Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Âu Châu
Người Việt Nam có mặt đông nhất tại Âu Châu bắt đầu từ sau năm 1975 và có thể kể đến các nước như : Nga, Pháp, Đức, Anh v.v…hiện tại của năm 2018 nầy nếu chúng tôi không lầm thì tại Âu Châu có chừng gần 1 triệu người trong số trên 3 triệu người Việt Nam hiện đang có mặt trên thế giới. Trong đó đa số là Phật Tử. Do vậy khi đến bất cứ một đất nước nào để tỵ nạn hay làm việc, chư Tăng Ni và Phật Tử thường hay tìm một nơi chốn để làm Niệm Phật Đường hay chùa Viện để có nơi tu học và thực hành những nghi lễ cần thiết như đám tang, đám cưới và nghe thuyết giảng v.v…
Riêng tại Âu Châu nầy số lượng chùa viện của người Phật Tử Việt Nam hiện nay cũng đã xây dựng hay thuê mướn lên đến hơn 100 ngôi cả lớn lẫn nhỏ, so với gần 1.000 ngôi chùa của người Việt hiện có mặt khắp nơi trên thế giới. Nhiệm vụ của người Việt Phật Tử rất rõ ràng và chia ra làm hai phần như sau:
Thứ nhất là hội nhập vào văn hoá, Tôn Giáo, đời sống thực tiễn tại nơi mình cư ngụ và thứ hai là bảo tồn cũng như phát huy văn hoá và Tôn Giáo của mình nơi xứ người. Chỉ hai phạm trù nầy thôi cũng đã là một gánh nặng không ít đối với chư Tăng Ni và Phật Tử rồi. Điều đầu tiên là họ phải học ngôn ngữ địa phương để hội nhập và việc thứ hai là làm sao cho người bản xứ cũng hiểu được thế nào là Phật Giáo để từ đó họ dễ dàng hoạt động cũng như sinh sống tại các xứ sở nầy.
Cá nhân chúng tôi từ Việt Nam sang Nhật Bản du học từ năm 1972 và năm 1977 đã sang sống tỵ nạn Tôn Giáo tại Đức Quốc từ đó đến nay cũng đã hơn 40 năm rồi; nên với chúng tôi việc khó khăn nhất trong hiện tại là làm sao duy trì được Phật Giáo truyền thống hay Phật Giáo cải cách tại những xứ sở nầy. Bởi lẽ thế hệ thứ hai, thứ ba sẽ có ít người đi xuất gia nữa, mà phải gầy dựng giáo lý Phật Đà cho những người bản xứ thì may đâu ngày sau sẽ không sợ những ngôi chùa Việt Nam đã, đương và sẽ xây dựng sẽ không đi vào vết xe đổ nát của những người Trung Hoa tại Hoa Kỳ sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 vừa qua. Vì lẽ những ngôi chùa mà người Hoa xây dựng thưở ấy, nay đã không còn nữa.
Hiện tượng những người Âu Châu bỏ đạo Thiên Chúa hay Tin Lành rất nhiều và không nhất thiết là họ sẽ đến liền với Phật Giáo. Vì vậy đây là khoảng trống tâm linh mà chúng ta những người lãnh đạo tinh thần nên nhắm vào đó để xoa diụ và giúp đỡ họ. Tôi thiết nghĩ rằng Phật Giáo không phải là không thể thực hiện được điều đó, mặc dầu chúng ta không có cơ quan truyền giáo như những Đạo khác tại đây. Tôn Giáo ngày hôm nay phải là tôn giáo của Từ Bi và Trí Tuệ, nhằm hướng nhân tâm đi vào con đường giải thoát một cách tích cực và rõ ràng hơn. Nếu không, chúng ta cũng sẽ không khác những Tôn Giáo khác là bao nhiêu.
