was pleased to have his repentant pupil back. Since then he stayed at Wu-Tsu for a long time. Even after he had realized profound enlightenment under Wu-Tsu and had received from him the seal of confirmation, he stayed with him to train further until the master's death. 

·Thiền sư Khắc Cần Phật Quả sanh năm 1063. Thầy Thiền thuộc dòng Lâm Tế, là môn đồ và người nối Pháp của Ngũ Tổ Pháp Diễn. Ông là thầy của Đại Tuệ Tông Cảo. Thuở thiếu thời sư tinh thông nho học. Người ta nói mỗi ngày sư viết trên ngàn chữ. Một dịp viếng chùa Diệu Tự, thấy sách Phật, sư cảm thấy như bắt được vật cũ. Sau đó sư xuất gia và thọ cụ túc giới với Luật Sư Tự Tỉnh. Khi sư đến tu viện Kim Sơn, mắc bệnh nặng, nhớ đến lời dạy của thiền sư Diễn ở Ngũ Tổ, sư nguyện khi bệnh tạm bớt sẽ trở lại tham học với Ngài—Zen master Ke-Xin-Fo-Kua was born in 1063, a Chinese Zen Master of the lineage of Lin-Chi Zen. He was a student and Dharma successor of Wu-Tsu Fa-Yen. He was the teacher of Ta-Hui-Tsung-Kao. A gifted youth who thoroughly studid the Confucian classics. He is said to have written one thousand words everyday. During a visit to Miao-Tzu Monastery, he obseved some Buddhist scriptures and was surprised by a strong feeling that he had previously possessed them. He then left home and received full-ordination with Vinaya Master Tzu-Shing. When he came to Jin-Shan, he became seriuosly ill. Remembering Zen master WuTzu’s words, he pledged to return to study with him when he recovered.

·Một hôm Pháp Diễn có khách, khách vốn là quan đề hình đã treo ấn từ quan trở về. Khách hỏi về đạo lý Thiền, Pháp Diễn nói: “Quan đề hình có biết một bài thơ tiêu diễm mà bọn Thiền chúng tôi nhớ mài mại hai câu cuối không? Đó là—One day, a visitor whose official business being over was to go back to the capital. Being asked by him as to the teaching of Zen, Fa-Yen said: “Do you know a romantic poem whose last two lines somewhat reminds us of Zen? The lines are:

Cô nàng gọi mãi những vô ích

Chỉ thằng tốt mã nghe ra thôi.

(Tần hô Tiểu Ngọc nguyên vô sự

Chỉ yếu Đàng lang nhận đắc thanh).

For the maid she calls, why so often, when there’s no special work to do?

Only this, perchance her voice is overheard by her lover.” 

·Nghe đọc xong, viên quan trẻ nói: “Vâng, vâng, thưa đại sư.” Nhưng sư bảo ông đừng có nghe theo dễ dàng như thế—When this was recited, the young officer said, “Yes, yes, master.” But he was told not to take it too easily.

·Từ ngoài trở vào, vừa nghe cuộc đàm đạo nầy Phật Quả hỏi: “Nghe nói Hòa Thượng đọc bài thơ Tiêu diễm cho quan đề hình lúc tôi ra ngoài, Đề hình ó hiểu không?”—Fo-Kuo heard of this interview when he came back from outside, and asked: “I am told you recite the romantic poem for the young visitor while I was away. Did he understand?”

·Pháp Diễn đáp: “Y nhận ra tiếng.”—Fa-Yen replied: “He recognizes the voices.”

·Phật Quả nói: “Câu thơ nói ‘Chỉ thằng tốt mã nghe ra thôi, nếu như đề hình nghe ra tiếng’ y lầm lẫn ở chỗ nào?”—Fo-Kuo said: “As long as the line says, ‘The thing is to have the lover overhear her voice,’ and if the officer heard this voice, what is wrong with him?”

