Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày 18/11/2023: Tham bái Diên Lịch Tự - Tổ đình Thiên Thai Tông Nhật Bản

18/11/202309:11(Xem: 1451)
Ngày 18/11/2023: Tham bái Diên Lịch Tự - Tổ đình Thiên Thai Tông Nhật Bản

Con xin gửi lịch trình ngày 18/11/2023
6h30-7h30 Ăn sáng tự do
7h45-8h00 Check out khách sạn, trả chìa khoá, tập trung lên xe
8h30 Tham quan Đền Ngàn Cột
10h00 Tham bái Diên Lịch Tự- Tổ đình Thiên Thai Tông
12h30 Tự do ăn trưa trên cao tốc
15h00 Check in khách sạn
18h00 Dùng cơm tối

住所 愛知県西尾市吉良町宮崎寺の上30-1

電話 0563-32-2905

部屋数 7室

人数 12名+ドライバー1名

(朝食+夕食付 バイキング)

和室(2名利用) 4室 和室(3名利用) 1室、和室(1名利用)1室

ドライバーシングル 1室

予約名義:JCC231103-28

🙏🙏🙏🌻🌻🌻🌺🌺🌺🌿🌿🌿💐💐💐


Tỷ Duệ Sơn Diên Lịch Tự

Tổ Đình Mẫu Sơn của các Tông Phái Phật Giáo Nhật Bản

Núi Tỷ Duệ là một ngọn núi lớn của Huyện Tư Hạ vùng Phản Bổn Bổn Thành Phố Đại Tân Nhật Bản, có độ cao vào khoảng 848m so với mặt nước biển.

Toàn bộ địa vực của núi Tỷ Duệ đều là đất của Chùa Diên Lịch, ngôi Tổ đình của Tông phái Thiên Thai Phật Giáo Nhật Bản do Ngài Tối Trừng (767- 822), Tổ sư của tông phái này khai sơn.

Chùa Diên Lịch từ ngày được khai sơn đến nay luôn là Tổng Bổn Sơn của tông phái Thiên Thai Phật Giáo Nhật Bản, là một trong những trung tâm Phật Giáo nổi tiếng của thời kỳ Bình An, vào thời kỳ này, Tỷ Duệ Sơn Diên Lịch Tự và Cao Dã Sơn Kim Cang Phong Tự là hai ngôi tự viện nổi tiếng và hưng thịnh nhất, đồng thời là trung tâm hoằng truyền Thiên Thai Tông và Chân Ngôn Tông của Phật Giáo Nhật Bản trong thời kỳ Bình An. Năm Bình Thành thứ 6 được thế giới công nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới.

Vào những tháng ngày cuối cùng của thời đại Nại Lương cách nay khoảng 1200 năm, Ngài Tối Trừng lên núi Tỷ Duệ khai sơn chùa Diên Lịch. Ngài Tối Trừng, Đại Sư sanh năm 767, quê quán tại quận Tư Hạ, Cận Gian Quốc, Nhật Bản, tổ tông của Ngài là hậu duệ của vua Hiến Đế nhà Đông Hán – Trung Quốc. Thế tánh là Tam Tân Thủ tên là Quảng Dã, Ngài xuất gia năm 14 tuổi, năm 19 tuổi đến Đông Đại Tự thọ giới, và sau đó lên Tỷ Duệ sơn cất am tu hành, khai sơn chùa Diên Lịch.

Năm 37 tuổi Ngài được Hoàn Vũ Thiên Hoàng triệu về kinh, sau đó lệnh cho Ngài đi cùng đoàn Di Đường Sứ nhập Đường cầu Pháp. Tháng 9 năm Diên Lịch thứ 23 (804) Ngài Tối Trừng và đoàn tùy tùng lên đường đi Trung Quốc, khi đến Trung Quốc, Ngài cùng các đệ tử đến cầu pháp tại Thiên Thai sơn, trong thời gian tu hành cầu pháp tại núi Thiên Thai. Ngài được truyền thọ Ngưu Đầu Thiền tại chùa Thiền Lâm, tại chùa Quốc Thanh được truyền thọ Đại Phật Đảnh Đại Khế Mang Đà La hành sự. Ngài đến tham lễ thánh tích của Ngài Trí Giả Sơ Tổ Sư Thiên Thai Tông, và để tưởng nhớ thâm ân của Tổ đình, tại chùa Phật Đà xây dựng Truyền Pháp Viện để làm cơ sở cho Tăng chúng tông môn Thiên Thai Nhật Bản đến học sau này.