Tại Đức ngày hôm nay đã có hằng trăm trung tâm tu học của người Đức và do chính những người Đức Cư Sĩ hay Tăng Sĩ hướng dẫn. Đồng thời những Đại Học lớn tại đây cũng đều có những phân khoa Phật Học hay Tôn Giáo Học, giúp cho Sinh Viên có thể dễ dàng chọn môn học thích hợp của mình và một tin vui nữa là: Hiện có hơn 10 triệu người Đức không ăn thịt và những món chay làm từ đậu nành đang được phổ biến rất nhiều tại xứ nầy. Tuy họ chưa hẳn đã là những người Phậ Tử; nhưng nếu chúng ta khéo léo kết hợp giáo lý Từ Bi của Đạo Phật vào việc nầy thì Phật Giáo sẽ dễ dàng hội nhập vào xã hội Đức hay các xã hội Tây Phương một cách nhanh chóng và giúp cho họ có một hướng đi đích thực hướng đến dời sống tâm linh của mỗi người.
Cố Hoà Thượng Thích Tâm Châu, cố Hòa Thượng Thích Huyền Vi, Cố Hoà Thượng Thích Thiền Định, Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, cố Hòa Thượng Thích Minh Lễ, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vốn là những vị Phó Chủ Tịch của Hội Đồng Tăng Già Thế Giới và cũng là những kiến trúc sư vĩ đại cho Phật Giáo Việt Nam nói riêng và Phật Giáo Âu Châu hiện tại ngày nay.
Kính chúc Đại Hội được thành công viên mãn và không quên hướng về Âu Châu để trợ duyên cho những Phật sự đang phát triển tại đây.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.
Bản dịch tiếng Anh:
Vietnamese Unified Buddhist Congregation in Europe
Most Venerable Thich Nhu Dien
Most Vietnamese started to appear in Europe after 1975 in various countries such as England, France, Germany, Russia… If I am not mistaken, there are about one million Vietnamese people living in Europe out of three million currently living in a foreign country, and most of them are Buddhists. Therefore, whenever any member of the Vietnamese Sangha moves to a foreign country, they always seek to establish a pagoda, temple or similar places to cultivate Buddhism and provide the necessary spiritual needs such as ceremonies, funeral, dharma education, etc.
In Europe, more than one hundred of such places have been established compared to the close to one thousand amounts worldwide. The responsibilities of these Vietnamese Buddhists could be divided into two main missions:
The first is integration with the local societies and cultures. The second is to conserve and promote our own culture and religion. These two missions prove to be heavy responsibilities for both the Buddhist Sangha and lay people. The first thing to do is to learn the local language, then slowly promote the understanding of Buddhism so that the new society could accept and provide easier living environments.
I myself came to Japan to study in 1972 and moved to Germany in 1977 afterward as a refugee. It´s been more than 40 years. Preserving Vietnamese Buddhism, whether traditional or radical, in foreign countries has always been in my mind. There will be less people who choose to become ordained from the second and third generations. Thus, if Dharma could be taught to the natives, there would not be such as bleak a future for Vietnamese pagodas and temples as what had happened for the Chinese Buddhists in America since the revolution in 1911. Their pagoda and temples may have vanished without a trace in present time.
The phenomena of Europeans leaving the Catholic or Evangelic are numerous, and maybe they won´t change to Buddhism right after. This creates a spiritual empty space for many people, which we as spiritual leaders should focus on to help and ease the spiritual pain. I think it is not an impossible task for Buddhism despite we don’t have a missionary organization like other religions. The religion of today must be a religion of compassion and wisdom, to guide people on a positive road to liberation. If not, then we are no different from other religions.
Currently, there are hundreds of German Buddhist centers, leaded by German monks or lay disciples. At the same time, Universities also have subjects such as Buddhism and Religions. Another great news is there are more than ten million vegetarian German and vegetarian food becomes common in Germany. Not all German vegetarians are Buddhist. However, if we could combine Buddhist dharma of compassion into society then Buddhism will quickly spread in Germany and other countries, and guide people toward a better direction for their spiritual minds.
The late Most Venerable Thích Tâm Châu, Thích Huyền Vi, Thích Thiền Định, Thích Minh Tâm, Thích Minh Lễ and Thích Nhất Hạnh have been parts of the Council and also the great architects for both Vietnamese and European Buddhism.
I wish the Congress success and always be mindful to help the Buddhist developments in Europe.
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát
Bản dịch tiếng Hoa: