Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nắng Và Hoa Trên Mộ

16/03/201020:58(Xem: 6201)
Nắng Và Hoa Trên Mộ
NẮNG VÀ HOA TRÊN MỘ
Cao Huy Thuần
canh dep
Tha tội là gì? Triết lý và các tôn giáo phương Tây nghĩ về điều đó như thế nào? Tôi chỉ gợi lên ở đây hai ba câu hỏi thôi, liên quan đến câu chuyện mà tôi sẽ kể.
Không biết có phải nhân loại trở nên thánh thiện hay không mà bỗng nhiên xin lỗi, thú tội, hối hận trở thành vấn đề thời sự. Hay có lẽ ai nấy đều theo gương Giáo Hoàng bên La Mã. Bên Mỹ, ông Clinton hối hận đến động lòng, xin lỗi xót xa, vì trót sảy chân chút phận đàn bà. Bên Argentine, nhà thờ lên tiếng xin tha tội vì đã im lặng đồng lõa trong suốt thời gian độc tài quân phiệt. Nhà thờ Brésil cũng vội vàng tuyên bố hối lỗi trước “Người da đỏ và người da đen”. Một vài bạn của ông Chirac giục ông hối hận trước dư luận vì bàn tay của ông có nhúng khá sâu vào những mánh mung kinh tài trong khi làm thị trưởng Paris. Trí thức Pháp tố cáo chính sách tra tấn dã man trước đây của quân đội Pháp ở Algérie và yêu cầu chính phủ Pháp chính thức hối hận. Massu, tướng chỉ huy, thành khẩn hối tiếc. Linh mục Alain Maillard de La Morandais, trước đây là sĩ quan trong quân đội Pháp, kêu gọi nhà thờ hãy hối hận về những “tội ác của tra tấn từ Đông Dương đến Algérie”. Phía tả, ông Robert Hue hối hận về quá khứ xít-ta-li-niên của đảng ông. Phía tòa án, một người Pháp hối lỗi trước tòa đã hiếp dâm một em bé Thái Lan 11 tuổi trong một chuyến “du lịch tình dục” và tuyên bố nhận bản án như một cơ hội để đền tội.

Thế thì câu chuyện của tôi hôm nay là thời sự rồi! Mà không chừng nó luôn luôn là thời sự, bởi vì nó chỉ hết thời sự khi nào con người hết tội. Còn lâu lắm! Tội cá nhân cũng vậy, mà tội tập thể cũng vậy. Bằng chứng là trong thời sự quốc tế, tội chiến tranh và tội diệt chủng đang réo gọi phạm nhân đền tội trước tòa.

Tôi không có tham vọng bàn chuyện thời sự đâu. Tôi chỉ muốn kể một câu chuyện nhỏ. Và chỉ muốn nói rằng tuy câu chuyện đã xảy ra cách đây hơn 50 năm, bỗng nhiên nó cứ là thời sự. Nghĩa là vẫn mới. Tôi sẽ kể câu chuyện đó sau khi nói qua một ít lý thuyết về sự tha tội trong các tôn giáo Tây Phương. Tại sao như vậy? Tại vì câu chuyện có một chiều sâu lịch sử và tôn giáo cần phải biết. Sau đó, tôi sẽ nói đến thái độ của chúng ta đối với câu chuyện.

Như vậy, bài nói chuyện hôm nay sẽ gồm 3 phần:

- Phần thứ nhất là lý thuyết Tây Phương về tha tội;
- Phần thứ hai là câu chuyện tôi muốn kể về thú tội và tha tội;
- Phần thứ ba là suy nghĩ chung quanh câu chuyện đó và thái độ của Phật giáo.

I

Tha tội là gì? Triết lý và các tôn giáo phương Tây nghĩ về điều đó như thế nào? Tôi chỉ gợi lên ở đây hai ba câu hỏi thôi, liên quan đến câu chuyện mà tôi sẽ kể.

1. Trước hết, tha tội không phải là tìm cách để giải thích, biện minh mmột tội do người khác làm. Tiếng Pháp rõ hơn: pardon không phải là excuse. Trong tiếng Việt ta thường nghe nói: thông cảm. Làm bậy gì đó, rồi xoa đầu, xoa tay: xin anh, xin chị thông cảm. Là gì? Là xin hiểu cho tôi. Hiểu tại sao, trong hoàn cảnh nào, tôi đã phạm lỗi. Hiểu như thế, ít ra cũng nhẹ tội. May hơn nữa thì tha tội luôn. Tại sao? Tại vì có ý muốn tìm hiểu thì mất ý muốn trả thù. Trả thù thì chẳng cần tìm hiểu, thông cảm gì cả. Trả thù là cắt đứt lập tức con đường đưa đến tha lỗi. Như vậy, câu hỏi đặt ra là: nếu tôi hiểu được, cắt nghĩa được, biện minh được một hành động phạm tội, thì tôi còn có thể nói được rằng tôi tha tội hay chăng? Tội đã được hiểu rồi, thì tha cái gì?

Nhiều nhà tư tưởng phương Tây khẳng định: như thế không phải là tha tội. Đã gọi là tha, thì chẳng cần tìm hiểu gì cả. Tội vẫn còn đấy, chẳng mất đi đâu. Vẫn nguyên vẹn như thế. Nhưng nó bị xóa do hành động không suy tính gì cả của người bị xúc phạm.

Tôi vừa nói: hành động không cần suy tính. Nghĩa là không cần tìm hiểu. Như vậy phải chăng có thể tha cả những tội tày trời, những tội không thể hiểu được, và do đó không thể tha thứ được? Câu hỏi này ám ảnh lịch sử Tây phương từ 1945 đến nay. Tại sao giữa một thế giới văn minh như thế mà một tội ác khủng khiếp như tội diệt chủng của nazi có thể xảy ra như vậy? Tại sao trí thức Âu Châu đã khôn glên tiếng báo động kịp thời? Tại sao dân chúng Đức ngả theo thuyết điên khùng quốc xã? Tại sao những con người tốt bỗng trở thành đồ tể nazi? Nếu cứ tìm hiểu như thế thì: một, tất cả mọi người đều có thể mang một ít trách nhiệm trong hiện tượng nazi; hai, có thể phát sinh khuynh hướng làm nhẹ tội nazi bằng cách đưa ra những giải thích có tính cách lịch sử, kinh tế, xã hội, tâm lý… về những biến chuyển của dân tộc Đức từ 1933. “Không ai tự ý muốn xấu,” Socrate đã nói như vậy. “Nul n’est méchant volontairement”. Không ai muốn tự ý trở thành phạm nhân. Phạm nhân chỉ là nạn nhân của mê muội, ngu dốt. Cứ tìm hiểu thì e sẽ gặp Socrate. Mà tội ác của nazi thì không thể biện minh được, không thể tha được.

Ngày nay, thỉnh thoảng có người biện hộ cho nazi. Mỗi lần như thế, toàn thể xã hội Âu châu phản ứng mãnh liệt: tội nazi không tha được. Thế thì vấn đề đặt ra là: làm sao nói được rằng tha tội là tha không suy tính? Tha tội là tha những tội không thể tha được? Tôi sẽ trở lại câu hỏi hóc búa này. Bây giờ thì tôi qua câu hỏi thứ hai.

2. Tha tội có phải là quên không?

Ai cũng nói: thời gian xóa đi tất cả. Tha tội phải chăng là bỏ qua đi cho rồi, quên phứt cho nhẹ đầu, bởi vì trước sau gì thời gian cũng xóa đi tất cả? Giữ mối thù trong lòng, nhìn mối thù chòng chọc không nhắm mắt, có khác gì người bắn cung nhắm đăm đăm vào cái đích mà không biết nó đang chuyển động không ngừng. Bắn như thế khác gì bắn vào khoảng không! Tất cả đều biến đổi: hoàn cảnh biến đổi, phạm nhân biến đổi, nạn nhân biến đổi, vậy thì ai thù ai? Cả hai chữ “ai” đều đổi cả rồi, chữ thù có còn y nguyên? Không chừng mang thù như thế sẽ đưa đến tâm trạng bất lực, ký ức bệnh hoạn. Quên thù đi để tì msự yên ổn, để làm hoà bình với chính mình, điều đó lắm khi cần thiết, về mặt cá nhân cũng như về mặt cộng đồng. Luật pháp nước nào cũng trù liệu những luật xóa tội, giảm tội, mà mục đích là đem lại hoà bìn hxã hội. Thế nhưng có những tội mà luật pháp buộc không được quên. Đây là những tội đang hấp nóng thời sự: tội phạm chiến tranh, tội phạm chống nhân loại.

Vậy thì có khi phải quên, có khi phải nhớ. Người Do Thái tự dặn lòng và dặn nhân loại không được quên tội ác nazi. Họ nói: luật của thời gian là quên, nhưng luật của đạo đức là nhớ. Đạo đức siêu việt thực tại, siêu việt lịch sử. Nếu thực tại trái với đạo đức thì tôi phải chống lại thực tại chứ không phải luồn theo nó. Công lý, bình đẳng, nhân phẩm… là những nguyên tắc không lệ thuộc thời gian. Tội ác là tội ác, vẫn là tội ác, dù cho ký ức về nó có phai mời đi với năm tháng. Không phải vì tôi quên một xúc phạm mà xúc phạm đó mất tính cách xúc phạm. Không phải vì tôi quên mà tôi có thể nói rằng tôi quên như vậy là có lý.