Tháng 11 năm ấy Ngài kết thúc chuyến đi cầu Pháp tại núi Thiên Thai quay về chùa Long Hưng Đài Châu để thọ pháp Nhất Tâm Tam Quán Áo Chỉ và thọ Bồ Tát Tam Tụ Tịnh Giới. Tháng 5 niên hiệu Trinh Quán thứ 23 Ngài đến Xích Phong Đạo Tràng tại Việt Châu thọ pháp Quyền Đảnh ấn tín Tam Bộ Tam Muội Da. Đến tháng 5 năm Diên Lịch thứ 24 thì Ngài về đến Nhật Bản kết túc 8 tháng hành trình Nhập Đường cầu Pháp.

Sau khi trở về nước Ngài hết tâm hoằng truyền Phật Pháp, xiển dương Thiên Thai Tông, thành tông lập phái, khai Đại Giới Đàn, truyền giới độ nhơn, xây cất chùa chiền.v.v… Ngài và Đại Sư Không Hải là hai nhân vật danh tiếng nhất của chốn Thiền lâm và cũng là một trong những vị Đại Tăng đưa Phật Giáo Nhật Bản đạt đến thời cực thịnh.

Chùa Diên Lịch lúc đầu được Ngài Tối Trưng đặt tên là Nhất Thừa Chỉ Quán Viện, gồm có các kiến trúc chính như Căn Bản Trung Đường (Dược Sư Đường) là quốc bảo của Nhật Bản, Văn Thù Đường và Tàng Kinh, sau khi ngài Tối Trừng viên tịch, sơn môn căn cứ vào niên hiệu năm Ngài viên tịch nên đổi tên chùa thành chùa Diên Lịch.

Hằng Vũ Thiên Hoàng là đệ tử quy y của ngài Tối Trừng, vị trí chùa Diên Lịch trên núi Tỷ Duệ lại là hướng Quỷ Môn của Kinh Đô, cho nên tư tưởng cho rằng chùa Diên Lịch là chấn ở hướng quỷ môn của Kinh thành, dần dần chùa được tôn xưng là Đạo Tràng Chấn Hộ Quốc Gia, do đó chùa được nhà nước hết sức quan tâm và bảo hộ.

Chùa Diên Lịch là chùa của ngài Tối Trừng, do sự ảnh hưởng của Ngài nên chùa trở thành một trung tâm Phật Giáo lớn của thời đại Bình An, chùa không những hoằng truyền giáo nghĩa Pháp Hoa của Thiên Thai Tông mà còn truyền dạy các pháp môn Mật Giáo, Thiền và Tịnh Độ, Chùa được các tầng lớp quý tộc và Thiên Hoàng thời đại Bình An hết tâm hộ trì cho nên chùa có kiến trúc vô cùng hoành tráng, những địa điểm kiến trúc chính của chùa gồm có Tam Tháp ở sườn phái đông của núi Tỷ Duệ, Thập lục cốc điện đường, Tam thiên phường.v.v… là một trong những đạo tràng rất quy mô to lớn có địa vị rất cao trong Phật Giáo Nhật Bản.

Chùa Diên Lịch còn là nơi đào tạo Tăng tài rất nổi tiếng và có rất nhiều vị Tổ sư của các tông phái Phật Giáo Nhật Bản xuất thân từ ngôi chùa này. Ngài Đan Nhân, Ngài Đan Trâm là những vị đại sư có công trong việc hình thành cơ sở giáo nghĩa Thiên Thai Tông Nhật Bản. Ngài Lương Nhẫn Tổ sư của Tông phái Niệm Phật Dung Thông. Ngài Pháp Nhiên Tổ Sư của tông phái Tịnh Độ. Ngài Thân Loan Tổ sư của Tông phái Tịnh Độ Chân Tông, Ngài Vinh Tây Tổ sư của phái Thiền Lâm Tế. Ngài Đạo Nguyên Tổ Sư của Phái Thiền Tào Động. Ngài Nhật Liên tổ sư của tông phái Nhật Liên và còn rất nhiều vị danh Tăng nữa của Phật Giáo Nhật Bản xuất thân từ ngôi chùa này, vì vậy Phật Giáo Nhật Bản tôn xưng Tỷ Duệ Sơn Diên Lịch Tự là Mẫu sơn của Phật Giáo Nhật Bản.


