Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm Niệm Về Khoá Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 18

05/01/201907:50(Xem: 7177)
Cảm Niệm Về Khoá Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 18

phat tu nguyen hao
                               CẢM NIỆM VỀ KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP ÚC CHÂU Kỳ 18                                                             c
ủa GHPGVNTNHN Tại UĐL-TTL, Tại Woodhouse Activity Centre Piccadilly South Australia 5151, do Chùa Pháp Hoa Nam Úc,  từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018   
  

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Chư Tôn Hoà Thượng, Chư Thượng Toạ, Đại Đức Tăng Ni.

Kính thưa toàn thể học viên và đại chúng

Con Pháp danh Nguyên Hảo, hân hạnh được thay mặt cho toàn thể gần 400 học viên và Phật tử công quả, có đôi dòng cảm niệm về Khóa Tu Học Phật Pháp kỳ 18.

Kính bạch quý Ngài,

Kính thưa quý liệt vị

Còn hạnh phúc nào bằng khi “tứ chúng đồng tu”, năm ngày tràn đầy an lạc qua việc được thấm nhuần mưa Pháp với các bài giảng về “Lục độ ba la mật”. Về sáu phương pháp, để độ cụ thể và nhiều hiệu quả mà mỗi người chúng ta, đều mắc phải và cần phải quán triệt thực hành, để độ cho mình và giúp ích cho mọi người, nếu trải nghiệm và thực hành được 6 điều này một cách miên mật và liên tục thì chúng ta sẽ hành thông trên đường giác ngộ, giải thoát và từng bước hoàn thiện “Bồ Tát hạnh” cũng như giúp cho mỗi hành giả sống tốt với nhau, xây dựng nên một tập thể hài hoà, một xã hội an bình thạnh trị… vì tất cả “tội lỗi đều do vô thỉ THAM – SÂN – SI mà:

  •  Bố thí tức là cho ra để trừ lòng tham.
  • Trì giới tức là giữ giới để trừ ô nhiễm.
  •  Nhẫn nhục tức là nhường nhịn để trừ giận hờn.
  • Tinh tấn tức là sốt sắng để trừ lười biếng.
  • Thiền định tức là chuyên chú để trừ loạn tâm.
  • Trí tuệ tức là sáng suốt để trừ si mê. 

Trong sáu hạnh ba-la-mật trên thì Bố thí, Trì giới và Nhẫn nhục là tu Phước còn Thiền định và Trí tuệ chính là tu Huệ. Phước huệ song tu, chóng thành Phật quả, để cho toàn thể cùng sống trong “lục hoà”, tất cả đều nở nụ cười trên môi, mỗi khi gặp mặt nhau, mặc dầu phải sống trong môi trường không được tiện nghi, thoải mái như ở nhà. Nhưng khi đã nghe được những thời Pháp của quý Ngài giảng rồi, thì chúng con thấy mình đã có được nhiều tiến bộ. Không còn “chấp ngã” và “chấp Pháp” nữa, mà sẵn sàng đem tấm thân nầy hy hiến cho việc tu tập và phụng sự, để cho “tứ đại” vô thường này góp phần “công quả”  mà có được ‘Công đức” với đời, chứ không lo “hưởng thụ” để phải nhiều phiền não và “hao tổn phước báu” như trước đây.

Qua các thời “trả lời câu hỏi” quý Ngài cũng đã chỉ bày cho chúng con, hiểu rõ thêm về Phật Pháp nhiệm mầu và luôn sách tấn, động viên chúng con luôn tinh tấn trên con đường tu tập, để được “giải thoát, giác ngộ” hầu viễn ly phiền não và không còn khổ đau. Nhưng điều căn bản đó là muốn đạt được “vô thượng Bồ Đề” thì phải “hành trì” chứ không ngồi đó mà cầu nguyện hay bàn luận. Đặc biệt quý Ngài là những chứng nhân còn sống của giai đoạn thập niên 1960, vì có một thế lực nhiều tiền dùng truyền thông, đã bóp méo và bẻ cong lịch sử hầu chạy tội và gây hận thù chia rẽ dân tộc, nên quý Ngài cũng đã ôn lại lịch sử đau thương của thời kỳ đấu tranh chống lại sự đàn áp Phật Giáo của “gia đình trị Ngô Đình Diệm” hầu “bảo vệ đạo Pháp” và “bình đẳng tôn giáo”, quý Ngài đã chỉ cho hội chúng và lớp trẻ sau nầy, thấy rõ âm mưu của gia đình họ Ngô thần phục Vatican, muốn biến Việt Nam thành nước Chúa và bắt tay với CSBV, để hòng cai trị được lâu dài, gây bất mãn trong nhân dân, do vậy Mỹ mới tìm cách lật đổ Ông Diệm, chứ Phật Giáo, chư vị lảnh đạo và quý Thầy Cô đã bị bắt nhốt hết rồi, lấy đâu mà lật đổ, bây giờ “tàn dư Cần Lao, hoài Ngô” bẻ cong lịch sử, ngỏ hầu muốn gây hận thù và chia rẽ dân tộc, nên đổ thừa cho Phật Giáo.