Bởi vì tha tội là nhớ mà tha. Quên tội rồi thì không thể nói tha được. Tha cái gì? Quên, là tiêu cực. Nhớ, là tích cực. Tha tội là một hành động tích cực: nạn nhân nhớ rành rành tội ác đã phạm nhưng quyết định gạt nó qua một bên, siêu việt nó. Bởi vậy, ghi tạc vào ký ức, là sự ràng buộc, chung thủy với quá khứ. Quên quá khứ, quên lịch sử thì ta đâu còn biết mình là ai. Thời gian là ký ức vì thời gian là tranh đấu trường kỳ để chống lại sự quên. Đối với Do Thái, đó là không quên những đau khổ đã chịu đựng. Bởi vì đau khổ là lịch sử Do Thái. Họ nói: họ đã sống suốt hai ngàn năm trong những nước mà những người cai trị mạo danh Thiên chúa giáo ngự trị trên tinh thần, trên thể xác. Họ nhắc: dưới danh nghĩa “Thượng Đế của tình thương”, những nhà tư tưởng lớn nhất của họ đã bị đốt thiêu với sách vở. Họ nhắc nữa: Do Thái bị nhục mạ, khinh bỉ trong chính sự lý giải giáo lý của Thiên chúa. Tất cả những điều đó đã ghi tạc vào linh hồn của họ sự cần thiết phải nhớ. Tội ác của nazi cũng vậy. Quên, thì họ không còn là Do Thái nữa. Vậy thì, nếu một ngày kia họ tha tội cho nazi thì bởi vì tội đó đang rướm máu mà họ tha.

Đó là thái độ của các tác giả Do thái về ký ức và sự quên. Các tác giả Thiên chúa nghĩ thế nào?

Trước hết, họ nhắc lại câu nói của Giê Su khi bị đóng đinh trên cây thập tự. “Lạy Cha, họ không biết hành động họ đang làm”. Một câu nói hàm chứa tinh thần tha lổi. quả vậy, tha tội là thái độ của giáo lý Thiên chúa. Thượng Đế của Do Thái và Thiên chúa là một, và Thượng Đế đó có hai mặt, vừa là Thượng Đế của thịnh nộ tượng trưng cho công lý, vừa là Thượng Đế của tình thương. Trong vấn đề tha tội, như vấn đề nazi đang nói, các tác giả Do Thái nhấn mạnh trên công lý, các tác giả Thiên chúa nhấn mạnh trên tình thương. “Lạy Cha, họ không biết hành động họ đang làm” là câu nói của tình thương.

Thế nhưng phải hiểu thêm điều tối quan trọng này nữa. Thái độ của Thiên chúa giáo là tha tội, nhưng sự tha tội phải được hiểu thông qua Thượng Đế. Tại vì tha tội là ân huệ của Thượng Đế. Giữa người và người không có tha tội. Chỉ có Thượng Đế là tha tội. Nói rằng con người tha tội là tha tội thông qua Thượng Đế. Thượng Đế là Thượng Đế của tình thương, và chính bởi vì tôi biết Thượng Đế luôn luôn thương tôi mà tha tội cho tôi, cho nên tôi mới tha tội cho kẻ khác được. Tôi nhận ân huệ của Thượng Đế và tôi trao ân huệ đó cho người khác dưới dạng tha lỗi. Paul Ricoeur gói ghém lý thuyết đó bằng một luật mà ông gọi là luật “tràn đầy thặng dư” (loi de surabondance). Ở đâu mà tội lỗi tràn đầy, ở đó có tràn đầy hơn nữa, “tràn đầy thặng dư” ân huệ của Thượng Đế. Tha tội được hiểu qua sự tràn đầy thừa dư đó: dù cho phạm nhân có phạm tội gì đi nữa, luôn luôn có một cái gì đó đợi chờ anh ta và cái đó tốt đẹp hơn việc mà anh ta làm. Cái đó là ân huệ của Thượng Đế (5). Sự tha tội của Thượng Đế ví như một tấm gương: tôi soi vào tấm gương đó và tôi thấy tội của tôi làm, tội đối với Thượng Đế và tội đối với người khác. Tôi của tôi như thế mà Thượng Đế còn tha thì làm sao tôi không thể vì Thượng Đế mà tha tội cho người đã xúc phạm tôi?

Hiểu và hành động như thế thì tôi thấy nhẹ lòng, nhẹ như trút được gần hết gánh nặng. Kierkegaad gọi đó là “gánh nặng nhẹ bơn” (fardeau léger): “người nào trút được ý thức về tội lỗi và thế vào đó bằng ý thức của tha tội thì trút đi được gánh nặng và thế vào đó bằng gánh nặng nhẹ bơn” (6). Gánh nặng nhẹ bơn đó là gì? Là không quên rằng mình vừa được tha tội, không quên rằng mình sẽ được tha tội ngày mai, không quên rằng từ sự tha tội đó mình dựng xây một đời sống mới. Kierkegaard nói rất hay về tương quan giữa tha tội và lãng quên:”Người nông nổi thì muốn rằng cái gì cũng sẽ quên: đừng hòng! Người bi quan thì muốn chẳng gì quên được: đừng hòng! Nhưng người nào tin ở Thượng Đế thì tin rằng tất cả đều quên nhưng quên với gánh nặng nhẹ bơn trong lòng: bởi vì anh ta gánh ký ức của sự tha tội! Người nông nổi muốn rằng ký ức đó cũng sẽ quên, muốn rằng tất cả đều được tha tội-và-quên. Nhưng lòng tin vào Thượng Đế nói: tất cả đều quên, nhưng này, ngươi phải nhớ đến sự tha tội”. Nghĩa là nhớ đến sự tha tội của Thượng Đế mà ai cũng được hưởng qua ân huệ. Như vậy đâu có phải quá khứ bị quên: quá khứ đã quên trong sự tha tội. Mỗi khi ngươi nhớ đến sự tha tội thì quá khứ sẽ quên, nhưng nếu ngươi quên sự tha tội, quá khứ sẽ không bị quên nữa. Ngươi hãy sống như thế: sống mà đừng quên rằng ngươi đã được Thượng Đế tha tội.

Nói một cách khác, tin vào ân huệ của Thượng Đế thì khỏi phải ôm tội mà sống. Thì được rửa tội. Đó là Thượng Đế thương yêu. Nhưng Thượng Đế cũng biết giận, biết thịnh nộ. Đây là vấn đề thứ ba.

3. Tha tội và công lý.

Các nhà tư tưởng Thiên chúa giáo nói: khi Thượng Đế tha tội, Thượng Đế khước từ khả năng trừng trị, khả năng hành xử công lý của mình. Họ biện luận: tất nhiên trong thánh kinh không thiếu gì những đoạn tiên tri, loan báo nhữn gtrừng phạt, những thịnh nộ, những tai ương sẽ xảy ra, nhưng “Thượng Đế không phải lúc nào cũng là Thượng Đế giữ mãi thịnh nộ”(“Tu n’es pas un Dieu qui garde sa colère à toujours”). Ta sẽ trừng phạt để ngươi trở về lại với Ta, để ngươi lại tìm thấy Ta.

Nhưng công trình của Thượng Đế là làm cho người được thành người trọn vẹn như Thượng Đế đã tạo ra nó bằng tình thương của mình. Công trình này không thể thực hiện được bằng trừng phạt. Trừng phạt không làm cho con người trở lại con người trong tình trạng trước khi phạm tội. Giết kẻ sát nhân không trả lại được mạng sóng cho nạn nhân. Và làm sao tìm được một hình phạt tương xứng với tội ác đã phạm? Kẻ giết trăm người chỉ có một thân để đền tội. Trừng phạt không sửa đổi được con người, chỉ làm tăng thêm khổ đau mà thôi. Bởi vậy, họ nói, công lý của Thượng Đế không giống với công lý của con người. Thượng Đế từ khước, không dùng đau khổ để nhân lên đau khổ. Thượng Đế mở ra cho người phạm tội một con đường mới và cùng đi với anh ta trên con đường đó: conđường Liên Minh. Tha tội là liên minh giữa Thượng Đế đã từ khước trả thù và con người đã được tha tội, run sợ trước Thượng Đế (“Tu pardonnes afin que l’on te craigne”).

Được tha tội như thế, con người học và hiểu rằng từ đây mình không thể là ông quan tòa đúng đắn. Không có khả năng phán đoán đúng đắn nữa, mình không xét xử người khác được. Mà đã không xét xử được thì chỉ còn cách tha tội thôi. Nhưng phải nhớ hoài trong đầu, phải lặp đi lặp lại rằng tha tội như vậy là tiếp tục, là kéo dài sự tha tội mà mình đã nhận từ Thượng Đế qua chúa Giê Su. Mình không xứng đáng tý nào để được tha tội, vậy mà Thượng Đế cũng tha, tha không suy tính, tha miễn phí, gratuit. Đó mới là sự tha tội đích thực, duy nhất đúng: tha miễn phí. Cho nên tha tội, nghĩ cho cùng, là tha cái không thể tha được: bởi vì không thể tha được cho nên mới tha, chứ nếu tha được thì sự tha đâu còn nghĩa lý cao siêu gì nữa! Hãy bắt chước Thượng Đế tha như vậy. Thánh kinh nói: “Phải thương người khác như thương chính mình”, nguyên tắc đó vượt qua luật pháp, vượt qua công lý.