·Không trả lời thẳng câu hỏi, Pháp Diễn bảo: “Ý Tổ sư Tây lại là gì?” Cây bá trước sân. Thế là thế nào?” Tức thì tầm mắt Phật Quả mở ra mà thấy đạo lý của Thiền. Sư chuồn ra khỏi thất, chợt thấy một con gà đang xóc cánh mà gáy. Sư nói: “Đấy há không phải là tiếng?” Rồi sư làm bài kệ giác ngộ nổi tiếng sau đây để trình lên thầy—Without directly answering the question, the master abruptly said: "What is the Patriarch's idea of coming from the West? The cypress-tree in the court-yard. How is this?” This at once opened Fo-Kuo’s eye to the truth of Zen. He rushed out of the room when he happened to see a cock on the railing give a cry, fluttering its wings. He said: “Is this not the voice?” His famous verse of enlightenment:

“Kim áp hương tiêu cẩm tú vi,

Sảnh ca tùng lý túy phù qui,

Thiếu niên nhất đoạn phong lưu sự,

Chỉ hứa giai nhơn độc tự tri.”

(Quạ vàng hương kín túi gấm thêu,

Nhịp ca tùng rậm say dìu về,

Một đoạn phong lưu thuở thiếu niên,

Chỉ nhận giai nhơn riêng tự hay.

Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch).

“The golden duck vanishes into the gilt brocade.

With a rustic song, the drunkard returns in the woods.

A youthful love affair.

Is known only by the young beauty.” 

·Pháp Diễn góp lời thêm: “Việc lớn một đời của Phật và Tổ, chẳng phải người căn nhỏ chất kém mà có thể tạo nghệ được. Ta giúp vui cho ngươi đó.”—Master Fa-Yen added: “he great affair of life that has caused the Buddha and patriarchs to appear among us is not meant for small characters and inferior vessels. I am glad that I have been a help to your delight.”

·Viên Ngộ là một trong những thiền sư xuất sắc nhất trong thời của ngài. Nhờ có ngài và em trai của ngài (kém hơn ngài 20 tuổi) là Vô Môn Khai Tuệ, cũng là môn môn đồ của dòng Thiền Lâm Tế, mà Thiền Tông Trung Quốc đã trải qua một thời phồn thịnh, trước khi các tổ truyền từ “tâm truyền tâm.”—Yuan-Wu Ko-Chin was one of the most important Zen masters of his time. With masters like him and the twenty-years-younger brother, Wu-Men-Hui-K’ai, also in the lineage of Lin-Chi Zen, Chinese Zen reached the last peak of its development in China before the dharma transmitted by the patriarchs from heart-mind to heart-mind.

·Sau khi Ngũ Tổ Pháp Diễn thị tịch, Viên Ngộ trở về miền bắc. Tại đây các quan trong triều và ngay cả Hoàng Đế Huệ Tông đã bổ nhiệm ngài làm viện trưởng các tu viện Thiền lớn khác nhau. Khi người Khuất Đan chinh phục miền bắc Trung Quốc, ngài đã trở lại miền nam. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, ngài đã lên đường trở về quê hương và hoằng hóa ở đây cho đến lúc thị tịch—After Fa-Yen passed away, Yuan-Wu set out for the north, where he was appointed by high state officials and finally by Emperor Hui-Tsung himself to the abbacy of various large Zen monasteries. When the Kitan conquested the north of China, Yuan-Wu returned to the south. However, he soon returned to his home province and was active there as a Zen master until his death. 

Cuối tháng tám năm 1135, có vẻ hơi nhuốm bệnh, sư ngồi kiết già viết kệ để lại cho Tăng chúng. Đoạn sư ném bút thị tịch. Tháp cốt của sư bên cạnh chùa Chiêu Giác—Late in August in the year 1135, Fo-Kua appeared to be slightly ill. He sat cross-legged and upright, composed a farewell verse to the congregation. Then, putting down the brush, he passed away. His cremated remains were placed in a stupa next to Zhao-Zhue Temple.

