- Thông Tư v/v An Cư Kiết Hạ năm Kỷ Hợi 2019
- Thư Cung Thỉnh Tham Dự Khóa An Cư Kiết Hạ Kỳ 20, PL 2563
- Cúng Dường Trai Phạn Khóa An Cư 2019
- Ban Tổ Chức Khóa An Cư 2019 tại Chùa Thiên Ấn
- Chùa Thiên Ấn
- Hình Ảnh Họp Tiền An Cư
- Kỷ Yếu Trường Hạ Thiên Ấn 2019
- Hình Chân Dung Chư Tôn Đức Tại Trường Hạ Thiên Ấn
- Hình Chân Dung Phật Tử Tùng Hạ
- Day 01: Lễ Kiết Giới Trường Thọ An Cư kỳ 20 tại Trường Hạ Thiên Ấn, Sydney, Úc Châu (Thứ Tư, 10-7-2019)
- Day 01: Lễ Khai Mạc Khóa An Cư kỳ 20 tại Chùa Thiên Ấn, Sydney, Úc Châu
- Day 01: Cúng Quá Đường và Kinh Hành Niệm Phật tại Trường Hạ Thiên Ấn, Sydney, Úc Châu (Thứ Tư, 10-7-2019)
- Day 01: Tụng Kinh và Giảng Buổi Tối (Trường Hạ Thiên Ấn kỳ 20, Thứ Tư 10-7-2019)
- Day 02: Công Phu Khai Thị
- Day 02: Thảo Luận Phật Pháp
- Day 02: Cúng Quá Đường và Kinh Hành Niệm Phật tại Trường Hạ Thiên Ấn, Sydney, Úc Châu (Thứ Năm, 11-7-2019)
- Day 02: Tụng Kinh và Giảng Buổi Tối
- Day 03: Công Phu Khai Thị
- Day 03: Thảo Luận Phật Pháp
- Day 03: Cúng Quá Đường và Kinh Hành
- Day 03: Tụng Kinh và Giảng Pháp
- Day 04:Công Phu Khai Thị
- Day 04: Thảo Luận Phật Pháp
- Day 04: Cúng Qúa Đường và Kinh Hành
- Day 04: Tụng Kinh và Giảng Pháp
- Day 05: Lễ Tưởng Niệm Bốn đời Tăng Thống và Cố Trưởng Lão HT Thích Như Huệ
- Day 05: Công Phu Khai Thị
- Day 05: Cúng Quá Đường và Kinh Hành
- Day 06: Công phu khuya và khai thị
- Day 06: Cúng Quá Đường và Kinh Hành Niệm Phật
- Day 06: Thảo Luận Phật Pháp
- Day 06: Giảng Pháp buổi tối
- Day 07: Hình ảnh tại Trường Hạ Thiên Ấn
- Day 08: Hình ảnh sinh hoạt tại Trường Hạ Thiên Ân (17-7-2019)
- Day 09: Hình ảnh sinh hoạt Trường Hạ Thiên Ấn (18-7-2019)
- Day 10: Hình ảnh sinh hoạt Trường Hạ Thiên Ấn (19-7-2019)
- Day 10: Thiền Trà Đạo Tình "Hóa Thành" tại Trường Hạ Thiên Ấn (Tối Thứ Sáu 19-7-2019)
- Day 11: Hình ảnh sinh hoạt Trường Hạ Thiên Ấn (20-7-2019)
- Day 11: Lễ Tự Tứ Giải Chế Khóa An Cư kỳ 20 tại Chùa Thiên Ấn, Sydney, Úc Châu
- Day 11: Lễ Bế Mạc Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 20 tại Chùa Thiên Ấn, Sydney, Úc Châu (Thứ Bảy 20-7-2019)
- Rainbow, vầng cầu vòng nhiều màu sắc do Chư Thiên Cõi Trời Nam Bán Cầu cúng dường Trường Hạ Thiên Ấn
- Video: Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 20 của Giáo Hội tại Chùa Thiên Ấn, Sydney, Úc Châu
Cảm nghĩ của người Phật tử
trước thời đại mới về Trường Hạ
Trước đây vài tháng nhân xem thông báo về việc tổ chức Trường hạ của Giáo Hội Úc Châu kỳ 20 tại Chùa Thiên Ấn, Sydney, tôi đã chuẩn bị xem lại các khoá trước để có một ấn tượng thế nào là an cư kiết hạ hay kiết đông ( theo đúng thời tiết của Nam bán cầu ) để có thể đóng góp vài kinh nghiệm bản thân mà nhiều năm tự học hàm thụ và tự sám hối hay suy xét lại chính mình qua lời khuyên của Thầy (Sư phụ) mỗi ngày với hội chúng.
Nhưng khoảng thời gian gần đây khi ra ngoài tiếp xúc với lớp trẻ và một số người có trình độ khá trong xã hội thì tôi lại do dự rất nhiều và thấy mình có nên đóng góp những tư tưởng này vào ban giảng huấn trường hạ hay không ? Và tôi đã thì thầm cầu khẩn với Phật vì tương lai Phật Pháp kính xin cho con ....