Một chủ trương như vậy, cần phải giải đáp ba câu hỏi. Một, có thể tha tội cho người không nhận tội, không hối hận, không xin lỗi hay không? Hối hận, thú tội, đó chẳng phải là điều kiện tiên quyết để tha tội hay sao? Tha tội là để người kia làm lại cuộc đời mới, đuổi bóng tối, thắp ánh sáng, nhưng lửa có thắp được không khi củi ướt? Họ trả lời: Tôi tha tội vì tôi nối kết hành động tha của tôi với cây thánh giá.

Hai, như vậy phải chăng chỉ nạn nhân mới có thể tha tội, ngoài ra không ai khác có thể tha? Đứa con bị chết vì tai nạn xe cộ, người mẹ không thể tha tội được cho kẻ lái xe bất cẩn? Hàng chục người bị chết vì cầu sập, những người sống sót không tha tội được cho ông kỹ sư đã tính toán lầm? Triết gia Do Thái nổi tiếng Emmanuel Lévinas trả lời không ngần ngại: trong Cựu Ước, làm máu chảy thì công lý kêu gọi trả thù. Cựu Ước ghê tởm sự tha tội được ban cấp do người khác ngoài nạn nhân, bởi vì chỉ nạn nhân mới tha tội được. Tôi có quyền tha những xúc phạm gây ra do những người khác, thân thuộc tôi hoặc dân tộc tôi, thì, vì họ, tôi đòi hỏi công lý (7). Đây là lập trường trước sau như một của người Do Thái đối với nazi.

Các nhà tư tưởng Thiên chúa giáo nói khác: tất cả chúng ta đều liên đới với nhau trong thánh thể, cho nên bất công, dù ở đâu, cũng liên hệ đến chúng ta. Và bởi vì bất công và xúc phạm vượt ra khỏi nạn nhân. Dù nạn nhân đã chết, người khác vẫn có thể tha tội được.

Câu hỏi thứ ba: thế thì tôi có thể tha tội cho tôi không? Trả lời: không nhất thiết không. Tôi có thể nhận lời xin tha tội, nhưng tôi không thể ban cấp sự tha tội cho chínhtôi, tôi không thể áp dụng luật “tràn đầy thặng dư” cho chính tôi. Phải có một người khác nói cho tôi biết luật đó. Phải có khoảng cách giữa người tha tội và người được tha. Phải đi xưng tội để được nghe nói: “Tôi tuyên bố anh được tha” (“Je vous declare pardonné”). Thượng Đế tha tôi cho anh như tha tội cho tất cả mọi người. Còn nếu tôi không thổ lộ với ai mà khổ sở quá thì chỉ có cách tự tử. Bởi vì tôi không thể tha tội cho tôi.

Khi nãy, tôi có đối chiếu Thượng Đế của Cựu Ước với Thượng Đế của Tân Ước, Thượng Đế của công lý và Thượng Đế của tình thương. Nói như vậy không có nghĩa Thượng Đế của Do Thái chỉ có thịnh nộ, trừng phạt. Chương Jonas mà tín đồ Do Thái phải đọc trong lễ lớn nhất của họ, lễ Kippour, chứng tỏ điều đó: Thượng Đế sai tiên tri Jonas đến Ninive kêu gọi dân chúng xứ đó hối hận để được tha tội. Tội gì? Trăm năm trước đó, thủ đô này đã tàn sát dân Do Thái gần diệt chủng. “Jonas, đứng dậy, đi đến Ninive!” Trong Kinh thánh, Ninive được mô tả như đất của bạo lực, bất công, vô thần, tội lỗi. Jonas không chấp nhận nỗi lệnh đó. Một tội như vậy không thể tha được, tha là chẳng còn lẽ phải, công lý gì nữa. Jonas ngậm miệng ra đi, nhưng làm ngược lại để tỏ cho Thượng Đế biết lòng ông đang nổi loạn với duyên cớ chính đáng: thay vì đi về hướng Ninive, phía đông, ông đi ngược lại, phía tây. Ông không đi lên trời, về phía Thượng Đế, mà đi xuống biển. Gặp biển, ông lấy tàu, nhưng bão nổi lên, tàu sắp đắm. Thủy thủ vất hết hàng hóa để cứu người, nhưng bão dữ hơn. Thủy thủ quỳ xuống van vái Thượng Đế của họ và bảo Jonas van vái Thượng Đế của ông. Nhưng bão vẫn dữ. Họ bàn tán và khám phá ra rằng thần bão nổi giận vì có Jonas trong tàu. Jonas nói: đúng vậy, hãy ném tôi xuống biển, vì chính tôi mà thần giận các ông. Thủy thủ không nỡ lòng, cố chèo chống vào bờ, van xin cả Thượng Đế của Joans, nhưng làm sao chống nổi Thượng Đế! Rốt cuộc, họ phải ném Jonas xuống biển. Biển yên, gió lặng. Jonas chìm sâu trong biển, trôi vào bụng cá voi. Vâng lệnh Thượng Đế, cá voi mang Jonas vào bờ, trả ông về đúng chỗ ông bắt đầu đi. Và, Jonas nghe Thượng Đế phán: “Jonas, đứng dậy, đi đến Ninive!”.

Nghĩa là Thượng Đế của Jonas cũng tha cái tội không thể tha được. Bởi vì tình thương siêu việt công lý.

II. Bây giờ đến lúc tôi có thể kể câu chuyện được rồi. Tha hay không tha?

Chuyện này được viết và in ra lần đầu năm 1969, nguyên tác bằng tiếng Đức, dịch ra tiếng Pháp cùng năm. Ba mươi năm sau, 1999, truyện được in lại, và cũng như lần trước, nhà xuất bản mời một số nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực triết học, văn học, tôn giáo cho biết ý kiến. Người trình bày lập trường Phật giáo là Mathieu Ricard, nhà khoa học Pháp đã trở thành vị Tăng Tây Tạng từ nhiều chục năm nay, cộng sự viên thân tín của ngài Đạt Lai Lạt Ma.

Truyện lấy tên là Die Sonnenblume trong nguyên tác, Les Fleurs de Soleil trong bản tiếng Pháp (8). Tôi dịch là Hoa Mặt Trời. tác giả là Simon Wiesenthal mà tôi phải giới thiệu dài vì ông là nhân vật chính của truyện. Đây là chuyện đã xảy ra cho chính ông năm 1942. Wiesenthal là người Do Thái, sinh và sống ở Ba Lan, nơi mà người Do Thái bị kỳ thị sâu đậm trước thế chiến thứ hai. Sau khi Đức quốc xã chiếm Ba Lan năm 1941, ông và vợ bị bắt nhốt vào trại tập trung rồi vào trại khổ sai. Tháng tám 1942, mẹ ông bị bắt nhốt vào trại tử hình. Cuối tháng chín năm ấy, 89 người trong đại gia đình của ông bị chết. Tháng mười năm 1943, ông vượt ngục, nhưng bị bắt lại vào tháng sáu năm 1944. Đáng lẽ ông đã bị đưa vào trại chết nếu Hồng quânLiên Xô không chuẩn bị tấn công vào nơi ông bị giam. Cả trại giam bị lùa đi nơi khác, cho đến ngày 5-5-1945 thì ông được quân đội Mỹ giải phóng.

Sau chiến tranh, ông dùng tất cả cuộc đời của ông để thành lập những trung tâm lịch sử khắp Âu châu và Mỹ châu thu thập chứng cớ về tội ác của nazi và để truy lùng những tay đầu đảng nazi đang lẩn trốn trên khắp thế giới. Có người hỏi ông: tại sao ông không chịu sống bình thường như mọi người mà cứ săn đuổi nazi suốt đời như vậy? Ông trả lời: để mai sau, khi qua bên kia thế giới, gặp lại hàng triệu đồng bào của ông đã chết trong các trại giam, ông có thể nói với họ rằng: “tôi không quên các anh”. Ông không quên. Khi nãy, tôi nói nhiều về quên và nhớ là vì vậy.

Chuyện xảy ra trong thời gian ông bị giam trong trại khổ sai. Tra tấn, hành hạ, chưởi mắng, nhục mạ, đói, bệnh, chết… là chuyện hàng ngày. Nhưng man rợ nhất là ý muốn hạ con người xuống mức con vật, biến nhân tính thành thú tính, lăng nhục nhân phẩm của người Do Thái. Trong thế giới tàn ác, phi nhân đó, câu hỏi chập chờn ngoài trong đầu người tù là: Do Thái toàn năng, toàn hảo đi đâu rồi? Kinh sách Do Thái kể: Thưở xưa, có bốn thiên thần tình nguyện làm cha đở đầu cho người. Thần nhân từ, thần sự thật, thần hoà bình và thần công lý. Nhưng ngay lúc Thượng Đế muốn biết có nên tạo ra con người hay chăng thì bốn thiên thần bất đồng ý kiến. Thần sự thật chống đối quyết liệt. Thượng Đế giận quá, đày thần xuống trái đất. Các thần kia van xin Thượng Đế rủ lòng tha tội, van xin thiết tha quá khiến Thượng Đế phải chấp nhận triệu thần sự thật về lại thiên đình. Thần này trở về trời, mang theo một nắm đất ướt sũng nước mắt, nước mắt mà thần đã khóc khi bị đày xuống trần. Thượng Đế đã nặn ra con người với nắm đất đó.