74. Huệ Cần Phật Giám

Zen Master Hui-Ch’in-Fo-Chien

Thiền sư Huệ Cần Phật Giám, quê ở Thái Bình, Trung Quốc, trải qua nhiều năm học hỏi Thiền với nhiều vị tôn túc và nghĩ mình thành tựu viên mãn. Nhưng Ngũ Tổ sơn Pháp Diễn không chịu ấn chứng cho sở kiến, nên lòng phẩn hận. Sư từ giả đồng bạn là Phật Quả. Nhưng Phật Quả thì quay về Ngũ Tổ và nhờ ngài mà chứng ngộ triệt đê. Phật Giám cũng trở về cùng lúc, nhưng thực tâm thì muốn đi nơi khác. Tuy nhiên, Phật Quả khuyên sư hãy ở lại với thầy, bảo rằng: “Chúng ta mới rời nhau hơn một tháng nhưng so với lần trước, sư huynh thấy tôi ra sao?” Sư đáp: “Chỗ ngờ của tôi là ở đấy.” Ý nghĩa của cuộc bàn luận nầy là Phật Quả đã chứng ngộ ngay sau khi trở về với thầy cũ của mình. Sự kiện đó xãy ra trong một tháng cách mặt đồng bạn, đã tạo ra mộ biến chuyển trong đời tâm linh của Phật Quả, khiến cho Phật Giám lấy làm lạ đâu là nguyên nhân và ý nghĩa của sự cải hóa ấy—Zen Master Hui-Ch’in-Fo-Chien of T’ai-Ping, China, studied Zen for many years under different masters and thought he was fully accomplished in it. But Fa-Yen of Mount Wu-Tsu Shan refused to sanction his view, which offended him greatly. He left the master, as did his friend Fo-Kuo. But the latter returned to Wu-Tsu and attained full realization under him. Fo-Chien also came back after a while, but his real intention wa to go somewhere else. Fo-Kuo, however, advised him to stay with the master, saying: “We have ben separated from each other more than a month, but what do you think of me now since I saw you last?” Fo-Chien replied: “This is what puzzles me.” The significance of this conversation is that Fo-Kuo, as was already recorded under him, had his enlightenment soon after he came back to his former master. This fact, occuring during the month’s separation from his friend, had caused such a change in Fo Kuo’s spiritual life that Fo-Chien wondered what was the cause and meaning of this transformation. 

·Phật Giám quyết định ở lại núi Ngũ Tổ với lão sư Pháp Diễn của mình và người bạn tốt Phật Quả. Một hôm, Pháp Diễn đề cử vấn đáp giữa Triệu Châu và một thầy Tăng—Fo-Chien decided to stay at Wu-Tsu Shan with his old master Fa-Yen and his good friend Fo-Kuo. One day, Fa-Yen referred to the conversation between Chao-Chou and a monk:

·Thầy Tăng hỏi: “Thói nhà của Hòa Thượng là gì?”—The monk asked: “What is your way of teaching?”

·Triệu Châu đáp: “Lão Tăng tai điếc, xin nói to hơn.”—Chao-Chou replied: “I am deaf; speak louder, please.”

·Thầy Tăng lặp lại câu hỏi. Triệu Châu bèn nói: “Ông hỏi thói nhà của ta, và ta hiểu thói nhà của ông rồi đó.”—The monk repeated the question. Then Chao-Chou said: “You ask me about my way of teaching, and I have already found out yours.”

·Vấn đáp nầy làm cho tâm trí của Phật Giám khai thông tỏ ngộ. Bấy giờ sư hỏi Pháp Diễn: “Xin thầy chỉ thị cho đạo lý rốt ráo của Thiền là gì?”—This conversation served to open Fo-Chien’s mind to enlightenment. He now asked the master: “Please point out for me what is the ultimate truth of Zen.” 

·Pháp Diễn đáp: “Sum la vạn tượng được ấn thành Nhất pháp.”—Fa-Yen replied: “A world of multiplicities is all stamped with the one.”

·Phật Giám đảnh lễ rồi lui ra—Fo-Chien bowed and retired.