Lược dịch: NS Thích Tâm Trí

(Chùa Nisshinkutsu, Nhật Bản)



chua dien lich (1)chua dien lich (2)chua dien lich (3)chua dien lich (4)chua dien lich (5)chua dien lich (6)chua dien lich (7)chua dien lich (8)chua dien lich (9)chua dien lich (10)chua dien lich (11)chua dien lich (12)chua dien lich (13)chua dien lich (14)chua dien lich (15)chua dien lich (16)chua dien lich (17)chua dien lich (18)chua dien lich (19)chua dien lich (20)chua dien lich (21)chua dien lich (22)chua dien lich (23)chua dien lich (24)chua dien lich (25)chua dien lich (26)chua dien lich (27)chua dien lich (28)chua dien lich (29)chua dien lich (30)chua dien lich (31)chua dien lich (32)chua dien lich (33)chua dien lich (34)chua dien lich (35)chua dien lich (36)chua dien lich (37)chua dien lich (38)chua dien lich (39)chua dien lich (40)chua dien lich (41)chua dien lich (42)chua dien lich (43)chua dien lich (44)chua dien lich (45)chua dien lich (46)chua dien lich (47)chua dien lich (48)chua dien lich (49)chua dien lich (50)chua dien lich (51)chua dien lich (52)chua dien lich (53)chua dien lich (54)chua dien lich (55)chua dien lich (56)chua dien lich (57)chua dien lich (58)chua dien lich (59)chua dien lich (60)chua dien lich (61)chua dien lich (62)chua dien lich (63)chua dien lich (64)chua dien lich (65)chua dien lich (66)chua dien lich (67)chua dien lich (68)chua dien lich (69)chua dien lich (70)chua dien lich (71)chua dien lich (72)chua dien lich (73)chua dien lich (74)chua dien lich (75)chua dien lich (76)chua dien lich (77)chua dien lich (78)chua dien lich (79)chua dien lich (80)chua dien lich (81)chua dien lich (82)chua dien lich (83)chua dien lich (84)chua dien lich (85)chua dien lich (86)chua dien lich (87)chua dien lich (88)chua dien lich (89)chua dien lich (90)chua dien lich (91)chua dien lich (92)chua dien lich (93)chua dien lich (94)chua dien lich (95)chua dien lich (96)chua dien lich (97)chua dien lich (98)chua dien lich (99)chua dien lich (100)chua dien lich (101)chua dien lich (102)chua dien lich (103)chua dien lich (104)chua dien lich (105)chua dien lich (106)chua dien lich (107)chua dien lich (108)chua dien lich (109)chua dien lich (110)chua dien lich (111)chua dien lich (112)chua dien lich (113)chua dien lich (114)chua dien lich (115)chua dien lich (116)chua dien lich (117)chua dien lich (118)chua dien lich (119)chua dien lich (120)chua dien lich (121)chua dien lich (122)chua dien lich (123)chua dien lich (124)chua dien lich (125)chua dien lich (126)chua dien lich (127)ht nhu dien-than loan thanh nhon


THIÊN THAI TÔNG

Đoàn Trung Còn

Khai tổ: Trí Khải Đại sư sáng lập vào thế kỷ 6 tại Trung Hoa. Truyền Giáo Đại sư truyền sang Nhật Bản vào thế kỷ 9.
Giáo lý căn bản: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Tông chỉ: Tất cả chúng sinh đều có tánh Phật, đều có thể giác ngộ thành Phật.


LỊCH SỬ

Tên gọi Thiên Thai là theo tên núi Thiên Thai, nơi vị tổ sư khai sáng tông này cư ngụ. Nhân vì lấy kinh Diệu Pháp Liên Hoa làm yếu chỉ nên người ta cũng thường gọi là Pháp Hoa tông.

Tông này được sáng lập vào khoảng thế kỷ 6, được truyền bá sâu rộng và phát triển mạnh mẽ cho đến khoảng thế kỷ 14 mới suy dần, chủ yếu là do ảnh hưởng phát triển quá nhanh chóng của Tịnh độ tông vào lúc đó.

Đại sư Trí Khải khi chưa xuất gia là con nhà họ Trần, tự là Đức An, tổ tiên trước kia là người vùng Dĩnh Xuyên (nay thuộc Hứa Xương, Hà Nam) nhưng ngài sinh ra vào năm 538 ở Hoa Dung, Kinh Châu, (nay thuộc Hồ Bắc).

Từ nhỏ ngài đã có lòng tin Phật. Năm 17 tuổi, gặp lúc nhà Lương suy mạt, binh loạn khắp nơi, ngài phải lưu lạc đây đó. Năm 18 tuổi đến chùa Quả Nguyện ở Tương Châu xuất gia, đủ 20 tuổi thì thọ Cụ túc giới.

Vào niên hiệu Thiên Gia thứ nhất đời Trần Văn Đế (560),ngài đến núi Đại Tô, Quang Châu (nay là Hoàng Xuyên, Hà Nam) theo ngài Huệ Tư học Tứ an lạc hạnh, tu chứng được Pháp Hoa Tam-muội.

Niên hiệu Quang Đại thứ nhất đời Trần Phế Đế (567), ngài đến Kiến Khương giảng dạy pháp Thiền, ở chùa Ngõa Quan trong 8 năm, giảng Đại Trí Độ luận và thuyết Thứ đệ thiền môn, cùng giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa và nhiều kinh điển khác.

Đến niên hiệu Thái Kiến thứ 7 đời Trần Tuyên Đế (575), ngài vào núi Thiên Thai (cũng gọi là Thiên Đài) ẩn cư tu tập. Cho đến niên hiệu Chí Đức thứ 3 (585), Trần Hậu Chủ ban sắc chỉ thỉnh ngài trở về Kiến Khương giảng kinh Nhân vương Bát-nhã và một số kinh khác.

Năm sau đó (586), thái tử nhà Trần đến xin thọ giới với ngài. Năm 587, ngài ở chùa Quang Trạch giảng kinh Diệu Vị Năng Liên Hoa, đệ tử là ngài Quán Đỉnh ghi chép tất cả lời giảng, soạn lại thành sách Pháp Hoa văn cú.

Từ sau khi nhà Trần bị nhà Tùy diệt, ngài đến ở Lư Sơn. Đến niên hiệu Khai Hoàng thứ 11 đời Tùy Văn Đế (591), Tấn Vương Dương Quảng (con Tùy Văn Đế) thỉnh ngài đến Dương Châu để thọ giới với ngài, ban tôn hiệu là Trí Giả, nhân đó đương thời tôn xưng ngài là Trí Giả Đại sư.

Năm 592, ngài đến Kinh Châu xây dựng chùa Ngọc Tuyền, thuyết giảng Pháp Hoa huyền nghĩa và Ma-ha chỉ quán, đệ tử là Quán Đỉnh cũng chép lại thành sách lưu truyền. Đến niên hiệu Khai Hoàng thứ 15 (595), ngài lại vì Tấn Vương Dương Quảng mà soạn bộ Tịnh Danh kinh sớ (Sớ giải kinh Duy-ma-cật). Năm sau đó (596), ngài từ biệt trở về núi Thiên Thai, trùng tu tự viện. Sang năm sau nữa (597) thì viên tịch.

Suốt một đời ngài đã kiến lập đến 36 ngôi chùa, truyền giới độ tăng đến 14.000 vị, đệ tử nối pháp có 32 người, đứng đầu là ngài Quán Đỉnh. Trước tác các sách luận giải chú thích có đến 29 bộ, 151 quyển. Ngay cả trước lúc lâm chung còn khẩu truyền bộ Quán tâm luận, cũng là một quyển luận được người sau xem trọng. Đó là chưa kể còn có rất nhiều sách khác vẫn được cho là của ngài nhưng chưa dám xác quyết, vì còn ngờ là do người đời sau nhầm lẫn. Quả thật là một vị danh tăng xưa nay ít có!

Thiên Thai tông truyền sang Nhật Bản vào khoảng đầu thế kỷ 9, do công của ngài Tối Trừng, được người đời tôn xưng là Truyền Giáo Đại sư.

Năm 803, Truyền Giáo Đại sư vâng chiếu chỉ của Nhật hoàng sang Trung Hoa học đạo. Khi về nước, ngài mang theo rất nhiều kinh luận của Thiên Thai tông, rồi truyền bá giáo lý của tông này ở Nhật, lập thành một trong hai tông phái mạnh nhất của thời đại Bình An (794 – 1186). Các nhà nghiên cứu thường dùng danh xưng “Bình An nhị tông” để chỉ cho hai tông mạnh nhất vào thời đại Bình An, đó chính là Thiên Thai tông và Chân ngôn tông.

Truyền Giáo Đại sư trụ ở núi Tỉ-duệ (Hiei) hoằng truyền giáo nghĩa Thiên Thai tông, nên núi ấy cũng trở thành một danh sơn được nhiều người biết đến. Vào thời đó, cả vùng núi Tỉ-duệ không bao lâu đã có đến hơn 3.000 ngôi chùa và giảng đường. Và những ngọn núi ở đây cũng được đổi tên gọi là Thiên Thai.