Thế thì Thượng Đế đang ở đấy chứ ở đâu! Rõ ràng con người là nắm đất ướt sũng nước mắt. Ai còn giữ được lòng tin thì tin như vậy để sống. Ai mất lòng tin thì càng khó tin: Chẳng lẽ thằng trưởng trại nazi sát nhân kia cũng sinh từ cùng một nắm đất với người Do Thái tử đạo này? Chắc Thượng Đế đi nghỉ phép rồi! Đang tắm biển, phơi nắng. Bận rộn quanh năm, Thượng Đế cũng có quyền đi nghỉ hè.

Truyện lấy tên là Hoa Mặt Trời bởi vì đó là hoa mà người Đức trồng nơi nghĩa địa, trước mỗi tấm mồ. Một hôm, đang bị áp tải đi làm khổ sai, tác giả bỗng chợt thấy hoa mặt trời nở thẳng tấp trong một nghĩa trang quân đội Đức. Cuống hoa vươn cao, mặt hoa nở tròn như đón tất cả nắng từ trên trời, dọi nắng ấy xuống tận đáy mồ. Vài con bướm bay từ hoa này sang hoa khác, đậu giây lát, rồi bay, như đem chuyện của mồ này qua nói lại với mồ kia. Người chết dưới mồ nhờ hoa mà nhận được ánh sáng, nhờ bướm mà chuyền được chuyện trò. Người tù ngây người nhìn cảnh. Cảnh đẹp quá, nhưng Thượng Đế đi nghỉ phép rồi, bởi vì chỉ lính Đức mới được chết như thế, còn tù Do Thái như anh thì xác vứt vào hố chôn tập thể, thây này chồng lên thây kia, đâu có hoa mặt trời chờ đợi. Nằm dưới đất, Do Thái vẫn chưa được là người.

Đó là bối cảnh của chuyện. Câu chuyện thực sự bắt đầu từ hôm tác giả làm khổ sai trong khuôn viên một bệnh viện quân sự. Đang làm việc như thế, bỗng một cô y tá tần ngần đến hỏi người tù: “Anh là Do Thái phải không?” Cô bảo anh theo cô vào bệnh viện, leo thang gác lên tầng một, tầng hai, đầy thương binh, đầy người băng bó. Cô đưa anh đến trước một cửa phòng, mở cửa, đẩy anh vào trong phòng nửa tối nửa sáng, trong đó anh nhận ra một cái giường trắng và trên giường một hình thù người phủ dưới chăn trắng. Cô y tá bảo anhở lại đấy, rồi đóng cửa đi mất. Anh nghe một giọng yếu ớt van lơn: “Xin ông làm ơn đến gần chút nữa… tôi không nói to được”. Cả một cái mặt người, cả một cái đầu người bị băng bó lộ ra khỏi chăn. Hai bàn tay đặt trên chăn, trắng hếu như khôngcòn tý máu.

Người tù ngần ngại đến ngồi bên mép giường. Giống như sâu bò, mấy ngón tay trắng hếu lần mò đến tìm bàn tay của anh. Anh nghe giọng nói yếu ớt như sắp tắt: “Tôi không giữ ông lâu đâu, tôi sắp chết rồi”. Người sắp chết là người Đức. Người tù Do Thái không chút cảm động. Chết là chuyện hàng ngày trong trại giam. Chiều hôm qua, đi khổ sai về, kiểm danh, sáu người đi làm buổi sáng đã thành sáu thây ma, chẳng ai thắc mắc. Người sắp chết kể: Anh là lính, 21 tuổi, tình nguyện gia nhập đội quân SS vì tin lãnh tụ, chủ nghĩa, đã xông pha ở khắp chiến trường, tiên phong đánh chiếm Ba Lan, tấn công Liên Xô, diệt Do Thái. Bây giờ anh bị thương, mù hai mắt, nằm chờ chết. Tay anh lại tìm tay người tù để đặt vào đấy một phong thư, thư anh gửi cho mẹ anh. Đây là việc cuối cùng trong đời anh, anh đã cầu viện cô y tá giúp đở: anh muốn cô tìm cho anh một người Do Thái và đây là phong thư.

Người tù nghĩ đến mẹ anh vừa bị hốt, bị đẩy lên xe lính, đưa đến trại tập trung và từ đó biệt tăm. Anh tránh bàn tay, tránh bức thư. Thư rơi xuống đất, anh lượm lên, đặt lại trên chăn.

Tại sao anh lính Đức lại muốn gặp một người Do Thái? Anh cắt nghĩa: tại vì anh hối hận, anh muốn xin tha tội. Anh ý thức được tội của anh trước khi đến đây, và bây giờ, trong khi nằm chờ chết, tội ác đè nặng trên lương tâm của anh, anh không thể chết trước khi thốt ra lời. Người tù Do Thái không động lòng. Trong đầu anh, hiện ra hình ảnh đóa hoa mặt trời sẽ nở tròn xoe trên mộ người Đức này, đón ánh nắng từ trên xanh thẳm. Anh này sướng thật, có hoa mặt trời, có cả mẹ còn sống để gởi thư. Còn tôi, tù Do Thái, tại sao tôi còn ngồi đây để nghe y kể? Tại sao tôi không bỏ đi? Anh lính Đức cứ tiếp tục kể: Anh được mẹ nuôi nấng, dạy dỗ một cách thánh thiện, đi nhà thờ, hát lễ, học giáo lý, e có thể đi tu. Nhưng nước Đức trở thành quốc xã, anh gia nhập đoàn thanh niên Hitler, xung phong vào SS, đánh Liên Xô, giết tù binh không gớm tay.

Hôm đó, sau một chiến thắng, anh và đồng đội đang nghỉ sức, hút thuốc, thì đất trời rung chuyển, mấy cái nhà trước mặt anh nổ tung. Quân đội Liên Xô, khi rút lui, đã gài mìn nơi mỗi nhà nhà trống,nắng hè oi à, lính Đức cứ tìm bóng mát trú chân. Ồ ạt, xe cứu thương rú lên, rồi xe lính xộc đến chở anh ta và đồng đội đến một công viên. Ở góc bên kia, một tón người bị dồn lên, ngồi chen chúc dưới họng súng. Anh nghe đồng đội nói vào tai nhau: “Bọn Do Thái!” Lúc nhỏ, anh không thù gì Do Thái, nhưng ngày đêm tuyên truyền nhét vào đầu anh nào Do Thái gây tội ác, nào Do Thái gây chiến tranh, gây thất nghiệp, đói khó, khiến anh căm thù. Đội của anh được lệnh tiến về phía toán người Do Thái đó, độ hai trăm, trong đó có rất nhiều trẻ em. Chúng giương mắt nhìn chặt vào anh, có đức khóc. Vài bà mẹ ẵm con thơ trong tay. Rất ít thanh niên. Rất nhiều phụ nữ lớn tuổi và người già. Đến gần, anh thấy sợ hãi in trong mắt họ, sợ khiếp, như tuồng họ biết chuyện gì sắp xảy ra. Một chiếc xe chạy đến, chở đầy bình xăng. Đội anh ta được lệnh dồn họ vào một ngôi nhà bên cạnh. Nhà không lớn, nhưng chỉ vài phút là không còn một bóng người Do Thái nào ngoài đường nữa. Lại thêm một xe nữa xộc đến, chở khoảng ba chục người, tất cả bị tống thêm vào nhà. Đội anh đóng cửa, đặt súng liên thanh phía trước.

Xong xuôi, đội anh rút chốt lựu đạn ném qua cửa sổ. Đạn nổ liên hồi. Lửa cháy. Người gào thét. Khói đen bốc um, ngạt thở. Từ cửa sổ tầng thứ hai, anh thấy một người đàn ông ẵm đứa con, áo quần bốc lửa, bên cạnh là một người đàn bà, chắc là mẹ nó. Người đàn ông bịt mắt đửa bé, nhảy xuống. Người đàn bà nhảy theo. Từ các cửa sồ khác cũng thế, những thân thể bốc lửa nhảy xuống. Bắn! Anh bắn! Đồng đội anh bắn! Không ngừng. Rất nhiều người chết truớc mũi súng như vậy, nhưng anh nhớ như in gia đình đầu tiên, nhất là đứa bé. Mắt nó đen. Tóc nó đen.

Người tù Do Thái không muốn nghe nữa. Anh tìm cách gỡ mấy ngón tay bám chặt tay anh. Tại sao anh nghe? Tại sao anh nghe lời thú tội của một tên nazi với tư cách một người Do Thái? Nếu anh này muốn xưng tội, tại sao không tìm một ông linh mục? Có thể ông này sê giúp anh ta chết dễ dàng hơn. Khỏi phải thốt ra: “Chúa ơi, tôi thấy đứa bé. Nó đang ở trước mặt tôi”. Anh lính đâu có biết Thượng Đế đă đi nghỉ phép!