·Về sau khi Phật Giám nói chuyện về Thiền, có nhắc đến chuyện Đông Tự hỏi Ngưỡng Sơn về Trấn hải minh châu. Nói đến chỗ ‘không có lý để tỏ bày,’ Phật Quả hỏi: “Đã bảo minh châu nằm sẵn trong tay, tại sao lại còn không lời đối đáp, không lý để tỏ bày?” Nhưng hôm sau sư bảo: “Đông Tự chỉ muốn có một hạt châu mà thôi, nhưng cái điều Ngưỡng Sơn đưa ra chỉ là cái giỏ tre cũ kỹ.” Phật Quả ấn chứng sở kiến nầy, nhưng khuyên sư hãy gặp riêng Hòa Thượng—Later when Fo-Kuo and Fo-Chien were talking on Zen, mention was made of Tung-Szu’s asking Yang-Shan about the bright gem from the sea of Chen. When the talk turned to ‘no reasoning to advance,’ Fo-Kuo demanded, “When it is said that there are no words for reply, nor is there any reasoning to advance?” Fo-Chien did not know what reply to make. On the following day, however, he said: “Tung-Szu wanted the gem and nothing else, but what Yang-Shan produced was just an old wicker work.” Fo-Kuo confirmed the view, but told him to go and see the master personally. 

·Một hôm, bước vào phương trượng của Hòa Thượng, vừa sắp mở lời thì Hòa Thượng mắng chửi thậm tệ. Phật Giám khốn nạn phải lính quýnh rút lui. Trở về liêu, đóng cửa nằm mà lòng hận thầy không nguôi—One day, when Fo-Chien came to the master’s room and was at the point of addressing him, the master rebuked him terribly. Poor Fo-Chien had to retire in a mostawkward maner. Back in his own quarters, he shut himself up in the room while his heart was in rebellion against the master. 

·Phật Quả âm thầm biết chuyện đó, đi đến liêu đồng bạn và gõ cửa. Phật Giám gọi ra: “Ai đó?” Khi biết đấy là ông bạn thân Phật Quả, sư bảo Phật Quả hãy vào. Phật Quả e dè hỏi: “Sư huynh có gặp lão Hòa Thượng không? Việc bái phỏng ra sao?” Sư phiền trách bạn rằng: “Bởi nghe sư huynh khuyên nên tôi ỏ lại đây; kết cục việc lừa phỉnh nầy là gì? Ôi đã bị lão Hòa Thượng mắng chửi thậm tệ.” Phật Quả bật cười ha hả và bảo: “Huynh có nhớ ngày kia huynh nói gì với tôi không?” Phật Giám ý hỏi: “Nghĩa là gì?” Phật Quả bèn thêm: “Há không phải sư huynh bảo rằng Đông Tự chỉ muốn hạt châu mà thôi, còn cái điều Ngưỡng Sơn đưa ra là cái giỏ tre cũ kỹ?”—Fo-Kuo found this quietly, and came to his friend’s room and knocked at the door. Fo-Chien called out, “Who is it?” Finding that it was his dear friend Fo-Kuo, he told Kuo to come in. Fo-Kuo innocently asked: “Did you see the master? How was the interview?” Fo-Chien now reproached him saying: “It was according to your advice that I have stayed here, and what is the outcome of the trick? I have been terribly rebuked by that old master of ours.” Fo-Kuo burst out into a hearty laugh and said: “Do you remember what you told me the other day?” Fo-Chien discontentedly said: “What do you mean?” Fo-Kuo then added: “Did you say that while Tung-Szu wanted the gem and nothing else, and what Yang-Shan produced was just an old wicker workd?” 

Khi nghe đồng bạn nhắc lại câu nói của mình, Phật Giám thấy ngay yếu điểm của mình. Rồi thì cả hai được Hòa Thượng gọi; vừa thấy hai người, Hòa Thượng nói ngay: “Mừng cho anh Cần, việc lớn đã xong!”—When his own statement was repeated now by his friend, Fo-Chien at once saw the point. Thereupon both Kuo and Chien called on the master, who, seeing them approach, abruptly remarked: “O brother Ch’ien, this time you surely have it.”