Trong 5 ngày tu học, là 5 ngày rèn luyện thân tâm, về thân thì rèn luyện mạnh khỏe, khi phải lội lên lội xuống dốc ngày nhiều lần, để nghe pháp, tu tập và ăn uống. Về tâm thì rèn luyện ý chí vượt khó, vượt khổ, thấy được niềm tin ở chánh pháp Như Lai, mà phấn chấn trên đường “quán chiếu nội tâm”, quên đi những thiếu thốn về tiện nghi vật chất, bên ngoài.

Năm ngày TU HỌC thật là nhiều kết quả tốt đẹp. Chúng con là những người đang phải đối mặt với những “kích cầu về tiện nghi vật chất hiện đại” rất nhiều hấp dẫn và quyến rũ, cũng phải nhiều lo toan và tất bật trong vòng xoáy của cuộc đời, nên rất cần những giờ phút “tĩnh lặng” để giảm đi những “áp lực” trong cuộc sống, hầu có được sự an bình và ý nghĩa cho cuộc đời. Nên chúng con rất cần có nơi và thời gian tu tập, do vậy chúng conrất mang ơn Giáo Hội và quý Ngài đã khó nhọc, khổ công, hàng năm tổ chức và truyền đạt, để cho mỗi chúng con được trưởng thành trong tâm niệm và thể hiện qua cuộc sống hàng ngày, mà xây dựng được một gia đình ấm êm hạnh phúc, khi tất cả cùng đều nhìn về một hướng, không còn lệ thuộc vào vật chất vô thường giả tạm nữa, mà cùng phát triển về mặt tâm linh, để hiện tại được an lành và chắc rằng tương lai sẽ về nơi tịnh cảnh.

Để cho lợi ích này được mãi mãi hiện diện với chúng con, kính mong Giáo Hội và Quý Ngài duy trì và phát triển tốt mô hình TU HỌC này, có thể mở rộng ra nhiều nơi và nhiều thời gian, tu tập trong đơn giản và hiệu quả, để Pháp Phật vẫn mãi là chân lý diệu dụng. Đạo Phật vẫn mãi là Đạo của Hoà Bình và Giải thoát. Người Phật Tử vẫn mãi là những thành tố tốt trong một xã hội đầy thăng tiến về mặt tâm linh.

Chúng con vô cùng hạnh phúc trong sự tận tình hướng dẫn, dạy dỗ của Chư Tôn Thiền Đức, trong sự hăng say hy hiến phục vụ nhiệt thành của quý vị Thầy, Cô nhất là TT Trụ Trì Chùa Pháp Hoa, Trưởng Ban Tổ Chức Khóa Tu, của quý Phật Tử thiện nguyện, trong ban trai soạn hành đường, cư trú, vệ sinh… đã đón đưa và lo nơi ăn chốn ở, lo từng cái khay cái ly để ăn uống, rồi lo quà tặng, đến từng cái túi xách, đựng đầy đủ dụng cụ học tập và cái nón che mát cuộc đời, cũng như các việc khác cho chúng con hết sức chu đáo, đã giúp rất nhiều sự phấn chấn cho chúng con vượt qua hết mọi nghiệp chướng, để dự trọn khoá tu mà tắm gội thấm nhuần niềm Pháp lạc.

Ngoài những vị có hơi khó chịu, cho những chịu đựng, trong mấy ngày qua, còn lại đa số đã ý thức được rằng: “thân này là giả tạm, chỉ có chân tâm mới hằng hữu” nên chỉ lo lắng lòng thanh tịnh, cho chân tâm hiển lộ, Phật tánh phơi bày.

Những kết quả an lạc đạt được qua khóa Tu Học, chúng con mới thấm thía được rằng: “…vui trong tham dục, vui rồi khổ, khổ để tu hành, khổ hoá vui…”  

Xin quý Ngài và qúy vị nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành của chúng con, với ân đức to lớn ấy chúng con không biết lấy gì đền đáp cho xứng đáng, xin nguyện tinh tấn tu học và mang những điều đã được truyền dạy, trải nghiệm này về lại gia đình, hầu đem niềm an lạc này được chan hoà trong khắp cả và lợi ích được lâu dài.

Kính cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho qúy Ngài Pháp Thể Khinh An, Tuệ Đăng Thường Chiếu, luôn là bóng cây che mát cho chúng trên bước đường hướng đến giải thoát, giác ngộ. Kính chúc toàn thể quý học viên bạn đạo sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc, để trọn hưởng những niềm Pháp lạc.

Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát                    
Nay kính,  Nguyên Hảo - Trần Thị Kim Cúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]