Chiến trận ở Liên Xô đổi chiều. Hồng quân phản công, quân đội Đức bắt đầu rúng động. Hết giai đoạn rượt đuổi, mở đầu giai đoạn đánh xáp lá cà, lưỡi lê cắm đầu súng. Trong một trận xáp chiến như vậy, anh lính Đức đang xông tới, bỗng rụng rời, súng và lưỡi lê run trong tay: anh ta thấy trước mắt cả gia đình kia đang xông tới, ngườí đàn ông, người đàn bà, đứa bé, cả ba đang bốc lửa. Không, anh ta không thế bắn vào họ một lần thứ hai được... Vừa nghĩ như vậy thì một quả đạn nổ, anh ta ngă gục, bất tỉnh. Anh tỉnh dậy trong bệnh viện, đạn ghim khắp mình, mù hai mắt. Anh muốn chết ngay mà không chết được, cứ nằm chờ chết như thế này với tội lỗi giày vò. Mấy ngón tay của anh lại bò đi tìm bàn tay lẩn trốn của người tù. Anh thều thào: “Tôi không biết ông là ai, tôi chỉ biết ông là Do Thái. Thế là đủ. Trong đêm tăm tối mà tôi đang chịu đựng, tôi chỉ còn nguyện vọng cuối cùng là được kề lại tẩt cả chuyện đó với một người Do Thái... để xin tha tội. Tôi biết tôi đòi hỏi ông nhiều quá, nhưng nếu tôi không đưọc trả lời, tôi chết không yên”.

Người tù đứng dậy, nhìn hai bàn tay chắp lại trên chăn. Một tia nắng lọt qua cửa sổ, vờn giữa hai bàn tay chắp lại. Người kia chờ đợi một sự giúp đở từ người này, nhưng người này quyết định không làm gì được cho người kia. Quyết định dứt khoát. Anh mở cửa, bước ra ngoài. Trở về trại giam, anh hỏi ý kiến hai người bạn tù về hành động của anh. Người thứ nhất, sắt đá: May quá, cậu đă không nói một lời tha tội nào. Nếu cậu muốn, cậu có thể tha tội về phần cậu về những gì mà cậu đă chịu đựng. Đây là chuyện giữa cậu và cậu. Còn những người khác có cho phép cậu tha tội đâu mà cậu tha! Cậu không thể tha những tội gây ra cho người khác. Bảo rằng tên SS kia hối lỗi một cách chân thành à? Giày vò mà anh ta phải chịu đựng chỉ là một phần mọn của hình phạt mà anh ta phải lãnh, hình phạt rất đúng đắn.

Ngưòi thứ hai, giễu cợt: Đáng lẽ tên SS kia nên mời một ông cha cố cùng tôn giáo, như vậy hai bên sẽ dễ dàng đồng ý với nhau.

Cả hai cách trả lời đều không làm yên lòng người tù. Tên SS kia đã chẳng muốn tạ tội trước một người Do Thái đó sao. Một người Do Thái như là đại diện, như là tưọng trưng cho cộng đồng Do Thái. Và anh ta thành khẩn! Vả chăng, làm sao anh ta tạ tội trước nạn nhân của anh ta? Họ chết cả rồi! Rất có thể lòng hối hận chân thành đã đưa anh lính SS kia trở về lại với cậu bé ngoan đạo là anh ta lúc nhỏ. Rất có thể anh ta đã chết trong yên ổn bỏi vì có ngườí đă nghe anh ta thú tội. Đối với anh ta, rất có thể sự thú tội đó là đích thực, là cớ giá trị, dù không có linh mục. Nhưng sự việc đă xảy ra vẫn gợi thắc mắc trong lương tâm của người kể chuyện. Bởi vì truóc mặt anh là người hấp hối và anh đã tư chối lời van xin.

Ngày hôm sau, người tù Do Thái cố tìm cách tránh làm việc gần bệnh viện để khỏi gặp cô y tá. Nhưng tránh không đưọc, cô lại đến tìm anh, bảo đi theo cô. Nhưng cô đi đường khác, dẫn anh đến trưóc một phòng khác, mở cửa, tìm hồi lâu rồi trao cho anh một gói đồ, trên đó có ghi địa chỉ. Cô nói: “Anh lính hôm qua chết rồi. Tôi có hứa với anh ấy sê trao lại cho ông tất cả những gì anh ta còn giữ. Trừ chiếc đồng hồ mà tôi sẽ trao lại cho mẹ anh ấy". Người tù khoát tay không nhận, quay gót đi mất. Sau giải phóng, người tù - tác giả - có dịp ghé thăm bà mẹ. Bà sống một mình, già yếu, giữa căn nhà đầy kỷ niệm đứa con trai. Bà kể chuyện về con bà lúc nhỏ, trời ơi, nó dễ thương biết bao nhiêu. Nó đi nhà thờ, nó đi hát lễ, con tôi, ông biết không, chưa đứa nào dễ thương như nó... Chẳng lẽ kề sự thật về con bà cho nghe? Người khách lặng yên ngồi, lặng yên nghe, lặng yên ra về.

Đó là chuyện đă xảy ra tháng sáu năm 1942 cho chính tác giả. Cuối truyện, ông viết: Tôi biết có nhiều người hiểu và tán thành hành động của tôi truớc tên SS hấp hối. Nhưng tôi cũng biết có nhiều ngưòi khác, nhiều không kém, kểt án tôi vì tôi đã không làm dịu cái chết của tên sát nhân biết hối lỗi. Vậy tôi có lý hay tôi không có lý?

Tôi không dám nói cụ thể cái gì tôI sẽ làm được đối với anh lính hấp hối. Tôi chỉ nhắc lại giáo lý của chúng ta. Tôi nói: dù anh sắp chềt, anh vẫn còn có quá thừa thì giờ để sám hối, sám hối vẫn có công năng, công năng nằm trong một niệm. Tôi nói với anh: kinh của tôi nói thêm: công năng đó không lường được, không thể nghĩ bàn được. Một niệm. Thật tròn. Tôi tin anh chết nhẹ nhàng.

III.

Tác giả có lý? Tác giả không có lý?

Trước hết, tôi phải nói ngay rằng những người không tham dự trong thảm kịch vừa kể, như chúng ta, khó mà phê bình thái độ của người đang chảy máu và chảy nưóc mắt. Ta nói trong giả tưởng, họ sống trong thực tại. Vả lại, truyện tôi vừa tóm tắt là một tác phẩm văn chương trong đó phản ứng tâm lý được trình bày khúc chiết, khó tóm tắt. Cứ mỗi lần tác giả sắp động lòng, vì bàn tay đi tìm bàn tay, hoặc giọng nói nghẹn ngào của người hấp hối khi nhắc đến đứa bé có tóc đen, mắt đen, lập tức một hình ảnh đày đọa, nhục nhã của người Do Thái hiện ra trong đầu, xóa thực tại trước mắt và chút tình cảm gợn lên trong lòng. Đứa bé bốc lửa nhảy qua cửa sổ chẳng hạn hiện ra dưới hình ảnh một đứa bé Do Thái sáu tuổi chỉ nhờ chút tình cờ mà không sa vào bẫy của SS trong khi cả trăm đứa bé khác, vì quá đói, đã trốn nhà đến kiếm miếng ăn nơi bẫy và đưa thân cho lính tóm gọn, đẩy lên xe, mất tích. Truyện kể rất khéo, gợi bất bình, công phẫn trong lòng người đọc, nhưng đôi lúc cũng gợi chút thương hại, khiến người đọc cũng phân vân giữa công lý và bác ái, giữa căm thù và tha tội, giữa phải nhớ và phải quên...

Biết rằng người bàng quan như chúng ta chỉ có thể nói lên thái độ của mình trong trừu tượng, cho nên tôi đă dành phần đầu để lược qua một ít lý thuyết về tha tội. Bây giờ, tôi tóm tắt thái độ của một vài nhân vật đã phát biểu ở cuối cuốn truyện.

Nói chung, không ai trách tác giả. Làm sao trách được! Ngườt bình phẩm chỉ cố phản ánh quan điểm của tôn giáo mình một cách tổng quát sau khi đã tán thành. Tán thành thái độ của tác giả, một nhà trí thức Tin lành nhắc lại hai điều kiện để một lờt thú tội có thể được đạo đức chấp nhận. Một là tôi chỉ có thể tha tội về phần tôi, nhưng về phần người khác thì tôi chỉ có thể đòi áp dụng công lý. Hai là nguời phạm tội chấp nhận tội lỗi, hối lỗi thành thật. Anh lính SS hội được điều kiện thứ hai, nhưng người tù Do Thái không thể ban cấp cho anh ta điều kiện thứ nhất. Nói xa hơn, một người không thể đại diện cho ký ức để đứng lên, 50 năm sau, xin lỗi, thú tội hoặc tha tội về những sự việc mà người ấy không biết. Tha tội như vậy là vô đạo đức, khôi hài, trào phúng. Người tù Do Thái đă có lý khi không tha tội.

Nhưng người bình luận đó nói thêm: mặt khác, nếu ta chờ cho đến khi các điều kiện của sự tha tội được hội đủ, có lẽ không bao giờ có tha tội. Vậy thì làm sao không quên quá khứ mà vẫn chấm dứt được nợ nần? Để tang tóc của ngày hôm qua nhường chỗ cho sự hồi sinh của một hiện tại mới trong đó nglrời này và nglrời kia bắt đẫu một đời sống khác?

Một trí thức Tin lành khác phân tích một vài chi tiết tế nhị trong truyện. Suốt câu chuyện, người tù không mở miệng nói một lời nào. Nhưng trong im lặng của anh đâu phảI chỉ có duy nhất và thuần túy căm thù? Nhiều lần anh cố gỡ bàn tay kia ra khỏi tay anh, nhưng anh cũng đă để yên cho bàn tay kia bám lấy tay anh. Bàn tay anh né tránh không cầm phong thư, nhưng cũng bàn tay đó đã đuổi con ruồi bu trên chiếc đầu băng bó. Anh không động lòng trước lời thú tội, nhưng anh ghi nhận sự thành khẩn. Anh ngồi im, nhưng anh không có một thái độ hay một cử chỉ gì bất nhẫn. Sự im lặng của anh nói nhiều hơn lời nói. Biết đâu trong im lặng đó nỗi thống khổ cùng cực của anh lính bắt gặp được tận trong sâu thẳm nỗi khổ của chính anh? Chúng ta không bao giờ biết ta đã tha tội thực sự hay không. Câu chuyện khiến ta nghĩ rằng rốt cuộc ta cũng chẳng biết có phải ta đã từ chối tha tội hay không. Người lính đă chết bình yên như thể đã được người Do Thái tha tội rồi mà người này không biết.

Cũng trong chiều hướng gợi lên lòng bác ái của Thiên chúa, tôi trích lời nói của một linh mục trí thức: Tôi biết quá rõ trường hợp những người bình thường bỗng nhiên một ngày nào đó, một khoảnh khắc nào đó, rơi tõm vào tội lỗi, hiếp dâm, giết người. Từ thiện qua ác, con người dễ rơi một cách bi đát. Không biết bao nhiêu lần, nghe người khác thú nhận về những hành động phát xuất từ trong chốn thâm u của ý thức, tôi tự nói trong bí mật của lương tâm tôi: “đây là tôi, tôi cũng vậy”. Cho nên tôi tin ở sức mạnh tuyệt vời của sự tha tội Trước mắt tôi, người lính SS trở nên dễ thương. Giá như tất cả các tên đao phủ đều xin nạn nhân tha tội khi nằm trên giường chết, có lẽ nhân loại bắt đầu một khởi thủy mới như câu nói của một tiên tri: “con chó sói sẽ sống với con cừu non, con beo ăn cỏ bên cạnh con nai tơ".

Một linh mục trí thức khác, ngắn gọn hơn, xác định: Tôi có khuynh hướng tha tội cho tên SS sắp chết và hối hận. Tôi có khuynh hướng khoan hồng đối với một người xét ra cho cùng cũng chỉ là nạn nhân của một chủ nghĩa điên rồ.

Tất nhiên, cộng đồng Do Thái triệt để tán thành tác giả. Tôi trích một câu có tính nguyên tắc: Hitler phạm tội ác cùng tột: tội tự coi mình như Thượng Đế. Đó là thách thức cùng tột mà con người ném vào mặt Thượng Đế đă sinh ra họ. Cô ai tha tội đó được không? Tuyệt đối không. Tại sao? Tại vì tội vi phạm trước Thượng Đế thì chỉ có người bị xúc phạm nghĩa là Thượng Đế tha tội được mà thôi. Không người nào tha tội cho tên SS được. Anh này đă nhờ cô y tá tìm bất cứ người Do Thái nào thú tội. Như vậy anh ta đã tự đồng hóa với lănh tụ của anh và đồng hóa người Do Thái trước mặt với cả dân tộc Do Thái. Dân tộc Do Thái là dân tộc được Thượng Đế chọn, cho nên Thượng Đế và chỉ Thượng Đế mà thôi có thể tha tội.

Bây giờ đến lượt Phật giáo. Mathieu Ricard rất xứng đáng đại diện chúng ta, nên tôi tóm tắt ý kiến vị này.

Tội do người khác gây ra cho ta, không những ta có thể tha mà còn phải tha. Tội xúc phạm đến người khác cũng nên tha, vì người được tha mới có cơ hội sửa mình. Phật giáo tin rằng bất cứ người nào, dù là kẻ sát nhân, cũng có Phật tính, như vàng nằm trong quặng, lọc quặng thì vàng lộ ra. Phật giáo cũng chủ trương không nên lấy oán trả oán: oán đó sê tồn tại trập trùng. Tuy nhiên, dù được tha tội, nghiệp đã tạo ra thì người kia phải trã, không có cách nào thoát được. Bởi vậy, một người chân thành hối lỗi thì không cần xin tha tội nữa: chỉ cần người ấy chí thành sửa mình, tạo phước lớn hơn, hoặc ít ra cũng bằng tội đă phạm.

Đối vởi người phạm tội, xă hội có thể trừng phạt, nhưng trừng phạt không phải là trả thù. Trừng phạt là cố để tránh, không cho người phạm tội làm hại nữa, còn trả thù là nuôI hận dưới danh nghĩa công lý. Tha tội không phải là miễn cho cái tội mà là từ bỏ đói khát trả thù, bởi vì nuôi thù thì phá hoại chính sự bình an thanh thản của mình và của mọi người chung quanh.

Vậy thì anh lính kia nên cư xử thế nào dưới mắt Phật giáo? Thay vì thú tội trước một người Do Thái, anh nên có hành động tích cực và can đảm hơn: kêu gọi bạn bè SS của anh đến bên giường và khuyếnh khích họ từ bỏ ý nghĩ và hành động phi nhân của họ. Còn người tù Do Thái thì nên làm gì? Nên nói với người lính rằng: Bây giờ anh phải đối diện với chính hành động của anh và hậu quả của nó. Anh chỉ còn có cách chuộc lại tội ác trong những kiếp sau của anh bằng cách làm điều thiện lớn như anh đã làm điều ác.

Tha tội không phải là làm tiêu tội: không ai lừa dối luật nhân quả được. Một người Phật tử nhìn anh lính SS hấp hối trong đày đọa của hối hận như thế kia chỉ sinh lòng từ bi vô lượng đối vởi chúng sinh triền miên trong biển khổ của hận thù và vô minh. Kẻ thù phải diệt chính là vô minh, hận thù đó.

Nói như thề là đầy đủ. Tôi chỉ xin ké thêm vài lời.

Trong Phật giáo, tôi không nghe nói đến tha tội. Chỉ nghe nói sám hối. Và sám hối là nguyên tắc và hành động cực kỳ quan trọng trong Phật giáo.

Vậy sảm hối là gì? Là “làm cho hết lỗi cũ và không gây lỗi mớỉ”. Lương Hoàng Sám định nghĩa như vậy. Không gây lỗi mởi, và giữ tâm nguyện không gây lỗi mới, là điều kiện để lỗi cũ được sạch. Còn thêm một điều kiện nữa: phải biết sợ hãi. Sợ hãi ai? Sợ hãi quả báo. Chưa hết, còn một điều kiện thứ ba: phải biết hổ thẹn tội lỗi. Trong thuật ngữ Phật giáo, hổ thẹn là tàm quý. Tàm là tự thẹn ở bên trong. Quý là phát lộ với người ở bên ngoài. Tại sao hổ thẹn? Tại vì mình tự nhìn Phật tính của mình và tự thấy đă làm khuất mờ phật tính ấy. Hòa Thượng Trí Quang bình chú: sám hối thì không được nhìn xuống và nhìn ngang, mà nhìn lên và nhìn vào, nhìn lên Phật vào Phật tính của mình(9).

Nếu sám hối đúng đắn như vậy, tội lỗi có được diệt sạch không? Phật giáo khẳng định: sạch. Lương Hoàng Sám nói rô như thế này: “Trong kinh đã ca tụng, trong đời có hai kẻ mạnh mẽ, đó là kẻ không làm ác và kẻ biết sám hối. Ngày nay, đại chúng muốn sám hối thì phải gột sạch tâm trí, nghiêm chỉnh hình dung, tủi thẹn đầy ở trong, thống thiết lộ ra ngoài, vận dụng hai tâm lý sau đây thì không tội lỗi nào mà không diệt sạch, đó là tàm và quý”. Một thái độ lạc quan tột bực, cứu vớt nguời phạm tội như bàn tay kéo người chết đuối ra khỏi nưởc.

Ai xóa sạch tội lỗi? Chẳng ai cả. Chẳng ông trời nào. Tự nó xóa sạch. Tại sao. Tại vì tội lỗi không có bản chất. Lương Hoàng Sám nói rõ: “Tội lỗi do những mối tương quan mà phát sinh thì cũng do những mối tương quan mà tiêu diệt”. Một quan niệm vô cùng hiện đại. Tội lỗi dữ dội thật, nhưng thực chất là do duyên sinh nên cũng do duyên diệt. Mà duyên đầu tiên diệt tội là sám hối. Cho nên sám hối là xác tín tội lỗi sẽ bị quả báo, nhưng cùng lúc cũng xác tín có thể diệt được. Vua A Xà Thế (Ajatasatru) là một ví dụ trong kinh. Vua chiến trận lừng lẫy, nhưng cầm tù cha mẹ, nên ung nhọt nổi lên khắp mình. Đến Phật săm hối thì lành, ông tâm nguyện quy y, trở thành hộ pháp cho cuộc kiết tập lần thứ nhất. Ương quật ma la (Angulimalaya) là ví dụ thứ hai. Anh này theo tà thuyết, tin rằng giết 1000 nguời thì được Niết bàn. Anh giết dă được 999 người, cắt mỗi người một ngón tay làm vòng hoa đội trên đầu. Thiếu một ngón nữa, anh đuổi giết mẹ. Phật thương mà cứu và thuyết pháp cho. Anh sám hối, xuất gia, đắc quả A la hán liền.