Ngài Tối Trừng, tên tiếng Nhật là Dengyo Daishi, hay Saichơ, dịch sang tiếng Hán là Tối Trừng, sinh năm 767, viên tịch vào năm 822. Ngài học đạo từ năm 12 tuổi, là môn đệ của ngài Gyơ hyơ (Hành Biểu) tại chùa Kokubunji (Quốc Phần Tự) ở Ơmi (Cận Giang), ban đầu học theo Thiền học Bắc tông. Ngài xuất gia năm 14 tuổi, thọ Cụ túc giới năm 19 tuổi ở chùa Tơdaiji (Đông Đại Tự), sau đó đến tu học ở núi Tỉ-duệ. Nơi đây ngài thực hành thiền định và nghiên cứu giáo lý Hoa nghiêm tông. Nhưng ngài sớm quan tâm nhiều hơn đến giáo lý của Thiên Thai tông, và trở nên uyên bác sau khi đọc qua các trước tác của ngài Trí Khải.

Danh tiếng về sự uyên bác của ngài lan rộng đến nỗi Nhật hoàng thời bấy giờ chính thức đề nghị ngài sang Trung Hoa để học hỏi về Phật giáo, nhằm khi trở về nước có thể thiết lập được một hình thức Phật giáo thích hợp với Nhật Bản.

Ngài sang Trung Hoa bằng đường biển vào năm 804, đi cùng chuyến tàu với một người bạn nổi tiếng là ngài Kkai (Không Hải). Đến Trung Hoa, ngài theo học với ngài thiền sư Tiêu Thiền và học giáo lý Thiên Thai tông với ngài Đạo Thúy, tổ thứ 10 của Thiên Thai tông ở Trung Hoa. Ngài cũng học giáo lý Chân ngôn tông với ngài Thuận Hiểu. Tất cả những giáo lý này đều chưa được truyền dạy như một tông độc lập tại Nhật Bản trong thời đại Thiên Bình (hay Nại Lương thời đại, tức là giai đoạn từ năm 710 đến năm 784).

Ngài trở về Nhật Bản vào năm 806 và chính thức thành lập Thiên Thai tông ở Nhật. Mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn của giáo lý Thiên Thai tông, nhưng thông qua mối quan hệ với ngài Không Hải, ngài cũng rất quan tâm đến Chân ngôn tông. Và vì vậy, hệ thống giáo lý của ngài cũng có khuynh hướng pha trộn.

Ngài dành trọn phần đời còn lại để truyền bá chỗ sở đắc về Phật học của mình ngay tại vùng núi Tỉ-duệ, nhưng cũng thường xuyên gặp phải sự chống đối từ những tông đã thành lập trước, đặc biệt là về những sự cải cách mà ngài nỗ lực thực hiện khi muốn hợp lý hóa một số nghi thức truyền giới xuất gia của Đại thừa.

Ngài trước tác rất nhiều, trong số đó quan trọng hơn hết là các tác phẩm Shugo kokkaishơ (Thủ hộ quốc giới chương, Hokkeshku (Pháp Hoa tú cú)và Kenkai ron (Hiển giới luận).

Hiện nay, Thiên Thai tông ở Nhật vẫn còn hưng thịnh, có đến khoảng 6.000 ngôi chùa thuộc tông này, với 11.300 vị tăng sĩ, 900.000 cư sĩ tu tập tại gia và hơn một triệu tín đồ thường xuyên lui tới lễ bái cúng dường. Tông này cũng có những hoạt động từ thiện xã hội đáng kể như xây dựng trường học, chẩn tế cho người nghèo, cấp dưỡng trẻ em mồ côi, người già neo đơn, người tật nguyền...

HỌC THUYẾT

A. Tất cả chúng sinh đều sẵn có tánh Phật: Thiên Thai tông dựa vào giáo nghĩa của kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà phát triển nguyên lý “tất cả chúng sinh đều có tánh Phật”. Vì sẵn có tánh Phật, nên tất cả chúng sinh đều có khả năng giác ngộ thành Phật, cho dù là con sâu, con kiến, cho đến loài người, chư thiên, quỷ thần... đều không khác nhau về bản tánh này.

Khi nhận thức được rằng tất cả chúng sinh đều sẵn có tánh Phật, đều là những vị Phật sẽ thành, người tu tập sẽ có được một nhận thức thật sự bình đẳng đối với hết thảy muôn loài, muôn vật. Và đó chính là cơ sở đầu tiên giúp người tu tập có thể trừ bỏ được hết thảy mọi sự phân biệt trong cách đối nhân tiếp vật, vốn là nguyên nhân quan trọng nhất làm phát triển những sự thương, ghét, oán giận, si mê...