Đông đã về ...với mưa dầm gió rét
Thương làm sao ....người khách lữ dặm trường .
Gập ghềnh, quạnh quẻ....thăm thẳm thê lương ! .
Kính chia sẻ. ...mang đến người ...ấm áp
Bằng vài lời thấu hiểu ...về Phật Pháp .
Dù ...chưa mẫn tiệp nhưng ý thiện lành
Nguyện mãi cùng nhau ...tiến bước đồng hành
Sẽ tháo gỡ ,,,,trong tinh thần minh bạch ....
Và kính thưa các bậc tôn túc trong giới lãnh đạo tâm linh vấn đề là có bao giờ chúng ta nghĩ đến văn hoá và truyền thống ( dù có nhiều điều tốt ) nhưng có còn phù hợp và thích ứng với một nền văn minh đang tiến xa so với những vài chục năm về trước không? Câu hỏi ấy hẳn ai là người có ưu tư về tình trạng Phật giáo hiện nay đang bị pha trộn đủ thứ chắc hẳn khó tìm lại được sự trong sáng và giản dị như ban đầu ...
Đó là " Hãy giữ một tâm trí thư thái giản dị , một thần khí nhẹ nhàng và tĩnh lặng , thuận theo bản tính tự nhiên của vạn pháp và đừng cưởng ép ai theo ý riêng của mình thì mọi sự yên ổn " thế nhưng ....
Gần đây theo thống kê về tâm lý học mỗi năm nước Úc có đến ba ngàn người tự tử và bịnh trầm cảm đang trở thành một vấn nạn trong giới trẻ vì bị quá nhiều áp lực của cha mẹ từ việc học đến việc mưu sinh ....
Làm thế nào các đề tài nầy cần được giới tăng ni trẻ ngày nay chú ý và có bao giờ các vị nghĩ đến cách giao tiếp với giới trẻ thật chu toàn chưa ? Vì theo Max Weber (nhà xã hội học ) đời sống xã hội trong thời đại kỹ nghệ hoá hiện đại hơn , tiện nghi hơn , nhưng hối hả hơn, khủng hoảng tinh thần hơn nên người ta thiếu tình người ( không có cơ hội tiếp cúc giữa người và người nên dần mất cảm xúc ) và do đó họ có thể làm những chuyện kỳ cục gì vào bất cứ lúc nào .....
Hơn thế nữa chùa, tu viện là nơi dạy dỗ các Phật tử và những ai đã đến chùa tham dự một buổi giảng pháp nào đó " hãy làm điều lành tránh điều ác " nhưng càng ngày con số giới trẻ càng ngày càng ít ( chúng ta phải chấp nhận diều này trên thống kê toàn quốc chứ đừng dựa vào một ngôi tự viện nào ) để thấy làm sao phải tạo ra được một cân bằng giữa khoa học và đạo đức trong một nền văn minh công nghệ vi tính như hiện nay ....mà tất cả thời gian còn lại trong ngày đều dựa vào IPhone, IPad khiến cho liên hệ gia đình càng ngày càng lỏng lẽo và mỗi một cá nhân lại là một ốc đảo của tự thân thì làm sao mà khuyên bảo cho dù giáo lý Phật có cao siêu và rạng rỡ tới đâu mà những kẻ chưa có một niềm tin thì làm sao độ được ....
Chân lý không phải là cái gì cao xa vời vợi, mà nó luôn tiềm tàng trong dòng sống đang trôi chảy không ngừng trước mắt chúng ta tuy không xa nhưng khó thấy vì chưa ai biết cách nhìn, lắng nghe và cảm nhận...
Dù rằng những ai học Đạo đều hiểu rằng " Không có một ân sủng nào hay một sự khai tâm nào mà ta sẽ được nhận liền cũng như không có một câu thần chú nào hay một buổi lễ thần bí nào mà có thể chỉ dạy cho ta hay chuyển hoá ngay cho ta lập tức, mà phải biết sự cải biến đến từng phút một giống như một toà nhà được xây bằng từng viên gạch một "
KHÔNG CÓ MỘT CON ĐƯỜNG TẮT VÀ TẤT CẢ ĐỀU PHẢI TUÂN THEO LUẬT NHÂN QUẢ
Như vậy nhiệm vụ của một người tu sĩ trong thời đại mới này rất quan trọng và phải làm sao tùy duyên mà giáo hoá và chuyển hoá được một phần tử cá nhân nào nghĩa là đã góp phần vào sự kiến tạo một xã hội mới cho lớp trẻ hiện nay hơn là những bài kinh với nghĩa quá cầu kỳ bóng bẩy và cần phải suy tư thấu đáo để đạt tới một căn có nào đó ...
Kính xin được đóng góp với tinh thần thật vô tư và vì ích lợi cho con cháu sau này , kính xin được niệm tình tha thứ cho mọi điều bất như ý
Huệ Hương
Melbourne 14/7/2019