Tôi vừa nói Phật giáo có một quan niệm rất hiện đại về tội. Tôi nói thêm: ngày nay khoa phân tâm học không nói lên cái gì mới hơn và đầy đủ hơn. Vấn đề của phân tâm học là giải tỏa, giải tỏa cừu thù nơi nạn nhân, giải tỏa khắc khoải, mặc cảm nơi người phạm tội. Làm thế nào để một buổi sáng thức dậy, bỗng thấy mưa đă làm sạch bụi bặm trần gian. Bỗng thấy cuộc đời như vừa rửa mặt. Bỗng thấy quá khứ nặng nè tan đâu mất. Bỗng thấy bước chân của cả hai người khởi hành thênh thang từ một hiện tại nhẹ như bông. Khó lắm! Tại sao? Tại vì trong quan niệm của Tây phương, luôn luôn có sự phân biệt rành rọt giữa người tha lỗi và người được tha. Tây phương quả quyết: không ai có thể tha tội cho mình, phải thông qua người khác. Nhưng suy nghĩ cho cùng, ai tha tội cho lương tâm ngoài chính lương tâm? Dù cho người khác có tuyên bố tha tội cho mình, mặc cảm của người phạm tội có phải vì thế mà tan biến không?

Lương Hoàng Sám nói một câu thâm thúy: sám hối là “không khinh thường mình và người”. Không khinh thường mình, bởi vì mình trọng Phật tính nơi mình. Không khinh thường người bởi vì mình biết rằng nơi người kia cũng có Phật tính. Nạn nhân nghĩ như vậy đối với phạm nhân. Phạm nhân cũng nghĩ như vậy đối vởi nạn nhân. Cả hai đều không khinh thường mình và người thì mặc cảm còn đâu?. Thì ngưtời này đi vào người kia. Thì không có người khác. Bởi vậy, Lương Hoàng Sám khuyên mọi người “không nên nhớ lỗi người khác”, “phải vận dụng từ bi hỷ xả mà tạo tâm lý bình đẳng đối với người thân kẻ thù, ý thức không còn hai ấn tượng thân thù đối chọi với nhau”. Sám hối là giải tỏa oán kết: “oán đã kết thì xin hỷ xả tất cả cho nhau, oán chưa kết thì xin thyệt đối đừng kết thắt nữa”.

Phật giảo đă làm phân tâm học từ hai ngàn năm. Sám hối là để đem lại niềm vui. Hổ thẹn là để mà vui. “Chính hai đức tính tàm quý này có năng lực làm cho hành giả đứợc cái vui vô ngại”, cái vui không có mặc cảm, “cái vui của sự yên ổn”. Có cái vui đó thì mới tin ở mình mà dũng mănh tinh tiến. Không có cái vui đó thì rơi lại dọc đường. Đó là cái vui hồi sinh, phục sinh, mà phân tâm học mơ ước thực hiện. Lương Hoàng Sám diễn tả: “Từ nay sắp đi, bỏ sự sinh ra với đời sống tội báo mà được sinh ra với đời sống tịnh độ, tức là bỏ tính mạng tội báo mà được tính mạng tưệ giác, bỏ thân thể tội báo mà được thân thể kim cương, hết cái khổ ác đạo mà được cái vui Niết bàn”.

Bởi vậy sám hối là thuốc thần, là thần dược. Kinh Dược Sư nỏi rõ như vậy: “Do đó mà biết công năng sám hối là tể thuốc linh nghiệm làm lành bệnh thân tâm, là toa thuốc thần kỳ làm thoát khổ sinh tử“(10). Phật giáo đại thừa đi xa hơn nữa trên con đường phục sinh bằng cách nhấn mạnh tội lỗi và quả báo của tội lỗi đều không thật. Kinh sám Dưọc sư quan trọng ở chỗ đó: Dược sư nói rô tội tánh bàn không. Không thật, mới mong sám hối và sám hối được.

Cái không thật đó, kinh Duy Ma nói tuyệt diệu. Tôi xin phép nhắc lại: Hai vị Tỷ kheo phạm giới, lấy làm xấu hổ, xin ngài Ưu Bà Ly giài tỏa hoài nghi và hối hận. Đệ tử xuất sắc số một của Phật về giới luật, ngài Ưu Bà Ly cứ đúng phêp tẳc mà giải thỉch. Cư sĩ Duy Ma cười: “Dạ, kính bạch tôn giả Uu Bà Ly, xin ngài đừng làm tăng thêm cái tội của hai vị tỷ kheo này. Ngài nên giải tỏa thẳng vào tội lỗi, đừng quấy rối tâm họ. Tại sao? Vì tội của họ không ở trong, không ở ngoài, không ở glữa. Như đức Thế Tôn dạy, tâm bẩn thì con người bẩn, tâm sạch thì con người sạch. Tâm không ở trong, không ở ngoài, không ở giữa. Tâm như vậy thì tội cũng như vậy, các pháp cũng như vậy tất cả toàn là không”. Cư sĩ Duy Ma nói tiếp: Tội lỗi chỉ là sự thác loạn, từ tâm sinh mà không phải đích thực là cái đụng của tâm. Tâm tánh của chúng sinh không bẩn. Vọng tuởng mới là bẩn, không vọng tưởng mới sạch. Thác loạn là bẩn, không thác loạn là sạch. Như chiêm bao, như sóng nắng, sự vật là vọng thấy, sự vật là vọng tưởng. Biết như vậy là tuân ngữ giới luật. Hai vị tỷ kheo nghe thế, sướng quá, hết cả hoài nghi, hối hận, phát tâm bồ đề (11) .

Ngài Duy Ma học phân tâm từ đâu vậy? Thì từ đức Phật chứ đâu. Cách đây mấy năm, Hòa Thượng Trí Quang có dạy tôi một câu chuyện kinh mà tôi quên mất xuất xứ, lại nhớ mơ hồ, tôi cứ xin kề ra đề mong quý thầy quý sư cô bổ túc cho tôi. Một vị tỷ kheo phạm giới, mà lại là một giới rất trọng, hậu quả là mất luôn cả cái tước vị tỷ kheo, không được gọi là tỷ kheo nữa. Vị đó khổ sở quả, bởi vì chí xuất gia vẫn còn, ý nguyện tỷ kheo vẫn giữ Nhưng ông biết ông không còn là tỷ kheo nữa, ông không được gọi là tỷ kheo nữa. Từ ngoài đường bước vào tịnh xá, ông rất sợ gặp Phật. Gặp ai chứ gặp Phật thì Phật thấy ngay cái bụng dạ tim gan của ông! Phật nhìn vị đó từ xa đi đến, Phật gọi: “Lại đây, ông tỷ kheo!” Ông sướng quá, sụp xuống lạy Phật, sạch tội.

Chuyện Hòa Thượng Trí Quang kể cho tôi, tôi không tìm xuất xứ, là vì hình ảnh mà tôi nhận được lúc đó quá đẹp. Tôi nghĩ rằng nếu mình được sụp lạy trước Phật như thế thì tội gì cũng sạch trơn. Và tôi nghĩ thêm: mình có một vị thầy thấy suốt tâm can mà vẫn nhân từ như vậy, làm sao mình nhẫn tâm phụ thầy đưọc?

Tội tùng tâm khởi tương tâm sám
Tâm nhược diệt thời tội diệt vong
Tội vong tâm diệt lưỡng câu không
Thị tắc danh vi chân sám hối

(Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm sám rồi thì tội liền tiêu
Tội tiêu tâm sám thảy đều không
Thế mới thật là tâm sám hối)

Ngày hôm nay, mỗi khi tựng bài kệ đó, tôi đi vào ý nghĩa của “tội tánh bản không” dễ dàng bời vì trước mắt tôi, bên tai tôi, rõ ràng hình ảnh của Phật nhìn vị tỷ kheo, rõ ràng lời Phật gọi: “Lại đây...” Tôi đố ai đi đến Phật như vậy mà còn tội lỗi.

Vậy thì nếu tôi, nếu chúng ta, ngồi bên mép giường của anh lính SS hấp hối, ta có thể nói gì, hành động gì?

Một trong những lý lê đã đưa ra để từ chối sự tha tội là: anh lính không có thời gian để làm hành động chuộc tội. Ta cũng nói như vậy: diệt tội sinh phước. Anh này sắp chết rồi, biết làm phước thế nào đây? Thế thì người hấp hối kia dành đi xuống địa ngục đã mở sẵn cửa hay sao? Tôi nghĩ rằng Phật giáo luôn luôn lạc quan và lạc quan một cách hùng vĩ. Kinh Đại Tập ví như thế này: ngôi nhà dầu tối cả trăm năm, nhưng một khi đốt đèn lên là bóng tối biến mất. Từ bờ bên này qua bờ bên kia, xa thật vô cùng xa, mà gần cũng vô cùng gần, chưa nhăy đă đến, bởi vì biên giới không có. Đâu là biên giới giữa ánh sáng và bóng tối? Đây hiện ra thì đó biến mất. Nói đây nói đó là phân biệt cho dễ hiểu, chứ đây với đó chỉ là một mà thôi. Bởt vậy, Phật giáo vô cùng trân trọng chữ “một niệm” trong kinh. Một niệm khởi lên, u uẩn tan hết. Lương Hoàng Sám nói: “chí thành khẩn thiết, vận dụng tâm trí một cách tột độ, nguyện một niệm có sức cảm ứng mười phương chư Phật, một lạy có sức diệt sạch vô lượng tối báo”.