Tuy là sẵn có tánh Phật như nhau, nhưng do vô số những ngoại duyên trần cảnh, nên tất cả chúng sinh đều trôi lăn trong vòng sinh tử, thọ lãnh những nghiệp quả khác nhau, phải thọ sinh vào những cảnh giới khác nhau... Nhưng cho dù có tất cả những sự khác nhau đó, cho dù có chìm đắm vô lượng kiếp trong luân hồi sinh tử, thì tánh Phật sẵn có kia cũng chẳng bao giờ có thể mất đi hay đổi khác. Chỉ cần chúng sinh nhất thời nhận ra được điều đó, quay về hướng đến việc rũ bỏ mọi nghiệp duyên trần cảnh thì ngay lập tức có thể thể hiển lộ được tánh Phật của mình, có thể đạt đến cảnh giới giải thoát rốt ráo không khác gì chư Phật.

B. Ba ngàn pháp giới trong một niệm: Giáo lý Thiên Thai tông chia toàn thể vũ trụ ra làm mười cảnh giới, gọi là Thập giới. Trong Thập giới có 4 cảnh giới thuộc về các bậc thánh là Phật giới, Bồ Tát giới, Duyên giác giới và Thanh văn giới; 6 cảnh giới thuộc về phàm phu là thiên giới, nhân giới, a-tu-la giới, địa ngục giới, ngạ quỷ giới và súc sinh giới. Mười cảnh giới này lại biểu hiện thành ba dạng thế gian là ngũ ấm thế gian, chúng sinh thế gian và y báo quốc độ thế gian. Cả ba dạng thế gian này đồng thời hiện hữu và hỗ tương chi phối lẫn nhau.

Mỗi một tâm niệm của chúng sinh đều có đủ mười cảnh giới, mỗi cảnh giới lại hợp với những cảnh giới khác thành ra trăm pháp giới, và đều có đủ ba dạng thế gian, nên biến hiện thành cả thảy là ba ngàn pháp giới. Ba ngàn pháp giới có đủ trong một tâm niệm, nên việc tu chứng cũng không ra ngoài tâm niệm ấy. Một niệm chân chánh thì chân như, tánh Phật tự nhiên hiển lộ, hiển bày toàn thể ba ngàn pháp giới. Một niệm mê lầm thì tánh Phật bị che lấp, dẫu có đủ ba ngàn pháp giới mà không hề nhận biết, chỉ trôi lăn theo nghiệp duyên trần cảnh, chịu muôn ngàn sự khổ não trong chốn luân hồi.

Thế nên, dù là Phật hay chúng sinh cũng đều từ một niệm mà thành. Khi mê tức là chúng sinh, khi ngộ tức là Phật. Phật và chúng sinh vốn không hai, không khác, chỉ do một niệm mê ngộ khác nhau mà thành. Cũng như mặt nước lúc yên tĩnh hay lúc nổi sóng vốn không thay đổi tánh nước, chỉ khác nhau ở lúc trời nổi gió mạnh hay yên tĩnh mà thôi. Nhưng ngay cả khi gió mạnh làm nổi sóng, thì sóng kia cũng không lìa khỏi nước. Chỉ cần khi trời yên gió lặng thì sóng kia tự mất, tánh nước hiển bày. Cho nên chúng sinh dẫu mê lầm cũng không mất đi tánh Phật. Chỉ cần biết thức tỉnh tu tập, rũ bỏ nghiệp duyên trần cảnh thì tánh Phật tự nhiên hiển lộ, phá sạch mê lầm.

Do đó, Phật và chúng sinh vốn không lìa nhau, chỉ như hai mặt của một tờ giấy. Nếu chê bỏ chúng sinh mà cầu được thành Phật thì đó là sự mong cầu điên đảo, chẳng bao giờ có được. Chỉ cần quay về nơi một niệm của tự tâm, giữ cho chân chánh thì có thể thấy được cả ba ngàn pháp giới.

****



DANH TĂNG THIÊN THAI TÔNG NHẬT BẢN

Thời xưa, khi khoa học chưa tiến triển, trên đất liền núi non cách trở, việc đi lại rất khó khăn; giao thông về đường thủy tương đối thuận tiện hơn nhiều. Trung Quốc và Nhật Bản chỉ cách nhau một biển nhỏ. Sự giao lưu về văn hóa, tôn giáo… của 2 quốc gia được diễn ra rất dễ dàng và thuận tiện. Nơi phát nguồn của tông Thiên Thai là chùa Quốc Thanh, dưới chân núi Thiên Thai. Núi Thiên Thai này nằm cạnh bờ biển tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Do vậy, tông Thiên Thai chính thức truyền bá qua Nhật Bản rất sớm.