75. Long Môn Thanh Viễn Phật Nhãn Zen master Lung-Men-Ch’ing-Yuan-Fo-Yen (?-1120)

Thiền sư Trung Hoa, trước theo học luật; về sau, nhân đọc kinh Pháp Hoa đền đoạn “Thị pháp phi tư lương phân biệt chi sở năng giải (pháp nầy vượt ngoài lãnh vực của tư duy và phân biệt).” Điều nầy gây xúc động ở sư, nên sư kiếm giảng sư của mình và hỏi pháp siêu việttri thức đó là gì. Giảng sư không soi sáng nổi cho sư, sư mới thấy rằng nghĩa học và danh tướng không phải là duyên cớ để giải quyết việc lớn sinh tử—Chinese Zen master who was first a student of Vinaya; later, when reading the Lotus Sutra, he came across the passage, “This Dharma is something that goes beyond the realm of thought and discrimination.’ This impressed him, so he came to his teacher and asked what was this Dharma transcending intelligence. The teacher failed to enlighten him, who then saw that mere learning and scholarship could not solve the ultimate problem of this existence subject to birth and death.

·Rồi sau đó Phật Nhãn du hành sang Nam để tham kiến Pháp Diễn (see Pháp Diễn Thiền Sư). Nhân khi đi xin ăn ngang qua xứ Lư Châu, trợt chân té nhào xuống. Trong cơn đau đớn, thoảng nghe hai người chữi lộn nhau, người đứng can bảo, “Vậy là tôi thấy hai ông vẫn còn ôm ấp những phiền não.” Tức thì sư tỉnh ngộ. Nhưng hễ khi sư có điều gì muốn hỏi Pháp Diễn thì Pháp Diễn cứ trả lời: “Ta không thể hơn ngươi; cứ tự mình mà hiểu lấy.” Có khi Pháp Diễn bảo: “Ta không hiểu; Ta không thể hơn ngươi.” Lối nhận xét ấy càng khiến cho Thanh Viễn muốn biết về Thiền. Sư nhất định nhờ Nguyên Lễ thủ tòa giải quyết vấn đề, nhưng Nguyên Lễ kéo tai sư vừa đi quanh lò lửa vừa báo ‘tốt hơn hết là ông cứ tự hiểu lấy.’ Thanh Viễn gằng giọng: “Nếu thật có Thiền sao không khui bí mật ra cho tôi? Thế mà ông lại lấy làm trò đùa sao?” Tuy nhiên, Lễ bảo sư: “Mai sau ông sẽ tỏ ngộ mới hay cái quanh co nầy.”—Fo-Yen now travelled south in order to see Fa-Yen of T’ai-P’ing. While begging through the country of Lu, he stumbled and fell on the ground. While suffering pain, he overheard two men railing at each other, when a third one who interceded remarked, ‘So I see the pasions stil cherished b both of you.’ He then had a kind of enlightenment. But to whatever questions he asked Fa-Yen, the answer was, ‘I cannot surpass you; the thing is to understand all by yourself.’ Sometimes Fa-Yen said, ‘I do not understand myself, and I cannot surpass you.’ This kind of remark incited Ch’ing-Yuan’s desire all the more to know about Zen. He decided get the matter settled by his senior monk Yuan-Li, but Li pulled him by the ear and going around the fire place kept on saying, ‘The best thing is to understand all by yourself.’ Ch’ing-Yuan insisted: ‘If there is really such a a thing as Zen, why not uncover the secret for me? Otherwise, I shall say it is all a trick.’ Li, however, told him: ‘Some day you will come to realize all that has been going on today between you and me.’

