- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
CHÙA TỔ ĐÌNH THIÊN QUANG
Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thường ở gọi là chùa Thiên Quang, tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây yên tĩnh ven theo bờ sông Cái, thuộc Thị trấn Thành - Diên Khánh.
Thôn Phú Lộc Tây từ hơn trăm năm trước nổi tiếng là làng nghề đúc đồng với những sản phẩm như lư hương, lục bình, chân đèn, đài đựng nước, cổ bồng và đồ dung kim khí sinh hoạt đời thường, nông cụ… Các vị bô lão cho hay là làng đã được vua Tự Đức triều Nguyễn ban sắc phong công nhận làng nghề truyền thống. Được xem là làng nghề lâu đời và có tiếng ở vùng Nam Trung bộ, sản phẩm đồng của Phú Lộc Tây không chỉ tiêu thụ ngay tại tỉnh nhà mà còn xuất bán đến nhiều tỉnh, thành miền Trung… Hiện còn khoảng trên 50 hộ còn gìn giữ và tiếp nối sự nghiệp của tiên tổ cha ông. Hằng năm, đến ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ Tổ nghề đúc đồng của làng.
Ngày nay, một con đường rộng lớn được mở rộng và tráng nhựa đi ngang qua bên dòng sông Cái trước làng nghề và chùa, nên chùa có địa chỉ mới nhất là 208 đường Trần Phú.
Chùa do Hòa thượng Nhơn Duệ, húy thượng Trừng hạ Thông, tự Đại Trí, dòng Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 42 khai sơn kiến lập.
Sau, năm 1944, khi HT. Nhơn Duệ tự thiêu, ngôi chùa được truyền lại cho đệ tử là HT. Thích Hạnh Giác, húy thượng Tâm hạ Bình, tự Định Đẳng tu bổ trông coi, cho đến khi ngài viên tịch (1969).
Hòa thượng Minh Mỹ, húy thượng Nguyên hạ Cao, kế thừa trụ trì đời thứ 3.
Đời thứ 4 là Sa di Thích Nguyên Đại, tự Trí Tánh làm giám tự.
Đại đức Thích Tâm Định, môn đồ Tổ đình Linh Sơn Pháp Bảo (ở Phú Nông - Cầu Dứa) được kế thừa làm giám tự cho đến nay.
Ngôi chánh điện được xây dựng hoàn thành vào năm Mậu Dần 1938 với lối kiến trúc phổ truyền “tiền Phật, hậu Tổ”, nóc có rồng uốn lượn chầu pháp luân, qua hai lần trùng tu vào năm 1992 và 2004. Cổng tam quan được xây vào năm 1959, đến nay vẫn còn giữ nguyên vẻ mộc mạc của ngày xưa.
Khu vườn có cây xanh bóng mát bao bọc xung quanh nằm bên phải ngôi chánh điện là khu bảo tháp trầm mặc của chư tôn đức tiền nhân trụ trì. Vào năm 2004, bảo tháp của Cố HT. Hạnh Giác được đệ tử lập một bia ký kỷ niệm tóm tắt tiểu sử và công hạnh của ngài.
Riêng vị Tổ khai sơn thì đồ chúng dựng một tượng đài tưởng niệm lộ thiên phía sân sau gần bên ngôi chánh điện, ngay tại nơi Tổ tự thiêu vào ngày 19 tháng 7 năm Giáp Thân (1944).
Dạo quanh sân chùa, chúng ta còn có thể chiêm bái được tôn tượng lộ thiên màu trắng bạch như đức Bổn Sư Thích Ca tĩnh tọa thật lớn, đức Bồ Tát Quán Thế Âm hiển hiện ngay bên trong cổng tam quan với đôi chim hạc đứng chầu hai bên, và một gác chuông treo đại hồng chung với kiến trúc thanh cao đậm nét mỹ thuật…
Trên chánh điện, bảo tòa an vị tôn tượng đức Bổn Sư Thích Ca thật lớn, còn có bộ Thất Phật Dược Sư, và đặc biệt là bộ tượng Di Đà Tam Tôn tĩnh tọa bằng đất nung cũ kỹ rất hiếm thấy do Thầy Tổ lưu truyền lại cho hậu duệ phụng thờ. Nằm bên phải phía sau chánh điện là Nhà Tổ, bên trong có bài trí linh vị và linh ảnh của chư vị khai sơn và trụ trì các đời, ấn tượng nhất là tôn tượng của Tổ Nhơn Duệ bằng đất nung tĩnh tọa, tay cầm mộc trượng có nhánh.
Trong hơn mười năm qua, nhà chùa cùng đàn na tín thí gần xa đã và đang tiếp tục trùng tu, kiến thiết thêm nhiều công trình phụ quanh khuôn viên chùa, tô điểm thêm cho chốn già lam ngày càng trang nghiêm, thanh tịnh, đẹp hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên của vùng nông thôn mới…