Năm Giáp Thân (804), niên hiệu Diên Lịch thứ 23, Đại sư Truyền Giáo Tối Trừng (767-822) được Thiên hoàng Hoàn Võ cấp hộ diệp, từ Nhật Bản đến chùa Quốc Thanh, núi Thiên Thai, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, tham học giáo pháp Tam Quán, với Thập tổ tông Thiên Thai Trung Quốc là Hưng Đạo Đạo Thúy và cao tăng Hoa Đảnh Hành Mãn (751 -838). Năm Ất Dậu (805), ngài Tối Trừng trở về cố quốc, tận lực tái thiết chùa Diên Lịch, núi Tỷ Duệ, kinh đô Nại Lương. Nhờ sự ngoại hộ đắc lực của Thiên hoàng và các vị Thân vương, ngài Tối Trừng thành lập tông Thiên Thai Nhật Bản vào ngày 26 tháng giêng năm Bính Tuất (806). Từ đấy, chùa Diên Lịch trở thành Tổng Bản Sơn của tông Thiên Thai; thời kỳ cực hưng thịnh có ba ngàn tăng chúng, hơn một ngàn tự viện trực thuộc, chia làm ba khu vực lớn là Đông Tháp, Tây Tháp và Hoành Xuyên. Vị Trụ trì chùa này là bậc cao tăng thạc đức, là vị Tông trưởng của tông phái, cai quản và thống lĩnh tất cả các chùa viện trong Sơn Môn, được toàn thể tăng tín đồ suy cử và Thiên hoàng ban sắc công nhận; thường gọi là Thiên Thai Tọa chủ.

Tại chùa này, đã xuất hiện nhiều bậc cao tăng, ví như: Đại sư Viên Nhân, Đại sư Viên Trân… nối thịnh tông môn; Luật sư Chân Thịnh khai sáng chi phái Thiên Thai Luật Tông, Đại sư Hoàng Khánh khai sáng dòng phái Cốc v.v… đều trực thuộc tông Thiên Thai. Thậm chí Đại sư Không Dã (Hoằng Dã, 903-972) khai sáng tông Tịnh Độ Nhân Gian; Đại sư Pháp Nhiên (Nguyên Không, 1133-1212) khai sáng tông Tịnh Độ; Đại sư Thân Loan (Kiến Chân, 1173-1262) khai sáng Tịnh Độ Chân Tông; Đại sư Vinh Tây (Thiên Quang Quốc Sư, 1141-1215) khai sáng tông Lâm Tế; Đại sư Đạo Nguyên (Thừa Đương, 1200-1252) khai sáng tông Tào Động; Đại sư Nhật Liên (Lập Chánh, 1221- 1282) khai sáng tông Nhật Liên; Đại sư Nhất Biến (Viên Quang, 1239-1289) khai sáng Thời Tông đều là đệ tử và từng có thời gian dài tham học tại đây, trước khi thành lập tông phái khác.

Chúng tôi rất hâm mộ đạo đức của các bậc tiền bối, nên cố gắng sưu tầm. biên tập truyện ký của những bậc cao tăng, danh tăng tông Thiên Thai Nhật Bản, giới thiệu với độc giả Việt Nam, ngõ hầu góp một phần nhỏ trong việc lưu truyền Phật Pháp. Tuy nhiên, từ khoảng thế kỷ 14 trở về sau, do không có tư liệu, nên chỉ ghi được một ít tự truyện của các bậc cao tăng.

Dù cố gắng hết sức, nhưng không sao tránh khỏi sự sai lầm, thiếu sót. Kính xin các bậc thức giả hoan hỷ chỉ bảo, để kỳ tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi thành thật cám ơn.

Chùa Pháp Đàn, ngày 21 tháng 4 năm Quý Tỵ

Cẩn chí

Thích Tắc Phi


****


THIÊN NHẬT HỒI PHONG HÀNH

(THIÊN THAI TÔNG – NHẬT BẢN)


Pháp tu Thiên Nhật Hồi Phong Hành do Hòa thượng Tương Ưng(831-918) khai sáng tại núi Tỉ Duệ - Nhật Bản, theo nghĩa văn tự thì hành giả sẽ tu hành bằng cách đi lễ bái vòng quanh đỉnh của các ngọn núi thuộc Tỉ Duệ trong vòng 1000 ngày.

THIÊN NHẬT HỒI PHONG HÀNH (THIÊN THAI TÔNG – NHẬT BẢN)


Cũng có thể nói rằng, pháp tu này được cụ thể hóa theo tinh thần của Thường Bất Khinh Bồ Tát trong kinh Pháp Hoa. Ngài đã đảnh lễ tất cả những người ngài có cơ duyên được gặp, vì theo ngài thì tất cả chúng sinh đều có Phật tánh và sẽ thành Phật trong đời vị lai. Thiên Nhật Hồi Phong Hành đã kế thừa tinh thần này và quan niệm rằng cỏ, cây, sông, núi tất cả đều có Phật tánh, vì vậy cần phải đảnh lễ khắp thảy (để tìm thấy Phật tánh của tự thân).