·Khi Pháp Diễn rời khỏi Thái Bình, Thanh Viễn từ giả ngài, và trải qua mùa kiết hạ ở Tương Sơn, ở đây sư kết bạn thâm giao với Linh Nguyên Thiền Sư. Bấy giờ Thanh Viễn xin chỉ giáo rằng: “Gần đây, tôi có biết một vị tôn túc ở đô thành, những lời của ngài hình như hợp với tri thức của tôi rất nhiều.” Nhưng Linh Nguyên khuyên sư hãy đến với Pháp Diễn, ngài vốn là vị tôn sư bậc nhất trong thiên hạ, và nói thêm rằng những ai mà lời nói nghe ra như dễ hiểu, họ chỉ là ông thầy tri giải chớ không phải là những Thiền sư thật sự—When Fa-Yen moved away from T’ai-P’ing, Ch’ing-Yuan left him, and spent the summer at Ching-Shan, where he got very well acquainted with Ling-Yuan. Ch’ing-Yuan now asked his advice, saying, ‘Lately, I have come to know of a master in the city whose sayings seem to suit my intelligence much better.’ But Ling-Yuan persuaded him to go to Fa-Yen who was the best of Zen masters of the day, adding that those whose words he seemed to understand best were merely teachers of philosophy and not real Zen masters. 

·Thanh Viễn theo lời khuyên của bạn, trở về với thầy cũ. Vào một đêm lạnh, sư ngồi một mình và cố khêu sáng đống tro torng lò lửa thử xem có còn lại một chút than đỏ nào không, sư thấy tận dưới đống tro có một cục than nhỏ xíu bằng hạt đậu. Sư tự nhủ rằng lý của Thiền cũng tự khơi mở y như đào sâu xuống tảng đá của tâm thức. Sư đặt quyển sử Thiền gọi là Truyền Đăng Lục trên bàn, mở mắt nhìn vào tiểu sử của Phá Táo Đọa, bỗng dưng tâm trí khai thông mà được chứng ngộ—Ch’ing-Yuan followed his friend’s advice, and came back to is former master. One cold night he was sitting alone and tried to clear away the ashes in the fire-place to see if there were any piece of live charcoal left. One tiny piece as large as a pea happened to be discovered way down in the ashes. He then reflected the truth of Zen would also reveal itself as one dug down the rock-bed of consciousness. He took up the history of Zen known as the Transmission of the Lamp from his desk, and his eye fell upon the story of the P’o-Tsao-To (broken range), which unexpectedly opened his mind to a state of enlightenment. 

·Sau khi đại ngộ, sư làm một bài kệ như sau—After this great enlightenment, he composed the below verse:

Chim rừng hót líu lo

Khoát áo ngồi đêm thâu

Khơi lửa, bình sinh tỏ

Quẩn trí thành bếp đổ.

Việc sáng nhưng người mù

Khúc nhạc ai hòa ca

Nghĩ đến khăng khăng nhớ

Cửa mở, ít người qua.

(Điêu điêu lâm điểu đề

Phi y chung dạ tọa

Bát hỏa ngộ bình sinh

Sự hạo nhân tự mê

Khúc đạm tùy năng họa

Niệm chi vĩnh bất vong

Môn khai thiểu nhân quá).

The birds are too-tooing in the woods,

with the garment covered up

I sit alone all night.

A tiny piece of live charcoal deeply 

buried in the ashes tells the secret of life:

The cooking range is broken to pieces

when the spirit knows where to return.

Revealed everywhere shines the truth,

but men see it not, confused is the mind;

Simple though the melody is,

who can appreciate it?

Thinking of it,

long will its memory abide with me;

Wide open is the gate,

but how lonely the scene!

Sư thị tịch năm 1120—He passed away in 1120.

76. Đại Huệ Tông Cảo (1089-1163)