Tôi nhìn anh lính sắp chết, có thể tôi không biết nói gì với anh, nhưng chắc chắn trong đầu tôi, trong đầu chúng ta, vẳng ra mồn một bài kệ mà chúng ta tụng hàng ngày:

Quy y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ

Một niệm. Tròn. Phải tròn. Thật tròn. Như trái cây phải chín mói ăn được. Chưa đủ chín một chút là đắng, là chát. Tôi không dám nói cụ thể cái gì tôI sẽ làm được đối với anh lính hấp hối. Tôi chỉ nhắc lại giáo lý của chúng ta. Tôi nói: dù anh sắp chềt, anh vẫn còn có quá thừa thì giờ để sám hối, sám hối vẫn có công năng, công năng nằm trong một niệm. Tôi nói với anh: kinh của tôi nói thêm: công năng đó không lường được, không thể nghĩ bàn được. Một niệm. Thật tròn. Tôi tin anh chết nhẹ nhàng.

Và tôi có thể làm gì hơn được nữa? Chính ở đây, chúng ta khác với quan niệm cho rằng chỉ có nạn nhân có quyền tha tội. Trong Phật giáo, ta có thể sám hối và phải sám hối cho kẻ khác. Tôi lại trích Lương Hoàng Sám: “Hãy vì tất cả những kẻ đang chịu khổ trong địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, rộng ra cho dến vì tất cả những kẻ đang chịu khổ trong lục đạo, nhất tâm nhất ý mà lễ bái sám hối cho họ, làm cho họ giải thoảt tất cả”. Bởi vì sám hối được thực hiện dưới hai động cơ tâm lý: sợ hãi và từ bi. Sợ hăi quả báo cho mình như thế nào thì cũng sợ hãi quả báo cho người khác như vậy. Do đó, sám hối thực sự là không phải chỉ làm cho mình, và nếu làm cho mình cũng không phải chỉ để lợi mình. Tận cùng của một buổi lễ Phật giáo, bao giờ đại chúng cũng đọc bài kệ hồi hướng. Hồi là xoay lại. Hướng là hướng về. Xoay mình hướng người. Làm được chút phước đức hay thiện hạnh gì cũng biết đem ra mà hồi hướng. “Có gì thì cho cả, không một chút tiếc nuối... Công dức tạo ra thì hiến cho toàn thể”.

Nhưng hồi hướng trong sám hối còn có ý nghĩa cao hơn thế nữa. Là không ham quả báo. Không phải làm thiện chỉ để được quả thiện cho mình. Như thế mới được siêu nhiên tự tại Như thế mới giải thoát. Và như thế thì “thấy việc thiện như ảo thuật, coi việc ác như chiêm bao”.

Tôi không biết tôi có dám nói điều đó với anh lính sắp chết không. Nhưng tôi có thể nói thế này: chúng tôi hồi hướng như thế đấy, chúng tôi hồi hướng cho cả ngạ quỷ. Như vậy không lẽ chúng tôi không hồi hướng cho anh? Và tôi có thể làm gì nữa trước khi dứng dậy đi ra khỏi phòng? Thì làm cái việc mà quý thầy, quý sư cô làm hàng ngày, nhưng bây giờ thì làm như sứ giả của Dược Sư

Tất cả pháp hữu vi
Như mộng huyễn bọt ảnh
Như sương như bóng chởp
Nhìn thật rõ như vậy

Tôi có thể chấm dứt ở đây. Nhưng tôi xin phép thêm một câu thôi.

Trong đời tôi, có lần tôi đối diện vởi một nguời không phải nazi nhưng cũng na ná, bởi vì gia đình, triều đại người đó cũng áp dụng triệt để chính sách kỳ thị, không phải kỳ thị chủng tộc mà kỳ thị tôn giáo. Thì cũng thế! Có lần tôi đối diện với ông Ngô Đình Cẩn, em út ông Diệm, “Cậu Cẩn”, lănh chúa, hung thần miền Trung. Tôi làm báo, nhìn ông bị xử trước tòa. Ông Cẩn trước mắt tôi không còn là Cậu Cẩn ngồi nhai trầu trên phản với tướng tá và quan chức nhà nước khúm núm dưới thềm. Đó là ông Cẩn già vờ đau tim, xỉu lên xỉu xuống mấy lần trước tòa để cố kéo dài thời gian tuyên án. Người Mỹ làm áp lực để tha ông. Dân chúng không tha. Tôi là dân chúng. Là dân chúng, tôi đă tự hỏi tôi: có tha không? Tôi đă nghĩ như Mathieu Ricard: xã hội có quyền trừng phạt, nhưng trừng phạt là để không cho phép người kia làm hại, chứ không phải vì căm thù. Căm thù, ta phải tuyệt đối tránh. Nhưng lịch sử, tuyệt đối không được quên.

Quý vị đã hiểu tại sao quyển tự truyện Hoa Mặt Trời đă quyến rũ tôi.

Chú thích:
(1) Le Monde 12-9-2000
(2) Le Monde 28-4-2000
(3) Le Monde 23-1 1-2000
(4) Le Monde 21-10-2000
(5) P. Ricoeur, trích bởi Stanislas Breton, L’Autrement du monde, trong: Le Pardon, Autrement, 1991, trang 106.
(6) Kierkegaard trích bởi Jacques Ellul, Car tout est grâce trong Le Pardon trang 125.
(7) E . Lévinas, trích bởi Olivier Abell Tables du pardon, trong Le Pardon, trang 213.
(8) Simon Wiesenthal, Les Fleurs de Soleil, Albin Michell 1999.
(9) Lương Hoàng Sám, Trí Quang dịch in lần thứ hai, 1972, trang 1014. Cả đoạn này mượn ý từ bình chú của dịch giả.
(10) Dược Sư Kinh Sám, Trí Quang dịch, 1994, trang 137.
(11) Kinh Duy Ma, Trí Quang dịch, 1994, trang 73.

C.H.T
Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Liễu Quán Huế
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6413)
Hôm nay là ngày 16 tháng 11 năm 2003 tại vùng núi rừng của Tu Viện Đa Bảo ở Sydney thuộc nước Úc, tôi và tăng chúng ở đây đã gần một tháng nhập thất rồi và công việc của chúng tôi là dịch kinh, hành trì, tu tập, công phu, học tập, chấp tác v.v...
05/04/2013(Xem: 5659)
Trước tiên, chúng ta nên biết tại sao ta lễ lạy. Ta không lễ lạy để được người khác yêu quý. Ta không lễ lạy vì Đức Phật. Những ý niệm như thế hoàn toàn sai lầm. Đức Phật không phải là một thần linh của thế giới này ...
02/04/2013(Xem: 4400)
Những người con Phật là những người có lỗi biết nhận và biết sửa. Người con Phật luôn biết tu tâm , sửa tánh và hướng thượng ...
06/10/2012(Xem: 1704)
Nơi này trời đã bắt đầu vào Xuân từ mấy tuần trước, vậy mà sáng nay thức dậy nhìn ra ngoài, thấy tuyết phủ trắng sân nhà. Vào những ngày tháng giao mùa thì trời đất không đoán biết được. Thành phố tôi ở có bốn mùa rõ rệt, và mùa xuân có hoa nở thật đẹp. Một buổi sáng trên con đường đến sở làm, chợt thấy những hoa vàng, đỏ, tím xuất hiện đầy trên những cành cây, bụi cỏ bên đường, mà dường như hôm trước chỉ là những cành cây khô trụi lá. Triết gia Ralph Waldo Emerson có viết rằng “The Earth laughs in flowers”, mặt đất cười bằng những đóa hoa. Mùa xuân, vũ trụ chung quanh tôi đang nở trăm ngàn những nụ cười đầy màu sắc. Mỗi đóa hoa là một nụ cười tươi, là một hạnh phúc nhỏ trên con đường chúng ta đi.
01/07/2012(Xem: 1632)
Người đẹp thì dù đi tu, đầu cạo trọc, khoác cà-sa vẫn đẹp. Ở đời cũng như trong đạo, khả ái và dễ thương là một phước báo. Tuy vậy lợi điểm này đôi khi cũng bất cập hại và không ít người tu phải lao đao vì cái "đẹp" của mình.
24/06/2012(Xem: 1603)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong. Danh tiếng cũng là một trong năm món dục được chúng sinh ưa thích, tham đắm cần phải loại trừ. Cả hai phương diện danh và thực này nếu tương ưng nhau thì quá tốt, nếu có thực mà không danh thì càng hay, nhưng có danh mà không thực thì quả là tai họa.
20/06/2012(Xem: 1706)
Trong các việc làm phước thiện thì biên chép và ấn tống kinh điển luôn được khuyến khích và ca ngợi, vì lợi lạc của nó đối với người làm phước thật nhiệm mầu, không thể nghĩ bàn. Thời xưa, khi các phương tiện ấn loát còn thô sơ thì chép kinh thành nhiều phiên bản để tụng đọc là hình thức phổ biến.
02/05/2012(Xem: 5666)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]