Hành giả tu theo Hồi Phong Hành, trên đầu đội một chiếc nón làm bằng vỏ cây với hình dáng của một đóa sen chưa nở, mặc một bộ y phục màu trắng với ý niệm đã xa lìa sinh tử, chân mang đôi dép cỏ hình hoa sen 8 cánh, eo thắt một sợi dây với ý nghĩa ra ngoài cái chết và một thanh kiếm với ý nghĩa giáng ma (hàng phục ma quân). Lúc ấy vị này được xem là sinh thân của ngài Bất Động Minh Vương (hóa thân phẩn nộ của Đại Nhật Như Lai). Ngoài ra, cũng có thể nói rằng, đây là trang phục biểu trưng cho cái chết thể hiện sự nghiêm khắc tột cùng của việc tu hành, hành giả phải tự thân kết liễu sinh mệnh của bản thân trong trường hợp giữa đường thất bại (nếu khởi tâm từ bỏ thì dùng dao mổ bụng tự sát).

Thiên Nhật Hồi Phong Hành được tiến hành trong vòng 7 năm, từ năm thứ nhất đến năm thứ 3, mỗi năm tiến hành 100 ngày, mỗi ngày phải đi 30 km, những nơi qui định lễ bái trong thời gian này là 260 nơi, đến năm thứ 4 và thứ 5 thì mỗi ngày vẫn đi 30km nhưng mỗi năm là 200 ngày, sau khi hành giả đã tinh tấn tu hành hoàn thành 700 ngày ở năm thứ 5 thì phải nhập đường (nơi thờ ngài Bất Động Minh Vương) với việc tu hành vô cùng nghiêm khắc.

Trước khi nhập đường hành giả phải trải qua nghi thức chôn sống, sau khi nhập đường hành giả phải thực hiện 4 cái không gồm không ăn, không uống, không ngủ và không nằm tại Minh Vương Đường chùa Vô Động trong vòng 9 ngày. Trong Minh Vương đường hành giả tụng đọc chân ngôn của ngài Bất Động Minh Vương không dứt. Mỗi đêm lúc 2 giờ khuya, hành giả phải xuất đường đến cái giếng gần đó mang nước về cúng dường cho ngài Bất Động Minh Vương trong Bất Động Đường, ngoài việc dâng cúng nước, hành giả phải liên tục đọc tụng chân ngôn 100.000 lần.

Sau khi hoàn thành thời gian nhập đường, hành giả được xem là A-xà-lê với sinh thân của ngài Bất Động Minh Vương và được các tín đồ chắp tay cung kính nghênh đón. Với cơ duyên này từ việc tự lợi của bản thân, hành giả bước vào quá trình thực hành lợi tha để hóa độ chúng sanh.

Đến năm thứ 6 cùng với hành trình như lúc trước, lúc này cộng thêm việc phải đi quanh Xích Sơn thiền viện của Kyoto trong vòng 100 ngày liên tục với hành trình mỗi ngày là 60 km.

Năm thứ 7, hành trình là 200 ngày, 100 ngày đầu gọi là vòng quanh cố đô Kyoto, đi lễ bái các ngọn núi thuộc Tỉ Duệ Sơn, từ Xích Sơn Thiền Viện cho đến những nơi trong phạm vi Kyoto, toàn hành trình là 84 km. Để hoàn thành đại nguyện còn lại, 100 ngày cuối hành giả quay lại lễ bái vòng quanh các ngọn núi thuộc Tỉ Duệ Sơn với hành trình là 30km.

Đối với những hành giả đã trải qua Thiên Nhật Hồi Phong Hành sẽ trở thành “Đại A-xà-lê” của Thiên Thai tông và được tín đồ khắp nơi cung kính.

Hành giả muốn tu Thiên Nhật Hồi Phong Hành phải là những người đã được tuyển chọn nghiêm khắc, phải trải qua một quá trình tu tập và rèn luyện lâu dài tại các ngôi chùa thuộc Thiên Thai tông Tỉ Duệ Sơn. Ngoài ra phải vượt qua rất nhiều thử thách khác như Bách Nhật Hồi Phong Hành (tu hành trong 100 ngày)….

Việt dịch: Tâm Như

Tham chiếu từ các nguồn:

http://www.tendai.or.jp (千日回峰行)

https://ja.wikipedia.org/wiki/千日回峰行_(比叡山)

***




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]