Zen master Ta-Hui-Zong-Kao

Dòng Thiền thứ hai mươi hai—Thiền sư Đại Huệ Tông Cáo sanh năm 1089 tại Ninh Quốc, một đại sư đời nhà Tống. Ngài là đệ tử của Viên Ngộ Thiền sư. Năm mười bảy tuổi xuất gia tại chùa Huệ Vân, và thọ cụ túc giới năm mười tám tuổi. Lúc thiếu thời tình cờ ông gặp được quyển Vân Môn Ngữ Lục. Sư thường đi du phương và tu tập với các vị thiền sư có tiếng thời bấy giờ. Về sau sư theo tu với thiền sư Trạm Đường. Trạm Đường biết khả năng xuất chúng của sư; tuy nhiên, Trạm Đường bảo sư là sư chưa giác ngộ vì trở ngại của kiến thức phàm phu. Sau khi Trạm Đường viên tịch, sư tìm đến thiền sư Viên Ngộ tại chùa Thiên Ninh, nơi đó ông gặp sư Viên Ngộ đang thuyết pháp cho chư Tăng Ni. Sư Viên Ngộ có nhắc một chuyện về các sư hỏi Ngài Vân Môn: “Thế nào là chỗ chư Phật xuất thân?” Vân Môn đáp: “Núi đông trên nước đi.” Đoạn một người trong chúng hỏi Viên Ngộ: “Thế nào là chỗ chư Phật xuất thân?” Viên Ngộ đáp. “Gió nam từ nam, nhưng cung điện lại khô ráo lạnh lẽo.” Nghe xong sư hoát nhiên tỉnh ngộ, quá khứ vị lai đều dứt hẳn—Ta-Hui-Zong-Kao—The Twenty-second Chinese Zen Generation (Sixteenth after Hui-Neng)—He was born in 1089 in Ning-Kuo, a famous monk in the Sung dynasty. He was a disciple of Yuan-Wu. He left home at the age of seventeen to live at Hui-Yun (Wisdom Cloud) Temple, and received ordination there the following year. As a young man Dahui happened to encounter a copy of the Record of Yunmen. He often traveled and practiced under various famous Zen masters. Later he studied under a Zen master named Zhan-T’ang. Master Zhan recognized Da-Hui’s unusual ability; however, told him: “You haven’t experienced enlightenment and the problem is your ordinarily intellectual understanding!” After master Zhan died, Da-Hui traveled to Yuan-Wu’s residence, T’ian-Ning Temple, where he heard the master address the monks. In his talk, Yuan-Wu spoke of an incident in which a monk asked Yun-Mên “What is the place where all Buddhas come forth?” Yun-Mên answered, “The water on East Mountain flows uphill.” Then someone in the audience asked Yuan-Wu, “What is the place where all Buddhas come forth?” Yuan-Wu said, “Warm breeze come from the South, but in the palace there’s a cold draught.” Upon hearing these words, Da-Hui’s past and future were cut off.

·Thiền sư Đại Huệ là một trong những môn đồ lớn của Viên Ngộ, người đã đóng góp to lớn vào việc hoàn chỉnh phương pháp công án thiền. Ngài là một tay cự phách tán dương sự giác ngộ, một trong những lời tán dương của ngài là : “Thiền không có ngôn ngữ. Hễ có chứng ngộ là có tất cả.” Từ đó những chứng cứ hùng hồn của ngài đối với sự chứng ngộ, như đã thấy, đều xuất phát từ kinh nghiệm riêng tư của mình. Trước đây, ngài đã sửa soạn đầy đủ để viết một bô luận chống lại Thiền tông, trong đó nhắm tước bỏ những điều mà các Thiền gia gán ghép cho Thiền. Tuy nhiên, sau khi hỏi đạo với Thầy mình là Thiền sư Viên Ngộ, tất cả những quyết định trước kia đều bị sụp đổ, khiến ngài trở thành một biện giả hăng say nhất của kinh nghiệm Thiền—Zen master Ta-Hui, one of Yuan-Wu’s chief disciples, played a major role in shaping koan practice. He was a great advocate of ‘satori,’ and one of his favorite sayings was: “Zen has no words; when you have ‘satori’ you have everything.” Hence his strong arguments for it, which came, as has already been shown, from his own experience. Until then, he was quite ready to write a treatise against Zen in which he planned to disclaim everything accredited to Zen by its followers. His interview with his master Yuan-Wu, however, rushed all his former determination, making him come out as a most intense advocate of the Zen experience. 

·Năm 1163, sư gọi đồ chúng lại lại viết bài kệ sau.

Sanh cũng chỉ thế ấy

Tử cũng chỉ thế ấy

Có kệ cùng không kệ

Là cái gì quan trọng

Viết xong kệ, sư ném bút thị tịch.

In 1163 he composed a verse with large brushstrokes:

Birth is just so.

Death is just so.

So, as for composing a verse,

Why does it matter?

Ta-Hui then throw down the brush and passed away.

----o0o---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2011(Xem: 3569)
Trong Kinh Pháp Cú, Phật nói rằng: “Có 4 cái hạnh phúc chân thật, đó là hạnh phúc thay chư Phật giáng sinh”, bởi vì nơi nào mà có chư Phật giáng sinh thì nơi đó sẽ mang lại nguồn lợi ích, an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Tại sao chúng ta gọi là ngày giáng sinh hoặc đản sinh? Đản có nghĩa là vui vẻ, hân hoan, lợi ích cho nên ngày đức Phật sinh ra đời là ngày làm cho người hân hoan, vui vẻ. Đó là nguyên nhân mà mỗi mùa Phật Đản những người con Phật chào mừng ngày đức Từ Phụ ra đời với tinh thần thương yêu, hòa ái. Cờ Phật Giáo có 5 màu, và khi xưa người ta làm cờ với quan điểm là 5 màu thể hiện cho 5 châu nhưng về sau địa cầu có tất cả 6 đại châu mà Phật Giáo đều đến và làm cho tất cả xứ sở an ổn, hòa bình.
21/03/2011(Xem: 9969)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
19/02/2011(Xem: 19359)
Nói đến Phật giáo là nói đến Phật, Pháp, Tăng. Phật, Pháp, Tăng tổng hợp lại thành một Phật giáo hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu hiểu rõ Phật, Pháp, Tăng là hiểu rõ toàn bộ Phật giáo.
07/02/2011(Xem: 4834)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phú và thiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
04/02/2011(Xem: 2212)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
17/01/2011(Xem: 16882)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
05/01/2011(Xem: 1862)
“Nếu bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin. Chính là Phật đó. Siêu phàm thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người.” Đức Phật là một con người có nhân cách đặc biệt siêu phàm, có một không hai trong lịch sử của nhân loại. Một nhà văn hào Âu châu nhận định rằng: “Không có nơi nào trong thế giới tôn giáo, sùng bái và tín ngưỡng mà chúng ta có thể tìm thấy một vị giáo chủ chói sáng như thế ! Trong hàng loạt các vì sao, ngài là vì tinh tú khổng lồ, vĩ đại nhất. Một số các khoa học gia, triết gia, các nhà văn hóa đã tuyên bố về ngài “Con người vĩ đại nhất chưa từng có.” Ánh hào quang của vị Thầy vĩ đại nầy soi sáng cái thế giới đau khổ và tối tăm, giống như ngọn hải đăng hướng dẫn và soi sáng nhân loại.” (Phật Giáo dưới Mắt các Nhà Trí Thức)
02/01/2011(Xem: 1623)
Sau khi rời khỏi hoàng cung trong đêm tối cùng với người đánh xe Channa (Xa Nặc) và ngựa Kanthaka (Kiền Trắc), Thái Tử Siddahattha -- giờ đây là Đạo Sĩ Gotama (Cồ Đàm) -- đi suốt đến sáng, và vượt qua sông Anomà (Neranjara). Trên bãi cát dài theo bờ sông, Ngài tự cạo râu tóc, trao xiêm y cho Channa đem về, rồi khoác lên mình tấm y vàng, nguyện sống đời tu sĩ và sẵn sàng chấp nhận mọi thiếu thốn vật chất. Ngài không ở nơi nào thường trực. Một cây cao bóng mát, hoặc một hang đá hoang vu nào cũng có thể che mưa đỡ nắng cho Ngài. Chân không giày dép, đầu không mũ nón, Ngài đi trong ánh nắng nóng bức và trong sương gió lạnh lùng.
21/10/2010(Xem: 4557)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
28/08/2010(Xem: 2252)
Rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Đức Phật như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến. Viết về đức Phật, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng giáo chủ, đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại; hoặc đề cập đến Ngài như là mộ nhà tư tưởng, một nhà tư tưởng cách mạng... Nhưng có rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Ngài như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]